1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp .

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Red_army_vn, 26/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thương tiếc thầy Minh Ngọc
    Đại tá Huỳnh Thúc Tuệ (Cựu học viên LQTH Quảng Ngãi)
    Từ Tokyo báo tin sang: ông Minh Ngọc, tên Nhật là Mitsonubu Nakahara đã qua đời làm cho chúng tôi-những học trò cũ của thầy vô cùng xúc động và thương tiếc vô hạn.
    Mới năm nào, giáo vuên quân sự cũ người Nhật trong đó có thầy Minh Ngọc đã sang Việt Nam, vào thị xã Quảng Ngãi nơi Trường lục quân trung học Quảng Ngai ra đời (6-1946). Cùng thời gian này ra đời Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Đây là hai trường đầu tiên đào tạo những sĩ quan sơ cấp đầu tiên cho Quân đội theo quyết định của Trung ương, Hồ Chủ tịch và Bộ Quốc phòng.
    Thầy Minh NGọc tên Nhật là Mitsonubu Nakahara sinh vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20, gia nhập quân đội Nhật từ đầu thập kỷ 40, qua Đông Dương vào năm 1943 trong biên chế Bộ tham mưu quân đoàn 2 Nhật đóng sở chỉ huy tại kinh đô Huế. Lúc đó thầy đã là đại uý, sĩ quan trợ lý của tướng Ikawa.
    Là một trí thức, ông sớm nhận thấy cuộc chiến tranh của Nhật dưới chiêu bài ?oKhối thịnh vượng chung Đông Nam Á? vừa phi nghĩa, vừa tàn khốc, gây biết bao đau thương cho hàng trăm triệu người dân từ Bắc Á đến Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Sau cuộc đảo chính 9-3-1945 Nhật lật Pháp, thầy Minh Ngọc cùng với một số sĩ quan Nhật khác đã chủ động quan hệ với các đồng chí lãnh đạo ********* Trung Bộ.
    Sau tổng khởi nghĩa tháng Tám, thầy Minh Ngọc đã tích cực giúp huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang của ta, thu mua vũ khí của Nhật và Tàu Tưởng. Vào cuối năm 1945, thầy đã vào miền Nam làm việc dưới sự lãnh đạo của-chỉ huy-của tướng Nguyễn Sơn lúc đó là Chủ tịch kiêm Tư lệnh miền Nam Việt Nam.
    Từ cuối năm 1945 cho đến tháng 5-1946, thầy Minh Ngọc được tướng Nguyễn Sơn cử làm phái viên tác chiến trên các mặt trận Nha Trang, đường 19 An Khê, Buôn Ma Thuột. Vào đầu tháng 5-1946, thầy được triệu tập về Quảng Ngãi để cùng với cán bộ Việt Nam và một số người nước ngoài mà đa số là người Nhật, chuẩn bị mọi mặt để khai giảng khóa học đầu tiên Trường lục quân trung học Quảng Ngãi sát ngay với các chiến trường nóng bỏng Nha Trang, Tây Nguyên. Đến giữa tháng 11-1946, khóa học phải bế giảng sớm để học viên về các chiến trường sẵn sàng chiến đấu trước sự gây hấn điên cuồng của thực dân Pháp trên khắp mọi miền đất nước. Hạ tuần tháng 11-1946 thầy Minh Ngọc cùng với một số sân bay nhà trường và trên 100 học viên, hành quân từ Quảng Ngãi ra Hà Nội. Vừa đặt chân xuống ga Hàng Cỏ, thầy Minh Ngọc được điều ngay về thị xã Sơn Tây huấn luyện bổ túc cho cán bộ sơ cấp, trung cấp những kiến thức cần thiết để chỉ huy tác chiến.
    Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Lúc đó thầy Minh Ngọc đang ở Tông (Sơn Tây) được lệnh của Bộ tổng chỉ huy về làm sĩ quan đốc chiến mặt trận Nam Định. Từ đó thầy tham gia các chiến sĩ từ Việt Bắc 1947, Biên Giới, Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hoà Bình, Thượng Lào, Điện Biên Phủ với cương vị là sĩ quan tham mưu, lúc đó được gọi là ?otham nghị quân sự?.
    Lúc được làm phái viên tác chiến tại các chiến sĩ, khi về làm công tác nghiên cứu ở Bộ tổng tham mưu, hoặc ra làm giáo viên quân sự các khóa lục quân Trần Quốc Tuấn bất cứ nhiệm vụ nào, thầy Minh Ngọc cũng luôn hoàn thành tốt, được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, cùng nhiều tướng lĩnh cao cấp tin cậy, quý mến, thầy Minh Ngọc và thầy sớm đứng trong hàng ngũ Đảng tiền phong từ năm 1950.
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7-1954 cùng với trên 70 người Nhật tham gia lực lượng vũ trang và các ngành khác, thầy Minh Ngọc được hồi hương. Trở lại quê hương đất anh đào, thầy Minh Ngọc đã phải vượt qua khó khăn gian nan trong cuộc sống. Tuy vậy mỗi lúc nhớ đến Việt Nam mà thầy xem là quê hương thứ hai của mình, thầy lại đem hết tinh thần và sức lực nhằm đền đáp ân nghĩa với đất nước Việt Nam còn bị chia cắt hai miền, bị giặc Mỹ và nguỵ quyền đàn áp. Năm 1960, thầy được Đảng Cộng sản Nhật cử tham gia ban lãnh đạo Hội hữu nghị Nhật-Việt. Nhân dân Nhân và những người có lương tri xứ Phù Tang đã hăng hái ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Mặc dù gặp khó khăn, thầy đã 2-3 lần sang Việt Nam gặp gỡ bạn bè đồng chí, đến đâu thầy cũng được đón tiếp nồng nhiệt, thân tình?
    Tháng 12-1991 nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12), căn cứ vào thành tích cống hiến của thầy Ngọc Minh, Chính phủ và Quân đội ta đã tổ chức trọng thể lễ trao Huân chương Quân công hạng 3 và huân chương Chiến thắng hạng 2 cho thầy Minh Ngọc.
    Chúng tôi, những học trò của thầy, thành kính nghiêng mình trước vong linh thầy và mong rằng những dòng viết từ đáy lòng của chúng tôi được tới nơi thầy yên nghỉ, coi như nắm nhang được đốt lên toả khói thiêng quanh thầy luôn nhớ đến các học trò từ vạn dặm xa xôi.
  2. kakalothd

    kakalothd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Có thể tham khảo thêm :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=29845&ChannelID=20
  3. kakalothd

    kakalothd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Có thể tham khảo thêm :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=29845&ChannelID=20
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Suốt đời tôi không quên công ơn của nhân dân Việt Nam[/b
    Phan Tường
    Thực hiện chính sách tự túc kháng chiến, năm 1952, bà con xã Mỹ Lộc (Phú Mỹ, Bình Định) hết sức phấn khởi đón một người lính Vệ quốc đoàn có tên là Hòa, về địa phương. Anh Vệ quốc đoàn ấy được giới thiệu về nhà ông Dương Văn Tăng ở. Nhà ông có 6 người: hai ông ba, hai con gái và 2 con trai còn nhỏ. Ông Tăng là một nông dân chất phác, coi anh như con trai cả trong gia đình. Và hàng ngày, anh cũng dắt trâu ra đồng cày bừa một nông dân thực thụ, vì khi còn ở quê hương, anh cũng từng cày bừa làm ruộng. Anh lại chịu khó làm việc như người con ngoan, người anh cả trong nhà nên ông Tăng thường khoe với bà con: ?oChà! Có thêm thằng con là Vệ quốc đoàn ở nhà thêm người làm, lại vui vẻ??.
    Thời gian trôi đi, còn anh Vệ quốc đoàn chẳng mấy chốc chiếm được lòng yêu thương của gia đình, bà con. Tình yêu giữa anh và cô Tặng con gái lớn của gia đình cũng nảy nở? Vốn đẹp người, đẹp nết lại cũng hay lam hay làm nên trong làng có mấy đám muốn cưới cô làm vợ, nhưng đều bị từ chối với lý do các em còn nhỏ, cô còn phải trông nom gia đình và làm lụng nuôi em? Cuối năm ấy, giặc Pháp bất ngờ mở trận càn quét vào Mỹ Lộc, Phú Mỹ. Anh Vệ quốc đoàn được chính quyền xã tin tưởng giao chỉ huy đại đội du kích chống càn. Cô Tặng con gái lớn của ông Tăng cũng là một đội viên du kích lăn lộn bên anh chiến đấu chống địch suốt hơn hai chục ngày. Ba lần du kích đã đánh bật quân Pháp ra khỏi xã, nhưng trong lần thứ ba thì anh Vệ quốc đoàn bị thương vào tay. Cô Tặng là người ngày đêm chăm sóc, lo cơm nước và rửa vết thương cho anh. Sau trận chống càn thắng lợi, hình ảnh anh Vệ quốc đoàn càng in sâu trong trái tim người dân xã Mỹ Lộc. Bà con nói với nhau: ?oKhông có anh Vệ quốc đoàn về xã chỉ huy chống càn thì giặc Pháp đã đốt trụi cả xã rồi. Không biết anh ấy quê ở đâu mà giỏi và gan dạ đến thế!??
    Tình yêu cháy bỏng đã làm cho cả anh và cô Tặng luôn vượt qua mọi cực nhọc trong sản xuất và trong chiến đấu. Họ luôn bên nhau như hình với bóng, và được bà con động viên, khích lệ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và rồi một ngày kia, anh cũng đã kể lại sự thật về anh với gia đình, bà con: Anh tên là Nakamura Jtitarao, tên Việt là Trần Hòa. Anh sinh ra ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, ở Noactu, huyện Nigat. Gia đình anh thuộc thành phần cố nông, không một tấc đất cắm dùi. Cha mẹ anh phải đi làm thuê cuốc mướn cho nhà giàu, quanh năm cực nhọc vẫn không đủ ăn. Anh chỉ được học hết trung học cở sở rồi đi làm thuê. Cuộc sống lam lũ đã rèn luyện cho anh một thân thể khỏe mạnh, sống kham khổ và bền bỉ. Anh là con cả trong gia đình ba anh em; 2 trai, 1 gái. Tuy nghèo khổ nhưng lúc nào cũng thương yêu đùm bọc nhau. Chiến tranh thế giới bùng nổ đã phá nát hạnh phúc gia đình anh. Chỉ sau 3 tháng, mẹ anh tiễn cha anh nhập ngũ thì lại phải tiễn anh lên đường vào đội quân phát xít. Sau 3 tháng huấn luyện, anh bị điều sang Việt Nam? Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, anh bỏ hàng ngũ quân đội phát xít, gia nhập Vệ quốc đoàn Việt Nam. Lúc đầu được giao nhiệm vụ huấn luyện tân binh, anh đã mang hết nhiệt tình và kinh nghiệm của mình để truyền lại cho anh em. Đến cuối 1948, quân Pháp mở rộng chiến trường ra Bình Định, anh đã chuyển sang đơn vị chiến đấu. Với cương vị đại đội trưởng, anh đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận thắng lợi, tiêu diệt hàng trăm tên địch, khiến quân thù khiếp đảm. Trong một trận chiến đấu quyết liệt vào cuối 1947, anh đã xung phong cùng đồng đội lên tiêu diệt lô cốt địch, không may bị đạn xuyên thủng đùi, bị thương nặng. Sau 4 tháng điều trị, anh được tăng cường về xã Mỹ Lộc để thực hiện ?otự túc kháng chiến? và làm nòng cốt chỉ huy du kích chống càn quét?
    Ít lâu sau, đám cưới của anh Trần Hòa với cô Tặng được địa phương tổ chức theo nghi thức đời sống mới tại trụ sở UBND xã. Sau hơn một năm, ngày 10-3-1954, anh chị sinh cháu đầu lòng, đặt tên là Trần Thuận. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, 10-1954 anh cùng vợ con được tập kết ra miền Bắc. Tổ chức lại sắp xếp cho gia đình anh về sản xuất tại thôn Hội, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Tại đây, anh được chia ruộng đất, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía. Bà con trong làng giúp đỡ dựng cho gia đình anh ngôi nhà khang trang, sống trong sự đùm bọc của dân làng. Ngày 17-7-1958, anh chị sinh cháu thứ hai Trần Thị Hương? đến mùa xuân 1960, anh Trần Hòa cùng vợ là chị Dương Thị Tặng và hai con đã được hồi hương về Tổ quốc Nhật Bản, theo nguyện vọng của anh. Hôm gia đình anh rời thôn Hội, Tân Lập, Đan Phượng ra Hà Nội tập trung, cả làng tới thăm hỏi chia tay. Anh rưng rưng nước mắt nói với bà con: ?oViệt Nam là Tổ quốc thứ hai của tôi. Nhân dân Việt Nam đã cưu mang, đùm bọc và xây dựng tổ ấm cho tôi. Tình sâu nghĩa nặng của bà con, suốt đời tôi không bao giờ quên??.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Suốt đời tôi không quên công ơn của nhân dân Việt Nam[/b
    Phan Tường
    Thực hiện chính sách tự túc kháng chiến, năm 1952, bà con xã Mỹ Lộc (Phú Mỹ, Bình Định) hết sức phấn khởi đón một người lính Vệ quốc đoàn có tên là Hòa, về địa phương. Anh Vệ quốc đoàn ấy được giới thiệu về nhà ông Dương Văn Tăng ở. Nhà ông có 6 người: hai ông ba, hai con gái và 2 con trai còn nhỏ. Ông Tăng là một nông dân chất phác, coi anh như con trai cả trong gia đình. Và hàng ngày, anh cũng dắt trâu ra đồng cày bừa một nông dân thực thụ, vì khi còn ở quê hương, anh cũng từng cày bừa làm ruộng. Anh lại chịu khó làm việc như người con ngoan, người anh cả trong nhà nên ông Tăng thường khoe với bà con: ?oChà! Có thêm thằng con là Vệ quốc đoàn ở nhà thêm người làm, lại vui vẻ??.
    Thời gian trôi đi, còn anh Vệ quốc đoàn chẳng mấy chốc chiếm được lòng yêu thương của gia đình, bà con. Tình yêu giữa anh và cô Tặng con gái lớn của gia đình cũng nảy nở? Vốn đẹp người, đẹp nết lại cũng hay lam hay làm nên trong làng có mấy đám muốn cưới cô làm vợ, nhưng đều bị từ chối với lý do các em còn nhỏ, cô còn phải trông nom gia đình và làm lụng nuôi em? Cuối năm ấy, giặc Pháp bất ngờ mở trận càn quét vào Mỹ Lộc, Phú Mỹ. Anh Vệ quốc đoàn được chính quyền xã tin tưởng giao chỉ huy đại đội du kích chống càn. Cô Tặng con gái lớn của ông Tăng cũng là một đội viên du kích lăn lộn bên anh chiến đấu chống địch suốt hơn hai chục ngày. Ba lần du kích đã đánh bật quân Pháp ra khỏi xã, nhưng trong lần thứ ba thì anh Vệ quốc đoàn bị thương vào tay. Cô Tặng là người ngày đêm chăm sóc, lo cơm nước và rửa vết thương cho anh. Sau trận chống càn thắng lợi, hình ảnh anh Vệ quốc đoàn càng in sâu trong trái tim người dân xã Mỹ Lộc. Bà con nói với nhau: ?oKhông có anh Vệ quốc đoàn về xã chỉ huy chống càn thì giặc Pháp đã đốt trụi cả xã rồi. Không biết anh ấy quê ở đâu mà giỏi và gan dạ đến thế!??
    Tình yêu cháy bỏng đã làm cho cả anh và cô Tặng luôn vượt qua mọi cực nhọc trong sản xuất và trong chiến đấu. Họ luôn bên nhau như hình với bóng, và được bà con động viên, khích lệ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và rồi một ngày kia, anh cũng đã kể lại sự thật về anh với gia đình, bà con: Anh tên là Nakamura Jtitarao, tên Việt là Trần Hòa. Anh sinh ra ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, ở Noactu, huyện Nigat. Gia đình anh thuộc thành phần cố nông, không một tấc đất cắm dùi. Cha mẹ anh phải đi làm thuê cuốc mướn cho nhà giàu, quanh năm cực nhọc vẫn không đủ ăn. Anh chỉ được học hết trung học cở sở rồi đi làm thuê. Cuộc sống lam lũ đã rèn luyện cho anh một thân thể khỏe mạnh, sống kham khổ và bền bỉ. Anh là con cả trong gia đình ba anh em; 2 trai, 1 gái. Tuy nghèo khổ nhưng lúc nào cũng thương yêu đùm bọc nhau. Chiến tranh thế giới bùng nổ đã phá nát hạnh phúc gia đình anh. Chỉ sau 3 tháng, mẹ anh tiễn cha anh nhập ngũ thì lại phải tiễn anh lên đường vào đội quân phát xít. Sau 3 tháng huấn luyện, anh bị điều sang Việt Nam? Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, anh bỏ hàng ngũ quân đội phát xít, gia nhập Vệ quốc đoàn Việt Nam. Lúc đầu được giao nhiệm vụ huấn luyện tân binh, anh đã mang hết nhiệt tình và kinh nghiệm của mình để truyền lại cho anh em. Đến cuối 1948, quân Pháp mở rộng chiến trường ra Bình Định, anh đã chuyển sang đơn vị chiến đấu. Với cương vị đại đội trưởng, anh đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận thắng lợi, tiêu diệt hàng trăm tên địch, khiến quân thù khiếp đảm. Trong một trận chiến đấu quyết liệt vào cuối 1947, anh đã xung phong cùng đồng đội lên tiêu diệt lô cốt địch, không may bị đạn xuyên thủng đùi, bị thương nặng. Sau 4 tháng điều trị, anh được tăng cường về xã Mỹ Lộc để thực hiện ?otự túc kháng chiến? và làm nòng cốt chỉ huy du kích chống càn quét?
    Ít lâu sau, đám cưới của anh Trần Hòa với cô Tặng được địa phương tổ chức theo nghi thức đời sống mới tại trụ sở UBND xã. Sau hơn một năm, ngày 10-3-1954, anh chị sinh cháu đầu lòng, đặt tên là Trần Thuận. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, 10-1954 anh cùng vợ con được tập kết ra miền Bắc. Tổ chức lại sắp xếp cho gia đình anh về sản xuất tại thôn Hội, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Tại đây, anh được chia ruộng đất, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía. Bà con trong làng giúp đỡ dựng cho gia đình anh ngôi nhà khang trang, sống trong sự đùm bọc của dân làng. Ngày 17-7-1958, anh chị sinh cháu thứ hai Trần Thị Hương? đến mùa xuân 1960, anh Trần Hòa cùng vợ là chị Dương Thị Tặng và hai con đã được hồi hương về Tổ quốc Nhật Bản, theo nguyện vọng của anh. Hôm gia đình anh rời thôn Hội, Tân Lập, Đan Phượng ra Hà Nội tập trung, cả làng tới thăm hỏi chia tay. Anh rưng rưng nước mắt nói với bà con: ?oViệt Nam là Tổ quốc thứ hai của tôi. Nhân dân Việt Nam đã cưu mang, đùm bọc và xây dựng tổ ấm cho tôi. Tình sâu nghĩa nặng của bà con, suốt đời tôi không bao giờ quên??.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Gun-tơ, một chiến sĩ người Đức đã chiến đấu ở chiến trường Việt Bắc
    Phan Đắc (Ban liên lạc Hội hữu nghị Việt-Nhật)
    Năm 1948, đại đội của chính trị viên Nguyễn Hữu Tài (Nguyên Phó cục trưởng Cục huấn luyện chiến đấu) hành quân về tiễu phỉ ở vùng biên giới thuộc bắc Cẩm Sơn-Lạng Sơn, thì cấp trên bổ sung về cho mấy hàng binh là lính lê duơng chạy sang hàng ngũ *********, mới được đưa từ Liên khu 3 về, trong đó có một người Đức tên là Gun-tơ. Cẩm Sơn ngày ấy là vùng rừng sâu, còn rất hoang vắng, đồng bào chủ yếu là người Nùng, Tày? sống rải rác. Địch cho đóng một số đồn lính dõng và lừa phỉnh đồng bào, nên có nhiều người hoạt động như phỉ, chống lại cách mạng. Đơn vị của Gun-tơ về đây, là ?ođại đội độc lập? vừa chiến đấu đánh địch vừa làm công tác đi sâu vào quân chúng chống mọi âm mưu của kẻ thù. Trang bị của đại đội ngày đầu chỉ có 3 khẩu FM cũ là chiến lợi phẩm, còn thì chỉ có lựu đạn, mà đao? Gun-tơ người cao lớn, khi tham gia các trận đánh rất dũng cảm, và bày tỏ mơ ước cướp được khẩu Thompson để có thể diệt được nhiều địch hơn nữa?
    Trong các trận quân ta tổ chức tập kích đồn địch, Gun-tơ và các hàng binh khác thường được tổ chức và đội biệt động, đóng giả quan và lính Pháp đi kiểm tra đồn lính dõng, bắt chúng tập họp lại rồi bất ngờ bắt đầu hàng. Cách đánh này lúc đầu hiệu quả cao, làm cho bọn địch bị bất ngờ nên rất hoang mang. Gun-tơ còn với tư cách là một lính lê dương phản chiến, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp chống Việt Nam, đã cùng đồng đội làm công tác địch vận cũng rất giỏi, lôi kéo được nhiều người trước đây theo địch, nay trở về với hàng ngũ *********?
    Đơn vị hoạt động ở vùng rừng núi heo hút gian khổ hàng tháng trời, nhiều khi ?ođứt bữa? phải chịu đói, nhịn khát, nhưng Gun-tơ không bao giờ tỏ than phiền. Cũng quần ?oống túm? vá chằng vá đụp, Gun-tơ cùng anh em lặn lội khắp nơi làm công tác dân vận. Là người Âu, nhưng cũng như anh em khác, khi đau ốm hoạ hoằn mới có chút đường phèn của chính trị viên Tài mua được của đồng bào để dành, đem ?obồi dưỡng? người ốm? Vậy mà có khi Gun-tơ nhường nốt cho anh em? Anh em được biết, Gun-tơ sinh năm 1928, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì anh vừa tốt nghiệp trung học. Lúc đó, quân Pháp trong lực lượng Đồng minh chống phát xít, đóng ở phần tây nước Đức. Gun-tơ là người Đức, vì không muốn thất nghiệp nên phải xin sung vào đội quân lê dương của Pháp. Sau khoá huấn luyện, Gun-tơ bị đẩy sang chiến trường Bắc Phi, rồi sang Sài Gòn. Đầu năm 1947, Pháp mở rộng đánh ra miền Bắc, nên Gun-tơ từ mặt trận phía nam bị đưa ra mặt trận Nam Định. Chứng kiến cảnh lính lê dương Pháp bắn giết dã man, đốt phá nhà cửa của đồng bào Việt Nam, qua công tác địch vận của *********, Gun-tơ cùng một nhóm lính lê dương đã tìm cách bắt liên lạc rồi trốn sang hàng ngũ du kích *********. Khi được điều lên Việt Bắc, Gun-tơ trở thành ?oChiến sĩ Việt Nam mới? và mang tên Việt Nam là Lê Thanh Cường?.
    Hoạt động ở vùng biên giới, cho đến thu-đông 1948 thì tình hình vùng Cẩm Sơn nói riêng, vùng biên ải Lạng Sơn nói chung đã ổn định, đơn vị của Gun-tơ được rút về Liên khu 1 hoạt động đến 1949, khi Bộ thành lập Đại đoàn 308 thì đơn vị thuộc đại đội này, liên tục tham gia các chiến dịch trên chiến trường Việt Bắc, trong đó lớn nhất là Chiến dịch Biên Giới. Sau chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, giành thắng lợi lớn, biên giới Việt-Trung thông thương, có chủ trương tạo điều kiện cho các hàng binh, các ?oChiến sĩ Việt Nam mới?, ?oNhững người lính da trắng của Hồ Chí Minh? hồi hương, nên Gun-tơ cũng được trở về Tổ quốc Đức đợt đầu đó. Lúc đó, nước Đức đã chia làm hai, nên Gun-tơ về sống ở thành phố Mác-đơ-buốc thuộc CHDC Đức, xây dựng gia đình riêng và sống hạnh phúc. Chính ở đây, đến năm 1958, dịp Đại hội thể thao các nước anh em hữu nghị, Gun-tơ được gặp lại người chính trị viên đại đội cũ của mình ở Việt Nam là Ngưyễn Hữu Tài. Gun-tơ luôn nhớ tới Việt Nam, các đồng đội ở Việt Nam, muốn sang Việt Nam chiến đấu? Vì nhiều lý do, Gun-tơ không trở lại được Việt Nam, nhưng trở thành một chiến sĩ tích cực tham gia các hoạt động và phong trào ở CHDC Đức ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam rất nhiệt tình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Gun-tơ, một chiến sĩ người Đức đã chiến đấu ở chiến trường Việt Bắc
    Phan Đắc (Ban liên lạc Hội hữu nghị Việt-Nhật)
    Năm 1948, đại đội của chính trị viên Nguyễn Hữu Tài (Nguyên Phó cục trưởng Cục huấn luyện chiến đấu) hành quân về tiễu phỉ ở vùng biên giới thuộc bắc Cẩm Sơn-Lạng Sơn, thì cấp trên bổ sung về cho mấy hàng binh là lính lê duơng chạy sang hàng ngũ *********, mới được đưa từ Liên khu 3 về, trong đó có một người Đức tên là Gun-tơ. Cẩm Sơn ngày ấy là vùng rừng sâu, còn rất hoang vắng, đồng bào chủ yếu là người Nùng, Tày? sống rải rác. Địch cho đóng một số đồn lính dõng và lừa phỉnh đồng bào, nên có nhiều người hoạt động như phỉ, chống lại cách mạng. Đơn vị của Gun-tơ về đây, là ?ođại đội độc lập? vừa chiến đấu đánh địch vừa làm công tác đi sâu vào quân chúng chống mọi âm mưu của kẻ thù. Trang bị của đại đội ngày đầu chỉ có 3 khẩu FM cũ là chiến lợi phẩm, còn thì chỉ có lựu đạn, mà đao? Gun-tơ người cao lớn, khi tham gia các trận đánh rất dũng cảm, và bày tỏ mơ ước cướp được khẩu Thompson để có thể diệt được nhiều địch hơn nữa?
    Trong các trận quân ta tổ chức tập kích đồn địch, Gun-tơ và các hàng binh khác thường được tổ chức và đội biệt động, đóng giả quan và lính Pháp đi kiểm tra đồn lính dõng, bắt chúng tập họp lại rồi bất ngờ bắt đầu hàng. Cách đánh này lúc đầu hiệu quả cao, làm cho bọn địch bị bất ngờ nên rất hoang mang. Gun-tơ còn với tư cách là một lính lê dương phản chiến, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp chống Việt Nam, đã cùng đồng đội làm công tác địch vận cũng rất giỏi, lôi kéo được nhiều người trước đây theo địch, nay trở về với hàng ngũ *********?
    Đơn vị hoạt động ở vùng rừng núi heo hút gian khổ hàng tháng trời, nhiều khi ?ođứt bữa? phải chịu đói, nhịn khát, nhưng Gun-tơ không bao giờ tỏ than phiền. Cũng quần ?oống túm? vá chằng vá đụp, Gun-tơ cùng anh em lặn lội khắp nơi làm công tác dân vận. Là người Âu, nhưng cũng như anh em khác, khi đau ốm hoạ hoằn mới có chút đường phèn của chính trị viên Tài mua được của đồng bào để dành, đem ?obồi dưỡng? người ốm? Vậy mà có khi Gun-tơ nhường nốt cho anh em? Anh em được biết, Gun-tơ sinh năm 1928, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì anh vừa tốt nghiệp trung học. Lúc đó, quân Pháp trong lực lượng Đồng minh chống phát xít, đóng ở phần tây nước Đức. Gun-tơ là người Đức, vì không muốn thất nghiệp nên phải xin sung vào đội quân lê dương của Pháp. Sau khoá huấn luyện, Gun-tơ bị đẩy sang chiến trường Bắc Phi, rồi sang Sài Gòn. Đầu năm 1947, Pháp mở rộng đánh ra miền Bắc, nên Gun-tơ từ mặt trận phía nam bị đưa ra mặt trận Nam Định. Chứng kiến cảnh lính lê dương Pháp bắn giết dã man, đốt phá nhà cửa của đồng bào Việt Nam, qua công tác địch vận của *********, Gun-tơ cùng một nhóm lính lê dương đã tìm cách bắt liên lạc rồi trốn sang hàng ngũ du kích *********. Khi được điều lên Việt Bắc, Gun-tơ trở thành ?oChiến sĩ Việt Nam mới? và mang tên Việt Nam là Lê Thanh Cường?.
    Hoạt động ở vùng biên giới, cho đến thu-đông 1948 thì tình hình vùng Cẩm Sơn nói riêng, vùng biên ải Lạng Sơn nói chung đã ổn định, đơn vị của Gun-tơ được rút về Liên khu 1 hoạt động đến 1949, khi Bộ thành lập Đại đoàn 308 thì đơn vị thuộc đại đội này, liên tục tham gia các chiến dịch trên chiến trường Việt Bắc, trong đó lớn nhất là Chiến dịch Biên Giới. Sau chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, giành thắng lợi lớn, biên giới Việt-Trung thông thương, có chủ trương tạo điều kiện cho các hàng binh, các ?oChiến sĩ Việt Nam mới?, ?oNhững người lính da trắng của Hồ Chí Minh? hồi hương, nên Gun-tơ cũng được trở về Tổ quốc Đức đợt đầu đó. Lúc đó, nước Đức đã chia làm hai, nên Gun-tơ về sống ở thành phố Mác-đơ-buốc thuộc CHDC Đức, xây dựng gia đình riêng và sống hạnh phúc. Chính ở đây, đến năm 1958, dịp Đại hội thể thao các nước anh em hữu nghị, Gun-tơ được gặp lại người chính trị viên đại đội cũ của mình ở Việt Nam là Ngưyễn Hữu Tài. Gun-tơ luôn nhớ tới Việt Nam, các đồng đội ở Việt Nam, muốn sang Việt Nam chiến đấu? Vì nhiều lý do, Gun-tơ không trở lại được Việt Nam, nhưng trở thành một chiến sĩ tích cực tham gia các hoạt động và phong trào ở CHDC Đức ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam rất nhiệt tình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhớ mãi chiến sĩ Teizt người Đức đã hy sinh ở biên ải Lạng Sơn
    Đắc Phan
    Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài năm xưa nhớ mãi những kỷ niệm đẹp về một chiến sĩ người Đức có tên là Teizt trong đơn vị đã cách nay hơn nửa thế kỷ. Không ai biết quê quán của ?ochiến sĩ Việt Nam mới? Teizt, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh của anh trong chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc những năm tháng đầu ác liệt của cuộc chiến chống Pháp.
    ? Khoảng nửa đầu năm 1947, một nhóm lính lê dương vốn là người Hy Lạp, Áo, Đức? trong quân đội Pháp đóng ở Nam Định và các vùng lân cận, chán ghét chiến tranh phi nghĩa tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, đã bí mật tìm bắt liên lạc rồi ?ođào ngũ? mang theo vũ khí sang hàng ngũ kháng chiến của *********. Số anh em này trong đó có Teizt được Bộ tư lệnh Chiến khu 3 gửi lên chiến khu Việt Bắc. Teizt trở thành ?ochiến sĩ da trắng?. ?oChiến sĩ Việt Nam mới? của bộ đội ***** và có tên Việt Nam là Hồ Chí Cường. Hồ Chí Cường được điều về tiểu đoàn 48 là đơn vị độc lập đang hoạt động chiến đấu đánh địch và xây dựng lực lượng du kích ở các làng xã ven đường 4A thuộc Lạng Sơn. Lúc này hậu cứ của tiểu đoàn 48 còn ở Bình Gia-Lạng Sơn. Teizt người Âu da trắng, lại cao lớn nên đi đâu cũng dễ nhận ra, bà con ta thường gọi đơn vị của Teizt là ?obộ đội người Tây?. Anh được điều về bổ sung cho phân đội hoả lực, lúc này goi là ?otrợ chiến?, tức phân đội bom, mìn, bazoka, lúc đó do anh Phạm Thiện chỉ huy?
    Trận đầu tiền Teizt được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đồng chí Việt Nam là trận ngày 16-3-1948 khi tiểu đoàn phối hợp với đại đội độc lập và du kích Bắc Sơn phục kích địch ở Bản Nằm, thuộc xã Kháng Chiến, Tràng Định, cách thị trấn Thất Khê chừng 8 km (Đây là trận Bản Nằm lần 1. Trận Bản Năm lần 2 là vào ngày 15-9-1949). Trận địa phục kích bố trí trải dài chừng 300m từ bắc điểm cao 304 đến đông điểm cao 220. Hoả lực của toàn tiểu đoàn lúc này mới có 1 khẩu bazoka, 1 cối 60 ly và 2 đại liên, còn chủ yếu là súng trường khai hậu, mã tấu. Đây cũng là trận tập kích đầu tiên của phân đội trợ chiến này trên chiến trường Việt Bắc. Qua mấy ngày phục kích chờ đợi, hôm ấy khi đoàn 7 xe của địch lọt vào trận địa, Teizt là chiến sĩ rất bình tĩnh, luôn mang theo khẩu Thompson bên mình, đã nổ súng yểm trợ kịp thời cho tổ bazoka ngay viên đầu đã bắn trúng xe chỉ huy, diệt toàn bộ địch trên xe, trong đó có một quan ba, một quan hai Pháp, tạo điều kiện cho đơn vị chặn đầu, khóa đuôi xông lên? Đơn vị tiếp tục đánh trả các đoàn tiếp viện của địch, giành thắng lợi lớn: diệt 88 tên địch (có 6 sĩ quan), làm bị thương 54 tên, 7 xe cơ giới, 1 súng 20 ly, 1 trọng liên 12,7 ly, 1 súng cối, 1 máy VTĐ,? Thắng lơi của trận đánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là cắt đứt đường vận chuyển để cô lập các cứ điểm của địch trên tuyến phòng thủ Việt Bắc. Vì vậy sau trận này địch ở khu vực Lạng Sơn rất hoang mang, hiện tượng đầu hàng, đào ngũ xuất hiện, trong đó có 3 lính Đức cùng một số nguỵ binh ở thị xã mang súng ra hàng?
    Sau chiến dịch thu-đông 1947, Bộ Tổng tư lệnh chủ trương lập một trung đoàn chủ lực mạnh thuộc Bộ, nên trung đoàn 140 được tăng cường và trung đoàn 147 ra đời, các tiểu đoàn cũng mang phiên hiệu mới: 39, 42, 45 và một số đơn vị trực thuộc. Tiểu đoàn 39 thời gian này do đồng chí Thái Dũng (tức Nguyễn Hữu Thái) người Tày ở thị xã Cao Bằng chỉ huy. Tiểu đoàn 223 và 239 hợp nhất thành tiểu đoàn mới này (có lúc gọi là 29) là đơn vị độc lập của Bộ. Còn tiểu đoàn 48 sau khi một số bộ phận sáp nhập với tiểu đoàn 39, các bộ phận phiên chế tổ chức lại. Tiểu đoàn 29 mới có tên gọi Lũng Vài là vì tiểu đoàn 223 từng giành thắng lớn trong trận phục kích ở Lũng Vài, được Bác Hồ và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen, tặng danh hiệu này. Phân đội trợ chiến của Teizt thường được gọi là đơn vị bộc phá-bom mìn-bazoka. Tiểu đoàn 29 là đơn vị độc lập của Bộ tổng hoạt động ở khu vực Thái Nguyên, nay tăng cường cho mặt trận đường 4 trong chiến dịch Cao-Bắc-Lạng; phối hợp với trung đoàn 28 Lạng Sơn và 74 Bắc Cạn. Sau khi về vùng Đồng Me, Phủ Liễn, Tam Dương huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và phân đội nhỏ tập đánh công kiên, đơn vị của Teizt lên đường tham gia chiến dịch Đông Bắc. Ngày 8-10-1948 là ngày mở màn chiến dịch Đông Bắc, quân ta mở đợt tấn công vào một loạt đồn địch. Teizt có mặt trong mũi đột kích do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy. Trong trận tấn cong căn cứ An Châu, Teizt đã cùng anh em dùng thang, bên dưới buộc lót tấm phên đan bằng nứa vượt qua hàng rào dây thép gai vào chiến đấu rất dũng cảm ngay trong khu đồn địch. Địch dùng đạn lửa bắn cháy các thang phên nứa, dùng hoả lực mạnh bắn chặn, trận chiến đấu diễn ra ác liệt và kéo dài? Sau hơn nửa tháng chiến đấu, các đồn Đồng Dương, Đồng Khuy đều bị diệt, riêng đồn An Châu ta chỉ diệt 2/3 cứ điểm rồi phải rút lui. Nhưng chiến dịch này ta diệt hơn 250 địch, trong đó có tên quan tư Pháp Vi-try, hơn 200 nguỵ ra hàng; ta phá huỷ 2 xe bọc sắt, 3 súng 12,7 ly, thu gần 60 súng, trong đó có 6 trung liên? Teizt là một chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, được anh em rất quý mến, khi buộc phải rút khỏi đồn An Châu chỉ lo anh bị lạc đường? Khi đơn vị tham gia đánh đồn Đồng Khuy, Teizt là người đi cùng tiểu đội Nguyễn Quốc Trị (Năm 1952, Nguyễn Quốc Trị là 1 trong 4 người được tuyên dương anh hùng đầu tiên của quân đội ta) trong mũi nhọn tấn công, đã diệt gọn lô cốt chính của cứ điểm, góp phần giành thắng lợi nhanh chóng diệt hoàn toàn quân địch ở đồn này...
    Cuối năm ấy, vào đêm 28-11, đơn vị của Teizt nhận lệnh hành quân gấp về bao vây tấn công tiêu diệt căn cứ phỉ ở làng Phạ Khả, gần đồn Chi Ma, khu Chi Lăng. Chiến sĩ người Đức Teizt chiến đấu mưu trí, dũng cảm, nhưng trong đêm tối đã bị trúng đạn ngã xuống bên cạnh tiểu đội phó Đặng Tịnh quê ở miền Trung. Đơn vị đã an táng thi hài hai anh ngay trên cánh đồng phía tây nam của làng Phạ Khả gần biên ải thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
    Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, không ai biết quê quán, địa chỉ gia đình của Teizt ở Đức để báo tin. Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài-một đơn vị tiền thân của đại đội Quân Tiên Phong, luôn nhớ tới ?oChiến sĩ Việt Nam mới? Teizt-Hồ Chí Cường là một đồng đội thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam-quê hương thứ hai-như anh thường nói=ở vùng biên ải Lạng Sơn, mãi mãi xứng danh là một ?oAnh bộ đội *****?!
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhớ mãi chiến sĩ Teizt người Đức đã hy sinh ở biên ải Lạng Sơn
    Đắc Phan
    Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài năm xưa nhớ mãi những kỷ niệm đẹp về một chiến sĩ người Đức có tên là Teizt trong đơn vị đã cách nay hơn nửa thế kỷ. Không ai biết quê quán của ?ochiến sĩ Việt Nam mới? Teizt, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh của anh trong chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc những năm tháng đầu ác liệt của cuộc chiến chống Pháp.
    ? Khoảng nửa đầu năm 1947, một nhóm lính lê dương vốn là người Hy Lạp, Áo, Đức? trong quân đội Pháp đóng ở Nam Định và các vùng lân cận, chán ghét chiến tranh phi nghĩa tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, đã bí mật tìm bắt liên lạc rồi ?ođào ngũ? mang theo vũ khí sang hàng ngũ kháng chiến của *********. Số anh em này trong đó có Teizt được Bộ tư lệnh Chiến khu 3 gửi lên chiến khu Việt Bắc. Teizt trở thành ?ochiến sĩ da trắng?. ?oChiến sĩ Việt Nam mới? của bộ đội ***** và có tên Việt Nam là Hồ Chí Cường. Hồ Chí Cường được điều về tiểu đoàn 48 là đơn vị độc lập đang hoạt động chiến đấu đánh địch và xây dựng lực lượng du kích ở các làng xã ven đường 4A thuộc Lạng Sơn. Lúc này hậu cứ của tiểu đoàn 48 còn ở Bình Gia-Lạng Sơn. Teizt người Âu da trắng, lại cao lớn nên đi đâu cũng dễ nhận ra, bà con ta thường gọi đơn vị của Teizt là ?obộ đội người Tây?. Anh được điều về bổ sung cho phân đội hoả lực, lúc này goi là ?otrợ chiến?, tức phân đội bom, mìn, bazoka, lúc đó do anh Phạm Thiện chỉ huy?
    Trận đầu tiền Teizt được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đồng chí Việt Nam là trận ngày 16-3-1948 khi tiểu đoàn phối hợp với đại đội độc lập và du kích Bắc Sơn phục kích địch ở Bản Nằm, thuộc xã Kháng Chiến, Tràng Định, cách thị trấn Thất Khê chừng 8 km (Đây là trận Bản Nằm lần 1. Trận Bản Năm lần 2 là vào ngày 15-9-1949). Trận địa phục kích bố trí trải dài chừng 300m từ bắc điểm cao 304 đến đông điểm cao 220. Hoả lực của toàn tiểu đoàn lúc này mới có 1 khẩu bazoka, 1 cối 60 ly và 2 đại liên, còn chủ yếu là súng trường khai hậu, mã tấu. Đây cũng là trận tập kích đầu tiên của phân đội trợ chiến này trên chiến trường Việt Bắc. Qua mấy ngày phục kích chờ đợi, hôm ấy khi đoàn 7 xe của địch lọt vào trận địa, Teizt là chiến sĩ rất bình tĩnh, luôn mang theo khẩu Thompson bên mình, đã nổ súng yểm trợ kịp thời cho tổ bazoka ngay viên đầu đã bắn trúng xe chỉ huy, diệt toàn bộ địch trên xe, trong đó có một quan ba, một quan hai Pháp, tạo điều kiện cho đơn vị chặn đầu, khóa đuôi xông lên? Đơn vị tiếp tục đánh trả các đoàn tiếp viện của địch, giành thắng lợi lớn: diệt 88 tên địch (có 6 sĩ quan), làm bị thương 54 tên, 7 xe cơ giới, 1 súng 20 ly, 1 trọng liên 12,7 ly, 1 súng cối, 1 máy VTĐ,? Thắng lơi của trận đánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là cắt đứt đường vận chuyển để cô lập các cứ điểm của địch trên tuyến phòng thủ Việt Bắc. Vì vậy sau trận này địch ở khu vực Lạng Sơn rất hoang mang, hiện tượng đầu hàng, đào ngũ xuất hiện, trong đó có 3 lính Đức cùng một số nguỵ binh ở thị xã mang súng ra hàng?
    Sau chiến dịch thu-đông 1947, Bộ Tổng tư lệnh chủ trương lập một trung đoàn chủ lực mạnh thuộc Bộ, nên trung đoàn 140 được tăng cường và trung đoàn 147 ra đời, các tiểu đoàn cũng mang phiên hiệu mới: 39, 42, 45 và một số đơn vị trực thuộc. Tiểu đoàn 39 thời gian này do đồng chí Thái Dũng (tức Nguyễn Hữu Thái) người Tày ở thị xã Cao Bằng chỉ huy. Tiểu đoàn 223 và 239 hợp nhất thành tiểu đoàn mới này (có lúc gọi là 29) là đơn vị độc lập của Bộ. Còn tiểu đoàn 48 sau khi một số bộ phận sáp nhập với tiểu đoàn 39, các bộ phận phiên chế tổ chức lại. Tiểu đoàn 29 mới có tên gọi Lũng Vài là vì tiểu đoàn 223 từng giành thắng lớn trong trận phục kích ở Lũng Vài, được Bác Hồ và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen, tặng danh hiệu này. Phân đội trợ chiến của Teizt thường được gọi là đơn vị bộc phá-bom mìn-bazoka. Tiểu đoàn 29 là đơn vị độc lập của Bộ tổng hoạt động ở khu vực Thái Nguyên, nay tăng cường cho mặt trận đường 4 trong chiến dịch Cao-Bắc-Lạng; phối hợp với trung đoàn 28 Lạng Sơn và 74 Bắc Cạn. Sau khi về vùng Đồng Me, Phủ Liễn, Tam Dương huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và phân đội nhỏ tập đánh công kiên, đơn vị của Teizt lên đường tham gia chiến dịch Đông Bắc. Ngày 8-10-1948 là ngày mở màn chiến dịch Đông Bắc, quân ta mở đợt tấn công vào một loạt đồn địch. Teizt có mặt trong mũi đột kích do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy. Trong trận tấn cong căn cứ An Châu, Teizt đã cùng anh em dùng thang, bên dưới buộc lót tấm phên đan bằng nứa vượt qua hàng rào dây thép gai vào chiến đấu rất dũng cảm ngay trong khu đồn địch. Địch dùng đạn lửa bắn cháy các thang phên nứa, dùng hoả lực mạnh bắn chặn, trận chiến đấu diễn ra ác liệt và kéo dài? Sau hơn nửa tháng chiến đấu, các đồn Đồng Dương, Đồng Khuy đều bị diệt, riêng đồn An Châu ta chỉ diệt 2/3 cứ điểm rồi phải rút lui. Nhưng chiến dịch này ta diệt hơn 250 địch, trong đó có tên quan tư Pháp Vi-try, hơn 200 nguỵ ra hàng; ta phá huỷ 2 xe bọc sắt, 3 súng 12,7 ly, thu gần 60 súng, trong đó có 6 trung liên? Teizt là một chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, được anh em rất quý mến, khi buộc phải rút khỏi đồn An Châu chỉ lo anh bị lạc đường? Khi đơn vị tham gia đánh đồn Đồng Khuy, Teizt là người đi cùng tiểu đội Nguyễn Quốc Trị (Năm 1952, Nguyễn Quốc Trị là 1 trong 4 người được tuyên dương anh hùng đầu tiên của quân đội ta) trong mũi nhọn tấn công, đã diệt gọn lô cốt chính của cứ điểm, góp phần giành thắng lợi nhanh chóng diệt hoàn toàn quân địch ở đồn này...
    Cuối năm ấy, vào đêm 28-11, đơn vị của Teizt nhận lệnh hành quân gấp về bao vây tấn công tiêu diệt căn cứ phỉ ở làng Phạ Khả, gần đồn Chi Ma, khu Chi Lăng. Chiến sĩ người Đức Teizt chiến đấu mưu trí, dũng cảm, nhưng trong đêm tối đã bị trúng đạn ngã xuống bên cạnh tiểu đội phó Đặng Tịnh quê ở miền Trung. Đơn vị đã an táng thi hài hai anh ngay trên cánh đồng phía tây nam của làng Phạ Khả gần biên ải thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
    Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, không ai biết quê quán, địa chỉ gia đình của Teizt ở Đức để báo tin. Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài-một đơn vị tiền thân của đại đội Quân Tiên Phong, luôn nhớ tới ?oChiến sĩ Việt Nam mới? Teizt-Hồ Chí Cường là một đồng đội thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam-quê hương thứ hai-như anh thường nói=ở vùng biên ải Lạng Sơn, mãi mãi xứng danh là một ?oAnh bộ đội *****?!
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Người chiến sĩ quốc tế Hy Lạp
    Trần Văn Út
    Hai mươi mốt tuổi bị bắt đi lính đưa sang Việt Nam trong đội quân lê dương năm 1946, người thanh niên Hy Lạp Konstantinos Sfitsi Zoglu, sớm nhận ra cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp đang tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam là bẩn thiểu nên tự nguyện rời bỏ hàng ngũ lính viễn chinh Pháp ra vùng giải phóng theo ********* tham gia kháng chiến. Đại đội Quang Trung (Trung đoàn 812 Bình Thuận) là nơi đầu tiên thu nhận ông, nơi ông mang cái tên Việt Nam: Nguyễn Văn Bông.
    Về thăm đồng đội nơi chiến trường xưa Phan Thiết, Bình Thuận lần này, trông ông Bông còn hồng hào, nhanh nhẹn, viết và nói tiếng Việt còn rành rọt như cách nay vừa tròn mười năm tôi gặp. Nhìn ông, không ai ngờ đó là ông lão 78 tuổi. Cách đây 5 tháng, ông đã viết thư cho ông Năm Thôi: ?oThư của bạn làm cho Bông nhớ lại những ngày đầu mà Bông ở đồn sông Lòng Sông (Tuy Phong) ra với cách mạng, kiên quyết ra đi theo kháng chiến bên cạnh các đồng chí và nhân dân Việt Nam anh hùng. Cầm bút viết cho bạn, tôi nhớ nhiều đến tuổi trẻ của mình đã sống ở chiến khu bao nhiêu năm gian khổ, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu tất cả nhưng là một cuộc đời tự do hạnh phúc??. Ông lại tự giận mình đã 4 lần sang Việt Nam kể từ năm 1994, trong đó có lần ghé qua Sài Gòn mà không biết nơi đó có gia đình ông Năm Thôi đang sinh sống để đến thăm. Trong một lá thư khác gởi cho ông Năm Thôi, ông viết: ?? Giờ này Bông vô cùng nhớ những ngày đầu tiên gặp Thôi và Nhân, hai anh em người Phan Rí ở lại đội Quang Trung? Nghĩ đời mình 60 năm về trước mà ngạc nhiên, tưởng đó là một chuyện phim thần thoại. Nói như thế vì ít người ở thế giới được sống một cuộc đời như đời của Bông. Lúc tôi kể chuyện này cho người Hy Lạp, ngườ ta khó tin mình?.
    Sang thăm lại Việt Nam lần này, ông Bông thật diễm phúc. Con người có cái tên ông nhắc trong thư nói trên đã ra tận sân bay Tân Sơn Nhất đón và cùng vợ chồng ông ra tận chiến trường Phan Thiết, Bình Thuận dự cuộc hội ngộ mà chính quyền cùng đoàn thể cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận tổ chức. Đó là đồng chí Năm Thôi tức Mai Chí Hoàn, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông Năm Thôi là người được giao nhiệm vụ gần gũi giúp đỡ ông Bông từ phút đầu tiên tiếp xúc với ********* và sống cùng ông Bông suốt thời gian kháng chiến cho tới ngày hoà bình lập lại tháng 7-1954.
    Nhìn hai ông lão ở lứa tuổi trên dưới 80 còn khỏe mạnh, anh em cựu chiến binh Trung đoàn 812 có mặt hôm ấy mừng vui xúc động. Trong niềm vui gặp gỡ chứa chan tình đồng đội năm xưa, ông Năm Thôi kể: ?oMột hôm, đang ở nhà đồng bào, tôi thấy anh Bông khóc nức nở như một đứa trẻ. Khi được hỏi, anh nói trong nước mắt: ?oTôi nhớ mẹ tôi quá?? Không đợi ông Năm Thôi nói dứt lời, ông Bông vui vẻ nhận: ?oCó, có. Tôi có khóc vì nhớ mẹ quá??. Trong cuộc hội ngộ, ông Bông vô cùng xúc động khi gặp lại ông Tấn, người trực tiếp tiếp đạn trung liên cho ông trong một trận chiến ác liệt cách đây hơn 50 năm.
    Không khí sôi nổi của buổi gặp mặt bỗng nhiên trầm xuống khi ban tổ chức công bố quyết định của Hội cựu chiến binh và Ban liên lạc cựu chiến binh trung đoàn 812 tỉnh Bình Thuận tặng huy hiệu Cựu chiến binh Việt Nam và kỷ niệm chương của trung đoàn 812 anh hùng cho đồng chí Nguyễn Văn Bông. Khi chiếc huy hiệu cựu chiến binh Việt Nam được gắn lên ngực, trong niềm xúc động tột cùng, ông Bông đã bật lên lời ho: ?oHồ Chí Minh muôn năm? ba lần dõng dạc. Tất cả mọi người có mặt đồng thanh hưởng ứng, làm cho gian phòng trở nên trang nghiêm mà ấm cúng lạ thường.
    Lần trước, ồng Bông đã trở lại trận địa cũ tìm thi hài người đồng đội quốc tế tự tay anh chôn cất sau một trận chiến đấu ác liệt hy sinh năm xưa nhưng vẫn vô vọng. Lần này, ông được thăm lại địa danh sông Lòng Sông (Tuy Phong) nơi mà năm 1946 có một đồn lính Pháp, từ đó ông bỏ trốn sang hàng ngũ *********. Ông còn nhớ rất rõ hình ảnh chiếc cầu dài ở quốc lộ 1, nơi ông đổ quân triển khai vào đồn trú sông Lòng Sông. Đó là chiếc cầy Đại Hoà ngày nay. Cùng với các địa danh khác của đất nước Việt Nam, sông Lòng Sông đã theo ông suốt đời. Việt Nam đã từ lâu trở thành một phần máu thịt của ông. Nỗi nhớ về Việt Nam canh cánh bên lòng, ông nguyện luôn giữ cho mình và mong muốn truyền lại cho con cháu mình để không bao giờ quên cha ông mình đã sống và chiến đấu như thế nào, yêu thương Việt Nam như thế nào, từ đâu có cái tên Nguyễn Văn Bông mà suốt đời ông ghi dấu bên cạnh tên cúng cơm của mình bằng tiếng Hy Lạp Konstantinos Sfitsit Zoglu đáng yêu kia.
    Tạm biệt đất nước Việt Nam và những đồng đội năm xưa, ông Bông đã gửi một lá thư qua fax tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự đón tiếp trân trọng và thân tình của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, bạn bè đồng đội chung chiến hào xưa đối với vợ chồng ông. Tự hào thật sự mình là một người ngoại quốc hiểu rất rõ Việt Nam, ông viết: ?oLịch sử của các bạn, của nhân dân Việt Nam, thế giới ai cũng đều biết, nhưng tôi dám nói Bông biết hơn họ, tỉ mỉ hơn họ bởi vì thực tế từng sống cùng anh em, cùng nhân dân Việt Nam ở vào những hoàn cảnh ấy. Cách đây mấy mươi năm trước có một chàng trai người Hy Lạp góp phần viết nên lịch sử ở trong rừng núi tỉnh Bình Thuận và càng nghĩ đến những ngày ấy càng tự hào??.
    Cựu chiến binh Trung đoàn 812 Bình Thuận ghi thêm vào danh sách hội viên của mình một tấm lòng Việt Nam, gốc người Hy Lạp đang sống với con cháu, gia đình nơi một hòn đảo Corpu (Kerkyra) của xứ sở Hy Lạp xa xôi mà gần gũi đáng yêu. Nguyễn Văn Bông, một người bạn của nhân dân Việt Nam đáng trân trọng.

Chia sẻ trang này