1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chuyện thú vị về nước Nhật, người Nhật và tiếng Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi truong_chi_buon, 02/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dvorak101

    dvorak101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bài của lotusvanila hay quá !
    mình cũng muốn giới thiệu thêm về Koban của cảnh sát Nhật. Koban dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là đồn cảnh sát hay trong tiếng anh là police box nhưng ý nghĩa có nhiều khác biệt . Thông thường là một toà nhà rất nhỏ chỉ có một khoang làm việc và một khoang nhỏ để nghỉ ngơi . Các chú cảnh sát ở đây thường là một tổ chừng 2 đến 3 người luân phiên trực và đi tuần ( như cái ảnh của bạn lotus ở trên ý ! ) . Gọi là đồn cảnh sát nhưng bất cứ chuyện gì khúc mắc cứ vào đó mà hỏi , từ chuyện hỏi đường, đồ đánh rơi cho đến hướng dẫn du lịch miễn phí hay trễ chuyến tầu cuối cùng bi giờ phải làm sao ? nado nado... sẽ được chỉ dẫn tận tình. Những năm 60, 70 phong trào dân chủ sinh viên ở Nhật lên cao trào, nhiều cuộc dẹp bạo động đã làm hình ảnh công an xấu đi, vì thế sau đó nhằm tăng thêm hình ảnh thân thiện với người dân nhiều koban đã được các kiến trúc sư thiết kế theo trường phái kakkoi + kawai . như ở dưới .
    ?"川交. - 交.
    [​IMG]
    ?ZY<交. - S?座
    [​IMG]
    S?Z<.?o'?交.
    [​IMG]
    f'?.?交.
    [​IMG]
    -.<交. -名古<,
    [​IMG]
    nguồn ảnh từ :
    http://www.sanko-const.com
    http://chinoken.net
    http://www.syty.jp
    http://www.guidenet.jp
    http://www.police.pref.chiba.jp
  2. lotusvanilla

    lotusvanilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Một thứ nhỏ xíu làm nên sự nữ tính cho con gái Nhật -đó là chiếc khăn vải -furosiki.Chiếc khăn vải vuông có nhiều kích cỡ.Thông thường là 40x40 hoặc lớn hơn.Có lẽ các bạn cũng biết qua phim ảnh cách buộc hộp cơm bằng vải.Miếng vải ấy có thể làm nhiều thứ hơn thế.Ngồi học hay làm việc-miếng vải phủ lên chân có thể giữ ấm hơn cho cơ thể. Khi đi mua sắm,không cần túi xách -chỉ 30s thắt buộc, miếng vải trở thành túi xách tay xinh xắn- tùy từng đồ vật mà có thể thay đổi hình dạng và kích cỡ khác nhau. Trời mưa-thành khăn che đầu,phủi nước mưa bám trên quần áo...v..v..đó là lý do để thấy tại sao người Nhật thường mang theo khăn vải trong túi xách. Tớ có mua một quyển sách dạy cách buộc furosiki thành nhiều dạng túi xách khác nhau,bạn nào có hứng thú,tớ sẽ post ảnh hướng dẫn làm
    -------------------------------------------------------------------
    nhiều màu sắc
    [​IMG]
    các mẫu túi khác nhau từ khăn vải
    [​IMG]
    người con gái Nhật và chiếc túi từ khăn vải
    [​IMG]
    tiện chưa nào
    [​IMG]
  3. truong_chi_buon

    truong_chi_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    (Theo Namdinh Online)
    Nhạc Nhật Bản
    [​IMG]
    Ca sĩ Mayumi Itsuwa
    Có một ca sĩ Nhật Bản mà giai điệu trong những bài ca của cô đã trở nên rất quen thuộc với người nghe nhạc Việt Nam, đó là Mayumi Itsuwa. Bạn đã từng nghe ?oNgười yêu dấu ơi? do Ngọc Tân hay Mỹ Tâm trình bày chưa? Cả ?oKhi cô đơn em gọi tên anh?, ?oTàn tro?, ?oTrời còn mưa mãi? nữa. Tất cả các ca khúc nhạc ngoại lời Việt đó đều mượn giai điệu nhạc của Mayumi Itsuwa sáng tác từ những năm 1970-1980.
    Mayumi Itsuwa sinh ngày 24/01/1951 tại Tokyo, Nhật Bản. Cha Mayumi là một người yêu âm nhạc và chính ông là người đã gợi cho cô ý tưởng theo đuổi sự nghiệp này. Ngay từ hồi nhỏ, Mayumi đã học chơi guitar bằng cách bắt chước cha mình.
    Tốt nghiệp cấp 3, vì ?olười? và không có nhiều ?okhao khát đến trường?, Mayumi quyết định dừng việc học và đi hát ở một quán cafe nhạc tên là ?oJean-Jean?. Trong khoảng thời gian này thì cô đã sáng tác những ca khúc đầu tay nói về thời ấu thơ của mình như ?oShojo (Cô gái)?, ?oAme (Mưa)?... Và cũng như thế, toàn bộ các bài hát của Mayumi sau này đều do cô tự sáng tác.
    [​IMG]
    Mayumi Itsuwa cùng chồng và con trai đầu
    Năm 1972, Mayumi là ca sĩ Nhật Bản đầu tiên thực hiện phần thu âm tại Mỹ. Ở đây, cô gặp thần tượng của mình là Carole King (Mayumi còn được coi là Carole King của Nhật). Cuối năm đó Mayumi phát hành single và album đầu tiên đều mang tên là ?oShojo?. Ở thời kỳ đầu sự nghiệp, Mayumi chủ yếu theo đuổi phong cách dân ca và chưa gây được tiếng vang.
    Năm 1976, cô sang Pháp để trình diễn trong một chương trình giới thiệu ca sĩ của Sony Music (công ty mà Mayumi ký hợp đồng). Chuyến đi này đã giúp Mayumi rất nhiều trong việc hoàn thiện phong cách biểu diễn và ăn mặc, để từ đó trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp thực sự.
    Chỉ đến năm 1980 với single ?oKoibito yo (Người yêu dấu ơi)?, tên tuổi Mayumi Itsuwa mới thực sự được biết đến rộng rãi. Single ?oKoibito yo? trong năm đó đã leo lên rất cao trong các bảng xếp hạng và mang đến cho Mayumi giải thưởng Vàng của hiệp hội các nhà sáng tác Nhật.
    Thành công của ?oKobitoi yo? chính là mốc đánh dấu một bước chuyển trong sự nghiệp của Mayumi Itsuwa. Cô thôi không hát dân ca nữa và tập trung cho dòng nhạc pop. Mayumi Itsuwa cùng với Yumi Matsutouya, Miyuki Nakajima và Mariya Takeuchi chính là biểu tượng cho một thế hệ những ca sĩ của J-Pop vừa có khả năng hát tốt, vừa có khả năng sáng tác những ca khúc có chất lượng trong 2 thập niên 70-80 thế kỷ trước.
    [​IMG]
    Mayumi Itsuwa những năm gần đây
    Năm 1984, Mayumi làm đám cưới. Và trong những năm sau đó, Mayumi Itsuwa tiếp tục cho ra đời những album mới đồng thời thực hiện việc lưu diễn khắp Nhật Bản và khá nhiều nước châu Á khác.
    Với một giọng ca trầm khỏe, truyền cảm cùng những ca khúc trữ tình có giai điệu đẹp, trong sáng, dễ đi vào lòng người, Mayumi Itsuwa được yêu mến trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước Đông và Đông-Nam Á. Mayumi cũng đã tung ra một số album thu các ca khúc bằng tiếng Hoa, tiếng Anh nhằm mang nhạc của mình đến với nhiều người hơn.
    Có một điều đặc biệt, nguyên nhân trước tiên làm Mayumi Itsuwa nổi tiếng ở nước ngoài lại đến từ sự thành công của các bản cover (trái phép) do các ca sĩ bản địa thực hiện, dựa trên các bản thu âm gốc mà cô đã phát hành.
    Liên kết:
    * Trang web chính thức của Mayumi Itsuwa (tiếng Nhật/tiếng Anh)
    * Một trang web của fan dành cho Mayumi Itsuwa (tiếng Nhật)
    * Trang web giới thiệu về Mayumi Isuwa cùng một số ca khúc nổi tiếng của cô (tiếng Anh)
    (tồng hợp)
  4. truong_chi_buon

    truong_chi_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    (trích từ Nam Định Online)
    Mayumi Itsuwa - Koibito yo
    [​IMG]

    Người yêu dấu ơi, hãy đến bên em
    Hãy đến bên em trong chiều lạnh giá
    Với nụ cười trên môi
    Và nói cùng em rằng lời chia tay kia chỉ là đùa mà thôi...

    Ca khúc đầu tiên của Mayumi Itsuwa cần nhắc đến, dĩ nhiên đó phải là "Koibito yo (Người yêu dấu ơi)?.
    ?oKoibito yo? được Mayumi sáng tác năm 1980. Cô đã nói rằng đây là ca khúc mà cô ưng ý nhất trong sự nghiệp của mình, và người ta chỉ cần nghe nó thôi thì cũng có thể hiểu được phong cách âm nhạc của cô. ?oKoibito yo? cũng là một trong số ít những ca khúc mà Mayumi viết lời trước khi viết nhạc. Thêm một điểm đáng lưu ý nữa, nội dung của ?oKoibito yo? không hàm chứa ẩn ý đặc biệt nào, đó hoàn toàn là sáng tác được bật ra một cách tự nhiên trong Mayumi.
    Phần nhạc trong bản thu âm ?oKoibito yo? gốc được nhạc sĩ Funayama soạn. Và ông đã dành tới gần 50 giây ở phần dạo đầu cho riêng dàn nhạc biểu diễn, nghe rất kịch tính. Cả bài ca như cơn gió lạnh thổi ngang qua, làm tê buốt những tâm hồn bị tổn thương bởi tình cảm...
    Ca khúc này đã được khá nhiều ca sĩ ở các nước khác nhau cover lại. Ở hải ngoại những năm đầu 1990, NS Phạm Duy đã phổ lời Việt cho ?oKoibito yo? và đặt một cái tiêu đề rất ?omáu?: ?oHận tình trong mưa?. Sau đó, cố ca sĩ Ngọc Tân cũng đã hát một bản phổ lời khác (chưa rõ tác giả) với tiêu đề ?oNgười yêu hỡi? và được phát hành cùng album ?oMột chút gió đầu mùa? của anh. Vào năm 2005 thì ca sĩ Mỹ Tâm lại cũng cho ra mắt một bản thu âm Việt hóa khác của ?oKoibito yo? trong album ?oHoàng hôn thức giấc? dưới tên ?oNgười yêu dấu ơi?.
    [​IMG]
    Mayumi biểu diễn cùng dàn nhạc ở Indonesia
    Trong 3 bản thu âm Việt hóa ?oKoibito yo? mà mình gửi ở dưới đây thì có lẽ bản thu âm do Ngọc Tân thể hiện là có phần lời nghe xuôi tai và sát với lời gốc nhất; phần hoà âm cũng mượn ý tưởng trong bản gốc của Mayumi. Ngọc Tân hát bài này rất tình cảm, có cảm giác khi cất lên lời ca ?oNgười yêu dấu ơi, người về với tôi...? thì giọng anh trở nên nức nở, tha thiết như lời của chính Ngọc Tân gửi tới người vợ đã ra đi mãi mãi trên vùng biển xa xôi kia.
    Bản của Phạm Duy tuy có phần lời hơi bị ?osến? nhưng bù lại là giọng ca Lệ Thu khi trình bày bài này quá tốt, luyến láy, buông hơi nhả chữ đầy kỹ thuật, tuy không phù hợp với nội dung lời gốc nhưng lại phù hợp với bản phổ lời của Phạm Duy. Phần phối hơi gấp gáp và thiếu tiếng piano, nghe não não theo đúng kiểu nhạc hải ngoại.
    ?oNgười yêu dấu ơi? mà Mỹ Tâm thể hiện được phối theo phong cách thường thấy trong các ca khúc của chị, ngọt ngào, rất dễ nghe. Tuy thế thì lời lại tỏ ra nhạt và trôi tuồn tuột dưới giọng Mỹ Tâm.
    Gửi tới các bạn 4 phiên bản kể trên của ?oKoibito yo? cùng phần lời gốc được phiên âm theo kiểu Romaji và phần tạm dịch nghĩa. Còn ở đây là lời gốc được viết bằng mẫu tự Nhật.
    Một vài phiên bản của ?oKoibito yo?:
    * Koibito yo (Mayumi Itsuwa)
    * Hận tình trong mưa (Lệ Thu)
    * Người yêu hỡi (Ngọc Tân)
    * Người yêu dấu ơi (Mỹ Tâm)
    Koibito yo
    Mayumi Itsuwa
    Karehachiru yuugurewa kuruhi no samusa wo monogatari.
    Ame nikowareta benchi niwa ai wo sasayaku uta mo nai
    Koitbitoyo, sobaniite
    Kogoeru watashi no sobaniiteyo
    Soshi te hitokoto
    Kono wakarebanashiga
    Jodandayoto
    Waratte hoshii
    Jarimichi wo kake ashide Marathon hitoga ikisugiru
    Marude bokyaku nozomuyoni tomaru watashi wo sasotteiru
    Koibitoyo, sayonara
    Kisetsuwa megutte kurukedo
    Anohi no futari yoino nagareboshi
    Hikatte wa kieru mujo no yume yo
    Koitbitoyo, sobaniite
    Kogoeru watashi no sobaniiteyo
    Soshi te hitokoto
    Kono wakarebanashiga
    Jodandayoto
    Waratte hoshii

    *********
    Người yêu dấu ơi
    Kazenka
    Những chiếc lá thu rơi rụng như nói rằng mùa đông đang đến gần
    Chẳng còn bản tình ca nào vang lên
    trong cõi lòng tan nát của người ngồi trên chiếc ghế đá công viên dưới cơn mưa
    Người yêu dấu ơi, hãy đến bên em
    Hãy đến bên em trong chiều lạnh giá
    Với nụ cười trên môi
    Và nói cùng em rằng
    lời chia tay kia
    chỉ là đùa mà thôi
    Những bước chân của người đàn ông chạy bộ đang dần xa trên con đường rải sỏi
    Như khuyên em ?" người vẫn còn ngồi lại: hãy quên đi tất cả
    Người yêu dấu ơi, tạm biệt anh
    Dẫu thế nào thì bốn mùa vẫn nối tiếp nhau đến trong đời
    Chuyện của đôi ta giờ như vì sao băng trong đêm nao, sáng ngời rồi vụt tắt
    Tựa một giấc mơ dài đã trôi qua
    Người yêu dấu ơi, hãy đến bên em
    Hãy đến bên em trong chiều lạnh giá
    Với nụ cười trên môi
    Và nói cùng em rằng
    lời chia tay kia
    chỉ là đùa mà thôi
    Được truong_chi_buon sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 10/04/2009
  5. taothoidiem

    taothoidiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cac ban trong dien dan ai biet dieu nay chominh hoi voi nhe, 1 chut'''' ve van hoa Nhật Bản, vi minh thay nguoi Nhật khi tham gia cac hoat dong the thao, vui choi, hoac tham chi ca khi di ngu, doi khi thay ho quan quanh dau 1 cái dải khăn, hoặc 1 loại dây vện thừng, không hiểu ý nghĩa của nó là gì nhỉ? và còn màu sắc khác nhau nữa, có ý nghĩa gì không ạ? cảm ơn các bạn nhiều
  6. hitomebore

    hitomebore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    hôm qua trên đường đi học về, đến ngã tư ngước lên vẫn nhìn thấy đèn xanh phía bên kia đường có một chú cảnh sát cao to đứng thổi còi, đi đến giữa đường nhìn thấy đèn đỏ cứ tưởng vi phạm luật giao thông ai, đang định lùi lại thì nghe thấy tiếng ok ok....
    thì ra xe ô tô nhường đường cho người đi xe đạp và đi bộ.
    ô tô nào gặp mình cũng cúi đầu chào một cách rất lịch sự. Tự dưng mình cũng cúi đầu chào theo phản xạ....
    Một ngày ở đây phải nghe tiếng xe cứu hỏa hay cứu thương trên dưới 20 lần....
  7. shimamura

    shimamura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    ??Nhân có một bạn nhắc đến cảnh sát Nhật những năm 60 70 có dẹp loạn sinh viên mình xin kể một chuyện như sau.
    Đang ngồi học trong lớp, mơ màng nhìn ra cửa sổ còn tai thì nghe chuyện thầy giáo kể về thế hệ của thầy, sinh viên Nhật những năm 60. Tốt nghiệp đại học Tokyo danh tiếng, thầy không biết vì lý do gì mà lại chuyển về dạy ở đại học đông bắc hẻo lánh này, cheo leo trên đỉnh núi cao .
    Tự nhiên nhớ ra một cái gì đó, mình buột miệng と?だ",?く~,??~,fな"<な?,
    ??Thầy nhìn thằng lưu học sinh duy nhất trong lớp im lặng, các chú nhật còn lại cũng im lặng. Thầy bắt đầu kể về vụ nổi loạn của sinh viên trường đại học Tokyo, họ đã tập hợp thế nào, đã bắt đầu ra sao, đã cầm cự với cảnh sát thế nào, họ muốn làm gì, đã làm những gì, vân vân và vân vân. Hình ảnh những sinh viên nổi loạn trong "rừng na uy" cũng một phần chịu ảnh hưởng của cuộc nổi loạn này.
    Trở lại thời điểm những năm 1968 1969, tại thời đó đại học Tokyo là nơi đào tạo ra những chính khách nổi tiếng, nói theo kiểu Murakami là "họ đặc tuyển để bước vào hàng ngũ lãnh đạo quốc gia". Tương lại rất rộng mở với những người tốt nghiệp Todai (bây giờ vẫn thế dù có hơi khác đi chút). Nhưng họ đã nổi loạn, đánh nhau với cảnh sát cơ động (theo như tớ nghe nếu không nhầm thì chính phủ đã huy động hàng nghìn cảnh sát cơ động để bao vây lại và không cho lan ra các trường khác, giành lại từng campus từ tay sinh viên, bắn hàng ngàn quả đạn cay vào toà nhà cuối cùng sinh viên chiếm giữ). Thầy kể hăng say quá, cứ như thể là thầy cũng sắp đội mũ cầm gậy đến nơi.
    Mình hỏi một câu đến giờ vẫn còn thấy hơi...:
    -Thế hồi đó thầy có tham gia không ạ?
    Thầy trầm ngâm: Tôi bị ốm.
    Câu chuyện đến đây là kết thúc.
    Nếu thầy không bị ốm, chắc là mình cũng không có ăn được tani môn xã hội khó nuốt đó.
    Thấy cuộc sống đôi lúc cần phải cháy hết mình, thế thôi
  8. truong_chi_buon

    truong_chi_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    [Mayumi Itsuwa] Một vài ca khúc khác được phổ lời Việt​
    (từ Namdinh Online Media)
    1. Nếu ?oKoibito yo? như một cơn gió lạnh làm tê buốt những trái tim bị tổn thương, thì ?oKokorono tomo? (tên Việt: "Khi cô đơn anh gọi tên em") lại là một lời hát ru ngọt ngào dành cho những trái tim đang yêu.
    ?oKokorono tomo (Sự rung động của trái tim)? được Mayumi Itsuwa phát hành trong album ?oShioshai? năm 1982 và đã nhanh chóng trở thành một hit lớn của cô. Bản tình ca ngọt ngào này (có lẽ là) nói về tình yêu của một cô gái dành cho chàng trai đã từng thất tình. Lời của bài hát có đoạn:

    Gặp anh, em đã trao trọn niềm tin
    Ngay cả trái tim mình, em cũng quên mất để nó nơi nào rồi
    Tại sao con người cứ mãi đuổi theo những ngày tháng hạnh phúc đã qua
    Anh hãy khép đôi mắt nhìn về quá khứ và mở rộng tấm lòng
    Rồi ôm chầm lấy em khi lệ rơi trên mi anh
    Tình yêu như bài hát ru
    Khi anh cảm thấy mình yếu đuối
    Thì hãy gọi tên em
    Bằng tất cả sự rung động của trái tim anh

    [​IMG]
    Mayumi Itsuwa thu âm "Kokorono tomo" cùng Delon
    "Kokorono tomo" đặc biệt được yêu thích tại Indonesia. Mayumi kể rằng trong những lần đến Jakarta biểu diễn, thì lúc mới xuống sân bay cũng như khi đi dạo quanh thành phố, cô đều được người dân ở đây chào đón với giai điệu và ca từ của ?oKokorono tomo?.
    Tháng 8 năm 2005, Mayumi phát hành album ?oKokorono tomo? song ca cùng nam ca sĩ người Indonesia ?" Delon Thamrin, nhằm gây quỹ ủng hộ những nạn nhân của trận động đất Sumatra. Bản thu âm ?oKokorono tomo? mà Mayumi hát cùng Delon được phối theo phong cách ballad nghe rất hay và ấm áp.
    Tại Việt Nam, ca sĩ Cẩm Vân cũng đã viết lời Việt cho ca khúc này và đặt tên ?oKhi cô đơn anh gọi tên em?.
    Bạn có thể xem lời gốc bằng mẫu tự Nhật Bản, phiên âm theo Romaji, dịch nghĩa tiếng Việt của ?oKokorono tomo? ở đây.
    Một vài phiên bản của ?oKokorono tomo?:
    Kokorono tomo (Mayumi Itsuwa)
    Kokorono tomo (Mayumi Itsuwa song ca cùng Delon)
    Kokorono tomo (nghệ sĩ người Indonesia ?" Dora Sahertian độc tấu piano)
    Khi cô đơn anh gọi tên em (Cẩm Vân) (*)
    2. Ngoài ?oKoibito yo? và ?oKokorono tomo?, thì còn có ít nhất 2 ca khúc khá hay nữa của Mayumi được phổ lời Việt. Đó là ?oNokobiri (Tro tàn)? và ?oRibairaru (Sự hồi sinh)?.
    [​IMG]
    Bìa album "Giọt nước mắt cho đời" của Đàm Vĩnh Hưng
    ?oNokibiri? được ca sĩ hải ngoại Julie phổ lời và đặt tên là ?oTàn tro?. Ở trong nước thì Đàm Vĩnh Hưng cũng đã thu âm bài này trong album "Giọt nước mắt cho đời" phát hành năm 2003. ?oCuộc tình thứ nhất anh đã trót trao về em...?.
    Còn ?oRibaibaru? thì cũng được phổ lời bởi một nhạc sĩ ở hải ngoại tên là Nhật Ngân dưới cái tên ?oTrời còn mưa mãi?.
    Xem lời gốc, phiên âm của ?oNokobiri? ở đây.
    Xem lời gốc, phiên âm của ?oRibaibaru? ở đây.
    Download:
    Nokibiri (Mayumi Itsuwa)
    Tàn tro (Thanh Hà)
    Tàn tro (Đàm Vĩnh Hưng)
    Ribaibaru (Mayumi Itsuwa)
    Trời còn mưa mãi (Ngọc Lan) (**)
    Bạn có thể vào đây để nghe thêm một số ca khúc hay khác của Mayumi Itsuwa.
    (*)Do không tìm thấy clip của Cẩm Vân nên tôi tạm thay bằng của Thủy Tiên - TCB
    (**)Do không tìm thấy phiên bản của Ngọc Lan, tớ thay tạm bằng phiên bản của Nghi Nguyên. - TCB
    Phù, e*** mệt quá. Bạn nào thấy hay vote 5* cho tớ đê. Vẫn còn vài bài hay phía trước đó :D
    Được truong_chi_buon sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 12/04/2009
  9. sakuramoo

    sakuramoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn vì câu chuyện nhé.Từ trc đến giờ,tớ vẫn cứ thắc mắc why thầy giáo tớ là giáo sư,tốt nghiệp Todai hẳn hoi mà cả đời gắn với cái trg Ngoại thương này thế.
    fải chăg đây là 1 trog n lí do.
    @shakar senpai: em đã đọc mấy bài anh trích,rất hay,rất thú vị,có nhìu cái jờ e mới bít đấy.thanx,post tip nào pác(truongchibun)
  10. truong_chi_buon

    truong_chi_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    Miyuki Nakajima và hành trình 30 năm của "Thỏi son" (p. 1)
    (nguồn: Namdinh online)
    [​IMG]
    Bài hát ấy của một ca sĩ Nhật Bản ấy đã tồn tại trong gần 30 năm và là điểm đột phá mang đến thành công vang dội cho 2 ca sĩ khác, một người Hoa, một người Việt...
    Trước khi bắt đầu câu chuyện, mời các bạn nghe giai điệu quen thuộc của bài "Người tình mùa đông" trong ca khúc "Ru-ju (Thỏi son)" do ca sĩ người Nhật - Miyuki Nakajima trình bày:
    1. Chuyện kể rằng, những năm trước kia ở Nhật Bản, khi thiếu nữ trang điểm thì màu son môi được chọn thường là màu hồng nhạt của hoa anh đào, bởi vì nó hợp với khuôn mặt thơ ngây và làn da trắng. Có một cô gái rời bỏ thị trấn quê hương bé nhỏ để lên thành phố làm việc với thỏi son hồng trong hành trang. Thực ra, cô đã ra đi theo tiếng gọi của bóng hình chàng thanh niên đồng hương mà cô thầm yêu trộm nhớ. Cuộc sống ở thành phố vốn khắc nghiệt và lại càng khó khăn gấp bội với cô gái trẻ một thân một mình từ quê lên. Để tồn tại, để nuôi hy vọng tìm thấy được tình yêu của mình, cô làm một cái nghề mà hàng ngày phải phục vụ những người đàn ông đủ các tầng lớp khác nhau. Và khi trang điểm tiếp khách, cô gái vẫn sử dụng thỏi son màu hồng nhạt giản dị ngày nào...
    Thời gian qua đi, cô gái thấy mình nói chuyện ngày càng duyên. Cô có thể cười với bất kỳ ai, kể cả là chưa từng quen biết. Cô gái chợt nhận ra điều ấy khi ngồi tô môi và nhìn lại mình trong gương. Thành phố quá rộng lớn và rồi cô gái vẫn không thể nào tìm thấy người mình thương. Đôi lần, vì quá mong mỏi có được tình yêu, cô gái đã trao tình yêu lầm chỗ và cứ thế, cứ thế, hình bóng xưa kia mãi đâu chẳng thấy, chỉ có những đắng cay, tủi nhục khiến cô gái trở nên quen với việc khóc thầm hằng đêm. Một ngày kia, khi lại ngồi trang điểm trước tấm gương, cô gái bỗng thấy màu son hồng nhạt mộc mạc ngày nào không còn hợp với khuôn mặt mình nữa...
    (cảm ơn Ụt ịt Trọng Khanh đã hết sức giúp đỡ mình trong việc tìm hiểu nội dung bài hát bằng tiếng Nhật)
    [​IMG]
    Miyuki Nakajima
    Câu chuyện buồn (có lẽ là về một Geisha ?" kỹ nữ) này chính là nội dung của bài hát ?oRu-ju (Thỏi son)? được nữ ca sĩ Miyuki Nakajima sáng tác và trình diễn lần đầu tiên vào năm 1977. Miyuki là ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên cực kỳ nổi tiếng ở Nhật Bản, cô cùng thế hệ với Mayumi Itsuwa (Miyuki sinh năm 1952). Miyuki trong sự nghiệp của mình đã bán được trên 21 triệu album; những album của cô trong khoảng thời gian 1979-1986 luôn có mặt trong top3 bảng xếp hạng Oricon (Billboard của Nhật). Cô cũng là người viết nhạc cho rất nhiều bài hát thuộc hàng top-hit cho các ca sĩ khác. Miyuki là nữ ca sĩ duy nhất của J-pop được chỉ định vào làm việc ở Bộ Giáo dục phụ trách Nhật ngữ.
    2. Sự nổi tiếng của Miyuki vượt qua ngoài biên giới nước Nhật. Khá nhiều ca sĩ ở Hồng Kông, Đài Loan... đã cover lại nhạc của cô.
    Năm 1992, trở về Hồng Kông sau chuyến đi Mỹ để học cũng như để nghĩ suy cho hướng đi trong âm nhạc, ca sĩ Faye Wong (Vương Phi, nổi tiếng ở Việt Nam với ca khúc ?oEyes on me? trong game Final Fantasy 8, khi đó chị chưa là "Diva của châu Á") quyết định cho ?oNgười phụ nữ mỏng manh (Fragile Woman)? sử dụng ?oThỏi son? trong album tiếng Quảng Đông - ?oComing home? của mình. Kết quả, ?oFragile Woman? đã ?otàn sát? các bảng bảng xếp hạng bán đĩa nhạc ở Hồng Kông và đưa Faye Wong trở thành một ?ovương phi? thật sự của làng nhạc Hoa. Trước Vương Phi đã có một số ca sĩ khác dùng ?oThỏi son? nhưng không thu được kết quả tốt. Dẫu rằng thành công của Vương Phi không hoàn toàn do ?oThỏi son? mang lại, nhưng chắc hẳn sau này khi đã ở trên đỉnh cao của một siêu sao, có lúc cô sẽ thầm cảm ơn Miyuki Nakajima.
    [​IMG]
    Vương Phi và bìa album "Coming home" của chị
    Và không chỉ Vương Phi mới cần nói lời cảm ơn tới Miyuki, có một ca sĩ người Việt cũng nên làm điều đó. Đấy là Như Quỳnh(*). Năm 1993 khi mới nhập cư sang Mỹ, Như Quỳnh chỉ như một ngôi sao nhỏ, lờ mờ trên bầu trời ca nhạc hải ngoại. Năm 1994, cô được mời thử giọng ở hãng đĩa Asia, hợp đồng được ký. Tháng 5 năm 1995, album đầu tay của Như Quỳnh mang tên ?oChuyện hoa sim? ra mắt. Và ca khúc ?oNgười tình mùa đông? trong album này là ca khúc đã mang giọng hát của cô đến khắp các nhà hàng, quán cafe, quán nước... suốt một thời gian dài, không chỉ ở hải ngoại mà còn ở cả quê hương cô (bố mình trong những năm đó cũng mở bài này suốt ). Điều gì là nguyên nhân chính làm nên thành công ấy? Trả lời: ?oNgười tình mùa đông? cũng tô môi bằng ?oThỏi son? của Miyuki.
    Vậy là một lần nữa, ?oThỏi son? như bệ phóng tên lửa, mang đến tiếng tăm nhanh chóng cho một người ca sĩ xa xứ xinh đẹp khác. Vương Phi sinh ra ở Bắc Kinh, gia đình cô bị đối xử vô lý trong thời kỳ ***************** nên đã di cư sang Hồng Kông; cha Như Quỳnh là cựu thiếu tá an ninh của quân đội VNCH và từng đi cải tạo 13 năm trước khi đưa cả nhà sang Mỹ; giọng hát của cả 2 cô đều cao trong và rất ngọt ngào. Phải chăng đây là sự trùng hợp khá thú vị về số phận của một bài hát.
    [​IMG]
    Bìa album "Chuyện hoa sim" của Như Quỳnh
    (*)Link đến trang web giới thiệu về Như Quỳnh đã hỏng. Các bạn chịu khó dùng Google.
    Phần sau: các phiên bản của "Người tình mùa đông"
    @sakuramoo: em phải chứng minh bằng hành động đi. Anh đêm nào cũng mong chờ sao ... :D

Chia sẻ trang này