1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chuyện lạ ở Quảng Trị.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi hoasosac, 14/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Những chuyện lạ ở Quảng Trị.

    Chuyện của người đàn ông nhiều vợ


    Đây là một trường hợp hy hữu xảy ra trong cuộc sống, người ta có thể cười vui vẻ về câu chuyện, nhưng rồi cũng có thể ái ngại cho hoàn cảnh khó khăn tất yếu của một (xóm) gia đình quá đông con...

    Ông Trần Viết Chu hiện ở làng Câu Nhi, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có rất nhiều vợ, với vô số con và cháu, thế nhưng họ vẫn sống bình yên bên nhau trong một xóm nhà rất mực đoàn kết. Bà vợ trước nói thì ngay lập tức bà sau vâng lời răm rắp. Vợ con của ông Chu ở thành xóm, người dân địa phương gọi đây là "xóm nhiều vợ" (khi nhà văn Nguyễn Quang Lập đến đây để làm phóng sự, ông Chu mới có 7 bà vợ - NV).

    Đã có một vài bài báo viết về cái xóm nhà lạ lùng, đã phê phán ông Chu đa thê, đa thiếp nên việc gặp và tiếp cận với ông Chu không còn mấy dễ dàng. Nhờ sự giúp đỡ rất chân tình của một cán bộ ở UBND xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), chúng tôi đã tiếp xúc được với người đàn ông đặc biệt này. Ông Chu ngày xưa đối với mọi người là một chàng thanh niên mẫu mực, siêng năng, không hút thuốc, không rượu chè, không cờ bạc bê tha như một số thanh niên có tiền có của cùng thời. Năm 17 tuổi, ông đem lòng yêu thương một cô gái láng giềng rất xinh đẹp tên là Lâm Thị Lớn. Hai người đã thề non hẹn biển, rồi kết tóc xe duyên và có với nhau một người con gái. Ông Chu yêu vợ, thương con hết mực, suốt ngày ông chỉ biết làm lụng và vun vén cho hạnh phúc của gia đình mình. Chính vì vậy vợ chồng ông mỗi ngày thêm khấm khá, chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày ông thành gia thất, ông Chu - bà Lớn đã trở thành một đôi vợ chồng trẻ giàu có vào loại nhất làng. Sợ chúng tôi không tin vào cái quá khứ rất "hoành tráng" đó, bà Sính "tổng quản" của ông Chu lên tiếng: "Ông ấy nói thiệt đó. Sau khi chị Lớn mất, tui về làm vợ ông Chu, hồi nớ (ấy) của nả trong nhà nhiều lắm, đất ruộng mênh mông, trâu bò, lợn gà không đếm xuể, ước chừng đứng chật cả một góc đồi". Ông Chu kể tiếp: "Khi người vợ đầu của tui khuất núi, tui lâm vào tình cảnh "gà trống nuôi con". May nhờ có mụ Nậy (bà Sính- NV) đây san sẻ cho tui những nỗi gập ghềnh gian khó trong đời, tui mang ơn mụ suốt đời, mụ hỉ?". Nói xong, ông nhìn mụ Nậy gật gù, đắm đuối...

    Ngoài bà Sính, ông Chu đã đưa về ?onhập cư? vào xóm thêm 12 bà vợ khác. Những bà này hiện đang sớm tối quây quần bên nhau rất đoàn kết. Ngoài những bà này, anh Trần Đình (con trai ông Chu) còn cho tôi biết rằng cha anh còn có thêm nhiều bà vợ ở nơi khác: Đà Nẵng 1 bà, ở Huế 2 bà, ở Nghệ An 1 bà, ở Lâm Đồng 1 bà, ở Long Khánh 1 bà, ở Hương Điền (Thừa Thiên - Huế) 2 bà, ở Hải Lăng (Quảng Trị) 2 bà, ở Quy Nhơn 1 bà...

    Trước khi chúng tôi có mặt ở "xóm nhiều vợ" vài ngày, ông Chu đã đến UBND xã để làm khai sinh gửi về nơi đứa con ông vừa được sinh ra với một người phụ nữ 37 tuổi khác... Ông Chu hiện có 86 người con, đó là chưa kể những đứa con ông gửi khai sinh qua đường bưu điện. Trong đó có 22 người con đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và có một người là liệt sĩ. Ông Chu có cả thảy gần 200 cháu nội và ngoại. Ông Chu không phải là một người đàn ông có khả năng thôi miên hay có bùa, có ngải như nhiều người thêu dệt. Nhưng phải thừa nhận rằng ông Chu là một người rất nam tính, tính tình lại hết sức đa cảm, thương người, bởi thực tế hơn một nửa số vợ của ông Chu đều nằm trong diện "cụt đọt" (chết chồng, chồng bỏ). Ông bày tỏ rằng mình chúa ghét những gã đàn ông "quất ngựa truy phong".

    Nhiều vợ, đông con nên "xóm nhiều vợ" hiện vô cùng vất vả. Người con gái đầu của ông Chu đã bị chồng bỏ, có 8 đứa con thì không đứa nào học hết cấp tiểu học. Người con gái thứ hai của ông có 5 đứa con, chồng cũng đã chết do đi rà phế liệu trúng bom bi, các con giờ cũng theo nghiệp cha đi rà tìm phế liệu để kiếm sống. Nói chung, vợ và những người con đã có gia đình của ông Chu đều đang sống trong nỗi cơ hàn, đầu tắt mặt tối, chạy gạo từng ngày... Có lẽ cái xóm nhà này vẫn là cái xóm nghèo nhất trong cái tỉnh nghèo vào loại bậc nhất của cả nước. Để trả lời cho nhiều câu hỏi của chúng tôi, ông Chu mở tủ mang ra hai "bộ luật" của "xóm" được ông kẻ, vẽ rất nắn nót:

    Luật cấm ghen
    Điều 1: Bà vợ đến sau phải chấp hành lệnh của bà vợ đến trước. Tất cả những bà vợ thứ đều phải chấp hành lệnh của bà vợ cả.
    Điều 2: Ông trưởng xóm (ông Chu) có quyền điều một, hai, hay ba bà vợ đến để "thực thi nhiệm vụ", cấm không được ai vì việc đó mà điều to, tiếng nhỏ làm ảnh hưởng đến danh dự của xóm.
    Điều 3: Không ai được từ chối mỗi khi ông trưởng xóm có yêu cầu. Không ai được tự tiện chen ngang hoặc phá đám người được yêu cầu.
    Điều 4: Mọi luật lệ riêng trái với những điều đã quy định trên đều được bãi bỏ.

    Luật sinh nhai

    Điều 1: Mỗi bà vợ phải tự làm lấy mà nuôi con, không ai xin ai, không ai được vòi tiền bạc của ông trưởng xóm.
    Điều 2: Tiền bạc do ông trưởng xóm làm ra là để nuôi ông, số còn lại sẽ dành để giúp đỡ cho những gia đình có hoạn nạn.
    Điều 3: Tất cả các gia đình phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tiết kiệm chung của xóm. Quỹ này do ông trưởng xóm quản lý.
    Điều 4: Các bà vợ sẽ nhất loạt đóng cửa không cho ông trưởng xóm bén mảng tới, nếu xét thấy ông trưởng xóm không chí công vô tư, làm trái với những điều đã quy định trên.
    Điều 5: Ông trưởng xóm, bà vợ cả và các bà vợ thứ có trách nhiệm thực hiện luật này.

    Theo báo Thanh Niên
  2. haste_love

    haste_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    công nhận là ở quê ta nhiều chuyện lạ lắm đó ! mới đây em mới nghe một câu chuyện và một người đàn bà biết nhập hồn và xác để tìm ra một liệt sĩ bị thất lạc ! không biết kà có đúng lhông nhưng mà người ta đồn đại ghê lắm !
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy !
    Thực ra Hss cũng nghe kể rằng : Ở trước khu Thành Cổ có một người đàn bà bán quán thi thoảng vẫn thường nằm mơ về một trung đội đã bị hy sinh ngay trên mảnh đất ấy( duy chỉ còn lại 2 người còn sống sót ,trong đó có 1 trung đội trưởng.), thế nhưng bà cứ nghĩ đấy là giấc mơ !.Hôm đoàn đại biểu hơn 1000 người theo chuyến về thăm chiến trường xưa ghé thăm Thành Cổ ,trong giờ phút làm lễ , bổng nhiên bà ta xông vào giằng được cái micrô và hỏi thẳng ông trung đội trưởng còn sống trong tiểu đoàn ấy ,và yêu cầu ông ta đưa xác của đồng đội mình về quê nhà .Lúc ấy cả đoàn kinh ngạc cứ nghĩ bà ta bị điên, nhưng thực ra hồn của một anh lính đã hy sinh nhập vào ba ta.Để xác định thực hư thế nào, ông tiểu đội trưởng liền hỏi tên tuổi địa chỉ, bà ta không những đọc vanh vách từng người một mà còn chỉ xác của những người lính trong tiểu đội ấy đã hy sinh ở địa điểm nào, có một câu bà ta nói rõ rằng : " chúng tôi biết các bạn có ý định về đây từ lâu lắm rồi, và chúng tôi đã chờ !". Quá bất ngờ, ngay trưa hôm đó đoàn đã làm việc với Tỉnh và cử một số đồng chí đồng đội ở lại để cùng đào đưa linh cửu của đồng đội mình về quê nhà theo nguyện vọng .

  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    30 nấm mồ tập thể

    Bãi biển cửa Tùng đẹp mê hồn trong mắt nhiều du khách hôm nay, nhưng ít ai biết ngay cạnh đấy có một nấm mộ chung với 61 người bị chết vùi trong lòng địa đạo.
    Ở Vĩnh Linh có hơn nửa vạn người chết vì bom đạn thì gần một phần mười trong số đó chết vì bom đánh sập địa đạo! Những năm tháng chiến tranh ấy, có 30 địa đạo trên đất này đã thành những nấm mồ tập thể...
    Nỗi đau Tân Lý
    Đã gần 40 năm trôi qua kể từ buổi sáng tháng 6-1967 ấy, nhưng ký ức kinh hoàng về nỗi đau mất cả gia đình chín người vẫn còn ám ảnh trong lòng ông Phan Văn Cương, năm nay 71 tuổi, hiện sống ở thôn An Hòa 2, xã Vĩnh Quang.
    Chúng tôi đã gặp ông, vẻ cường tráng của lão ngư vẫn còn thể hiện trên vồng ngực căng cuộn nở nang. Căn nhà ông với vuông sân rộng chăng kín những tay lưới được phơi phóng sau chuyến đi biển về. Một buổi sáng rất bình yên ở làng chài ngay biển Cửa Tùng này...
    Ngỡ như ký ức về cái ngày đau thương của 40 năm trước đã nguôi ngoai, nhưng khi tôi vừa ướm lời hỏi ông về vụ sập địa đạo Tân Lý hồi ấy, gương mặt ông lão ngoài 70 chợt méo xệch và những giọt nước mắt lăn dài? Phải mấy phút sau khi cơn xúc động qua đi ông mới đủ bình tĩnh kể lại cái buổi sáng kinh hoàng ấy.
    Hôm ấy là ngày 20-6, ông Cương ra biển theo thuyền của hợp tác xã đánh cá. Một ngày của cuộc chiến tranh bao giờ cũng thế, chưa biết khi nào máy bay sẽ nhào xuống ném bom, chưa biết khi nào pháo địch bất thần câu từ hạm đội ngoài biển vào, chưa biết sống chết cách nhau trong tích tắc nhưng các ngư dân thì không thể không ra biển.
    Hợp tác xã vẫn cần cá để cung cấp cho cuộc sống mỗi ngày của đồng bào. Đội thuyền của ông đang đánh bắt ngoài khơi, chợt những tiếng động âm âm vọng về từ phía đất liền, nhìn về phía làng thấy những quầng lửa bùng lên, mịt mù khói bom, biết là máy bay oanh tạc làng mình. Nhưng đấy đã là chuyện mỗi ngày?
    Quá trưa thuyền mới vào bờ, nhập cá cho hợp tác xã ở Tân Lý xong, nghĩ rằng máy bay ném bom cả buổi sáng thế này chắc vợ và mấy đứa con nhỏ không nấu ăn được, ông ghé nhà một người quen xin một nải chuối mang về cho các con. Vừa đi vừa chạy từ bến cá lên làng nhưng cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt ông. Ngôi làng đã biến mất khỏi mặt đất.
    Cái địa đạo gần nhà ông, cứ mỗi lần máy bay ném bom là cả nhà dắt díu nhau vào trú ẩn, nay đông đặc bộ đội, dân quân đào bới... Ai đó nói như thét vào tai ông: ?oEng Cương ơi, cả nhà eng trong nớ!?. Cả nhà! Là tất thảy bố ông, mẹ ông, vợ ông, con ông...
    Ông lao vào nhưng làm sao còn thấy được người thân! Một loạt bom ném trúng cửa địa đạo, cả quả đồi sập xuống vùi cả trăm con người trong đó, đào bới suốt ngày đêm cũng chỉ tìm thấy xác những người nằm phía bên ngoài, còn sâu tận bên trong thì làm sao mà đào đến, có đào đến cũng làm sao cứu nổi một sinh linh...
    Trong 62 người mãi mãi nằm lại địa đạo có bố mẹ của ông Cương là ông Phan Văn Đẩu 61 tuổi, bà Hoàng Thị Mỉn 63 tuổi, có năm đứa con của ông là Hiền, Lành, Đức, Nghĩa, Huệ tuổi lít nhít từ 2-12 và đau đớn nhất là vợ ông, bà Trần Thị Tảo, đang mang thai một đứa con sắp chào đời. Gia đình ông chín người đã mãi mãi bị vùi lấp trong lòng đất. Chỉ mình ông còn lại...
    Ông Cương bảo những ngày ấy ông như hóa điên. Nhưng cuộc chiến đấu khốc liệt mỗi ngày nơi đây không cho phép ai gục ngã. Đêm đêm, ông ngủ ngay trước cửa địa đạo bị sập cứ nghe như tiếng gọi của vợ con mình văng vẳng vang ra từ trong âm âm lòng đất!?
    Trên miếng đất đau thương ấy, ngay tại cửa địa đạo, giờ đây nhân dân trong xã đã dựng lên một tấm bia tưởng niệm.
    Và những tấm bia trên cồn cát trắng...
    Ở thôn An Hòa 1 chúng tôi gặp cụ bà Hoàng Thị Râm. Đã gần 80 tuổi, mắt bà Râm đã lòa hẳn. Cũng như ông Cương, nhắc lại nỗi đau của cái ngày tháng 6-1967 ấy ký ức của bà hình như không thể chịu đựng nổi.
    Bà ngồi lặng một lúc trên giường, trong căn nhà nghèo nàn của đứa con trai mà bà đang sống cùng... Chắp nối những lời kể đứt đoạn của bà Râm, chúng tôi mới hiểu được phần nào nỗi mất mát khủng khiếp mà bà đã gánh chịu.
    Sáng hôm ấy bà đang ngồi cho đứa con nhỏ bú thì máy bay ập đến, hai người con lớn của bà theo bà ngoại (mẹ bà Râm) và mấy người dì ruột (em gái bà Râm) kéo nhau vào địa đạo Tân Lý.
    Gia đình ba người em gái của bà Râm là Dâu, Tích, Huế cũng đều có mấy đứa con nhỏ chui vào... Ôm con nhỏ trên tay, bà Râm không theo kịp xuống địa đạo và nhờ vậy mà thoát nạn. Quả bom ác nghiệt đã cướp đi của bà Râm người mẹ, hai đứa con, ba người em gái và hơn mười đứa cháu gọi bà là dì ruột. Riêng bên gia đình của bà đã có 18 người chết. Gia đình bên chồng bà cũng chết năm người.
    Cả xã Vĩnh Quang những ngày ấy trắng khăn tang. Trong số những người hi sinh tại địa đạo này có cả ông Hồ Thanh, đảng ủy viên khu vực, phó Ban tổ chức đảng ủy Vĩnh Linh. Chỉ trong ngày hôm ấy đã có 123 người chết, trong đó có 61 người dân bị chết ngạt trong lòng địa đạo Tân Lý, có 12 cụ già, 36 cháu nhỏ, 13 phụ nữ - có ba người đang mang thai. Những dòng chữ trên tấm bia nghe trĩu nặng đến khôn cùng...
    Nhưng không chỉ có Tân Lý.
    Trên con đường đầy cát trắng vừa mới mở ven biển từ Cửa Tùng sang Vịnh Mốc, ngay vị trí đẹp nhất trên quãng đường này người ta sẽ thấy một nhà bia khác khắc tên 70 người dân vô tội đã chết ở làng Cổ Thạch, trong đó có 22 người chết vì sập địa đạo xóm Bộc.
    Xã Vĩnh Hiền có địa đạo Bình Minh, một trong những địa đạo được đào sớm ở Vĩnh Linh, với chiều dài 700m, có đủ chỗ ăn ở sinh hoạt cho cả xóm. Ba tháng sau tai họa sập địa đạo Tân Lý, địa đạo Bình Minh cũng bị bom đánh sập cửa làm 39 người dân đang trú ẩn trong địa đạo không còn ai sống sót. Thôn Hương Nam, xã Vĩnh Kim cũng có một địa đạo nằm phía đông nam, giáp đất xã Vĩnh Trung.
    Địa đạo này được đào từ năm 1968, do đào sau nên cách thức phòng tránh hoàn chỉnh, tối ưu hơn những địa đạo đào trước đó. Chiều dài địa đạo lên đến 1,2km, hàng trăm người có thể sinh hoạt, trú ẩn tại đây. Ngày 3-7-1968, máy bay B.52 ném bom rải thảm xã Vĩnh Kim, đánh sập địa đạo Hương Nam chôn vùi luôn 42 người dân Vĩnh Kim trong đó. Rồi địa đạo Đơn Duệ (xã Vĩnh Hòa) cũng bị đánh sập cùng với 26 người?
    Những mất mát của cuộc chiến là không thể tránh khỏi, nhưng cũng giữa đạn bom khốc liệt ấy người dân Vĩnh Linh vẫn yêu nhau, vẫn sinh con đẻ cái. Một câu nói lạc quan hồi ấy bảo rằng: đời mình đánh chưa xong giặc thì đến đời con cháu mình đánh tiếp.
    Và thế là không chỉ có những kế hoạch K8, K10 đã đưa hàng vạn con em Vĩnh Linh về tuyến sau để an toàn học hành, để lớn khôn tiếp bước trở về giữ đất, giữ quê, mà ngay dưới gầm trời mịt mù lửa khói ấy, dưới tầng sâu địa đạo Vĩnh Linh hàng chục em bé vẫn ra đời.
    Có 60 người con Vĩnh Linh đã ghi vào tờ khai sinh của mình - nơi sinh: địa đạo. Riêng dưới địa đạo Vịnh Mốc có 17 đứa trẻ đã chào đời trong những năm 1967-1970. Những câu chuyện kỳ lạ của sự sống trong những ngày khốn khó gian nan...

    Theo báo Tuổi Trẻ

Chia sẻ trang này