1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người tài hoa

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Rosebaby, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Những con người tài hoa

    Phan Huy Chú, học giả lỗi lạc đầu thế kỷ 19 đã viết về vùng đất Hà Tây trong "Lịch triều hiến chương loại chí": "Là một khu có hình thế tốt đẹp và chỗ đất có khí thế hùng hậu, đất tụ khí anh hoa, tục gọi văn nhã, thực là cái bình phong, phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua...".

    Hà Tây có núi Tản Viên thờ Sơn Tinh, đứng đầu "tứ bất tử". Hà Tây có dòng sông Đà, sông Hồng, sông Tích, sông Đấy, sông Nhuệ chảy qua, đầy ắp những truyền thuyết dựng làng giữ nước, với những địa danh đóng dấu ấn vào lịch sử...

    Là một mảnh đất giàu hiền tài nhân kiệt, Hà Tây đã đóng góp cho nước ta nhiều danh nhân, trí thức, anh hùng. Đặc biệt là lĩnh vực Văn học nghệ thuật với những nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ... nổi tiếng xưa nay như Tản Đà, Đào Duy Anh, Tô Hoài, Bùi Xuân Phái, Quang Dũng...

    Bài đầu tiên xin nói về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:


    Tản Đà - Nhà thơ và mộ chí

    Làng Khê Thượng, xã Sơn Đà, 109 năm về trước đã sinh ra một người con mà tên tuổi và sự nghiệp thơ văn rực rỡ trên văn đàn đầu thế kỷ XX, mãi mãi lắng đọng trong lòng chúng ta. Đó là thi sỹ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiều. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có thắng cảnh núi Tản sông Đà, vì thế mới lấy tự hiệu là Tản Đà. Về tên tự này nhà thơ đã viết:

    Văn chương thời nôm na
    Thú chơi có sơn hà
    Ba Vì ở trước mặt
    Hắc giang bên cạnh nhà

    Tản Đà sống ở quê không nhiều, nhưng lại gắn bó tha thiết và luôn tiếp nhận, phát huy những tinh hoa của quê hương đất nước. Cùng thời với Ngô Tất Tố, Nguyễn CÔng Hoan, Nguyễn Tuân, Tú Mỡ, Trúc Khê... ông được tôn là "nguyên soái của tao đàn thơ mới", là người khai mạc một nền thơ hiện đại. Thơ văn của ông giữa cõi đời là "Giấc mộng lớn", đi ra thế giới, tới cõi bồng lai là "giấc mộng con".

    Nước non nặng một lời thề
    Nước đi mãi không về cùng non
    (Thề non nước)

    Con người tài hoa ấy, với nhiều thăng trầm trong cuộc đời và chỉ sống tròn ½ thế kỷ. Suốt mấy chục năm sau với 2 cuộc chiến tranh, chủ nghĩa hiện thực độc chiếm văn đàn... Tản Đà không được đánh giá đúng chân giá trị. Phải đến Đại hội VI của Đảng "nhìn thẳng vào sự thật" với những nhìn nhận mới, nhiều vấn đề về Tản Đà mới được nhìn nhận lại đầy đủ hơn. Năm 1989, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Viện Văn học đã kỷ niệm 50 năm ngày mất và 100 năm ngày sinh Tản Đà. Cũng năm đó, tại quê hương ông, UBND huyện Ba Vì, chính quyền xã cùng Sở VHTT Hà Nội đã trân trọng kỷ niệm và hội thảo về nhà thơ.

    Ngày 7-6-1939 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu qua đời và được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, gần thị xã Hà Đông (nay là khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội). Năm 1962 gia đình cùng với Hội Nhà văn VN, Ty văn hóa Hà Đông di chuyển phần mộ nhà thơ Tản Đà từ nghĩa trang Quảng Thiện về quê vợ - làng Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Năm 1992 Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao Hà Tây có đề nghị với Bộ VHTT, UBND tỉnh Hà Tây về việc tôn tạo phần mộ cố nhà thơ Tản Đà.

    An nghỉ tại quê vợ đã 32 năm nay - kể từ ngày di mộ về Hội Xá, nằm kề bên bến Đục - suối Yến, nơi dẫn vào "Nam thiên đệ nhất động", phần mộ nhà thơ vẫn luôn luôn nhận được sự thăm viếng, trông nom, bảo quản của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức, của xã Hương Sơn, nhân dân và bà con trong họ làng Hội Xá cùng tấm lòng tưởng nhớ cố nhà thơ của hàng vạn khách thập phương mỗi dịp về chùa Hương trẩy hội.

    Năm 1993, UBND huyện Ba Vì trình với UBND tỉnh và sở VHTT Thể thao Hà Tây, với Bộ Văn hóa thông tin xin được tu tạo phần mộ và xây dựng nàh tưởng niệm Tản Đà tại quê hương.

    Đầu năm 1994, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT, Sở VHTT - TT Hà Tây, Hội Nhà văn Việt Nam, mộ nhà thơ đã được chuyển về quê nội (làng Khê Thượng, Sơn Đà, Ba Vì), theo nguyện vọng của ông Nguyễn Khắc Xương, trưởng nam cố thi sỹ Tản Đà.

    Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đã an nghỉ vĩnh hằng trên mảnh đất quê hương - nơi chôn rau cắt rốn của mình, ngay bên bờ sông Đà và chân núi Tản. Trở thành một danh nhân rạng danh cho quê hương xứ Đoài.

    (Trần nguyên Phú)

    <P> </P>
    <P>[blue]Này em bâng khuâng gì thế?
    Ban mai dậy hát bên thềm
    Hay là... có niềm xao xuyến
    Ai vừa thắp lửa con tim?</FONT></FONT></P>
    <P> </P>

    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 19/11/2003
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Rất ủng hộ chủ đề này của Rosebaby.Topic này sẽ là nơi tôn vinh, ghi nhớ những con người tài năng, xuất chúng của mảnh đất văn hoá Hà Tây chúng ta
    Phùng Khắc Khoan
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong thế kỷ XVI có lẽ chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan là hai gương mặt lớn nhất, tiêu biểu cho lịch sử văn hóa dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có ý thức tìm về cội rễ tinh thần dân tộc rất sâu sắc nhưng cũng thấm nhuần đến cốt lõi văn hóa Trung Hoa và mang một phong độ sống cao khiết của nhà hiền triết á Đông ít ai sánh được. Còn Phùng Khắc Khoan tuy học vấn sâu rộng, song là người có cuộc sống hết sức lão thực, hết sức dân dã, gần gũi với công việc đồng áng, nông tang..., được nhân dân phong Trạng gọi là Trạng Bùng.
    Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, quê ở làng Phùng Xá, tên Nôm là Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Ông có tên hiệu là Hoằng Phu, Nghị Mai, Mai Nham Tử. Phùng Khắc Khoan đậu tiến sĩ năm 1580, đời Lê Thế Tông (1573-1600) khi ấy ông đã 53 tuổi và đã là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê trong cuộc chống Mạc. Nhờ có công lao mấy chục năm phò giúp nhà Lê, Phùng Khắc Khoan được phong nhiều chức vụ quan trọng như Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Tán trị Thừa chính sứ ty, Thừa chính các xứ Thanh Hóa, Tả thị lang bộ Công, Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ... Năm 1597, Phùng Khắc Khoan được cử làm chánh sứ dẫn đầu một sứ bộ sang triều Minh và cuộc đi sứ của Cụ đã thành công lớn.
    Sau khi xin nghỉ quan vì già cả, Phùng Khắc Khoan về quê sống và trên miền quê sứ Đoài, cụ đã cho trùng tu hai nhịp cầu Nhật Tiêu, Nguyệt Tiêu kiều bên núi Sài trước mặt chùa Thầy. Ngoài ra Phùng Khắc Khoan còn cho đào mương tưới nước quanh vùng núi Thầy, từ đó dẫn nước đi tưới cho các vùng lân cận. Nhưng đậm nét nhất trong ký ức nhân dân Bùng Xá vẫn là công đức Phùng Khắc Khoan truyền dạy cho dân làng nghề dệt tơ và cách trồng ngô, trồng đỗ do cụ đưa giống về. Phùng Khắc Khoan qua đời năm 1613, thọ 86 tuổi.
    Sự nghiệp thơ văn Phùng Khắc Khoan để lại khá lớn, bao gồm sáng tác bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có ba tác phẩm quan trọng là Ngôn chí thi tập, Lâm tuyền vãn, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.
    Thơ Phùng Khắc Khoan vừa nói cái chí lớn của kẻ nam nhi phải lập công danh ở đời, vừa nêu cao vai trò của sách vở, văn chương, của văn hóa, với quan niệm rằng tất cả những người làm nên sự nghiệp "khanh tướng" đều có học vấn cao:
    Từ xưa những người lập thân làm nên khanh tướng,
    Là những người trong bụng phải có thi thư.
    ở Phùng Khắc Khoan hoài bão về sự nghiệp văn chương cũng rất lớn. Khi mới 16-17 tuổi, Cụ đã Tự bày tỏ tâm sự của mình:
    Kề sinh nhai cất chứa trong nhà sách là của quý,
    Sức lực thay cày bừa bút là nô bộc.
    Phùng Khắc Khoan có một quan niệm về văn chương rõ ràng: "Văn chương phải sắc bén, coi thường con dao của bọn thư lại. Bút phải được dùng làm tươi sáng, vẻ vang cho nước". Và: "Cái gọi là thơ không phải là thứ láu lưỡi trong tiếng sáo lối chới chữ dưới ngòi bút". Thơ văn, theo Phùng Khắc Khoan phải là:
    Hạ bút làm cho mưa gió phải động
    Thơ thành khiến quỷ thần kinh sợ.
    Nội dung thơ văn Phùng Khắc Khoan cũng phong phú, đẹp đẽ như chính cuộc đời cụ, một cuộc đời lớn, tất cả vì đất nước, nhân dân.
  3. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     Nhà sử học Phan Huy Chú
    Phan Huy Chú tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, sinh vào mùa đông năm Nhâm Dần 1782, mất năm 1840. Ông là con trai thứ ba Phan Huy ích, thân mẫu là bà Ngô Thị Thục, em gái Ngô Thì Nhậm. Phan Huy Chú sinh ra và lớn lên ở Thụy Khuê, tục gọi là làng Thày. Vốn thông minh, sớm có chí học tập, tìm tòi, lại được sự dạy dỗ cẩn thận của gia đình, nên Phan Huy Chú học giỏi nổi tiếng cả vùng Quốc Oai, Sơn Tây (nay là Hà Tây). Tuy học giỏi song Phan Huy Chú, hai lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên người ta gọi là ông "Kép Thầy". Không đứng trong hàng khoa bảng nhưng thực học, thực tài của Phan Huy Chú vẫn nức tiếng xa gần. Năm 1821, vua Minh Mệnh có triệu Phan Huy Chú vào Huế giữ chức Hàn lâm biên tu. Năm 1825, ông được xung sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828, thăng Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829, được điều làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đấy bị giáng. Năm 1831, lại được cử sang sứ Trung Quốc. Khi trở về, do cả đoàn sứ bộ phạm tội "lộng quyền", Phan Huy Chú bị cách chức. Năm sau, Phan Huy Chú bị Minh Mệnh bắt đi hiệu lực ở Giang Lưu Ba (thuộc Indonesia ngày nay), tức là đi phục vụ cho một sứ bộ làm công việc buôn bán đường biển giữa triều Nguyễn và Nam Dương. Xong nhiệm vụ trở về, Phan Huy Chú được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công nhưng đã chán cuộc đời làm quan, ông mượn cớ đau yếu xin về nghỉ và dạy học ở Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Tây) rồi mất tại đó.
    Cuộc đời làm quan của Phan Huy Chú rất buồn chán và lận đận. Nhưng về phương diện văn hóa Phan Huy Chú có một cống hiến rất lớn. Ông đã để lại cho dân tộc một công trình khoa học đồ sộ, đó là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Ngoài ra, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm: Hoàng Việt dư địa chí, viết về địa lý nước ta thời Nguyễn. Năm 1838, sách này được in ở hai nơi là Hội văn đường và Quảng văn đường. Năm 1897, Tụ văn đường tái bản. Hoa thiều ngâm lục, là tập thơ Phan Huy Chú làm lần đi sứ thứ nhất, gồm 2 quyển. Quyển thượng có 1 bài tựa của tác giả, 161 bài thơ và 3 bài phú. Quyển hạ có 114 bài thơ, 1 bài phú và 8 bài từ. Hoa trình ngâm lục, là tập thơ Phan Huy Chú sáng tác lần đi sứ thứ hai, gồm 127 bài. Dương trình ký kiến (ghi chép những điều mắt thấy trong cuộc hành trình trên biển), viết lúc đi hiệu lực ở Indonesia, sách này bị thất truyền. Nam trình tạp ngâm, làm năm 1821 trên đường từ Sơn Tây vào Huế nhận chức, cũng bị mất.
    Sự nghiệp trước tác lớn nhất của Phan Huy Chú là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Ông đã bỏ ra 10 năm (1809-1819) để hoàn thành bộ sách này, tức là bộ sách được khởi thảo lúc Phan Huy Chú 27 tuổi. Năm 1821 khi làm Hàn lâm biên tu, Phan Huy Chú dâng Lịch triều hiến dương loại chí lên Minh Mệnh, được Minh Mệnh thưởng 30 lạng bạc, 1 chiếc áo sa, 30 cái bút, 30 thoi mực.
    Lịch triều hiến dương loại chí là một bộ sách gồm 10 chí, ghi chép 10 bộ môn được phân loại, khảo cứu một cách hệ thống theo trình tự sau:
    Dư địa chí: Nghiên cứu sự thay đổi về bờ cõi đất đai qua các đời, sự khác nhau về phong thổ của các địa phương.Nhân vật chí: Nói về tiểu truyện của các vua chúa, những người có công lao xây dựng các triều đại, những tướng lĩnh có danh tiếng, những trí thức có đức nghiệp.Quan chức chí: Bao quát việc đặt quan chức ở các đời, sự thay đổi tên các quan chức, chức vụ ở các ty, chế độ ban cấp bổng lộc, chế độ bổ dụng quan lại...Lễ nghi chí: Chế độ áo, mũ, xe kiệu của vua chúa, chế độ phẩm phục, võng kiệu của quan lại, lễ thờ cúng, tang ma, lễ sách phong, tế cáo...Khoa mục chí: Đại cương về phép thi cử các đời, thể lệ các kỳ thi...Quốc dụng chí: Việc làm sổ hộ khẩu, phép thu thuế, đánh thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ...Hình luật chí: Khái quát về việc định luật lệ các đời, các loại luật...Binh chế chí: Nghiên cứu việc đặt các ngạch quân, phép tuyển chọn quân lính, chế độ lương bổng, quân trang, quân dụng, phép thi võ...Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở, trước tác của các đời.Bang giao chí: Chép việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước..
    Qua tóm tắt cấu tạo sách Lịch triều hiến chương loại chí, ta thấy dung lượng thông tin của nó rất lớn.
    Đây là một bộ lịch sử văn hiến đồ sộ, một pho bách khoa thư của đất nước. Nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam của Liên Xô, trước đây G.P.Muraseva đánh giá: "Lịch triều hiến chương loại chí là một bộ sách xứng đáng được gọi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Công trình này thực tế không có công trình nào sánh nổi về bề rộng của phạm vi các vấn đề trong khoa lịch sử sử học Việt Nam thời phong kiến".
    10 bộ môn trong công trình của Phan Huy Chú là 10 lĩnh vực khoa học riêng. Nếu chia theo ngành khoa học, chúng ta thấy tập trung ở Phan Huy Chú: nhà sử học, nhà địa lý học, nhà nghiên cứu pháp luật, nhà nghiên cứu kinh tế, nhà nghiên cứu giáo dục, nhà nghiên cứu quân sự, nhà thư tịch học, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, sử. Lĩnh vực này Phan Huy Chú cũng tỏ ra uyên bác và có những quan điểm sâu sắc. Với sự phân loại, hệ thống hóa từng bộ môn như thế, Lịch triều hiến chương loại chí đánh dấu một bước phát triển cao của thành tựu khoa học nước nhà hồi đầu thế kỷ 19.
    Qua Lịch triều hiến chương loại chí, chúng ta thấy Phan Huy Chú là một nhà bác học có lòng yêu nước thiết tha, có một ý thức dân tộc mạnh mẽ.
    Phan Huy Chú là một danh nhân văn hóa đại biểu cho truyền thống khoa học tốt đẹp của đất nước. Ông đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần say mê lao động sáng tạo khoa học, cống hiến cho đất nước một công trình học thuật có giá trị to lớn. Với công lao đó, Phan Huy Chú xứng đáng được xếp vào số không nhiều các nhà bác học lớn của Việt Nam thời xưa.
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 17/09/2003
  4. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thì Nhậm và Văn Học
    Trong khối lượng đồ sộ thơ và phú của Ngô Thì Nhậm để lại có bài phú Giấc mộng núi Thiên Thai làm trong thời kỳ sau vụ án năm Canh Tý (1780), ông bỏ quan rời khỏi Thăng Long về lánh nạn ở am Đại Trạch, làng Bách Tính (nay thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Vụ án năm Canh Tý là vụ do một số quan đại thần, nhân Trịnh Sâm ốm nặng, mưu chống lại chủ trương phế con trưởng (Trịnh Khải), lập con thứ (Trịnh Cán) của Sâm. Việc bị lộ, số người chủ mưu bị xử rất nặng. Sau khi Sâm chết, kiêu binh Tam phủ đưa Trịnh Khải lên ngôi chúa. Ngô Thì Nhậm bị ngờ oan là đã tố giác phe dựng Khải trước đó, sợ bị hại, phải trốn về làng Bách Tính, dạy học và viết sách. Xã hội Lê - Trịnh đang suy mạt, rối loạn đến cực độ. Bản thân ông đang là người lánh nạn, bị truy nã. Ông nằm mộng thấy thần núi Thiên Thai mời ông lên núi đó chơi. Ông xin khất không lên được: ... Chơi Đào Nguyên chừ, hẹn Thiên Thai,Hẹn Thiên Thai chừ, ta chửa tới nơi,Mong người tri kỷ chừ, một phương trời!...Người tri kỷ của ông là ai, sau ngày ông gặp được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, mới thấy được lời giải đáp.Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, sinh năm 1746, là con của hoàng giáp Ngô Thì Sĩ, thuộc dòng họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai (tục danh là làng Tó), huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là tỉnh Hà Tây). Dòng họ này liên tục gần hai thế kỷ có nhiều người đỗ cao, học rộng, làm quan liêm khiết, lừng tiếng Bắc Hà. Thừa kế truyền thống của ông cha, từ nhỏ Nhậm đã chăm đọc sách với ý nguyện lớn lên làm các việc phò vua, giúp nước. Mười một tuổi, cậu bé Nhậm đã xin phép các bô lão trong làng đặt tên cho ngôi lầu xây để rước bài vị Lê Đại Hành và vợ là Đô Hồ phu nhân ra tắm rửa trước khi rước về đình để tế là "Minh ngự lâu", nghĩa là cái lầu làm sáng lên vẻ đẹp của đấng đế vương. Cũng khoảng tuổi ấy, cậu lại xin cha cho mình lấy cái tên là Nhậm thay cho cái tên Phó mà cậu mang từ lúc mới lọt lòng. Nhậm nghĩa là nhận lấy nhiệm vụ, là gánh vác việc đời.Bên cạnh chí hướng đó, Nhậm còn có một niềm say mê nghiên cứu không lúc nào giảm sút. Mới mười sáu tuổi, Nhậm đã hoàn thành bộ Việt sử toát yếu, rồi mấy năm sau, liên tiếp cho ra đời các bộ Tứ gia thuyết phả, Hải đông chí lược, v.v... Danh tiếng của Nhậm sớm đã lừng lẫy khắp nơi.Năm 1775, Nhậm thi đỗ tiến sĩ, được bổ vào bộ Hộ làm Hộ khoa cấp sự trung, rồi liên tiếp mấy năm sau được thăng lên các chức Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc kiêm Đốc đồng Thái Nguyên, rồi Đông các hiệu thư, chuyên hiệu đính các văn từ, thư tịch của Nhà nước, và được cử đi đánh dẹp bọn Diễn quận công Hoàng Văn Đồng làm phản ở Thái Nguyên. Ông dẹp tan bọn Hoàng Văn Đồng hoàn toàn bằng cách vận động, giáo dục số người lầm đường, lạc lối trở về với chính nghĩa, không tốn một mũi tên, hòn đạn. Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm rất trọng ông, gọi ông là con "Tuấn mã ngày đi ngàn dặm".Nhậm cũng hết lòng phục vụ chúa Trịnh Sâm, đề xuất với Sâm nhiều phương án cải cách lớn nhằm thay đổi cách cai trị, chống quan lại tham nhũng, làm giảm nỗi khổ cho dân. Nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng: Trịnh Sâm cũng như các chúa Trịnh trước đó xa xỉ, hoang dâm vô độ, chỉ mỗi ngày một dấn sâu đất nước vào vòng đói khổ.Người tri kỷ bao năm trời mong đợi của ông là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với lá cờ Tây Sơn đỏ chói phương Nam mà ông đã từng nghe tường tin tức từ mấy năm về trước nay đã đến. "Chờ khi người biết đến mình, chí lớn nọ đem ra vùng vẫy; giúp tám cực mà chuyển xoay; vỗ chín cực yên rường mối". Bài phú nói lên ước mơ của ông đã trở thành hiện thực. Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc, chỉ một trận quét sạch cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm chuyên quyền mưu phản, rồi cho mời ông đến, phong ngay cho ông chức Thị lang bộ Lại, sau đó lại giao cho ông cùng Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thuận Ngôn cai quản toàn bộ mười một trấn Bắc Hà.Về quân sự,diệu kế "rút quân về Tam Điệp" của ông đề xuất đã góp phần quan trọng vào cuộc đại thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược; về ngoại giao, ông đã "lấy ngọn bút thay giáp binh" của Nguyễn Huệ giao cho, sau chiến thắng Đống Đa, dùng lý lẽ đập tan ý định phục thù của nhà Thanh, khiến chúng phải bỏ lệ cống người vàng và từ vua Càn Long trở xuống đều cảm phục vua Quang Trung về mọi mặt. Các văn từ của Ngô Thì Nhậm thảo ra trong thời kỳ này tập hợp trong Bang giao tập và các bài thơ đi sứ của ông trong bộ Hoa trình gia ấn thi tập là những bộ sách vô cùng quý báu của nước ta về tư thế ngoại giao, và niềm tự hào dân tộc to lớn của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm.Sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy sụp rất nhanh vì nội bộ chia rẽ, giết hại lẫn nhau, cuối cùng bị Nguyễn ánh tiêu diệt. Ngô Thì Nhậm đã về trí sĩ vẫn bị ánh bắt giam và sai Đặng Trần Thường cho quân lính đánh đòn thù đến chết. Đó là ngày mồng 9 tháng 3 năm 1803, ông vừa tròn 57 tuổi.Ngô Thì Nhậm để lại rất nhiều trước tác và là cây bút tiêu biểu nhất trong bộ Ngô gia văn phái với gần 1.000 bài thơ, bài phú cùng bộ sách khảo luận về sử và triết học như Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh. Đặc biệt quý nhất là những tác phẩm văn thơ của ông gắn bó với nhà Tây Sơn dưới thời Quang Trung.
  5. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
      Ngô Thì Nhậm (1746-1803), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó) huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con trai cả của Ngô Thì Sĩ. Ông sinh ra lúc thân phụ Ngô Thì Sĩ chưa đỗ đạt gì, nên tuy con nhà gia thế, ông vẫn phải trưởng thành trong thiếu thốn. Ông thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ tam giáp (cùng khoa với Phan Huy ích) làm quan ở bộ Hộ. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, phụ tử thế khoa, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Ngô Thì Nhậm đã nhận biết tính chất tiến bộ của khởi nghĩa Tây Sơn và tài năng, đức độ người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nên ông sớm mang tài năng mình đến với Tây Sơn, góp công lớn trong chiến công đại phá quân Thanh và sau đó duy trì hòa bình với triều đình Càn Long. Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học. Năm 1908, sau trận đòn thù ở Văn Miếu, ông tạ thế.Ngô Thì Nhậm là một trí thức có tầm nhìn tiến bộ và đa tài: chính trị, quân sự, ngoại giao... Trịnh Sâm khen ông: Tài học không ở dưới người. Quang Trung ca ngợi ông: Thuộc dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời. Riêng về thơ văn trước tác, ông viết đủ loại: nghiên cứu (sử địa), bình luận (văn hóa xã hội) từ mệnh bang giao, thơ phú... Thơ Ngô Thì Nhậm ẩn chứa những suy nghĩ tiến bộ về thời thế và cách ứng xử của kẻ sĩ lấy lợi ích dân nước làm trọng. Ông ca ngợi bản lĩnh cá nhân, đề cao sự nỗ lực của con người Xưa nay khanh tướng đâu dòng giống. Việc học không có chỗ cho sự thỏa mãn Một bằng trăm, trăm phải bằng muôn/ Núi cao thêm đất bồi lên nữa. Cách nghĩ việc đời của Ngô Thì Nhậm tiêu biểu cho những trí thức tự tin, lấy nội lực mà thắng những đảo điên nhất thời. Đêm nằm  nghe sóng biển ầm ào, ông tự liên hệ: Chở nhiều mà vẫn không hờn giận/ Ở thấp lo chi chẳng vững vàng (...) Còn nơi sâu thẳm ai lường được/ Thu nước muôn sông vẫn sẵn sàng. Mười ba năm làm quan dưới triều vua Lê chúa Trịnh, lắm nỗi nhiễu nhương, nhân dân đói khổ, tài năng bị hãm hại, Ngô Thì Nhậm có cái lặng lẽ trí tuệ Lặng nhìn ngẫm lẽ trời xoay chuyển để tìm quy luật Đây lõm thì kia ắt phải lồi. Ông thấu hiểu nỗi đời trái khoáy: ngựa hèn thì thường nhàn, ngựa hay thì vất vả. Nhưng ông không cầu an nhàn. Coi công danh là chuyện nhất thời ngắn ngủi, chưa đủ chín một nồi kê, nhưng lại cổ võ sự cố gắng, thúc đẩy sự chuyên cần Đi vội vã ngủ qua loa. Ngay đến việc trông nồi kê chín cũng phải mở con mắt Tuệ mà trông chứ không phải ngủ khì để nằm mơ như Lư sinh trong truyện cổ. Ông tự rèn luyện để coi nhẹ công danh nhưng không coi nhẹ việc nhập thế giúp dân nước. Ông từng tự hỏi: Nhân dân áo rách mình gày vì đâu? Ngô Thì Nhậm làm quan nổi tiếng liêm khiết. Tâm hồn ông học sự trong sạch của thiên nhiên. Nghe tiếng chimhót trong trẻo trên cành cao sau mưa, ông thấy thẹn cho cõi lòng còn gợn hư danh. Lên núicao nhìn vào xa rộng ông giác ngộ Lên chơi bừng giấc Nam Kha mộng. Giấc Nam Kha là ý thơ được dùng nhiều trong thơ cổ điển, nhưng Ngô Thì Nhậm không dùng theo mốt văn chương mà theo kinh nghiệm đời ông. Kẻ sĩ trong thời nhiễu nhương nhiều nông nỗi buồn phiền ghê gớm lắm, phải có cách nghĩ cao hơn để vượt trở ngại hiện thực. Cách nghĩ của Ngô Thì Nhậm là tìm sự thanh thản trong quy luật của thiên nhiên, của lịch sử. Đến được với Nguyễn Huệ giữa một đám cựu thần ngu trung lạc hậu, câu nệ thời đó phải là kết quả của một tầm nghĩ vượt qua giáo điều hạn hẹp của Nho gia, một tầm nghĩ xuất phát từ lợi ích của người dân áo rách mình gày. Chữ Trung, với Ngô Thì Nhậm, đã mang một nội dung mới có tính cách mạng. Đấy là chỗ vượt thời đại của Ngô Thì Nhậm. Ngay cả lúc thất thế, sau khi Quang Trung mất, quay về nghiên cứu Phật học, suy ngẫm những quan hệ triết học giữa bản thể và hiện tượng, giữa Nho và Phật, ông vẫn luôn luôn đề cao thái độ nhập thế tích cực. Đến thăm một thiền viện mang tên Yết tâm xứ, ông viết Nhà Nho chúng ta lấy chữ tồn tâm làm việc cần thiết nhất, chứ chưa từng biết đến cái gọi là yết tâm. Yết nghĩa làdừng lại (...) Tôi e rằng chữ yết chưa bao quát được chữ tồn. Tâm yết ở chỗ này mà tồn ở chỗ khác. Ngô Thì Nhậm chưa thành công khi muốn dùng đạo Phật để cứu đạo Nho suy thoái, nhưng ông lại có đóng góp khi hướng Thiền học vào việc giúp đời. Ông được tôn là vị tổ thứ tư của dòng Thiền Trúc Lâm. Ông xa lạ với mọi biểu hiện trốn đời, thoát tục. Nhìn sương dăng mờ che nửa núi, Ngô Thì Nhậm nhận xét: Núi cả dường che bao khéo léo/ Không khoe cao vút để người kinh. Thơ Ngô Thì Nhậm đôn hậu, đạo lý là từ những quan niệm hòa với người đời như vậy. Ông quan niệm thơ: Cái có thể làm phấn chấn lòng người,cảm phát tình người thì không gì lớn hơn thơ. Về phương pháp nghệ thuật, ông đòi thơ phải đẹp như gấm vóc mà không bay ****, bền chắc như vải lụa mà không quê mùa. Thơ Ngô Thì Nhậm là thơ của một bác học nhưng lại thông thạo việc đời nên ý thơ sâu sắc, uyên bác nhưng tình cảm lại dễ gần. Chỉ tiếc ông làm thơ bằng chữ Hán nên sức phổ cập bị hạn chế. Việc dịch, giới thiệu thơ ông, phổ cập tư tưởng tiến bộ, tình cảm sâu sắc của ông, của một trí thức lớn trước thời cuộc, đối với chúng ta ngày nay, là việc cần thiết và cấp bách.
  6. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Phùng Hưng ( Bố Cái Đại Vương )
    (761-802)
    Năm Đinh Mùi (767) quyền thống trị của nhà Đường trên đất Việt bắt đầu suy yếu. Năm Đại lịch thứ hai đời Đường Đại Tông có giặc Côn Lôn và Chà Và vào quấy nhiễu. Quan Kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi chỉ còn biết cách đóng chặt cửa thành chờ cứu viện. Vua Đường sai Cao Chính Bình đem quân sang đánh tan giặc ở Cửu Chân, sau đó y được giữ chức đô hộ An Nam. Cao Chính Bình ỷ thế ra sức tàn sát, cướp bóc, vơ vét của cải của dân ta, khiến người người đều căm giận. Nhân cơ hội đó Phùng Hưng cùng hai anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh hiệu triệu dân Việt nổi lên chống nhà Đường.
    Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng của đất Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội). Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ, từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó ông trở về quê, chí thú làm ăn trở nên giàu có, nuôi trong nhà hàng ngàn nô tỳ. Phùng Hạp Khanh có người vợ họ Sử, một lần sinh 3. Phùng Hưng khôi ngô, khác thường. Trong 3 anh em, Phùng Hưng có sức khỏe và khí phách đặt biệt. Ông được sử sách và nhân dân lưu truyền về tài đánh trâu, giết hổ ở Đường Lâm. Kể rằng có lần ông đánh được hai con trâu mộng đang húc nhau. Lần khác, bằng mưu kế, ông đương đầu với con hổ dữ khét tiếng trong vùng, giết chết mãnh thú, trừ được họa cho dân. Vì được dân sẵn lòng mến phục, nên khi Phùng Hưng trương cờ dấy nghĩa mưu việc lớn, nhân dân theo về đông. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân lên tới vài vạn người. Quân giặc ở châu Đường Lâm và các vùng phụ cận không đương nổi những cuộc công phá sấm sét phải tháo chạy. Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi trán giữ các vùng hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến diễn ra hơn 20 năm. Năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ An Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo bất ngờ vây đánh thành Tống Bình. Cao Chính Bình đem 4 vạn quân ra nghênh chiến. Sau 7 ngày đêm xung sát, quân giặc núng thế phải rút lui vào thành trấn thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng reo hò bủa vây khắp 4 mặt thành. Thấy quân mình bị chết nhiều, Cao Chính Bình lo sợ phát ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì, vado phủ đô hộ điều khiển việc nước được 7 năm thì mất. Con trai là Phùng An lên nối ngôi, thể theo lóng mộ của nhân dân tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương, Phùng An nối nghiệp được 2 năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đánh bại.
    Phùng Hưng mất nhưng nhân dân không nguôi nhớ tiếc ông. Truyền thuyết dân gian kể: Phùng Hưng rất hiển linh giúp dân lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Sau này, Phùng Hưng cũng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc sông Bạch Đằng. Vì Vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ ông rất lớn. ở Quảng Bá ( Hà Nội), Triều Khúc (Hà Sơn Bình). ở Đại ứng, Phương Trung, Họach An ( Thanh Hóa, Hà Sơn Bình)v.v.. đều có đền thờ ông.
  7. quyen_my

    quyen_my Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    Bùi Xuân Phái - họa sỹ vẽ Phố
    Họa sỹ Bùi Xuân Phái sinh năm 1921, quê ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh (Hoài Đức). Làng Kim Hoàng là một trong ba làng tranh dân gian nổi tiếng ở nước ta, là cái nôi nuôi dưỡng năng khiếu hội họa của bùi Xuân Phái.
    Bùi Xuân Phái vẽ nhiều về Hà Nội, ông được người ta coi là họa sỹ của Hà Nội. Tranh ông vẽ về phố phường, những sinh hoạt bình dị hàng ngày của người Hà Nội vừa như một sự đáp đền, vừa gửi gắm tâm trạng riêng của ông. Đó là tình yêu những con đường, mái ngói rêu phong, bờ tường, góc phố, hàng cây... đến da diết khắc khoải.
    Nhà văn Nguyễn Tuân gọi tranh phố của họa sỹ là "Phố Phái".
    Ông đồng cảm với phố Hà Nội xưa, với những bức tường xiêu mái lệch, lúp xúp kiểu chồng diêm nghiêng bóng đổ dài, với những thân cây trút lá vươn cao nối với nền trời lặng hơi sương. Những ngõ phố Phất Lộc, Hàng Giày, Hàng Mã, Hàng Bè, Hàng Muối đến Ô Quan Chưởng, Văn Miếu, Hồ Tây... trong tranh Bùi Xuân Phái tuy hẹp trong không gian, thời gian nhưng hết thảy đều tiềm ẩn một tâm tư. Với ông, vẽ là nhu cầu nội tâm, vì vậy vẽ trước hết là phát hiện mình. Trong đề tài phố vốn quen thuộc nhưng ông vẫn giữ nguyên vẹn sự say mê, có khi vẽ đi, vẽ lại nhiều làn, mỗi lần thêm vào những phát hiện mới, xưa cũ mà mới lạ, là hiện tại nhưng vẫn mang mạch nguồn truyền thống.
    Ngoài việc vẽ phố Hà Nội, trong những chuyến đi xa, ông đã mở rộng đề tài đến những miền đất khác lạ: Phố nguyên Bình - Cao Bằng, phố Ông Ích Khiêm, phố cổ Hội An... nhưng dù cảnh phố nơi đâu, khi vào tranh, vẫn giữ nguyên cái tạng chất "phố Phái" trầm tĩnh và tinh tế. Những tác phẩm chân dung của ông có thể gọi là chân dung cảm xúc, là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ hội họa về một cuộc đời, một số phận. Chân dung người thanh niên hút thuốc, chân dung nhà văn Nguyễn Tuân, chân dung người phụ nữ quàng khăn và nhiều bức tự họa đẹp ở tính cách và thủ pháp tạo hình. Ông cũng là người minh họa nhiều bìa sách và các trang báo.
    Bùi Xuân Phái được liệt vào trong số 10 họa sỹ tiêu biểu nhất cho nền hội họa đương đại Việt Nam.
    Ông mất ngày 24/6/1888 tại Hà Nội. Hơn 40 năm lao động nghệ thuật với hàng ngàn tác phẩm, ông đã nhanạ được nhiều giải thưởng. Tranh của ông được bầy ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều bảo tàng ở nước ngoài.

    Em thấy không tất cả đã xa rồi
    Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ...

    American Quyen
    Được quyen_my sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 17/09/2003
  8. dmbt2

    dmbt2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bà con Hà Tây yêu văn học có biết ai đây không?
    Tanda.jpeg
    http://www.thingsasian.com/goto_article/article.893.html
  9. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Ngô Quyền (Kỷ Dậu, 899 - Giáp Thìn, 944)
    Chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc
    [​IMG]
    Ngô Quyền là một danh tướng, mưu tài đánh giỏi, người Đường Lâm, Phúc Lộc, Châu Giao (nay thuộc tỉnh Hà Tây), cùng quê với Phùng Hưng. Ông họ Ngô, húy là Quyền, đời đời là dòng dõi quý tộc, một hào trưởng đất Đường Lâm, con của Ngô Mân, Châu Mục Châu Giao. Lấy tên là Quyền do khi mới sinh ra được đoán sau này sẽ có thể làm chủ một phương. Ông là con rể của Dương Diên Nghệ (chủ tướng của Ngô Quyền), vợ ông là Dương Thị Như Ngọc. ông đã cùng bố vợ đánh bại quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (930-931), rồi được ủy quyền trông coi Châu Ái . (Thanh Hóa ngày nay).
    Ngô Quyền có sức khỏe, chí lớn, mưu sâu, mẹo giỏi, là người lãnh đạo kháng chiến đồng thời là người chỉ huy trực tiếp cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai. Ông lãnh đạo, chỉ huy quân dân chiến đấu anh dũng, đánh bại quân Nam Hán bằng một trận quyết chiến chiến lược, làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất. Năm 930, quân xâm lược Nam Hán đã xâm chiếm nước ta đánh vào tận Châu Hoan, vượt Hoành Sơn vào đánh phá Chăm Pa, đặt quyền cai trị và cắt đặt Thứ sử Giao Châu. Sau khi bị đánh đuổi về nước (931), nhà Nam Hán vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta; lần này, mượn cớ chi viện cho tên phản bội Kiều Công Tiễn, Vua Nam Hán phong cho con là Vạn vương Hoẵng Tháo làm Giao Vương, mang thủy quân sang đánh nước ta.
    Kể từ năm 541, Lý Bôn (tức Lý Bí - Lý Nam Đế) lật đổ ách thống trị nhà Lương, khôi phục chủ quyền dân tộc, lập nên Nhà nước Vạn Xuân, đến năm 905 Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, mở đầu thời kỳ độc lập dân tộc, và cuối năm 981, Dương Diên Nghệ quét sạch quân Nam Hán khôi phục chủ quyền đất nước của dân tộc, thì đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời kỳ mất nước trên một nghìn năm. Nhờ chiến thắng này đã kết thúc trên 12 thế kỷ nước ta bị phong kiến phương Bắc nô dịch, mở ra một giai đoạn lịch sử mới: dân tộc ta hoàn toàn giành lại được nền độc lập quyền làm chủ đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 là: ?oVõ công cao cả vang dội đến ngàn thư'' (Ngô Thời Sĩ - Việt sử thông giám cương mục tiền biên).
    Chiến thắng Bạch Đằng năm 988 đã khẳng định sự tồn tại vững chắc của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ của đất nước trong gần 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ X - XV, qua các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, hậu Lê. Thắng lợi Bạch Đằng đem lại quyền làm chủ đất nước của dân tộc và làm chủ vận mệnh của mình.
    Ngô Quyền là một vị tướng tài, thể hiện nền nghệ thuật quân sự nước ta ở thời điểm mới lập nước, ông có công giữ được sự ổn định bên trong, diệt được giặc ngoài. Ngay khi quân Nam Hán còn đang ngấp nghé ở ngoài bờ cõi, Ngô Quyền đã hạ thành Đại La, giết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình đất nước, tập trung gấp rút vào việc tổ chức chuẩn bị kháng chiến.
    Nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền rất tài tình ở chỗ, ông đã dùng: ?oQuân mới hợp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thề nói làmột lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy?.(Lê Văn Hưu).
    Nghệ thuật quân sự Ngô Quyền được thể hiện trong trận đánh kỳ diệu trên sông Bạch Đằng, một trận thủy chiến bằng thế trận kết hợp trận địa cọc với lợi dụng nước triều lên xuống. Nghệ thuật quân sự đó còn thể hiện ở cách đánh giá, phân đoán tình hình địch, bày thế trận, dùng mưu nghi binh, trực tiếp chỉ huy trận đánh để thực hiện ý định và quyết tâm chiến đấu của vị tướng tổng chỉ huy. Trước khi đi vào trận đánh, Ngô Quyền đã nói với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn chết, không có người làm nội ứng đã mất vía rồi. Quân ta sức còn mạnh địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế thua được chưa biết ra sao".
    Ông bày thế trận có mưu cao, có tính toán chu đáo, ông nói: "Nếu sai người đem cọc vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm dưới biển, thuyền bọn chúng theo nước triều lên vào hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát".
    Ngô Quyền đã hạ quyết tâm chọn cách đánh thủy chiến, lấy đây là trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược. Trước hết ông nắm vững đường tiến quân của địch từ biển vào, huy động lực lượng quân và dân lập trận địa cọc, cắm đầy cọc nhọn bịt sắt ở nơi hiểm yếu tại cửa sông - Bạch Đằng, làm thành một trận địa ngầm, bố trí quân mai phục ở bên trong, sẵn sàng chờ giặc.
    Khi địch ngấp nghé ngoài cửa sông, Ngô Quyền đã cho thuyền nhẹ ra dụ địch vào sâu thế trận lúc nước triều đang lên, khi nước triều xuống, ông chỉ huy phản công quyết liệt buộc quân địch phải rút chạy ra cửa biển và bị đâm vào cọc ngầm. Kết quả trận đánh quân địch thương vong quá nửa, hoàn toàn tan rã, tướng Hoằng Tháo bị chết tại trận. Trận quyết chiến diễn ra trong vòng gần một ngày, vào thời gian một lần nước triều lên xuống. Vua Nam Hán đem quân đi tiếp viện, đến nửa đường nghe tin Hoằng Tháo đã thua và chết trận, vừa khóc hu hu vừa thu nhặt tàn quân rút chạy. Ý chí xâm lược của Nam Hán bị đè bẹp.
    Nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình binh qua tài quân sự của Ngô Quyền đã đặt nền móng. Nó thể hiện ở cách dùng binh (quân của Ngô Quyền có đặc điểm là những người lính chưa được huấn luyện thật chu đáo) cách vận dụng sức mạnh của nhân dân, giỏi lợi dụng thế thiên hiểm của địa lý, thủy văn, dùng mưu trí điều hành chỉ huy trận đánh, thể hiện ở nắm tình hình địch và đánh giá địch chính xác. Chiến thắng Bạch Đằng, chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại địch bằng cả dân binh lẫn chính quy, cả trên bộ lẫn thủy chiến.
    Sau chiến thắng, Ngô Quyền chăm lo xây dựng đất nước. Mùa xuân năm 939, ông quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, tự xưng vương. Cổ Loa, kinh đô cũ của Âu Lạc - An Dương Vương được ông chọn làm kinh đô của nước ta - một vương quốc độc lập vào thế kỷ thứ X. Đây là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc, biểu thị ý chỉ quyết giữ vững nền độc lập vừa mới giành được sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa. Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn võ quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc đồ mặc của các quan lại các cấp. Triều đình Ngô Quyền xây dựng theo một thể chế của một vương triều phong kiến hoàn toàn độc lập, bộ máy chính quyền mang tính tập quyền.
    Ông mất năm Giáp Thìn (944), hưởng thọ 45 tuổi, trị vì đất nước được 5 năm.
    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Tiền Ngô (vương) nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy thô của bậc đế vương. Nhưng hưởng nước không được lâu chưa thấy hiệu quả trị bình. Đáng tiếc thay!.?
  10. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Dòng họ Phan Huy ở làng Thầy
    Dòng họ Phan Huy ở làng Thầy (nay là thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) là một dòng họ lớn, có nhiều người đỗ đạt cao, nổi tiếng là một dòng họ sinh ra nhiều bậc danh sỹ, công thần liêm chính và có tài văn học, đời đời nối tiếp, trở thành một "văn phái Phan Huy".
    Ông tổ đầu tiên của Chi phái Phan Huy ở làng Thầy là Phan Huy Cận vốn quê gốc ở Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ 6 của Tằng Quận Công. Năm 26 tuổi ông đi thi Hương khoa Đinh Mão (1747) đỗ giải Nguyên, thi Hội lại đỗ Hội Nguyên và thi Đình đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Tuất (1754) và ra làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), giữ chức Tả thị lang cả 3 bộ Hình, Binh và Lễ, kiêm chức Tổng tài quốc sư - Binh Chương sự. Trong thời gian làm quan ở Thăng Long, ông có nhiều dịp về thăm làng Thầy.
    Năm 1787, ông từ giã chốn quan trường về làng Thụy Khuê và nhập tịch ở đây. Trên quê hương mới, con cháu họ Phan Huy đã góp phần cùng với nhân dân địa phương xây dựng, tu bổ nhiều di tích và kiến trúc có giá trị, sửa sang đường đi lại, khai kênh dẫn nước trên "cánh đồng thập cửu", đào ao, lát gạch đường xá trong làng, xây chùa Bối Am (chùa Một Mái), chùa Hoa Phát.
    Con cháu họ Phan Huy thuộc các đời sau ông, có nhiều người thông minh, học giỏi, đỗ đạt cao và có nhiều cống hiến lớn đáng kể vào sự nghiệp học thuatạ của nước nhà, nổi bật nhất có 3 người đỗ tiến sỹ là Phan Huy Cận 91722 - 1789), Phan Huy Ích (1750 - 18220 - con cả của Phan Huy Cận, và Phan Huy Ôn (1755 - 1786) - con thứu 3 của Phan huy Cận. Cả ba cha con đều đỗ đầu thi Hương (Giải Nguyên). Riêng Phan Huy Ích đã cùng cha đỗ đầu thi Hội (Hội Nguyên). Phan Huy Ích rất tự hào về truyền thống đỗ đầu của dòng họ mình, với câu thơ: "Văn phái do lan cự cửu nguyên". Chú giải như sau: "Phụ thân tôi thi Hương, thi Hội, 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Bố vợ tôi (Ngô Thì Sỹ) thi Hội, thi Đình cũng 2 lần đỗ đầu. Tôi thi Hương, thi Hội, thi ứng chế cả 3 lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hi Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Uyên (Phan Huy Ôn - em trai thứ 3) đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được 9 lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên". Phan Huy Ích có ra làm quan dưới triều Lê - Trịnh. Đến khi QUang Trung Nguyễn Huệ ra bắc lần hai, ông được Ngô Thì Nhậm tiến cử và được trọng dụng với chức Hữu thị lang kiêm tước Thụy Nham Hầu.
    Trong số các con cháu họ Phan Huy sau này, trừ Phan Huy Tân đi theo đường võ nghiệp, còn lại đều đỗ đạt (Hương cống, tam trường..." hoặc vẫn kế tục xứng đáng truyền thống văn học của gia đình và dòng họ Phan Huy như: Phan Huy Quýnh, Phan Huy Thực, Phan Huy Ôn, Phan Huy Sảng... Trong đó nổi nhất là Phan Huy Chú (1782 - 1840) - một trí tuệ, một tài nămg kiệt xuất đã làm sách bách khoa, xứng đáng được gọi là nhà bác học của thế kỷ XIX.
    Gia phong ấy, truyền thống ấy tọa thành một dòng văn học lớn gồm nhiều tác giả đã cống hiến cho đất nước ta nhiều công trình sáng tácm nghiên cứu văn, sử, địa, khoa học tự nhiên, toán học... của nước nhà, mà tiêu biểu là các cuốn: Dụ am văn tập, Lịch triều điển cố (Phan Huy Ích), Liệt truyenẹ đăng khoa, Chí minh lập thành toán pháp (Phan Huy Ôn). Đặc biệt là bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, gồm 49 quyển được coi là bộ bách khoa toàn thư của Việt Nam.
     
    Này em bâng khuâng gì thế?Ban mai dậy hát bên thềmHay là... có niềm xao xuyếnAi vừa thắp lửa con tim?
     

Chia sẻ trang này