1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những chuyện thú vị về nước Nhật, người Nhật và tiếng Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi truong_chi_buon, 02/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jeepfer

    jeepfer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ bán rau, mà rất nhiều dịch vụ khác cũng thể hiện tính tự giác tốt của người dân. Tết 2010 tôi lang thang ở Aso (kyushu) vài ngày, hôm nào chiều tối cũng đủng đỉnh đi ra ngoài ngắm các bạn gái rồi mỏi chân thì đi tìm chỗ tắm (onsen), cầm sẵn mấy xu khi vào cửa là nhét vào cái hộp tiền, sau đó chui vào trong, sung sướng xong một hồi lại phi ra, không hề có ai trông cả. Để ý những người đến tắm khác cũng thấy ng ta chấp hành rất tốt, mặc dù liếc lên phía góc tường thì vẫn thấy có 1 cái camera lắp chiếu qua ngang cửa soi chỗ hộp tiền ở cửa ra vào. Ý thức cá nhân chung là điều vn không biết bao giờ mới đc như nhật.
  2. mackay

    mackay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Người Nhật thì ý thức khỏi phải nói rồi, tinh thần tự giác cao độ, đáng để ngưỡng mộ :)
  3. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Chiều qua nghe được một chuyện thú vị về người Kyoto.
    Nghe đâu,
    thông thường người Nhật khi có ai đó đến chơi, mà muốn khách ra về, người ta thường lấy lý do "Xin lỗi, tôi có việc phải ra ngoài..."
    Nhưng riêng người Kyoto thì có cách nói 「お茶でもいかがですか」(Anh/chị dùng chút trà chứ?)

    Ở đây, hàm ý của người Kyoto là "Nếu không mang trà ra thì chắc cô/cậu/ông/bà còn định ở đây mãi hay sao?"
    Vui thật ^^

    Ah, mà có chú ý thế này nhé.
    Chẳng may bạn "được" người Kyoto nói thế, nhớ đứng uống trà nhé.
    Họ đã nói thế mà mình vẫn còn uống trà, thì chẳng khác gì BAKA (thằng đần) cả ^^
  4. virusone

    virusone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm tiếng Nhật S3 Education khai giảng lớp học đầu tháng 02.
    Hỗ trợ thi các kỳ thi tiếng Nhật Nat test – Top j ( Tỷ lệ đỗ 90% )
    Tặng ipod để luyện nghe tiếng Nhật
    Tặng 500.000 / học sinh cho người giới thiệu
    - Cơ sở học tập của trung tâm là một căn biệt thự, địa chỉ 28-BT3 - Khu đô thị mới Văn Quán - Hà Nội. Có 6 phòng học có điều hòa với trang thiết bị hiện đại.
    - Có nhiều khóa học và thời gian học phù hợp cho mọi học sinh.
    - Được thành lập với mục tiêu xây dựng một trung tâm đào tạo tiếng nhật của đảm bảo uy tín, chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về trau dồi, nâng cao trình độ tiếng nhật của các cán bộ, nhân viên sinh viên các trường đại học, cao đẳng và các em học sinh có nhu cầu đi du học.
    - Đặc biệt chú trọng về vấn đề giao tiếp cho học sinh, chia sẻ và hướng dẫn về kinh nghiệm sống tại Nhật Bản.
    - Có các khóa học ôn tập thi N3 - N1.
    - Phòng học từ 10 - 20 người, không quá đông để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
    - Đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, có giáo viên người Nhật.
    - Có ký túc xá cho học sinh ở xa
    - Giáo trình cơ bản: Mina No Nihongo
    - Học phí 1.700.000 VNĐ / Tháng --- Học cả tuần, mỗi ngày 3,5 tiếng.
    Liên hệ hotline: 1900.6913 ( giờ hành chính )
    Việt Anh: 098-335-9889 - 093456 8613
    Long: 090470470 - 093456 9313
    Skype: vietanh_cmtc - nguyenlong7890
    Yahoo: vietanh_ cmtc - Virusone1 - virusone_2
    Email: info@s3.com.vn
    để đăng ký học và tìm hiểu thông tin.
    Ảnh trung tâm: https://www.facebook.com/o0ovjtjeuo0o/media_set?set=a.10152044487672225.721392224&type=3
    Website: www.s3.com.vn
  5. NhuThiDuyen

    NhuThiDuyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]


    Một người thợ đóng thùng, tranh của danh họa Hokusai trong loạt tranh 36 cảnh núi Phú Sĩ.


    Trong tiếng Nhật có câu thành ngữ "gió thổi thì hàng thùng đắt khách" (風が吹けば桶屋が儲かる-kaze ga fukeba okeya ga mōkaru) để nói tỷ dụ về một hiện tượng mà khi nó phát sinh lại dẫn đến những sự việc tưởng chừng là không liên quan đến nó. Ngày nay câu này còn dùng để mỉa mai những lý sự, lý luận cùn về mối quan hệ nhân quả cực với rất ít khả năng xảy ra.
    Ngoài ra, còn có những dị bản khác của câu này như "gió thổi thì hàng làm hộp đắt khách", "gió thổi thì hàng thùng vui".

    Nguồn gốc

    Câu tục ngữ này xuất phát từ cuốn 3 trong tập sách "Seken gakusha katagi" thời Edo (Năm Meiwa thứ 5, 1768) thuộc loại Uki-yo Zōshi, một thể loại văn chương cận đại viết về đời phù phiếm trong thời Edo. Tuy nhiên trong sách này thì "thùng" (oke) được thay bằng "hộp" (hako). Ngoài ra câu này còn xuất hiện trong phần 2 của cuốn sách kể chuyện tiếu lâm khôi hài là "Tōkai-dō Chū Hiza-kurige" (1803) và cũng dùng "hộp" thay cho "thùng". Nội dung của câu chuyện để dẫn đến câu tục ngữ này như sau.

    [JUSTIFY]Có trận gió to nổi lên, ông hàng thùng rất đỗi vui mừng, bảo vợ rằng ta sắp giàu to rồi. Bà vợ hỏi vì sao, ông chồng giải thích rằng gió to thì cát bụi mù mịt chứ sao. Cát bụi mù mịt thì liên quan gì đến việc ta giàu? Bà kém thế, bụi mù mịt thì nhiều người bị bay vào mắt, thành người mù chứ sao. Người mù thì can hệ chi? Bà này dốt thế, mù thì còn làm ăn được gì ngoài việc khảy đàn Shamisen đi hát xẩm. Vậy thì sao? Đã làm nghề hát xẩm ắt phải cần đàn, mà cần đàn thì phải giết mèo để lấy dao. Vậy liên quan chi? Dốt! Giết mèo thì mèo chết nhiều, nên chuột lộng hành, chúng nó cắn phá hết thùng của người ta nên hàng ta bán đắt mà giàu to chứ sao![/JUSTIFY]

    Tóm lại,
    1. Gió to thì cát bụi mù mịt.
    2. Cát bụi vào mắt thì nhiều người bị mù.
    3. Người mù mua đàn Shamisen (đàn 3 dây, đây là một trong hai cái nghề duy nhất bên cạnh nghề đấm bóp cho người mù trong xã hội đương thời).
    4. Để làm đàn Shamisen thì cần giết mèo để lấy da.
    5. Giết mèo thì chuột sinh nhiều.
    6. Chuột nhiều thì cắn phá nhiều thùng.
    7. Cho nên nhu cầu cần thùng tăng cao.

    Dị bản

    Có một số dị bản rằng thùng tức là hòm (cách mai táng phổ biến của người Nhật thời xưa là bỏ xác người vào thùng gỗ, chôn dọc xuống đất chứ không chôn ngang), vì lý do gì đó mà số người chết gia tăng. Có các thuyết cho rằng khi gió to thì đám cháy lây lan khiến nhiều người chết, biển động, núi động nên có nhiều người chết. Ngoài lề là thành phố Edo đương thời nổi tiếng với việc ẩu đả và cháy nhà. Một ngày mà không có đánh nhau với cháy nhà thì không phải là một ngày ở Edo.
    Tại vùng Hokkai-dō phía Bắc thì câu chuyện lại hoàn toàn chẳng liên quan gì đến thùng cả.

    1. Gió bắc thổi thì các tảng băng trôi vào bờ.
    2. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, trong phòng cũng có khi xuống dưới băng điểm.
    3. Thùng muối dưa, muối cá, thùng để tắm bị đóng băng, hư hỏng.
    4. Nhu cầu về thùng gia tăng.

    Nhân quả

    Câu tục ngữ này chủ yếu được dùng với ý mỉa mai lý luận về những mối quan hệ nhân quả viễn vong, thiếu tính xác thực. Nhưng nhìn nhận ở góc độ vi tế hơn thì thấy đây là điều hoàn toàn có lý. Trong nhà Phật có khái niệm "trùng trùng duyên khởi", từ sự việc nhỏ đến nỗi tưởng chừng là không ảnh hưởng đến điều gì, nhưng lại là nhân tố để gây nên những sự kiện ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Sự việc này là cái nhân để gây nên sự việc kia, và tiếp tục đến lược nó, sự việc đó lại gây nên những việc khác. Các sự việc nối tiếp nhau, trùng trùng điệp điệp, tầng tầng lớp lớp mà qua con mắt trần tục, chúng ta rất dễ bỏ sót. Nói nôm na là ở góc độ nào đó thì điều này giống với hiệu ứng Domino. Chỉ cần một cái nhân nhỏ ban đầu có thể gây nên cái quả lớn phía sau.

    Nguồn: http://gokuraku-shujo.blogspot.com
  6. congnghenhat

    congnghenhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    3
    Người Nhật có rất nhiều thứ khiến chúng ta phải học tập theo họ

Chia sẻ trang này