1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chiến công thầm lặng của các nhà khoa học kỹ thuật quân sự và kỹ sư qs Việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Daita_Tiensi, 05/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    - Dự án về chuyển giao sản xuất tên lửa mà giáo sư Cương là chủ dự án là mới từ năm 2005.
    - Còn dự án về IGLA đã có từ lâu, k biết bây giờ đến đâu rồi?
    - Kể từ dự án đầu tiên năm 1972 đến nay chưa có dự án nào thành công cả do mới chỉ dừng lại ở tài liệu thiết kế và chế thử thiết kế, chế thử công nghệ và loạt không. Còn sản xuất hàng loạt thì không có đủ kinh phí và trình độ công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất. Hiện nay có tiền thì các tên lửa đó thì nó đã quá lạc hậu rồi.
    - Nước mình chưa có nền công nghiệp mạnh nên muốn làm gì cũng khó. Mà sản xuất Tên lửa, tàu chiến, máy bay chiến đấu, xe tăng,....là ngành công nghiệp nặng chỉ có các nước có nền khoa học tiên tiến và nền công nghiệp hiện đại mới có thể làm được.
    Được Daita_Tiensi sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 07/10/2006
  2. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    " Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng Nguyễn Đức Cương được sinh ra ở Huế, lớn lên, học tập và trưởng thành ở đất Hà Nội. Những năm theo học trường Trưng Vương, ông vẫn nhớ mình học hành chỉ cỡ nhàng nhàng, ậm ạch trên trung bình. Mãi đến năm học lớp 8, một thầy giáo mới phát hiện ra khả năng toán học của cậu học trò Cương hiếu động và hướng cậu theo con đường toán học. Từ đó, cậu mới dần dần nhận thấy khả năng và niềm say mê của mình. Trong trí nhớ của Nguyễn Đức Cương về thời thơ ấu vẫn còn đọng lại những ký ức về tuổi thơ ở ngôi nhà 23 Ngô Thì Nhậm với những người hàng xóm là nhà thơ Lưu Trọng Lư, là cậu bạn nhỏ Lưu Quang Vũ, con chú Thuận... "
    Như vậy bác Cương này là hàng xóm nhà tớ rồi. Nhưng hình như có sự nhầm lẫn: Nhà 23 hiện nay cũng là 1 nhà có nhiều chủ, cửa là 1 hàng cá cảnh, còn cái ngõ số 25 mới là khu tập thể của bên Văn hóa?
  3. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng bền vững các công trình trên biển, đảo]
    (Ngày 5/12/2005. Cập nhật lúc 9h 42'')
    Vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự và Binh chủng Công binh phối hợp với Viện Khoa học-công nghệ Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học về công trình biển-DKI. Trung tướng, GS, TSKH Nguyễn Hoa Thịnh, Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ Quân sự chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện một số bộ, ban ngành Trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.
    Gần 20 báo cáo khoa học và tham luận trình bày tại hội nghị đã tổng kết, đánh giá chặng đường nghiên cứu khoa học, chinh phục vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc trong hơn 15 năm qua; khẳng định sức sáng tạo, những kết quả đạt được trong thiết kế, xây dựng các công trình trên biển-DKI, góp phần phát triển về khoa học-công nghệ trong ngành xây dựng công trình, phục vụ phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng-an ninh trên biển. Hội nghị cũng làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mới do thực tiễn đặt ra, tiếp tục nghiên cứu, tìm các giải pháp khoa học-công nghệ mới để khắc phục sự cố, bảo quản, bảo dưỡng, duy trì sự tồn tại lâu dài các công trình DKI và xây dựng các công trình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và củng cố quốc phòng-an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.
  4. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    thứ năm, 21/09/2006, 09:05 (GMT + 7)
    Phát triển tiềm lực nghiên cứu phòng chống vũ khí NBC
    Ngay sau khi được tổ chức, sắp xếp nằm trong đội hình của Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng, Phân viện Phòng chống Vũ khí Hạt nhân- Sinh học- Hóa học (NBC, Viện Hóa học và Vật liệu) đã khẩn trương củng cố lực lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ và đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu, xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên ngành... Đến nay, Phân viện đã có bước phát triển mới về tiềm lực nghiên cứu khoa học-công nghệ, bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu được giao.
    Chất lượng đội ngũ cán bộ của phân viện đạt cao, với 100% nghiên cứu viên tốt nghiệp đại học, 55,56% là tiến sĩ, thạc sĩ. Phân viện mở rộng hợp tác với các cơ sở nghiên cứu nước ngoài, điển hình như hợp tác với Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đu-bna thuộc LB Nga để trao đổi nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành. Đến nay, phân viện đã cử 8 cán bộ sang học tập tại LB Nga, Nhật Bản... Đội ngũ các nhà khoa học đào tạo ở nước ngoài khi trở về đơn vị sẽ có góp phần đáng kể để phân viện thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ nghiên cứu được giao.
    Phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân viện được đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm nghiên cứu phòng chống vũ khí NBC, mua sắm trang bị bổ sung các trang thiết bị hiện đại với kinh phí gần 10 tỷ đồng. Phân viện đã trích một phần kinh phí thu được từ dịch vụ khoa học-công nghệ, kết quả thực hiện đề tài, hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đơn vị trong và ngoài quân đội để đầu tư trở lại mua sắm thiết bị, sửa chữa máy móc và bảo đảm kỹ thuật cho khí tài, phương tiện kỹ thuật. Đến nay, phân viện đã hoàn thành dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật với những hạng mục xây dựng cơ bản, bảo đảm doanh trại khang trang, chính quy, xứng đáng là trung tâm nghiên cứu phòng chống vũ khí NBC của quân đội.
    Được phát triển mạnh về tiềm lực khoa học-công nghệ, 5 năm qua phân viện đã chủ trì triển khai và hoàn thành 19 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và Bộ Quốc phòng, trong đó có các đề tài nhánh thuộc chương trình nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước, Chương trình KCB-01 của Bộ Quốc phòng, cùng 31 đề tài các cấp khác. Phần lớn số đề tài phân viện thực hiện tạo được sản phẩm đưa vào trang bị, ứng dụng sản xuất phục vụ quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều hướng nghiên cứu trước đây đã được phân viện khôi phục và đạt kết quả khả quan, điển hình như sản xuất thành công các chất tẩy xạ, tiêu độc tổng hợp; cải tiến, phát triển các máy đo phóng xạ thế hệ mới... Sự phát triển của phân viện trở thành địa chỉ tin cậy để các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo đảm nâng cao ý thức, trình độ phòng hộ tập thể toàn dân./.
    Hương Hồng Thu
    (Báo QĐND)
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hồi chống Mỹ, tôi nghe nói Liên Xô chỉ cung cấp cho mình loại SAM2 thôi mà, loại này không bắn tới B52 đuợc. Còn SAM3 thì vuớng hiệp định ký với Mỹ. Vậy ta khắc phục bằng cách nào để bắn B52?
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    SA-2 :
    http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/v-75.htm
    B-52 :
    http://www.fas.org/nuke/guide/usa/bomber/b-52.htm
  7. 1U429

    1U429 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Delete
  8. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Quân đội trên mặt trận bảo vệ môi trường
    Thứ 6, 14/4/2006, 10:4 GMT+7
    Hôm nay (14-4), Hội chợ- triển lãm quốc tế Công nghệ môi trường Việt Nam 2006 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ- Triển lãm Việt Nam (Giảng Võ- Hà Nội). Hội chợ thu hút hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Quân đội tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu về các hoạt động và phong trào bảo vệ môi trường trong toàn quân, những thành tích tiêu biểu trong nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lý môi trường..
    Các hoạt động quân sự luôn quan hệ mật thiết với môi trường
    Các đơn vị quân đội đóng quân trên khắp mọi miền của đất nước, vì vậy mà những diễn biến môi trường có quan hệ rất mật thiết với các hoạt động quân sự và quốc phòng, gắn liền với việc đảm bảo sức khoẻ bộ đội, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu? Do đó, việc duy trì tốt công tác bảo vệ môi trường, lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng báo cáo về hiện trạng môi trường; điều tra, khảo sát, xử lý chất độc hoá học, bom mìn, vật nổ tồn lưu sau chiến tranh nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác động có hại đối với con người và môi trường sinh thái luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của quân đội. Các đơn vị còn phối hợp với các Bộ, ban, ngành địa phương để khắc phục thiên tai và các sự cố môi trường như tham gia chống bão lụt, chữa cháy rừng, sự cố tràn dầu, hoá chất độc hại, tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn cho các kho tàng; tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình trồng 5 triệu héc-ta rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ biển, bảo vệ các giống loài sinh vật, bảo vệ tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, chương trình định canh, định cư, quân dân y kết hợp.
    Đóng góp những công nghệ bảo vệ môi trường hiệu quả cao
    Khu trưng bày triển lãm chung nổi bật dòng chữ ?oQuân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường? và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
    Tại khu trưng bày các Trung tâm, đơn vị nghiên cứu có các mô hình, hình ảnh, sản phẩm chính trên các lĩnh vực: các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra, phân tích, thử nghiệm? Các hiện vật giới thiệu chương trình, dự án về xử lý và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi, du lịch? Kết quả nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới, vật liệu mới, phục vụ cho sản xuất kinh tế và quốc phòng, trong điều kiện môi trường, khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tác động của môi trường nhiệt đới đối với các công trình xây dựng, các trang thiết bị, vũ khí, khí tài và các phương pháp bảo vệ. Tư vấn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ bảo vệ môi trường, xử lý chất độc, chất thải.
    Tại đây có các hình ảnh và số liệu khá cụ thể về những hoạt động của quân đội xử lý bom mìn, vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh. Qua các hình ảnh và những giới thiệu đó, người xem có thể hiểu rõ hơn về những hậu quả nặng nề của bom mìn, vật liệu nổ và kết quả khắc phục của quân đội. Theo số liệu lưu trữ thì chúng ta đã dò tìm được hơn 10 triệu quả mìn, vật liệu nổ khác? Những kết quả đó đã giảm được tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và bớt đi được phần nào gánh nặng cho nhà nước với những nạn nhân bị bom mìn?
    Trung tâm Công nghệ Xử lý Môi trường của Binh chủng Hoá học giới thiệu một số công trình tiêu biểu đã ứng dụng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, như thiết kế lắp đặt và chuyển giao công nghệ đồng bộ hệ thống xử lý nước thải các bệnh viện, trung tâm y tế, nước thải ngành giấy, mía, đường, rượu bia, nước giải khát?
    Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga là tổ chức khoa học- công nghệ của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, tiến hành nghiên cứu khoa học theo 3 hướng: độ bền nhiệt đới, sinh thái nhiệt đới, y sinh nhiệt đới. Từng hướng nghiên cứu đều quan tâm đến những ảnh hưởng của hoạt động quân sự và con người, đến môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.
    Trung tâm thành công trong việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng và đề xuất giải pháp mới về phòng trừ tổng hợp cho lúa. Kết quả này đã được ứng dụng vào thực tiễn diệt trừ sâu bệnh cho hàng trăm héc-ta thông ở Thanh Hoá, hàng chục héc-ta lúa ở ở Hà Nội và cây bông ở Ninh Thuận.
    Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự cũng là một đơn vị có nhiều đóng góp vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trung tâm đã thử nghiệm thành công nhiều phương án công nghệ xử lý các chất thải, trong đó có nước thải của các cơ sở sản xuất, gia công vật liệu nổ có chứa thành phần thuốc nổ, chất nhạy nổ, nước thải của các cơ sở sửa chữa, bảo quản vũ khí đạn.
    Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động khoa học công nghệ môi trường, tạo thêm được nhiều sản phẩm công nghệ mới để góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường cấp bách của Quân đội và đất nước.
    Nguồn: Nguyễn Yên - Báo QĐND
  9. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Luyện kim bột bằng công nghệ ép nguội áp suất cao
    Cập nhật 14:40 ngày 06-10-2006
    Lần đầu tiên, Việt Nam có thể luyện kim bột bằng công nghệ ép nguội áp suất cao để tạo ra các sản phẩm có độ bền và cơ tính cao gấp nhiều lần kim loại thường..
    Đây là kết quả của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc pho?ng (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ áp thuỷ tĩnh và thuỷ động để chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp từ vật liệu khó biến dạng, độ bền cao.
    Thành công này đã mở ra hướng phát triển áp dụng công nghệ cao phục vụ đắc lực trong quốc phòng và nhiều ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng khác.
    Theo Thượng tá, Tiến sĩ Đỗ Văn Hồng, Phó phòng thiết kế Trung tâm công nghệ, tạo hình biến dạng bằng ép lực thuỷ tĩnh và thuỷ động cho phép nhận được nhiều chủng loại sản phẩm có hình dạng phức tạp có độ bền và nâng cao cơ tính đã được nghiên cứu sử dụng ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, công nghệ ép này còn khá mới mẻ, đòi hỏi tính năng kỹ thuật thiết bị tạo áp lực và buồng áp suất rất cao bởi từ trước tới nay ở Việt Nam chủ yếu áp kim loại trong khuôn kín.
    Ép thuỷ tĩnh, thuỷ động không có gì mới nhưng ép thuỷ tĩnh bằng áp suất cao hàng trăm MPa (Mega Pascal) và thuỷ động với áp suất 1.000 MPa là hoàn toàn mới và lần đầu tiên có ở Việt Nam.
    Phương pháp ép truyền thống cho ra các sản phẩm, thiết bị không đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật lại tiêu tốn nguyên liệu, nhất là những nguyên liệu quý và đắt. Công nghệ ép áp suất cao, gia công không phôi đã khắc phục những hạn chế, tồn tại này.
    Bột gốm, kim loại (đồng, nhôm, thép...) được trộn với các thành phần khác cho vào khuôn tạo hình và bọc trong một khuôn đàn hồi. Đưa khuôn này thả vào một buồng cao áp, bơm dầu và nén bằng áp suất cao với áp lực từ 200-300 MPa. Trong môi trường áp suất cao, vật liệu bị dồn lại, kim loại sẽ đạt đến tỷ trọng vật đặc. Tiếp tục đưa khuôn kim loại vào môi trường thiêu kết nhiệt độ và áp suất cao sẽ cho ra vật liệu theo yêu cầu. Đây chính là khâu quan trọng nhất để khắc phục những hạn chế của phương pháp ép thông thường.
    Theo ông Hồng, ép bằng thuỷ tĩnh áp suất cao sẽ tiết kiệm được vật tư, nhất là những loại nguyên liệu đắt như vonfram, titan... và tạo ra những sản phẩm có tính chất mới, độ chịu nhiệt, độ cứng và mài mòn. Từ vật liệu này có thể chế tạo ra những sản phẩm có độ bền cao với hình dạng phức tạp mà các phương pháp khác không có được như: nón đồng trong sản xuất vũ khí năng lượng cao của quân sự, các loại ống có hình dạng phức tạp (tròn, vuông, chữ nhật) để dẫn sóng ra-đa trong phòng không không quân để tăng năng lượng đường truyền.
    Đặc biệt, ông Hồng cho rằng các loại vật liệu này còn có khả năng phục vụ cho ngành kinh tế kỹ thuật dân sinh quan trọng khác nhiều hơn cả quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như: mìn gọi dầu trong khai thác dầu khí, bi nghiền vật liệu trong các cơ sở sản xuất gạch men, dao tiện cắt sắt thép, khoan taro không mòn mũi...
    Ngay sau khi nghiên cứu thành công, sản phẩm nón đồng trong chế tạo mìn gọi dầu khí đã được đặt hàng nhưng chưa đáp ứng được vì quy mô sản xuất còn nhỏ.
    Cũng trong buồng áp suất cao, phương pháp ép thuỷ động với áp suất buồng đạt 1.000 MPa có lỗ hổng dưới khuôn đã làm biến chuyển trạng thái vật liệu và tạo ra những tính chất đặc biệt mà công nghệ khác không có với độ cứng, độ chính xác hình học và độ bóng bề mặt cao, không cần gia công đánh bóng, cơ tính vật liệu cao thay thế nhiệt luyện.
    Bằng phương pháp này có thể chế tạo ra các bánh răng modul nhỏ trong đồng hồ giữ chậm của đạn và nhiều ngành kỹ thuật đặc biệt quan trọng khác. Tuy nhiên việc ép ở áp suất này là rất khó và gần như không tưởng ở Việt Nam. Khó khăn lớn nhất là tìm giải pháp tạo môi trường giả lỏng từ bột grafit và mỡ chịu nhiệt để khắc phục buồng nén, chày nén có thể chịu được áp suất nén cao đến 1.000 MPa và cách giữ lại vật liệu sau nén không bị biến dạng vì thay đổi môi trường áp suất.
    Hiện nay, các sản phẩm nón đồng, phôi dẫn ống ra-đa, con tống khương tuyến đã được triển khai áp dụng tại các nhà máy của Tổng cục Công nghiệp quốc pho?ng . Chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp từ vật liệu khó biến dạng có độ bền cao bằng công nghệ ép thuỷ tĩnh và thuỷ động áp suất cao được coi là giải pháp công nghệ nền quan trọng để triển khai tiếp các hoạt động nghiên cứu sản xuất.
    Ông Hồng cho biết, công nghệ ép thuỷ tĩnh hoàn có khả năng mở rộng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu đặt hàng của nhiều ngành kinh tế quan trọng nhưng với ép thuỷ động sẽ là giải pháp giải quyết những vấn đề tạo sản phẩm công nghệ khó, đòi hỏi độ bền cơ tính, độ chính xác cao và mở ra hướng phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.
    Thời báo Kinh tế Việt Nam
  10. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Thiết bị đo và cảnh báo phóng xạ đa kênh
    (Tin đưa ngày: 19/09/2006)
    Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Hoá học Vật liệu (Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự- Bộ Quốc phòng) đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị đo và cảnh báo phóng xạ đa kênh trên cơ sở ứng dụng vi điều khiển (microcontroller).
    Thiết bị đo được thiết kế trên hệ công cụ OrCAD Release 10.0 cho thiết kế mạch nguyên lý và PCB. Tất cả các module điều khiển được xây dựng, mô phỏng và hoàn thiện trên hệ công cụ phần mềm Reads51. Hoạt động thực tế của hệ thống được kiểm chuẩn trên nguồn phóng xạ thực và được thử nghiệm trong những điều kiện làm việc khác nhau.
    Qua thực tiễn cho thấy, thiết bị này cung cấp khả năng đo phóng xạ với độ nhạy và độ chính xác cao (< 10% so với mức sai số cho phép là 20-25%), năng lượng nguồn tiêu thụ thấp hơn khoảng 90% so với thiết bị cũ có tinh năng tương tự do Nga sản xuất trên cơ sở kỹ thuật tương tự. Ngoài ra, thiết bị còn cung cấp khả năng giao tiếp với PC qua chuẩn nối tiếp RS-232, cho phép mở rộng phạm vi ứng dụng và đáp ứng nhu cầu lưu trữ, thống kê và xử lý dữ liệu lâu dài. Đặc biệt, nhờ tính năng mềm dẻo, dễ nâng cấp, những thiết bị đo và cảnh báo phóng xạ phát triển trên giải pháp này có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quân sự.
    Thiết bị đo và cảnh báo phóng xạ đa kênh được xây dựng trên 6 khối chức năng, đảm báo tính linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng nâng cấp và thay thế:
    - Khối cảm biến phóng xạ: Gồm 6 detector phóng xạ, thiết lập cho 6 kênh đo độc lập.
    - Khối điều khiển và xử lý trung tâm: Thực hiện nhiệm vụ tính toán và xử lý dữ liệu, điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống.
    - Khối hiển thị và cảnh báo phóng xạ: Được xây dựng dựa trên hai module tinh thể lỏng, cho phép hiển thị kết quả đo và giá trị ngưỡng báo động cho tất cả các kênh đo.
    - Khối giao tiếp với máy tính: Cho phép người dùng dễ dàng theo dõi, giám sát và điều khiển từ xa quá trình đo và cảnh báo phóng xạ.
    - Khối điều khiển chế độ hoạt động: Được thiết kế để mở rộng phạm vi sử dụng và tăng tính linh hoạt cho hệ thống, có thể thay đổi chế độ hoạt động và ngưỡng báo động thông qua hệ thống nút bấm bằng tay.
    - Khối nguồn cung cấp: Cung cấp nguồn nuôi cho toàn bộ hệ thống và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của hệ thống với nguồn vào xoay chiều có biến động lớn từ 100 đến 240 V.
    Việc thiết kế, chế tạo thành công thiết bị tự động đo và cảnh báo phóng xạ đa kênh đã mở ra khả năng cải tiến, thay thế những thiết bị cũ, lạc hậu với chi phí thấp, đã được ứng dụng có hiệu quả tại một số cơ sở.
    Địa chỉ liên hệ: Viện Hoá học Vật liệu - số 17 Đường Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: 069.516165

Chia sẻ trang này