1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người Nga làm nên lịch sử

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Vera_Lauriana_new, 14/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Tưởng nhớ Vladimir Vưsoxtki bên tượng đài ông ở Mockba
    'е?е? памя,и 'ладими?а 'а?иса "олина, 'о?ис ХмелOни?кий, Александ? oи.айлов, а ,акже г?fппZбэ", "'елf ?або,ае, на бо?,f oеждfна?одной косми?еской с,ан?ии (osС), спе?иалOно взял на о?би,f несколOко дисков с записями своего кfми?а. zб э,ом сооб?или в ~нс,и,f,е медико-биологи?ески. п?облем. С?еди записей - "-оло,ой диск" с песнями, ко,о?f исполOзfZ, по нас,?оениZ: помимо мfз Hasta La Vista
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn, biên kịch, đạo diễn và diễn viên VASILI SUKSIN
    Vasili Suksin là một con người kỳ lạ, dù chỉ đến với cuộc đời này vẻn vẹn có hơn 40 năm ( 25-7-1929/2-10-1974), nhưng ông đã để lại cho những người cùng thời, cho các thế hệ mai sau những tác phẩm nghệ thuật bất tử và một tấm gương lao động nghệ thuật tuyệt vời.
    Vasili Makarovich Sukin sinh tại Sroxki, một làng nhỏ nằm trong vùng trong vùng núi Antai. Đó là một làng quê thanh bình, tĩnh lặng, ở đó có những người nông dân Nga cần cù với tâm hồn trong sáng, cao thượng. Những con người bình dị ấy đã sống động trong óc quan sát và ý nghĩ sáng tác của ông. Mà sau này họ đã hiện lên trong hầu hết các tác phẩm của ông.
    Tuổi thơ của Suksin trải qua nhiều bất hạnh, ông sớm mồ côi cha (cha ông là Makar Leonchievich mẹ ông là bà Maria Xergeevna) , rồi chiến tranh xảy ra, những năm tháng gian khổ ấy đã khiến Suksin phải làm những công việc nặng nhọc quá sức mình. Nhưng ý chí đã khiến ông vượt lên tất cả. Tâm hồn khao khát hiểu biết của Suksin được sự khích lệ và động viên rất nhiều bởi những thầy cô giáo từ Leningrat tản cư về làng. Trước khi vào con đường nghệ thuật, Suksin đã trải qua rất nhiều nghề như thợ mộc, thợ nề, điện báo viên, lính thuỷ, giáo viên?
    Nhà văn
    Năm 1958 Suksin viết truyện ngắn đầu tiên của mình. Cùng năm đó, trên tờ báo ?oNgười địa phương? xuất hiện chuyện ngắn ?o2 người trên chiếc xe? của ông. Suksin đỗ vào trường điện ảnh quốc gia Liên Xô (VGIK). Tại đây, ông vừa học, vừa viết truyện ngắn. Những truyện ngắn mạng phong cách cổ điển của ông ngay từ đầu đã chiếm được cảm tình của độc giả. Ông đã miêu tả những người nông dân bình thường với những nét đặc biệt, ấn tượng. Ông biết nắm bắt và khai thác những khoảnh khắc sáng chói, lấp lánh hương thơm trong tâm hồn những con người lao động bình thường để nâng lên giá trị nhân văn cao cả của họ. Sau này, nhà nước Liên Xô đã truy tặng ông giải thưởng văn học Lênin. (Ở Việt Nam nhiều tập truyện ngắn của ông đã được dịch và được bạn đọc rất yêu mến như: ?oTruyện ngắn Sksin?, ?oMặt trời?, ?oÔng già và cô gái?, vv )
    Đạo diễn
    Người ta còn nhớ mãi một giai thoại về Suksin khi ông thi vào trường điện ảnh. Khi đó ban giám khảo đứng đầu là đạo diễn tài ba M. Rômm hỏi: ?oAnh đã đọc Chiến tranh và hoà bình của L. Tônxtôi chưa ??, Suksin thú nhận: ?oTôi chưa đọc? ?" ?oVì sao ?? ?" Suksin thật thà đáp: ?oNó dày quá!? câu trả lời làm tất cả ban giám khảo đều cười. Sau này Suksin vừa là học trò vừa là đồng nghiệp của M. Rômm.
    Năm 1960, với bộ phim tốt nghiệp ?oTừ Lebiadiego chúng tôi thông báo?, đã đưa Suksin chính thức trở thành đạo diễn. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về vùng Antai thân yêu, và bộ phim ?oCó 1 chàng trai như thế? đã được xây dựng ngay tại quê hương. Phim kể một cách nhẹ nhàng, hồn nhiên và tươi trẻ về một chàng lái xe, gương mặt của thế hệ mới vùng núi Antai. Và nó cũng mở đầu cho phong cách làm phim của Suksin: Trung thành với hiện thực, tin ở thực tế song cũng ánh lên cái nhìn hài hước và châm biếm kiều Nga. Tại liên hoan phim ?oThanh thiếu nhi thế giới? tại Venise (Italia), phim đã đoạt giải thưởng lớn ?
    Với tài năng bẩm sinh, Suksin đã chuyển được chất văn xuôi của mình lên màn ảnh. Những bộ phim tiếp theo như ?oCon trai và người anh em của anh?, ?oNhững người kỳ lạ?, đều được công chúng đón nhận nhiệt tình và được nhà nước trao giải thưởng toàn liên bang năm 1967. Đặc biệt bộ phim ?oNhững lò sưởi - những ổ gian phi?, ông làm năm 1970 là hài kịch xã hội mang tính triết học, đặt ra những vấn đề lớn trong đo thị hoá nông thôn. Đó là sự di cư của những người nông dân ra thành phố, sự bắt chước lối sống đô thị, vấn đề bảo vệ những giá trị văn hoá làng quê và khẳng định những giá trị chân chính của người lao động.
    Bộ phim ?oHoa Kalina đỏ? những năm 70 đã gây ra được tiếng vang lớn trên màn ảnh Liên Xô. Người xem có thể cảm nhận được từ nhiều góc độ và từ nhiều trình độ. Tiết tấu cơ bản luôn được xuất phát từ yếu tố đầu tiên của nhân vật ?" đó là tính cách. Sự phát triển tính cách nhân vật cũng giúp cho Suksin bộc lộ cái tôi cá tính sáng tạo. Bộ phim là hình ảnh đặc sắc của cái bi trong điện ảnh kết hợp với chất melodran. ?oHoa Kalina đỏ? là một bộ phim được chiếu liên tục trong nhiều năm, nhưng chỉ riêng năm đầu đã có 62 triệu lượt người xem. Đạo diễn X. Gheraximop phải thốt lên: ?o Chính chúng ta ko hiểu rằng mình đang sống trong thời đại của Suksin?.Nhà xã hội học Pevredếnp gọi Suksin là ?oNgười tinh thông sâu sắc những vấn đề xã hội của nông thôn chúng ta?. Năm 1974, bộ phim này giành giải thưởng lớn của liên hoan phim toàn quốc.
    (còn tiếp ...)
    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 01/08/2003
  3. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo ... cho xong)
    Diễn viên
    Ngoài tài năng đạo diễn, Suksin còn là một diễn viên tầm cỡ. Ngay từ hồi còn là SV, tài năng diễn xuất của anh đã bộc lộ. Anh đã được mời đóng vai chính, vai Phêđô lớn trong phim ?oHai chàng Phêđô?. Năm 1974, đạo diễn S. Bondarchuc dựng bộ phim lớn ?oHọ đã chiến đấu vì Tổ quốc? theo tác phẩm của nhà văn Sôlôkhốp. S. Bondarchuc muốn tìm một vai diễn lớn vào vai người lính Nga hóm hỉnh và can trường Lôpakhin. Ông đã quyết định chọn Suksin. Trong bộ phim bi tráng này, người lính Hồng quân, dù trong cuộc rút lui đầy gian lao vất vả, trong trong tâm hồn vẫn ngời lên phẩm chất của người chiến thắng. Với sự đóng góp của Suksin, bộ phim ?oHọ đã chiến đấu vì tổ quốc?, là một trong những bộ phim quan trọng của Điện ảnh Xôviết.
    Suksin đã tham gia đóng trong hơn 20 bộ phim. Khi nhận vai, ông nghiên cứu kỹ nhân vật, ?othuộc lòng? họ, hoà vào nhân vật song vẫn giữ được cái riêng của mình. Người xem còn nhớ mãi hình ảnh người lái xe trong phim ?oSlionka? (1962), ông giám đốc Chionnưk trong phim ?obên hồ? (1970) rồi chàng nông dân I. Raxtoguev trong ?oThê đội vàng?, Giovka trong ?oNó thế nào, biển ấy ??, Krachenco trong ?oBa ngày của Vichto Chrnưisov?. vv...
    Suksin - con người được yêu mến
    Nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên Suksin là một người rất được công chúng yêu mến vì dù ở bất cứ cương vị nào Suksin luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Những thành công của ông có sự trợ giúp đắc lực của vợ ông, diễn viên điện ảnh Lidia Phedoxeeva. Gia đình ông sống trong một căn phòng nhỏ. Suốt đời ông mơ được làm việc trong một căn phòng rộng rãi, thoáng mát. Ông là một con người vì công việc, thường suy nghĩ, sáng tạo nghệ thuật ở mọi nơi, mọi lúc, đắm mình vào thiên nhiên Nga tươi đẹp. Suksin luôn mang theo ?ophòng sáng tác? bên mình. Kê đầu gối làm bàn, viết trên xe lửa, nghĩ về những dự định sáng tác sắp tới ở mọi nơi, mọi lúc, bất kể trong hoàn cảnh nào. Một khối lượng công việc đồ sộ đã được ông hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời. Đọc sách là công việc yêu thích thường xuyên của ông. Cả cuộc đời ông luôn sống trong tình thân hữu của bạn bè và đồng nghiệp. Các văn nghệ sỹ nổi tiếng đều đánh giá cao tài năng của ông.
    Nhưng giữa lúc tài năng đang vào độ chín, ông ra đi sau một cơn đau tim đột ngột ngay trên trường quay vào một ngày thu năm 1974. Cái chết của ông gây chấn động toàn nước Nga. Gia đình ông nhận được 160.000 lá thư, điện chia buồn của những người hâm mộ, yêu mến ông. Sau khi ông mất, ngôi nhà nhỏ nơi trước kia ông sống trở thành nhà lưu niệm được giữ gìn như một bảo vật quý giá của vùng núi Antai.
    Bằng những tác phẩm của mình, Suksin đã phản ánh hình ảnh bình dị của tâm hồn Nga, đẹp một cách tự nhiên trang nhã như làng quê Nga bao la, tươi đẹp. ?oVăn xuôi nông thôn? và ?ođiện ảnh thời đại? của Suksin mãi mãi là một phần di sản quý báu trong kho tàng văn hoá tinh thần cảu nhân dân Nga.
    Hết ah.

    "Oh, I got plenty o'''' nuttin''''
    An'''' nuttin''''s plenty for me.
    I got the sun, got the moon, got the deep blue sea..."

    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 01/08/2003
  4. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Piotr Đại đế - Nhà cải cách kiệt xuất đầu tiên của nước Nga ( 1672 - 1725)
    Sinh năm 1672 ở Moskva, mất năm 1725 ở Saint Petersburg. Lên ngôi Hoàng đế nước Nga khi còn ở tuổi vị thành niên (1682), và sau lễ thành hôn ( 1689) mới được coi là đã trưởng thành và bắt đầu trị vì nước Nga.
    Là con trai thứ hai của Nga hoàng Abksei Mikhalovits và Hoàng hậu thứ phi Natalia Kirinlovna Narưshkina. Vua cha qua đời khi Pechia chưa đầy 5 tuổi. Hoàng tử anh cả Phedor nối ngôi được 6 năm thì qua đời (1682). Một cuộc tranh giành ngôi kế vị đã diễn ra quyết liệt với kết cục phe Công chúa Sophia thắng thế: Hoàng tử anh Ivan 16 tuổi cùng cha khác mẹ nhu nhược được tôn làm hoàng đế thứ nhất, Piotr là em làm hoàng đế thứ 2. Nhưng đến năm 1689 Piotr loại trừ được công chúa lộng hành Sophia và Ivan, giam quản thúc Sophia tại tu viện Novodevitschi. Mặc dù đã thu được toàn bộ quyền bính về tay mình song Piotr vẫn dành ra vài năm tiếp tục luyện quân sự giải trí với các trung đoàn thanh thiếu niên cận vệ riêng của mình - trung đoàn Preobrazhenski và Semenovsski.
    Sinh thời Piotr là một người có tầm vóc cao lớn, ông cao tới hơn 2m, đi đứng nhanh nhẹn hoạt bát. Ông có thể dùng tay không uốn chiếc đĩa bằng bạc thành ống tròn, bẻ móng sắt bọc chân ngựa dễ dàng như không. Điều đặc biệt nữa đối với một vị Hoàng đế là ông có chai tay, từng làm nhiều công việc lao động chân tay: thợ đóng tàu, thuỷ thủ, thợ đóng giày, sửa chữa máy...
    năm 1696 khi Hoàng đế thứ nhất Ivan băng hà, Piotr trở thành Hoàng đế duy nhất của nước Nga. Xây dựng một nước Nga hùng mạnh trong tương lai là điều trước tiên mà ông trăn trở. Một năm trước đó, 1695, quân Nga chưa có hải quân nên giành đường ra Biển Đen với Thổ Nhĩ Kì thất bại. Piotr liền gấp rút xây dựng lực lượng hải quân gần Voronezho, chỉ một năm sau nước Nga đã có một hạm đội hải quân khá mạnh tấn công quân Thổ Nhĩ Kì và chiếm được đường ra biển Azov.
    Bài học tự mình xây dựng lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước đã khiến Piotr thấy đã đến lúc phải mở cửa bang giao với bên ngoài. năm 1697, Piotr I mở đại sứ quán ở các nước Tây Âu, phái nhiều nhà quí tộc trẻ ra nước ngoài học hỏi để về xây dựng đất nước. Bản thân Piotr cũng ghi tên mình là binh nhất Piotr Mikhalov vào danh sách đi sang Tây Âu để " đi một đàng học một sàng khôn". Những điều mà ông học được ở nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với Piotr I trong việc điều hành đất nước sau này. Ông được khai sáng về kĩ thuật bởi một người Thuỵ Sĩ tên là Lefort, được một viên tướng người Phổ dạy về pháo binh, ở Amsterdam ông đã cùng bạn bè ròng rã ngày đêm lao động trong 2 tháng và đóng xong 1 tàu chiến, ở Anh quốc học thêm về hải quân. Ông có một kiến thức rất tốt về lịch sử, toán học, và với dự định rõ ràng, ông tìm đến một số nước Tây Âu tìm hiểu cách tổ chức bộ máy Nhà nước của họ, tham dự cả các phiên họp Nghị viện.
    "авай за жизнO
    Được xanhia sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 08/08/2003
  5. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Piotr I là nhà cải cách kiệt xuất đầu tiên của Đế chế Nga có công lao to lớn tạo nên sự hùng mạnh về quân sự và kinh tế cho nước Nga trong mối tương quan với các nước tiên tiến đương thời ở Tây Âu, đồng thời là nhà tổ chức tuyệt với, biết tập hợp xung quanh mình một lớp người tiến bộ có tri thức, trong đó có rất nhiều là người nước ngoài, đó là những nhà chỉ huy quân sự, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, nhà giáo dục có năng lực thật sự. Ông cùng là một nhà hoạt đông văn hoá lớn. Công lao của Piotr được đánh giá rất cao, ông được gọi là "Người cha của Tổ quốc".
    Piotr I đã nhìn xa trông rộng tiến hành một loạt cải cách quan trọng trong việc quản lí bộ máy Nhà nước và kiến thiết đất nước, bao gồm nhiều lĩnh vực như thành lập Thượng nghị viện, các uỷ ban và các cơ quan kiểm tra Nhà nước và truy tố tội phạm cấp cao nhất, đặt nhà thờ dưới quyền điều khiển của Nhà nước, phân chia hành chính đất nước thành các tỉnh, xây dựng thành phố Petersburg thành Thủ đô mới của nước Nga.
    Về mặt quân sự: nhằm củng cố sức mạnh quân sự của nước Nga, Piotr Đại đế chủ trương xây dựng quân thường trực với số lượng quân khá lớn, thường xuyên bổ sung quân số bằng cách mộ lính là những người nông dân và dân thành thị. Quân đội được trang bị vũ khí thống nhất, quân phục thống nhất, điều lệnh thống nhất. Đội ngũ sĩ quan được đào tạo đồng bộ từ những người quí tộc và xây dựng một hạm đội hùng mạnh trên biển Baltique.
    Piotr I đã mở đầu việc cai trị bằng sự khai thông con đường ra biển Azov đồng thời khẳng điịnh sự hùng mạnh về quân sự của nước Nga. Năm 1700, Piotr I kí hoà ước với Thổ Nhĩ Kì và tuyên chiến với Thuỵ Điển, lấy lại được những vùng đất ven biển Baltique mà Thuỵ Điển đã chiếm từ đầu thế kỉ 18. Vua Thuỵ Điển lúc đó mới 18 tuổi, Charles XII nhưng là nhà chỉ huy quân sự có tài và dũng mãnh đã giữ vững được pháo đài Narva trên bờ vịnh Phần Lan, quân Nga bao vây nhưng bị tấn công và thua trận. Bài học xương máu này càng củng cố thêm quyết tâm của Piotr phải xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh trong tương lai gần. Và 2 năm sau, 1702, quân Nga đã chiến thắng liên tiếp ở vùng ven biển Baltique và chỉ trong vòng vài ba thàng toàn bộ vùng đất trên bờ sông Neva đến vịnh Phần Lan đã sạch bóng quân Thuỵ Điển.
    Sau khi khai thông đường biển sang châu Âu, Piotr đã khẳng định sự hùng mạnh của đế chế Nga ở vùng biển Baltique. Đây không chỉ là sự bành trướng vươn ra biển để châu Âu hoá nước Nga mà Piotr còn hướng đến các nước Viễn Ấn được ngầm hiểu là Ấn Độ và các nước Đông nam Á.
    Về mặt đối ngoại: Piotr I là vị Hoàng đế đống vai trò to lớn trong việc nâng cao uy tín Đế chế Nga. Việc kiến lập quan hệ ngoại giao với những cường quốc Tây Âu bấy giờ nằm trong đường lối châu Âu hoá nước Nga, đồng thời khẳng định vị trí đất nước mình ở châu Âu và ngoài biên giới châu Âu.
    Dưới thời Piotr đã hoàn tất thời kì chuyển từ nên quân chủ bao gồm những đại diện giai tầng sang nền quân chủ chuyên chế. Piotr giải tán Duma của giới quí tộc chúa đất và thành lập Thượng nghị viện gồm 9 uỷ viên là những người tâm phúc trung thành tuyệt đối với Nga hoàng, là cơ quan hành pháp và xét xử cao nhất.
    Ở Nga trước thế kỉ 18 chỉ có các trường dòng nhà thờ. Piotr ra chiếu chỉ phải thành lập trường tiểu học cho con em tất cả mọi tầng lớp ( trừ nông nô) với các chương trình cơ bản là học đọc, học viết, số học... Năm 1710 đích thân Piotr duyệt y Bảng chữ cái tiếng Nga. Năm 1724 ông ra chiếu chỉ thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga.
    "авай за жизнO
  6. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Ông là người đã cho xây dựng thành phố Petersburg năm 1703 trên sông Neva. Để xây dựng thành phố, những người nông dân đã phải lao động trong điều kiện vô cũng khốn khổ, lao động ngoài trời băng giá, mưa gió rét buốt, phải đứng hàng giờ ngâm nước đến đầu gối, và hàng chục nghìn người đã bỏ mình vì bệnh tất, vì lao động quá sức và vì đói. Và chỉ sau một thời gian ngắn thành phố Petersburg đã mọc lên với các cung điện nguy nga, những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và những công viện rộng lớn đầy cây xanh. Và kinh đô mới trên bờ sông Neva được coi là Venise phương Bắc.
    Là người quyết đoàn nắm trong tay quyền tối cao trị vì Đế chế Nga đầu thế kỉ 18, Piotr I là nhà cải cách toàn diện nước Nga, đưa nước Nga trở thành một cường quốc ở châu Âu thời bấy giờ. Song để đạt được mục đích, Piotr I không dừng lại trước bất cứ một điều gì kể cả việc đàn áp nhân dân, thậm chí thẳng tay gây ra những vụ đàn áp đẫm máu. Năm 1698, khi hay tin dòng họ Miloslavski trong giới quí tộc chúa đất âm mưu làm phản, Piotr I đã ra lệnh hành quyết những người cầm đầu và hơn 1000 quân cấm vệ thành mưu phản. Một thời gian sau, hay tin con trai duy nhất của mình là Hoàng tử Aleksei cũng có tham gia vào âm mưu phản loạn, đích thân Piotr đã ra lệnh biệt giam con trai ở pháo đài Petropavlovsk trong ngục xà lim cho đến khi chết, và sau khi Piotr qua đời, ngôi Nga hoàng được truyền lại cho con gái ông, Công chúa Elizabet. Vì chuyện này, có nhiều người cho rằng Piotr I là một người cha nhẫn tâm. Trong bảo tàng Nga còn có một bức tranh vẽ cảnh 2 Piotr đang nổi giận hỏi cung con trai.
    "авай за жизнO
  7. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Tinh thần và ý chí của chiến sĩ - vũ khí đặc biệt
    Xvi-tích A-lếch-xây An-đrây-ê-vích, 55 tuổi, tiến sĩ kỹ thuật hàng không, nguyên là đại tá quân đội Liên Xô, thường xuyên sang công tác tại Việt Nam từ năm 1989, hiện là Phó tổng giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga. Ông có cảm tình đặc biệt với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam, đã và đang cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư và hiệu quả với các đồng nghiệp Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Trong dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội Xô-viết (nay được gọi là ngày bảo vệ Tổ quốc ( 23-2-1918- 23-2-2003), Xvi-tích A-lếch-xây An-đrây-ê-vích đã viết bài để "tâm sự với các bạn Việt Nam" qua báo Quân đội nhân dân. Bài viết do tiến sĩ Trần Công Huấn dịch.
    Hiện nay, đôi với ngày thành lập Quân đội Xô-viết, người ta có nhiều cách xử sự khác nhau, thông thường là im lặng. Đối với mọi ý đồ tẩy sạch khỏi ký ức của nhân dân những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, nếu nói nhẹ đó là vô đạo đức, còn nếu nói nặng đó là tội ác.
    Trước đây cũng như hiện nay, có thể nói, trên đất nước chúng tôi, không một tập thể nào, không một gia đình nào, thậm chí không con người nào mà số phận của họ không gắn liền với Lực lượng vũ trang Xô-viết. Ông, cha chúng tôi đã đồng tâm đứng lên bằng vũ khí trong tay đập tan bọn phát-xít xâm lược và quân phiệt Nhật. Những thế hệ sau đó lại cống hiến sức mình để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Hàng triệu, hàng triệu thanh niên đã được qua trường học quân đội, được giáo dục để hình thành ý chí, tinh thần quả cảm và được đào tạo nghiệp vụ. Trên nền tảng chủ nghĩa anh hùng của quân đội Xô-viết, các thế hệ trẻ đã được rèn luyện thành những những người yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
    Một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng trước ngày 23-2-1918, khi chưa có quân đội, ở nước Nga chưa chủ có chủ nghĩa anh hùng? Thực ra, trước 1917, đã có quân đội và đã có chủ nghĩa anh hùng. Chúng tôi không thể nào quên và không được phép quên những chiến tích anh hùng đã được lập nên dưới ngọn cờ của A-lếc-xan-đơ Nhép-xki, Đi-mi-try Đôn-xki, Xu-rốp, Ku-tu-zốp, Pi-ê Đại đế, Na-khi-mốp, U-sa-kốp... cũng như không thể quên những trang sử bi hùng của đất nước, của quân đội Nga trong những năm 1904, 1905 bảo vệ biên giới phía đông của Tổ quốc.
    Sẽ không đúng nếu nghĩ rằng Hồng quân đã được sinh ra từ số không và phủ nhận tất cả những gì trước đó. Trong những ngày đầu, Hồng quân đã tiếp nhận những người ưu tú từ quân đội cũ của nga. Các sĩ quan, tướng lĩnh quân đội cũ giàu kinh nghiệm đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy cho Hồng quân từ lực lượng công nông binh, xây dựng một quân đội công nông kiểu mới để bảo vệ Tổ quốc và lợi ích của nhân dân lao động.
    Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, quân đội đã được tổ chức lại, hoàn thiện tổ chức, trang bị kỹ thuật và đào tạo cán bộ. Quân đội tham gia chiến đấu đánh tan cuộc xâm lược của các đội quân võ sĩ đạo Nhật Bản năm 1938 ở hồ Kha-xan, năm 1939 trên sông Khan-khin Gôn và ở Trung Quốc, cũng như làm nhiệm vụ quốc tế đối với nước cộng hoà Tây Ban Nha chống bọn xâm lược Đức, Ý.
    Nhưng thử thách lớn lao nhất đối với sứ mệnh của quân đội và nhân dân Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, một cuộc chiến tranh kéo dài 1418 ngày, chiến trường trải dài từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam và cực kỳ klhốc liệt. Cuộc đụng đầu Liên Xô-Đức không chỉ quyết định vận mệnh của đất nước Xô-viết mà còn của toàn nhân loại.
    Ngày nay người ta nhìn nhận lịch sử cuộc chiến tranh thế giới thứ hai một cách khác nhau, nhất là ở giai đoạn đầu. Một số người muốn hạ thấp vai trò LLVT Liên Xô trong việc đánh bại bọn phát-xít, một số khác lại cố hạ thấp vai trò của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Nhưng thường thì các mũi tên độc đều tập trung vào gia đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Nhưng cần phải nhắc tất cả những người chỉ trích nói trên rằng, các quân đội và quốc gia phương Tây mà họ tán dương lúc đó đã hoàn toàn bị khuất phục. Giờ đây cũng cần nhắc lại lời của các đại diện phương Tây về vai trò quân đội Xô-viết trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít và cứu chính các quốc gia phương Tây; Thủ tướng Anh W. Sớc-sin trong công hàm gửi Xta-lin ngày 27-9-1949 đã viết: "Chính quân đội Nga đã đánh vào điểm huyệt của bộ máy quân sự Đức và các cuộc đánh trả của quân Nga đã làm gẫy xương sống của quân đội Đức". Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đã viết trong báo cáo trình Bộ Quốc phòng tháng 6-1945: "Cuộc chiến đấu anh hùng của Liên Xô chống lại nước Đức Hít-le, đặc biệt là chiến thắng của họ tại Xta-lin-grát đã cứu nhân dân Mỹ khỏi hoạ xâm lăng của phát-xít ngay đối với lãnh thổ nước Mỹ. Sự thật là quân đội Liên Xô đã đánh tan 506 sư đoàn Đức và 100 sư đoàn chư hầu. Tổng cộng trên tất cả các mặt trận hướng Liên Xô, Đức đã bị thiệt hại mười triệu quân.
    Trong suốt cuộc chiến tranh, quân đội Liên Xô đã có một loại vũ khí đặc biệt, đó là tinh thần và ý chí của người chiến sĩ. Chủ nghĩa anh hùng và tinh thấn hy sinh quên mình đã trở thành tiêu chí hành động của mỗi người lính Xô-viết trong chiến đấu và đó là điều kiện quyết định thắng lợi của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
    Vậy vì điều gì mà những người lính Xô-viết lại thể hiện chủ nghĩa anh hùng cao như vây? Vì ai mà họ không hề tiếc sức lực và cuộc sống của mình? Những người lính Xô-viết thuộc tất cả các dân tộc hiểu rất rõ rằng: họ đang bảo vệ ngôi nhà của mình - Tổ quốc Xô-viết của mình. Tình anh em giữa các dân tộc đã trở thành sức mạnh vật chất và nhân lên sức mạnh tinh thần. Các chiến sĩ đã bảo vệ chính quyền Xô-viết như là một chế độ hợp lý nhất, dân chủ và công bằng. Họ hiểu rằng, vượt lên trên những khiếm khuyết của mình, chính quyền Xô-viết đã chấm dứt nạn thất nghiệp, bảo đảm một nền giáo dục và y tế không phải trả tiền và niềm tin vào ngày mai. Đối với nước Nga, nơi mà trước cách mạng, nạn mù chữ phổ biến ở hầu hết mọi nơi (70%), tỉ lệ chết bệnh cao, thất nghiệp ngự trị, thì các yêú tố trên có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
    Trong những năm sau đó, Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô đã bắt tay vào sự nghiệp phục hồi các thành phố bị tàn phá, thực hiện giải trừ quân bị, đạt được các hiệp định quốc tế tập thể với 5 cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp) về củng cố hoà bình. Nhưng nhiều đề nghị thiện chí của Liên Xô đã bị các nước phương Tây khước từ. Họ đã thành lập khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương (NATO), mở rộng đe doạ quân sự đối với Liên Xô dựa trên sức mạnh hạt nhân và thậm chí đã đánh đòn cân não bằng việc ném bom nguyên tử xuống hai đảo Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Trong tình thế đó, Liên Xô buộc phải tự chế tạo bom nguyên tử và bom khinh khí, sau đó là tên lửa hạt nhân và thành lập hạm đội tên lửa hạt nhân, nhằm tạo thế đối trọng. Ý thức được mối nguy hiểm của sự đối đầu đó, Liên Xô kiên trì đề nghị các nước đứng đầu áp dụng các biện pháp giải trừ vũ khí và để làm gương, đã đơn phương tiến hành giảm quân và vũ khí trang bị, thể hiện thiện chí hoà bình. Nhưng Mỹ và đồng minh đã không hề thiện chí. Ngược lại, trong suốt những năm đó,họ đã tiến hành tuyên truyền mối đe doạ từ phía Liên Xô. Tất nhiên, họ đã hoảng sợ trước phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức với sự giúp đỡ của Liên Xô. Đáng chú ý nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Cu-ba và Việt Nam vào những năm 60-70. Hiệu quả của sự giúp đỡ đó của Liên Xô đối với Việt Nam và Cu-ba được nhân lên bởi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân và sự lãnh đạo của các lãnh tụ chân chính Hồ Chí Minh và Phi-đen Ca-xtơ-rô, đã tạo thành bức thành trì chặn đứng mọi ý đồ thực dân, cho dù đó là cường quốc Hoa Kỳ. Vì vậy, phương Tây tìm mọi cách làm suy yếu và loại bỏ Liên Xô ra khỏi chính trưởng quốc tế như là một lực lượng tích cực và nguy hiểm đối với chúng. Chúng đã lao vào những cuộc chạy đua vũ trang mới, chống phá Liên Xô một cách điên cuồng về kinh tế và tư tưởng. Và như chúng ta chứng kiến, chúng đã đạt được điều đó vào những năm 90. Hiện nay tất cả chúng tôi đều hiểu rằng các thế lực đó vẫn tìm mọi cách để Liên bang Xô-viết không bao giờ khôi phục lại.
    Nhưng tôi tin tưởng rằng nước Nga của chúng tôi sẽ hồi sinh, sẽ lại đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến và yêu chuộng hoà bình.
    Hà Nội, tháng 2-2003
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  8. millennium_

    millennium_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Ivan bạo chúa
    Không có gì quí hơn độc lập tự do
  9. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Maria Nikolaeva Ermolova (éoéẹ?éáẹ ééáééắéằééàéé é.ẹ?éẳéắéằéắéé).(1853-1928)., nỏằ nghỏằ? sâ bi kỏằi sỏằ phÂn tưch tÂm lẵ nhÂn vỏưt sÂu sỏc, dặỏằ>i hơnh thỏằâc nghỏằ? thuỏưt hoàn hỏÊo trong mỏằTt loỏĂt vai anh hạng và trỏằ tơnh.Bà nỏằ.i tiỏng qua cĂc vai Laurencia trong "Suỏằ'i cỏằôu" cỏằĐa Lope de Vega, Jan Đa( Jeanne d''Arc) trong "Cô gĂi Ooclêang cỏằĐa SilặĂ, và cĂc vai kỏằéoéẵéà éẵéà ééàéãéằéắ ẹéẵéẹ?ééằé
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Boris Nikolaevich Elsin (é'éắẹ?éáẹ ééáééắéằééàééáẹ? é.éằẹOẹ?éáéẵ ).
    Sinh nfm 1931, nhà hoỏĂt 'ỏằTng chưnh trỏằi khi Liên Xô tan rÊ).
    Trong quĂ trơnh cỏÊi tỏằ. Liên Xô, Enxin li khai khỏằi 'ỏÊng CỏằTn-g sỏÊn(1990).Là tỏằ.ng thỏằ'ng Liên bang Nga (1991-1999).
    éoéẵéà éẵéà ééàéãéằéắ ẹéẵéẹ?ééằé
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman

Chia sẻ trang này