1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người Nga làm nên lịch sử

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Vera_Lauriana_new, 14/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bạn dau_khong_co_toc thân mến, bài viết của bạn không hiển thị được là do gặp phải hệ thống lọc tự động của TTVNOnline. Có lẽ trong bài viết của bạn có một số từ nhạy cảm (chẳng hạn như từ ?ocộng sản?). Sau khi MOD đã đọc bài thấy không có vấn đề gì thì bài viết sẽ được hiển thị trở lại.
    Bản thân Ludwig khi post bài về Lênin cũng gặp phải vấn đề này (bài viết không hiển thị)
    Cám ơn bạn đã post bài, mong rằng sẽ nhận được nhiều đóng góp của bạn dành cho box Nga. Vote tặng bạn 5 sao nè : *****
    P/S: MOD nào nhận được than phiền thì nhanh chóng xử lý nhá.
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cho em tham gia với nhé! (xin lỗi vì phí nhìu đất của các bác ở đoạn trên quá, )
    SHOSTAKOVICH - âm nhạc XôViết.
    Shostakovich là một trong những nhạc sỹ danh tiếng nhất của thế kỷ 20, trong suốt cuộc đời của mình nhạc sỹ đã sáng tác nên một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà phần lớn miêu tả cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân Nga với tất cả mọi khía cạnh của nó, trong quá khứ, hiện tại và niềm tin vào tương lai.
    Cuộc đời sáng tác không ngừng nghỉ:
    Shostakovich sinh ngày 25 tháng 9 năm 1906 ở Pê-téc-bua, bố là kỹ sư hoá học mẹ là nhà dương cầm - thầy dạy nhạc đầu tiên của ông từ khi lên 9 tuổi. Năm 1919 ông học hai môn sáng tác và piano tại nhạc viện Pê-téc-bua và tốt nghiệp năm 1923 (môn piano) và năm 1925 (môn sáng tác với gh số 1).
    Cách mạng tháng mười nổ ra khi Shostakovich đang còn là sinh viên đã chinh phục hoàn toàn nhạc sỹ, gây cho ông những cảm xúc mạnh mẽ. Hào hứng trước cách mạng ông đã sáng tác gh số 2 "Tháng mười", số 3"1 tháng 5", nhạc kịch "cái mũi" hay vũ kịch "chiếc Bu-loong", "dòng suối thép" để phản ánh những vấn đề của thời đại, nhưng do khả năng còn hạn chế nên những tác phẩm này còn mang tính hình thức.
    Đến những năm 30 nhiều tác phẩm lớn thực sự đã xuất hiện, trước hết là nhạc kịch "Ka-tê-li-na I-dơ-mai-lô-va" (trong thời gian đầu tác phẩm này đã gây rất nhiều tranh cãi) kể về một phụ nữ Nga sa đoạ trước cách mạng. Tiếp theo là gh số 5, 6 và tứ tấu đầu tiên cho đàn giây vào năm 1936.
    Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã cổ vũ tinh thần của nhạc sỹ giúp ông có những sáng tác mang tầm vóc thời đại, nổi bật nhất là gh số 7 "Leningrad" - thiên anh hùng ca đồ sộ ca ngợi chủ nghĩa yêu nước , gh được viết ngay trong thành phố Leningrad khi bị bao vây. Các sáng tác trong những năm 40 là gh số 8 (1943), tam tấu và tứ tấu đàn dây số 2 (1944), gh số 9 (1945), thanh xướng kịch "Khúc hát về rừng" (1949) (tác phẩm được tặng giải thưởng quốc gia Liên-Xô)
    "24 Prê-luýt và fu-ga", concerto số 2 cho piano, concerto cho cello cùng gh số 10, 11"năm 1905" là những đỉnh cao trong những năm 50
    Từ những năm 60 cho đến cuối đời Shostakovich vẫn tiếp tục sáng tác với những tìm tòi mới nhưng không hề tách khỏi đề tài đấu tranh cách mạng. Đáng chú ý là gh số 12 "năm 1917", số 13,14, giao hưởng thanh xướng "cuộc xử giảo Xtê-pan Ra-đin" nói về lãnh tụ nông dân thế kỷ 17 đã được tặng giải thưởng Lênin năm 1967. Gh số 15, liên khúc phổ thơ Michel angelo ... là những sáng tác cuối cùng của nhạc sỹ.
    (theo tài liệu ... mà em chẳng biết của ai cả, mất mất tờ đầu rùi)

    Shostakovich nổi tiếng nhất vẫn là các giao hưởng bởi chúng thể hiện được tất cả tư tưởng tình cảm của nhạc sỹ, những cảm xúc to lớn trước cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân. Em thấy có lẽ từ trước đến giờ chỉ có riêng ông là có thể sánh với Beethoven về âm hưởng hào hùng, sự mạnh mẽ dữ dội trong âm nhạc, nghe các bản giao hưởng số 11, 12 thật sướng kinh khủng, ai yêu cách mạng tháng mười mà chưa nghe 2 gh này thì thật quá phí. VD như gh số 11 rất đặc biệt vì xuyên suốt trong các chương nhạc sỹ đã sử dụng 6 bài hát cách mạng của nhân dân ( rất phổ biến thời đó) làm giai điệu chính ( các bài "hãy nghe đây", "hãy ngả mũ", "các anh đã ngã xuống"...) (trước đây Beethoven cũng dùng bài Mác-xây-e trong giao hưởng số 3) , điều này còn cho thấy âm nhạc cổ điển vốn được cọi là bác học có thể gắn với nhân dân như thế nào, nhất là trong thời đại Xôviết.( em nghe gh này nhiều lúc thấy quen quen, hình như là nhạc trong phim tài liệu ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của Shostakovich). Gh số 12 thì lại có tính chất tổng kết về cách mạng tháng mười, có chương cuối tên " Bình minh nhân loại" khẳng định vai trò của cuộc cách mạng trong thế kỷ 20 và cả trong tương lai rất xúc động và hoành tráng.
    Các sáng tác ở các thể loại khác của Shostakovich cũng rất hay, tình cảm cực phong phú nhiều bản rất vui, giai điệu rât mới mẻ hiện đại, nhiều khi có nhiều suy nghĩ buồn, hơi chán chán mở mấy đĩa Beethoven, Chopin hay Tchaikovsky, Rachmaninov nghe thấy chả hợp gì cả, cứ cổ cổ và xa lạ thế nào í nhưng nghe mấy concerto của Shostakovich lại thấy rất hợp, thoải mái hẳn. Có lẽ gần với thời của mình hơn nên thoả mãn được những suy nghĩ dở dở ương ương của bây giờ.
    Chết cha viết hơi dài các bác ạ, tại vì thích Shostakovich quá lại muốn hóng hớt với box Nga, các bác thông cảm nhá! À có bác nào thích Shostakovich ko ah?????( chả hiểu sao post ở box Nga thấy... hơi run run, phải bật nhạc Shostakvich lên cho nó rũng cảm).
    Шос,акоOи?
    Các bác thấy Bác SHOS có đẹp zai ko hả? Trông hiền lành thư sinh thế mừ mạnh mẽ ghê gớm. He He

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 18/05/2003
  3. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Ludwig lắm lắm! Lâu lắm mới được 5*, He He He... sướng quá cười từ nãy đến giờ.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  4. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bác Ludwig 65 ơi nhường cho em post về RACHMANINOV trước nhé, để em làm quen thêm với các bác ở Box Nga, với cả thể hiện đồng tình với bác rất rất nhiều về bác Rach đấy ah. (em lanh chanh viết trước chỉ có tính "liệt kê", có gì bác bổ xung phần "cảm xúc" vào nhá)
    RACHMANINOV - Tâm hồn SLAVƠ.
    Nhắc đến Rachmaninov người ta nghĩ ngay đến những bản concerto rất giàu cảm xúc, mang đậm tâm hồn Slavơ, tâm hồn Nga với những chuyển tiếp đột ngột giữa niềm vui và nỗi buồn. Âm nhạc của ông mang nhiều giá trị hiện thực, tính độc đáo , tính dân tộc và khuynh hướng dân chủ trong sáng tác.
    Rachmaninov là nhạc 1 trong những nghệ sỹ vĩ đại nửa đầu thế kỷ 20, ông nổi tiếng ở cả 3 lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn dương cầm và nhà chỉ huy giàn nhạc (được coi là một trong hai pianist vĩ đại nhất nửa đầu thế kỷ20). Sự tồn tại "vật chất" của ông trên cõi đời này là khoảng thời gian từ ngày 23-3-1873 đến ngày 28-3-1943. Ông học nhạc từ năm 4 tuổi và ngay khi còn là sinh viên đã thể hiện tài năng xuất chúng, với trí nhớ âm nhạc kỳ lạ ông đã tốt nghiệp môn dương cầm trước thời hạn 1 năm (được miễn thi) rồi sau đó giành huy chương vàng môn sáng tác với nhạc kịch một hồi "A-lê-cô" (phổ thơ "Những người Digan" của Puskin) hoàn thành trong 17 ngày (Tchaikovsky đã hoan nghênh tác phẩm này khi nó được công diễn). Ngoài ra các sáng tác trong thời sinh viên còn có "Rap-xô-đi Nga-ta-lư", concerto piano số 1...
    Sang những năm 90, Rachmaninov đã viết: bản phóng khúc gh "ghềnh đá", "Tam tấu buồn " tặng Tchaikovsky, romance op.8, gh số1...
    Ngày 27/10/1901 ,sau 3 năm ko sáng tác ông đã quay trở lại đầy ấn tượng với concerto số 2 cho piano nổi tiếng thế giới biểu diễn ở Moskva, các sáng tác khác đầu thế kỷ 20 của ông là can-tát "mùa xuân", nhạc kịch "Người kỵ sỹ hà tiện"...
    Từ năm 06 đến 09 Rachmaninov đến sống ở Đret-xen và viết gh số 2, gh thơ "hòn đảo của những người chết", sonata số 1. Mùa thu năm 1909 nhạc sỹ trở về Nga và cho ra đời concerto số 3. Kiệt tác này đã đưa ông lên đài vinh quang thế giới sánh ngang với các concerto số 1 của Tchaikovsky, hay concerto của Grieg, Chopin...
    Khi cách mạng tháng mười nổ ra, do chưa hiểu được cách mạng ông đã cùng gia đình lánh sang Thuỵ sỹ rồi định cư ở Mỹ 25 năm cuối đời, trong giai đoạn này ông có các tác phẩm "Rap-xô-đi dựa trên chủ đề của Paganini", gh số 3, những vũ khúc gh, và "những biến tấu dựa trên chủ đè của Coreli".
    Các sáng tác cho Piano của Rachmaninov biểu hiện cảm xúc và tâm lý sâu sắc, giai điệu hoà âm phong phú, âm hình đa dạng, nổi tiếng là các Prêluýt, êtuýt mang nội dung đề tài rất phong phú, với tính phức tạp về tâm lý và kỹ xảo đậm nét, và đặc biệt được ưa chuộng là 2 concerto số 2 và 3. Với thế giới người ta thường ưa chuộng bản số 3 hơn nhưng ở Nga thì có vẻ bản số 2 lại được ca ngợi nhất.Có lẽ vì bản này mạnh mẽ và nghị lực hơn cả.
    Không biết bác Ludwig 65 thích tác phẩm nào của Rach nhất nhể? Em mới chỉ nghe 3 concerto 1, 2, 3 (nhưng mà nhai đi nhai lại rât rất nhiều lần rồi, vẫn luôn thấy tuyệt cú mèo) và 2 prêluýt của ông thôi, đúng là trong đó concerto số 2 là hay nhât, đặc biệt là cao trào của chương 1 nghe phấn khích kinh dị.
    In Memory of Rachmaninoff
    Rachmaninoff was made of steel and gold:
    Steel in his arms, gold in his heart.
    I can never think of this majestic being
    without tears in my eyes,
    for I not only admired him as a supreme artist,
    but also loved him as a man.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 18/05/2003
  5. hanoi2you

    hanoi2you Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    883
    Đã được thích:
    0
    Khâm phục! Con gái mà có cái nhìn rất sắc sảo. Vote cho bạn 5*.

    Vẫn mong em quay về, người yêu dấu ơi!
      Vẫn mong đôi ta trọn tình như lúc xưa.
  6. russian_birch

    russian_birch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Ai biết chuyện về Ivan bạo chúa( Ivan Grozny) post lên cho bà con thưởng thức cái nhỉ.
    _
    Я- Се?'жа !​

  7. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    (tiếp)​
    Năm 1900, ra khỏi nhà tù, Lê-nin lại tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một đảng Mác-xít thống nhất ở Nga. Đó chính là tư tưởng trung tâm trong các tác phẩm cũng như trong các hoạt động tổ chức thực tiễn của Người. Lúc này, Lê-nin thấy trước hết cần thiết phải có một tờ báo chính trị có tính chất toàn Nga với "Hoạt động đúng đắn và gắn liền với tất cả các nhóm địa phương". Một tờ báo như thế rõ ràng không thể xuất bản ở nước Nga chuyên chế và đầy khủng bố. Vì vậy, tháng 7 năm 1900, Lê-nin quyết định ra nước ngoài. Đó là cộc sống tha hương lần thứ nhất của Lê-nin và kéo dài hơn 5 năm.
    Lê-nin đã sống ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Đức, Anh, Pháp... và cùng với nhóm "Giải phóng lao động" ra tờ báo "Tia lửa" "Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa". Trong bài xã luận của số báo đầu tiên, Lê-nin đã nêu bật nhiệm vụ cơ bản lúc này là phải thành lập một đảng Mác-xít vững mạnh, có tổ chức, gắn chặt với phong trào công nhân. Không có một đảng như thế, giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình là giải phóng giai cấp mình và toàn thể quần chúng lao động. Năm 1992, Lê-nin viết tác phẩm "Làm gì?". Tác phẩm đã vạch trần những khuynh hướng và tác hại của chủ nghĩa cơ hội đối với phong trào công nhân quốc tế, chỉ ra "phái kinh tế" ở Nga thực chất cũng chỉ là chủ nghĩa cơ hội của Béc-xtanh ở Tây Âu, nó chủ trương hạn chế giai cấp công nhân chỉ đấu tranh kinh tế, không đấu tranh chính trị, chỉ nhằm cải thiện điều kiện lao động trong khuôn khổ xã hội tư bản. Đồng thời, Lê-nin đã vạch kế hoạch xây dựng đãng về mặt tổ chức, đặt cơ sở cho học thuyết về một đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân.
    Với phái "Tia lửa" do Lê-nin lãnh đạo là hạt nhân chuẩn bị, tại đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (tháng 7-1903), những tư tưởng của Lê-nin về một đảng vô sản kiểu mới đã đánh bại hoàn toàn phái kinh tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua những văn kiện cực kỳ quan trọng: cương lĩnh của đảng với nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho chuyên chính vô sản; điều lệ của đảng dựa trên những nguyên tắc tổ chức của một đảng mác-xít kiểu mới theo tư tưởng của Lê-nin. Nhưng cũng tại đại hội đã xuất hiện một trào lưu cơ hội chủ nghĩa mới tức là bọn Men-sê-vích đối lập hoàn toàn với Lê-nin và những người Bôn-sê-vích.
    Như thế, đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào công nhân quốc tế. Đại hội đã thành lập một đảng Mác-xít chiến đấu, cách mạng của giai cấp công nhân Nga, về nguyên tắc khác hẳn các đảng cải lương của Quốc tế thứ hai. Năm 1904, Lê-ninviết cuốn "một bước tiến, hai bước lùi". Tác phẩm tiếp tục cuộc đấu tranh triệt đểng chủ nghĩa cơ hội Men-sê-vích ở Nga và bè lũ của chúng ở Tây Âu, phát triển một cách toàn diện những nguyên tắc của một đảng mácxít kiểu mới.
    Năm 1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ. Chế độ Nga hoàng đã bộc lộ tất cả thối nát suy yếu và mâu thuẫn khủng hoảng của nó. Lê-nin đã dự đoán một cuộc cách mạng đang đến gần và tích cực chuẩn bị cho đảng. Tại đại hội lần thứ ba của Đảng công nhân xã hội, dân chủ Nga tháng 4 năm 1905, Lê-nin đã trình bày cương lĩnh chiến lược và sách lược của đảng trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản trước mắt: Giai cấp vô sản Nga phải liên minh với toàn thể nông dân, trung lập giai cấp tư sản, đưa cách mạng dân chủ tư sản đến thắng lợi hoàn toàn và do đó sẽ mở đường cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tháng 7 năm 1905, Lê-nin viết tác phẩm nổi tiếng "Hai sách lược của đãng xã hội dân chủ trong cách mạng dân chủ" nhằm giải thích những nghị quyết của đại hội, bảo vệ đường lối chiến lược và sách lược của những người của bọn Men-sê-vích. Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác về cách mạng không ngừng, Lê-nin đã nêu ra lý luận về cách mạng tư sản dân chủ chuyển biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đó là công lao vĩ đại của tác phẩm. Cuốn sách được phổ biến nhanh chóng, đã in lại hai lần ở Nga ngay trong năm 1905.
    Năm 1909, Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Lê-nin đã phê phán triệt để, toàn diện những mưu mô xảo quyệt mới của triết học duy tâm tư sản và phát triển một cách thiên tài những vấn đề cơ bản của triết học mác-xít. Tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn Lê-nin, trong triết học Mác-xít. Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh là một sự thử thách và kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với các trào lưu trong phong trào công nhân quốc tế. Bọn cầm đầu các đảng xã hội của Quốc tế thứ hai đã công khai phản bội lợi ích của giai cấp công nhân, cam tâm ủng hộ cuộc chiến tranh tế quốc chủ nghĩa với khẩu hiệu lừa bịp "bảo vệ Tổ quốc". Lúc bấy giờ chỉ có đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu là chính đảng duy nhất giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng "biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến cách mạng". Chỉ có đảng Bôn-sê-vích Nga là thực hiện trung thành đường lối duy nhất đúng đó của Lê-nin mà thôi.
    Trong thời kỳ chiến tranh, Lê-nin đã tiến hành một khối lượng cộng tác lý luận rất to lớn, nhằm giải đáp những yêu cầu bức thiết và nóng hổi của thời đại và cách mạng, khi chủ nghĩa tư bản vừa kết thúc sự chuyển sang giai đoạn đế quốc độc quyền của nó. Tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lê-nin là sự tiếp tục một cách thiên tài bộ "Tư sản" của Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Từ sự nghiên cứu hết sức sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa đế quốc, Lê-nin đã rút ra những kết luận cực kỳ quan trọng về sự phát triển không đều là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản và cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi trong một nước. Những luận điểm đó đã nâng cao tính chủ động và tích cực cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và đặt cách mạng vô sản thành nhiệm vụ trực tiếp trong chương trình nghị sự của giai cấp công nhân các nước.
    Được vũ trang bằng lý luận cách mạng của Lênin, đảng Bôn-sê-vích và giai cấp công nhân Nga đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2, lật đổ chế độ Nga hoàng. Nhưng cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ để tiến lên giành thắng lợi triệt để. Ngày 3-4-1917, Lê-nin về nước. Ngày hôm sau, tại hội nghị những người Bôn-sê-vích ở Pê-trô-grát, Lê-nin đã trình bày bản báo cáo về kế hoạch đấu tranh để chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu nổi tiếng "Chính quyền về tay các Xô viết". Đó là bản "Luận cương tháng Tư" thiên tài của Lê-nin.
    (Còn nữa ....)

    Cuộc đời như giấc mộng
    Hạnh phúc được là bao
  8. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Để em góp mấy cái pic của Lênin cho nó sinh động.
    >енин

    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 08:04 ngày 14/10/2004
  9. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    (tiếp theo và hết)​
    Sau những sự kiện tháng 7, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản ra lệnh bắt Lê-nin, công khai khủng bố phong trào cách mạng. Cách mạng bước vào giai đoạn mới. Theo quyết định của Trung ương đảng Bôn-sê-vích, Lê-nin tạm thời lẩn tránh. Từ lều cỏ bên hồ Ra-dơ-líp, Lê-nin tiếp tục lãnh đạo mọi công tác của đảng. Thông qua Xvéc-lốp và Xta-lin, Lê-nin chỉ đạo đại hội lần thứ sáu với sự thay đổi khẩu hiệu chính trị của đảng - khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Chính trong thời kỳ sôi động và gian khổ này, Lê-nin đã viết tác phẩm nổi tiếng "Nhà nước và cách mạng" và nhiều cuốn khác nữa, nhằm chuẩn bị cho đảng và giai cấp công nhân nắm chính quyền. Lê-nin đã phát triển học thuyết Mác-xít về nhà nước, vạch ra những nguyên lý về chính trị và những biện pháp thực tiễn đầu tiên của nhà nước vô sản đồng thời phê phán gay gắt những quan điểm ********* về nhà nước của Cau-xky và đồng bọn. Lê-nin khẳng định: "Chỉ những người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là những người Mác-xít".
    Trước sự chuyển biến khẩn trương của tình hình, tháng 10 năm 1917 Lê-nin từ Phần Lan trở về Pê-trô-grát. Tại cuộc hội nghị ngày 10-10-1917, theo đề nghị của Lê-nin, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã thông qua bản nghị quyết lịch sử về tiến hành khởi nghĩa vũ trang và kêu gọi toàn đảng và toàn thể công nhân, binh lính sẵn sàn hành động. Ngày 25-10-1917 (tức là ngày 7 tháng 11 dương lịch) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin từ điện Xmôn-nưi, cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản đã thắng lợi ở Pê-trô-grát. Và như thế, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thành công. Một kỷ nguyên mới ?" kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội - đã mở ra trong lịch sử loài người.
    Một ngày sau, vào tối ngày 26-10-1917, trong phiên họp cuối cùng của Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai, Đại hội đã thông qua hai bản dự thảo Sắc lệnh về hòa bình và Sắc lệnh về ruộng đất do Lê-nin trình bày. Đó là những văn kiện chính thức đầu tiên của chính quyền công nông. Đại hội đã bầu Hội đồng ủy viên nhân dân tức Chính phủ công nông do Lê-nin làm chủ tịch. Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Xôviết vượt qua muôn vàn khó khăn cực kỳ nặng nề để củng cố và bảo vệ chính quyền Xôviết, đánh bại cuộc nội chiến của bọn ********* trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên ngoài, tiến hành thắng lợi công cuộc khôi phục và phát triển nền kinh tế mới.
    Từ nhiều năm trước đây, Lê-nin đã hoạt động không mỏi mệt nhằm tập hợp những người theo chủ nghĩa quốc tế trong các đảng xã hội dân chủ thành một phái tả trong Quốc tế 2 chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa và tiến tới thành lập một Quốc tế mới thật sự cách mạng của phong trào công nhân quốc tế. Sau cách mạng tháng 10 với sự ra đời của Nhà nước Xô Viết và trong cao trào cách mạng của giai cấp công nhân châu Âu, tháng 3 năm 1919 các đảng cộng sản thế giới đã tiến hành đại hội thành lập Quốc tế cộng sản - tức Quốc tế thứ ba. Với những hoạt động thực tiễn và những tác phẩm lý luận xuất sắc của mình, Lê-nin đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế cộng sản và xác định đường lối đấu tranh đúng đắn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đấu tranh triệt để chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa cơ hội tả khuynh tồn tại trong một số đảng cộng sản các nước.
    Cũng đã từ lâu, Lê-nin hết sức quan tâm tới cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Với khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!" và luận điểm thiên tài: các dân tộc chậm tiến có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước phương Đông đã bước sang một giai đoạn mới. Họ đã tìm thấy con đường giải phóng thật sự cho dân tộc mình. Lê-nin đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng, triển vọng và ý nghĩa ngày nay càng to lớn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng trên toàn thế giới. Lê-nin đã vạch ra cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Trong nhiều tác phẩm và nhất là những bài viết cuối đời của mình, Lê-nin khẳng định khả năng xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và đã đề ra những nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể của công cuộc xây dựng đó: Là tiến hành công nghiệp hóa đất nước, tập thể hóa nền nông nghiệp và tiến hành đồng thời ***************** và tư tưởng.
    Đi theo con đường của Lê-nin vạch ra, nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bôn-sê-vích đã vững bước tiến lên, xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn gian khổ, trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới. Những năm tháng hoạt động đấu tranh trong những điều kiện hết sức gian khổ và căng thẳng cùng với hậu quả của vết thương do kẻ thù gây ra, sức khỏe của Lê-nin đã giảm sút rất nhiều. Từ mùa thu năm 1922, Lê-nin bị ốm nặng. Trên giường bệnh, Lê-nin vẫn làm việc và đã đọc cho ghi lại những bài báo cuối cùng. Đó là những di chúc chính trị của Người đối với toàn đảng Bôn-sê-vích và nhân dân Xô viết, đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
    "Sau Mác, lịch sử phong trào giải phóng vĩ đại của giai cấp vô sản chưa bao giờ có được một nhân vật vĩ đại như người lãnh tụ, người thầy, người bạn của chúng ta. Tất cả những gì thực sự vĩ đại và anh hùng ở trong giai cấp vô sản... để thể hiện trong Lê-nin một cách tuyệt vời và tên người đã trở thành tượng trưng cho một thế giới mới, từ Tây sang Đông, từ Nam chí Bắc..." Đó là những lời trong bản kêu gọi đặc biệt đề ngày 22-1-1924 của Trung ương Đảng Bôn-sê-vích "Gửi Đảng và toàn thể nhân dân lao động" trước tổn thất hết sự nặng nề của đất nước Xô viết - Lê-nin vĩ đại từ trần.
    Lê-nin mất đi, nhưng sự nghiệp vĩ đại của Người đời đời sống mãi trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Công lao vĩ đại của Lê-nin là ở chỗ Người đã phát triển chủ nghĩa Mác trong những điều kiện của thời đại lịch sử diễn ra từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Lê-nin là chủ nghĩa Mác trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc và của các cuộc cách mạng vô sản, của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Công lao vĩ đại của Lê-nin là ở chỗ lần đầu tiên Người đã biến những nguyên lý của chủ nghĩa Mác thành hiện thực cách mạng rực rỡ với thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga. Như Xta-lin đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa Lê-nin là lý luận và sách lược về cách mạng vô sản nói chung, lý luận và sách lược về chuyên chính vô sản nói riêng". Như vậy, với đỉnh cao của trí tuệ loài người, cùng với học thuyết của Mác - Ăng-ghen, học thuyết của Lê-nin đã trở thành vũ khí vô địch của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức, trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng nhằm thủ tiêu mọi chế độ áp bức và bóc lột tàn bạo.
    (Koheu)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
    Được Ludwig65 sửa vào 08:05 ngày 05/06/2003
  10. Nguyen_Quang_Vinh_new

    Nguyen_Quang_Vinh_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2001
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    éĂéÊéƠézéT éYéééàéằ ézẹéáééắééáẹ? (10.07.1895 - 15.09.1975) - ẹéắééàẹ,ẹééáéạ éééáéééắéẵẹẹ,ẹ?ẹféẹ,éắẹ?, ééắéẹ,éắẹ? ẹ,éàẹ.éẵéáẹ?éàẹééáẹ. éẵéẹfé (1940), ééééảéẹẹZéằẹOééá.
    é' ééắéẵẹ?éà 40-ẹ. ééắééắé éY.éz.éĂẹfẹ.éắéạ ẹéắéãéééàẹ, éắééắéằéắéãéẹfééắééắéạ éáẹẹ,ẹ?éàééáẹ,éàéằẹO-ééàẹ?éàẹ.ééẹ,ẹ?éáé éĂẹf-15 éá ẹéẹééàẹ?éáéẳéàéẵẹ,ééằẹOéẵẹéàéẵéáéẵẹééẹ éẹ?éàéẳéáẹ (1968), é"éắẹẹfééẹ?ẹẹ,ééàéẵéẵẹéàéẵéáéẵé, éắẹ?ééàéẵééẳéá ézéẹ,ẹéẹ?ẹOẹééắéạ ééàééắéằẹZẹ?éáéá, éÂẹ?ẹfééắééắééắ ésẹ?éẹéẵéắééắ é-éẵééẳéàéẵéá, ésẹ?éẹéẵéắéạ é-ééàéãéẹ<, ôé-éẵéé éYéắẹ?ẹ'ẹ,éằ, éẳéàéééằẹéẳéá. é~éẳẹ éĂẹfẹ.éắééắ éẹ?éáẹééắéàéẵéắ éẳéẹ^éáéẵéắẹẹ,ẹ?éắéáẹ,éàéằẹOéẵéắéẳẹf éãéééắéẹf é éoéắẹéééà.

Chia sẻ trang này