1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những cơ hội khi học tiếng Đức từ trường phổ thông

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi hoctiengducttt, 21/04/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoctiengducttt

    hoctiengducttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    - Tiếng Đức sẽ được giảng dạy như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai trong các trường phổ thông ở Việt Nam, Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận cho biết.

    Người đứng đầu ngành giáo dục đưa ra thông tin trên tại buổi ký kết chương trình phổ thông dạy tiếng Đức giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Ngoại giao CHLB Đức vào sáng 16/7.

    Thỏa thuận hợp tác tiếng Đức trong chương trình phổ thông Việt Nam chính thức công nhận tiếng Đức được giảng dạy như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai ở bậc phổ thông.

    >> Những phương pháp học tiếng Đức hay

    [​IMG]

    Thỏa thuận này là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần đảm bảo con đường học tập bằng tiếng Đức liên tục từ tiểu học đến đại học và sau đại học.Theo đó, học sinh Việt Nam có thể học tiếng Đức từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông. Trong thời gian học, các em sẽ được tiếp xúc với những tài liệu ngôn ngữ mới nhất, có cơ hội học trực tiếp với các giáo viên sư phạm bản địa và sang Đức giao lưu theo những chương trình trao đổi của Bộ ngoại giao Đức.

    Sau khi tốt nghiệp phổ thông, những bạn trẻ sử dụng thành thạo ngôn ngữ và hiểu biết về nền kinh tế lớn của châu Âu sẽ có hai lựa chọn để theo đuổi chuyên ngành học yêu thích ở bậc cao hơn. “Các em có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa của đất nước chúng tôi có thể tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc học đại học trực tiếp tại Đức”, đại sứ Jutta Frasch chia sẻ về cơ hội học tập của những học sinh giỏi tiếng mẹ đẻ của bà.

    Đặc biệt, những năm tháng học tiếng Đức tại Việt Nam cũng mang đến lợi thế cho các em khi xin visa du học. Theo người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đức tại Hà Nội, thỏa thuận trên giúp giảm thủ tục hành chính cho hồ sơ thị thực của du học sinh nếu các em nhận được thư mời học của một trường bên Đức.

    Ngoài ra, nếu học tại Việt Nam, các bạn trẻ có thể chọn nộp đơn xin học tại trường đại học Việt – Đức tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến, trường đại học đầu tiên của Đức tại Việt Nam sẽ được xây dựng xong trước năm học mới 2014 – 2015.

    Thỏa thuận hợp tác đào tạo tiếng Đức có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác chiến lược của hai nước. “Đây là công việc quan trọng”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, “Thỏa thuận góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược và tạo nền tảng cho dự án trường đại học Việt – Đức – ngọn hải đăng của quan hệ hai nước”.

    >> Xem thêm : http://hoctiengductaihcm.cabanova.com/

    Đánh giá của bộ trưởng cũng nhận được sự ủng hộ của bà đại sứ. “Thỏa thuận tạo cơ sở pháp lý bền vững cho việc giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam và có ý nghĩa thực tiễn đối với quan hệ đối tác chiến lược”, đại sứ Jutta Frasch nhấn mạnh.
    Bà đại sứ hy vọng thỏa thuận trên sẽ góp phần gia tăng số lượng người học tiếng Đức tại Việt Nam, tuy nhiên, sự gia tăng trên phụ thuộc nhiều vào mức độ đầu tư tài chính của nước Đức. “Tôi mong muốn có tăng trưởng và điều này tùy thuộc vào tiền của chúng tôi”, bà Jutta chia sẻ với HanoiTV.

    Hiện nay, số lượng người học tiếng Đức được ghi nhận tăng mạnh nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Bà đại sứ cho biết cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh ở Viện Goethe – cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo tiếng Đức ở nước ngoài đã phải mở rộng khuôn viên đào tạo do số lượng người đăng ký học tăng nhanh hơn dự kiến.

    Hiện nay, Việt Nam đã có trên 1.400 học sinh đang học tiếng Đức tại 14 trường phổ thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Các trường trên được kết nối với mạng lưới 1.500 trường dạy tiếng Đức thuộc Chương trình triển khai Sáng kiến “Trường học – Đối tác của tương lai”. Sáng kiến trên của Bộ Ngoại giao Đức nhằm thúc đẩy tạo ra một thế hệ trẻ người nước ngoài biết tiếng Đức và quan tâm đến nước Đức hiện đại trên toàn thế giới.

    Trại hè thiếu niên học tiếng Đức do Viện Goethe tổ chức.

    Thỏa thuận hợp tác đào tạo tiếng Đức ở bậc phổ thông là kết quả sau khi Bộ Ngoại giao Đức và Bộ GD-ĐT Việt Nam thực hiện thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam trong 5 năm (2007 - 2012).
    Tin liên quan

Chia sẻ trang này