1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chiến công thầm lặng của các nhà khoa học kỹ thuật quân sự và kỹ sư qs Việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Daita_Tiensi, 05/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Thế thì nhà em không biết thật. Chỉ biết KX là "khoa học xã hội", KC là "khoa học công nghệ". KC nhà em cũng chỉ biết một vài cái trong số bác Lan post mà nhà em tình cờ được thọc mũi vào thôi.
  2. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    KX hay KC gì thì cũng hay. Ủng hộ pác Lan
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    @ BÁC Doandonga: HiHi! không nên search - có thể scan theo kiểu VietTel nhà mình đó Bác!

    @ BÁC Prohezt: OK!
    TRÂN TRONG!
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Hơn 12 năm nghiên cứu, TS Nguyễn Văn Dán, khoa công nghệ vật liệu, ĐH Bách Khoa TP HCM đã chế tạo thành công vật liệu hấp thụ sóng radar, tia hồng ngoại, tia X... với công nghệ kỹ thuật trong nước hoàn toàn chủ động.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Dán bên cạnh vật liệu hấp thụ sóng ra đa dải tần S, X do ông nghiên cứu
    Loại vật liệu hấp thụ SĐT này có thể sơn trực tiếp lên thiết bị, cũng có thể được đính lên vải, vật liệu composite, để ngụy trang cho thiết bị tránh bị đối phương dò tìm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong an ninh quốc phòng. .........
  5. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3

    Tình hình chính trị thế giới hiện nay và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại đang đặt ra cho chúng ta nhịêm vụ quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển KH&CN quân sự, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trước những yêu cầu đó, Bộ Quốc phòng đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn tới.....................
    Dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, KH&CN quân sự cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự, làm xuất hiện những hệ thống vũ khí thế hệ mới, với những tính năng mới, có sự nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả..............
    Vật liệu mới cũng đã được ứng dụng để chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại như: Compozite dùng trong chế tạo máy bay, tàu thuyền, công sự, tên lửa; gốm dùng trong chế tạo động cơ; vật liệu hấp thụ sóng điện từ dùng trong máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình; vật liệu siêu dẫn và bán dẫn dùng trong chế tạo sen-sơ, điện từ trường; các loại thuốc nổ, thuốc phóng rắn và lỏng dùng trong tên lửa, pháo, đạn dược.Công nghệ sinh học tạo ra những loại vũ khí sinh học, hoá học thế hệ mới có khả năng huỷ diệt hàng loạt; sen sơ sinh học dùng trong trinh sát sinh học (dựa vào phản ứng của vi sinh vật hoặc hoạt chất sinh học và các độc tố) cho kết quả nhanh, chính xác, độ nhạy cao
    Năng lượng mới được ứng dụng phục vụ cho quân sự như pin điện hoá thế hệ mới, pin mặt trời công suất lớn dùng trong các thiết bị thông tin, tên lửa có điều khiển, vệ tinh quân sự; thuốc phóng, thuốc nổ, các loại vũ khí thế hệ mới
    ..............
    Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới để bảo quản niêm cất đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật; sửa chữa, cải tiến hiện đại hoá vũ khí bộ binh, tên lửa chống tăng, tên lửa tầm gần, các phương tiện thông tin, trinh sát cỡ nhỏ; cải tiến đài ra đa cảnh giới P18, đài điều khiển tên lửa Vonga; cải tiến để nâng cao khả năng cơ động và hiệu quả sử dụng của tổ hợp tên lửa phòng không C75M và đài ra đa P18 đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh công nghệ cao.
    - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo súng máy phòng không tầm thấp (12,7 mm, 14,5 mm), các loại đạn pháo chiến dịch, bom, mìn, tàu chiến loại nhỏ và vừa, vũ khí trang bị dùng cho tình báo, trinh sát đặc nhiệm, cho nhiệm vụ A2...
    - Nghiên cứu phòng tránh, đánh trả vũ khí, phương tiện chiến tranh công nghệ cao, xây dựng cơ sở khoa học, đề ra các giải pháp KH&CN thích hợp, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam để phòng tránh, đánh trả địch tiến công bằng vũ khí có điều khiển: Máy bay, phương tiện tàng hình, chống trinh sát điện tử (rađa, hồng ngoại, laser...), chiến tranh thông tin; đảm bảo thông tin liên lạc, nguỵ trang, nghi trang, bảo đảm cơ động và đánh trả địch tiến công bằng vũ khí sinh học, hoá học, phóng xạ.
    - ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến, mô phỏng phục vụ huấn luyện bộ đội diễn tập, chỉ huy tham mưu, chỉ huy quản lý khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), trong tính toán điều khiển vũ khí trang bị kỹ thuật, trong quản lý điều hành ở các nhà máy, cơ sở sản xuất quốc phòng.
    - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá vào cải tiến pháo phòng không 37 mm đánh đêm, xử lý thông tin rađa, kiểm tra hệ thống máy bay Su-22M4, điều khiển van khí buồng áp...
    - Đầu tư các dự án trọng điểm về công nghệ vật liệu: Luyện thép chất lượng cao để đúc nòng súng, pháo, xích xe tăng; sản xuất thẻ thông minh sinh trắc học phục vụ kinh tế, quốc phòng - an ninh; sản xuất khối mồi nổ năng lượng cao, cáp đồng trục siêu cao tần... Triển khai nghiên cứu chế tạo thép hợp kim phục vụ sản xuất nòng súng; sử dụng hợp kim đồng từ vỏ ống liều loại bỏ để chế tạo vỏ liều, vỏ đầu đạn pháo chiến dịch... Đặc biệt, đã nghiên cứu sản xuất thành công chất "O" và chất "G", tạo nhiên liệu lỏng cho tên lửa phòng không từ nguyên liệu trong nước.........
    Nghiên cứu thiết kế, chế tạo rađa, chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa đất đối biển, pháo phòng không tầm thấp; tăng cường năng lực nghiên cứu thông qua các phòng thí nghiệm (trong đó có phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về an toàn thông tin) tương đối hiện đại và đồng bộ. ...........
    nguồn : http://*******.org/forum/showthread.php?t=23281
    nói chung nhiều cái bên bô KH QP làm được mà chẳn công bố , đọc xong hơi choáng về công nghệ QP VN , cứ tưởng toàn đi nhập , hoá ra ko phải
  6. lingshan2009

    lingshan2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bác nào là dân IT-viễn thông giải thích rõ hơn về MIMO trong mạng không dây và ứng dụng trong quốc phòng:
    Mã :102.99.34.09
    Tên: Truyền thông hợp tác MIMO trong mạng không dây
    chủ nhiệm:TS Trần Xuân Nam
    đơn vị: Học viện Kỹ thuật quân sự
    Nguồn: http://www.nafosted.vn/index.php?mid=41&cid=64
  7. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc!
    - MIMO (Multi Input - Multi Output ) là 1 kỹ thuật ứng dụng trong MIMO-Wifi, UMTS, LTE, Wimax ...Kỹ thuật này ra đời cũng hình như cũng hơn chục năm nhưng vẫn đang là đề tài hot cho các PhD nghiên cứu. (Tớ cũng đang nghiên cứu vấn đề này).
    - TS Trần Xuân Nam là giảng viên HVKTQS, TS Nam tốt nghiệp PhD tại Nhật Bản và chuyên nghiên cứu về mảng này chính vì vậy đề tài của TS Nam về MIMO là đương nhiên mà. ( Theo tôi dc biết TS Nam hướng dẫn rất nhiều Ths về lĩnh vực này)
    - MIMO có ứng dụng gì trong Kỹ thuật quân sự hay ko tôi ko biết vì kỹ thuật này rất phức tạp ứng dụng nhiều bạn ạ. Ngay plan PhD của tôi GS nhận hướng dẫn của tôi cũng bảo là chưa chắc anh có thể hoàn thành đồ án trong vòng 3 năm
  8. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    MIMO nói nôm na là thay vì 1 ăng-ten phát thu giờ người ta cắm thêm vài cái ở cả hai đầu, trông cho nó đẹp đội hình
    MIMO cho phép tăng tốc độ dữ liệu và khoảng cách bắn dữ liệu giữa đầu phát và thu.
    Hình như trong chiến đấu thì hệ thống liên lạc trên chiến trường là hữu tuyến trong khi MIMO là kỹ thuật ứng dụng trong các hệ thống thông tin vô tuyến nên ko rõ nó được ứng dụng ở đâu trong các hệ thống vô tuyến quân sự
  9. minhmeo2009

    minhmeo2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Khả năng bị xâm nhập hay nhiễu của MIMO chắc là khá cao
  10. dodien1405

    dodien1405 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Đồ này cũ mốc ra rồi

Chia sẻ trang này