1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người tài hoa

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Rosebaby, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Quang Dũng
    [​IMG]
    Quang Dũng được nhiều thế hệ độc giả biết đến qua bài thơ Tây Tiến. Ông là tác giả của những tập thơ nổi tiếng như Mây đầu ô, Bài thơ sông Hồng... Thơ ông vừa say mê trữ tình, vừa có giọng trầm hùng rất riêng khiến người đọc nhớ mãi.
    Tiểu sử
    Quang Dũng tên thật là Bùi Ðình Dậu, sinh năm 1921. Quê gốc: Phương Trì, Ðan Phượng, Hà Tây. Mất ngày 14-10-1988 tại Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
    Trước cách mạng, Quang Dũng học Ban trung học trường Thăng Long. Tốt nghiệp, đi dạy học tư ở Sơn Tây. Sau cách mạng, vào quân đội, công tác ở phòng Quân vụ Bắc Bộ, phóng viên báo Chiến đấu khu II. Năm 1947 đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau đó về Trung đoàn Tây Tiến, giữ chức đại đội trưởng, Phó đoàn võ trang tuyên truyền Lào - Việt. Tháng 8-1951 xuất ngũ. Từ hòa bình lập lại làm công tác biên tập văn nghệ ở các báo, và ở Nhà xuất bản Văn học.
    Tác phẩm chính
    Bài thơ sông Hồng (truyện thơ, 1956); Mây đầu ô (thơ, 1986); Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950); Ðường lên Thuận Châu (bút ký, 1964); Nhà đồi (truyện ngắn, 1970); Rừng về xuôi (bút ký); Một chặng đường Cao Bắc (bút ký, 1983); Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
    Tự bạch
    Tên tuổi Quang Dũng gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Những năm ở Trung đoàn Tây Tiến cũng là thời gian oanh liệt của cuộc đời nhà thơ. Quang Dũng nhớ lại những ngày đó: "Việc mặc áo lính và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng liêng và tự hào lắm. Sau khi đi học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến. Tiểu đoàn 212 của tôi trước đây đã từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai... bây giờ chuyển sang nhận nhiệm vụ Tây Tiến.
    Chúng tôi lúc đầu đi bằng ô-tô, sau chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: mở rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm, "heo hút cồn mây súng ngửi trời", - những chiều "oai linh thác gầm thét", những đêm "Mường Hịch cọp trêu người"... tôi mô tả trong thơ là rất thực... Hồi ấy trong đoàn chúng tôi có rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, nên bộ đội không những bị ốm, mà còn chết vì sốt rét cũng nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến nhà trưởng thôn để tiễn một con người vĩnh biệt núi rừng. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn. Buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng...".
    (Nhớ về Tây Tiến - Sách Nhà văn nói về tác phẩm,
    trang 155, NXB Văn học, 1994)
    Nhận định
    Bình sinh Quang Dũng rất thích nói chuyện với anh em về Lương Sơn Bạc... tôi thường đọc cho anh em nghe thơ Quang Dũng và anh em trong đơn vị rất thích. Nhưng cũng vì vậy mà hai lần tôi bị phê bình: Lần thứ nhất, tôi đọc bài "Lính râu ria" anh em vỗ tay như pháo vì nó đúng thực tế quá vậy nhưng tôi được góp ý là không nên đọc loại thơ "lính lê dương" như thế. Lần thứ hai, tôi ngâm bài "Tây Tiến" ở đại hội mừng công Liên khu III. Sau đó tôi được góp ý là bài đó rất "tiểu tư sản" không nên phổ biến. Gần năm mươi năm nay tôi vẫn thấy nhiều người thích hai bài ấy. Tôi cũng thế!
    Lê Vạn Thắng
    (Quang Dũng, người và thơ, 1990)
    Quang Dũng là một nhà thơ có một giọng trầm hùng rất riêng, dư âm của nó thì vang mãi.
    Ngô Văn Phú (Ðến với thơ, 1994)
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 19/09/2003
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Xuân Quỳnh
    [​IMG]
    Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê, Hoài Đức, Tỉnh Hà Tây, trong một gia đình công chức. Thuở nhỏ, chị mồ côi mẹ từ sớm, ở với bà nội. Tháng 2 năm 1955, chị được tuyển vào đoàn Văn công nhân dân Trung ương, lúc đó trụ sở ở 66 phố Quán sứ và được đào tạo thành diễn viên múa. Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên Sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (áo). Năm 1962, 1963 chị học ở trường bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn. Từ 1964 trở đi, chị là biên tập viên báo Văn Nghệ, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới.
    Tại đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ 3, Xuân Quỳnh được bầu vào ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Một số thơ đã được dịch ra và in tại Liên Xô (cũ). CHDC Đức, Pháp...
    Xuân Quỳnh qua đời ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi).
    Một số tác phẩm
    Tơ Tằm - Chồi Biếc (in chung)
    Hoa Dọc Chiến Hào.
    Gió Lào Cát Trắng.
    Lời Ru Trên Mặt Đất.
    Sân Ga Chiều Em Đi.
    Tự Hát.
    Hoa Cỏ May (Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội nhà văn).
    Sáng tác cho thiếu nhi
    Cây Trong Phố - Chờ Trăng (Tập thơ in chung).
    Bầu Trời Trong Quả Trứng (Tập thơ - giải thưởng văn học năm 1982 - 1983 của Hội nhà văn).
    Truyện Lưu Nguyễn (Truyện thơ).
    Bao Giờ Con Lớn (Tập truyện).
    Chú Gấu Trongong Vòng Đu Quay (Tập truyện).
    Mùa Xuân Trên Cánh Đồng (Tập truyện).
    Bến Tàu Trong Thành Phố (Tập truyện).
    Vẫn Có Ông Trăng Khác (Tập truyện).

    Nhắc đễn XQ là phải nhắc đến bài thơ này của chị:
    Sóng
    Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ
    Sóng không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể.
    Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ.
    Trước muôn trùng sóng bể
    Em nghĩ về anh, em
    Em nghĩ về biển lớn
    Từ nơi nào sóng lên?
    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau
    Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức
    Dẫu xuôi về phương Bắc
    Dẫu ngược về phương Nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh- một phương

    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 21/09/2003
  3. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     Sự nghiệp và nhân cách Nguyễn Bá Lân
    Nguyễn Bá Lân sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ, Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước.Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét bắt học nhiều như các thầy đồ khác, mà có sự chọn lọc trên cơ sở cuộc đời dạy học của bản thân mình. Từ khi còn ít tuổi, Nguyễn Bá Lân vốn rất ham đọc sách và ham tìm hiểu thế giới bên ngoài. Chuyện kể lại rằng thường ngày trên án của ông lúc nào bên trái cũng đặt bản đồ, bên phải đặt sách vở, để khi đọc sách nếu cần thì tra cứu.Có một điều rất độc đáo trong cách dạy học của cha Nguyễn Bá Lân, đó là tìm cách phát huy tính năng động sáng tạo, bồi dưỡng óc thông minh nhanh nhạy của người học trò - mà cũng chính là con mình, trên một tinh thần thi đua bình đẳng với con, nếu mình bị thua thì cũng đòi hỏi được xử trí công bằng, không chút phân biệt. Được cha trực tiếp dạy dỗ một cách chu đáo, lại vốn có tư chất thông minh, Nguyễn Bá Lân tiến bộ rất nhanh. Năm 18 tuổi, tức là chỉ ba năm sau khi học với cha, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương, để hai năm sau lại đỗ kỳ thi Hội, rồi kỳ thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi (1731) vào lúc ông 31 tuổi, cái tuổi "tam thập nhi lập" đã chín chắn để hành động.Nguyễn Bá Lân bước vào đường làm quan cũng khá đặc biệt. Đỗ Tiến sĩ, chỉ một thời gian sau ông đã được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội. Để rồi sau đó, do có nhiều công lao chiến tích, lại là người cẩn thận, siêng năng, thanh liêm, ngay thẳng, không xu nịnh, ông nhanh chóng được thăng nhiều chức, cả văn lẫn võ. Từ chức Phiên tào ở phủ chúa Trịnh Giang, đến đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) đã làm Tả chấp pháp ở Bộ Hình; năm 1744 bổ làm Lưu thủ trấn Hưng Hóa, sau làm Đốc trấn Cao Bằng, tại cả hai nhiệm sở trên ông đều có công lớn trong việc giữ gìn trật tự trị an trên vùng biên giới. Năm 1756, ông được triệu về kinh đô Thăng Long nhận chức Thiêm đô ngự sử, vào phủ Chúa giữ chức Bồi tụng (chức thứ hai sau Tham tụng), tước Lễ Trạch hầu, kiêm giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng). Năm 1765, ông về hưu mới được ít lâu đã được chúa Trịnh Doanh mời ra giúp việc từ tụng, xét xử án từ. Đến năm 1770, ông dâng khải xin về hưu vì tuổi già, chúa Trịnh Sâm không chuẩn y mà vẫn giữ ông lại Kinh đô để hỏi ý kiến khi cần thiết. Sau đó, ông được khôi phục làm Thượng thư bộ Lễ, rồi Thượng thư bộ Hộ, hàm Thiếu bảo, được liệt vào bậc Ngũ lão hầu. Chúa Trịnh Tông vẫn còn triệu ông vào hỏi việc lúc ông đã 84 tuổi. Hai năm sau ông mất, thọ 86 tuổi, linh cữu được rước về an táng ở quê nhà. Khi ông mất được tặng chức Thái tể, tước Quận công.Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước trên mọi cương vị, văn võ song toàn, văn hóa - giáo dục uyên bác. Cho nên không lấy gì làm lạ khi thấy những danh nhân đương thời đều nói về ông với những lời trân trọng nhất. Phan Huy Chú nhận xét: "Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói". Sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: "Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a duạ.." (Đại Nam nhất thống chí). "Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói" (Cương mục).Đóng góp của ông về mặt văn học cũng đáng kể. Riêng với bài phú Nôm Ngã Ba Hạc, bằng những hình ảnh mạnh mẽ, có phần tinh nghịch. Về phú còn có nhiều bài chữ Hán, như Giai cảnh hứng tình, Dịch đình dương xa, Trương Hàn tư thuần lư... Nguyễn Bá Lân còn có một số bài thơ vịnh sử, được tuyển vào cuốn Vịnh sử thi quyển, Quốc âm thiMao thi ngâm vịnh thực lục.
  4. hoahongtimuoi

    hoahongtimuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Nhược Pháp với "Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa"
    Nguyễn Nhược Pháp - một cây bút tài năng trong giai đoạn đầu tiên của phong trào Thơ Mới 1930 - 1945, tác giả bài thơ "Chùa Hương" nổi tiếng đã được phổ nhạc. Đây là ca khúc được nhiều người yêu thích, đã đưa tên tuổi của Nguyễn Nhược Pháp đến với đông đảo quần chúng hơn. Nếu ta biết thêm Nguyễn Nhược Pháp là người làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên thì thi sỹ với chúng ta lại càng thân thiết.
    Con người tài năng đó sinh ngày 12-12-1914, mất ngày 19-11-1938, khi mới chưa đầy 24 tuổi. Nguyễn Nhược Pháp viết báo, truyện ngắn, viết kịch, song đặc sắc hơn cả vẫn là thơ. Tập thơ "Ngày xưa" xuất bản năm 1935, lúc ông mới 21 tuổi đã được dư luận lúc đó chú ý và Hoài Thanh - Hoài Chân đánh giá cao trong "Thi nhân Việt Nam". Trong 10 bài thơ của tập, Nguyễn Nhược Pháp đã dựng lại một thế giới dĩ vãng. Không phải một dĩ vãng buồn thảm, quạnh hiu đầy nuối tiếc mà là những chuyện ngày xưa ấy được ông kể lại bằng giọng điệu đầy tươi vui hóm hỉnh. Qua tâm hồn trẻ trung, "Ngày xưa" sống dậy với một dáng vẻ ngộ nghĩnh khác lạ và để lại những dấu ấn đẹp đẽ, thanh tao trong ký ức người Việt Nam. Bài thơ "Chùa Hương" mà chúng ta quen thuộc chính là "Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa". Bằng giọng thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thông qua những giao cảm ban đầu tinh tế của tình yêu, cô bé kể lại một cuộc du ngoạn thắng cảnh chùa Hương với "thầy me", song cũng chính là cuộc du ngoạn với mối tình ngây thơ, trong trẻo tinh khiết nhất của tuổi 15 con gái. Cảnh đẹp người đẹp, những tình ý đẹp được đan xen, nối tiếp bằng lời kể, sự bộc bạch thật thà đáng yêu của một trái tim thiếu nữ lần đầu rung động, làm cho "thiên ký sự" bằng thơ này dù dài tới 34 khổ vẫn có sức cuốn hút người đọc, người nghe từ đầu đến cuối.
    Bài thơ là một lời kể của "cô bé ngày xưa" song đã mở ra cho bạn đọc những dự báo tốt lành về một mùa xuân trên quê hương Hà Tây với chùa Hương - Tuổi trẻ và Tình yêu.
     
    Có một con chim nhỏHát khúc ca mặt trời Ơ kìa bông hoa nắngThắp hồng cả vườn tôi
  5. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Tô Hoài
    [​IMG]
    TIỂU sử:Tên thật Nguyễn Sen, sinh ngày 10/08/1920.
    Xuất thân trong một gia đình làm thợ thủ công. Quê nội ở xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà đông; nhưng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngọai là làng Nghĩa đô, phủ Hòai đức, tỉnh Hà đông (nay là huyện Từ liêm, Hà nội).
    Bước vào tuổi thanh niên, ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế tóan hiệu buôn..., có khi thất nghiệp.
    Năm 1938, ông tham gia tổ chức ái hữu thợ dệt, làm thư ký Ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà đông.
    Năm 1943, gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc, tham gia viết báo bí mật, tuyên truyền cách mạng, họat động liên tục đến Tổng khởi nghĩa.
    Sau CMTT và những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Tô Hòai làm báo Cứu quốc; đi với bộ đội trong nhiều chiến dịch ở Việt Bắc, Tây Bắc .
    Năm 1950, về công tác ở Hội văn nghệ VN, nhiều năm là Thư ký tòa sọan Tạp chí văn nghệ.
    Từ năm 1954 đến nay, Tô Hòai vừa tiếp tục sáng tác, vừa tham gia công tác lãnh đạo Hội nhà văn VN.
    Tô Hòai viết đều, viết nhiều và sử dụng nhiều thể lọai văn xuôi. Năng lực quan sát và miêu tả tinh tường; vốn hiểu biết đời sống, phong tục các dân tộc khá phong phú; lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu; những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ... có thể coi đó là những nét nổi bật trong sáng tác của Tô Hòai. Ông đặc biệt thành công ở mảng đề tài miền núi và tác phẩm cho thiếu nhi.
    Bút danh: Mai Trang; Mắt Biển; Thái Yên; Vũ Ðột Kích; Hồng Hoa...

    --------------------------------------------------------------------------------
    TÁC phẩm chính:
    Trước CMTT:
    "Dế mèn phiêu lưu ký" (truyện-1941)
    "Quê người" (tiểu thuyết-1941)
    "O chuột" (tập truyện ngắn-1942)
    "Giăng thề" (truyện-1943)
    "Nhà nghèo" (tập truyện ngắn-1944)
    "Xóm giếng ngày xưa" (truyện-1944)
    "Cỏ dại" (hồi ký-1944)
    Trong kháng chiến chống Pháp:
    "Núi cứu quốc" (tập truyện ngắn-1948)
    "Xuống làng" (tập truyện ngắn-1950)
    "Truyện Tây Bắc (tập truyện-1953; giải nhất của giải thưởng Hội văn nghệ VN năm1954-1955)
    Sau 1954:
    Tập truyện ngắn:
    "Khác trước" (1957)
    "Vỡ tỉnh" (1962)
    "Người ven thành" (1972)
    Bút ký:
    "Thành phố Lê-nin" (1961)
    "Nhật ký vùng cao" (1969)
    "Lăng Bác Hồ" (1977)
    "Trái đất tên Người" (1978)
    "Hoa hồng vàng song cửa" (1981)
    Kịch bản phim:
    "Vợ chồng A Phủ" (1960)
    "Kim Ðồng" (1963)
    Tiểu thuyết:
    "Mười năm" (1957)
    "Miền Tây" (1967)
    "Tuổi trẻ Hòang văn Thụ" (1971)
    "Tự truyện" (1978)
    "Quê nhà" (1981)
    Truyện thiếu nhi: "Chim chích lạc rừng"; "Con mèo lười"; "Ðàn chim gáy"; "Kim Ðồng"; "Ðảo hoang"; "Chuyện ông Gióng"...
    Tiểu luận:
    "Một số kinh nghiệm viết văn của tôi" (1959)
    "Người bạn đọc ấy" (1963)
    "Sổ tay viết văn" (1967)...
  6. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thì Sĩ - một tài năng và nhân cách cao đẹpNgô Thì Sĩ (1726-1780) quê làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây) có tài văn chương nhưng lận đận trong thi cử, mãi đến năm 40 tuổi mới đỗ Hoàng Giáp. Hơn 30 năm làm quan, Ngô Thì Sĩ đề xuất những chính sách ưu ái cho người nghèo, nghiêm trị kẻ ác... Ông có đóng góp lớn cho văn học, sử học nước nhà với các tác phẩm nổi tiếng như "Việt sử tiêu án", "Đại Việt sử ký tiền biên", mang tinh thần dân tộc cao, đa dạng về bút pháp. Ông còn là người sáng lập Ngô gia văn phái. Trên vách đá động Nhị Thanh tại làng Vĩnh Trại, huyện Thoát Lãng thuộc tỉnh lỵ Lạng Sơn (cũ), hiện còn bức phù điêu khắc đá, tạc hình một ông già ngôi, bên dưới khắc bài văn "tự tán":    Người là ai? khăn áo đạo sĩ, nét mặt nhà nho,    Thân cao bốn thước, lưng nhỏ ba chét tay,    Râu thưa, tóc mai trĩu, má hóp, lưỡng quyền gầy.    Há không chốn tiêu dao mà làm tổ trong hang này?    Văn dốt vũ dát, chính sự độn, việc "hành chỉ" tuềnh toàng, không một nét đáng ghi lại.    Duy tính ưa suối đá, mà chí khí ở nơi hồ biển,    Được hang động này thật thích hợp, để gìn giữ cái tuổi già lều lảo của ta... Đó là chân dung thực của Ngô Thì Sĩ và cũng là những lời ông bộc bạch về con người mình - chỗ hay cũng như chỗ dở. Ông sinh ngày 15-10-1726, có hiệu là Ngọ Phong, quê làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Gia đình Ngô Thì Sĩ nổi tiếng thi thư. Ông nội là Ngô Trân, cha là Ngô Thì ức, em là Ngô Thì Đạo đều có tài văn học.Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, Ngô Thì Sĩ được ông nội chăm sóc dạy dỗ. Ông học giỏi, nhưng thi cử lận đận, vì những ý tứ mới lạ và văn chương phóng khoáng của ông không hợp với các quan trường. Tiếng tăm ông lừng lẫy càng làm cho người ta thành kiến. ở các kỳ thi Hội, người chấm cứ tìm các bài văn đoán là văn Ngô Thì Sĩ để đáng hỏng. Chúa Trịnh biết việc này, đã cách chức một khảo quan là Trần Tổ (1752), nhưng thành kiến của quan trường vẫn không thay đổi. Đến năm 1766, Ngô Thì Sĩ mới đỗ được Hoàng Giáp. Ông liên tiếp làm quan ở nhiều nơi: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, rồi cuối cùng là Đốc trấn ở Lạng Sơn, mất tại nhiệm sở ngày 22-10-1780.Ngô Thì Sĩ xuất thân từ một gia đình quan chức nhỏ, cái nghèo đeo đuổi ông từ thuở học trò cho đến khi đã thành một viên chức trong phủ chúa và cả khi đã thành một triều quan. ông đã từng có những giai đoạn mỗi tháng có đến mười lăm ngày bị "gạo củi bức bách..., túi rỗng, bếp lạnh" (Trách ma nghèo). Cũng đã từng phải đi vay để đáp ứng nạn gạo châu củi quế, "nhưng dần dần người ta chán vì thất tín nên một tiền cũng kiên quyết chối từ" (Nông đáp). Tình cảnh Ngô Thì Sĩ cũng là hiện tượng khá phổ biến của tầng lớp nho sĩ trí thức đương thời. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn rất tha thiết với đất nước, vẫn mang hoài bão "tri quân trạch dân" và họ trăn trở rất nhiều trước thời cuộc, Ngô Thì Sĩ cũng vậy. Hơn ba mươi năm làm quan, ông đã đề xuất nhiều vấn đề và trực tiếp đối thoại với phủ chúa. Đó là các đề nghị chấn chỉnh thi cử, sửa đổi chính sách thuế khóa, chiêu tập nông dân phiêu bạt về khai hoang, hạn chế việc nhà giàu chiếm đoạt ruộng đất, nghiêm trị bọn quan lại hà hiếp dân, phòng thủ biên giới... Ông đặc biệt thông cảm và dành nhiều ưu ái cho tầng lớp học trò và nông dân. Vào thời điểm bấy giờ, khi bộ máy quan liệu đã hết sức sa sút, một người có nhân cách cao đẹp như ông thật hiếm có.Ngô Thì Sĩ là một trí thức có nhiều hoài bão. Suốt đời, ông theo đuổi lý tưởng làm một người có ích cho dân cho nước. Trong chính trị, có thể ông không thành công, nhưng trong sử học, văn học, ông có rất nhiều đóng góp. Ông thực sự có vai trò người sáng lập Ngô gia văn phái. Ông là một nhà sử học lớn với các tác phẩm "Việt sử tiêu án", "Đại Việt sử ký tiền biên", một phần "Đại Việt sử ký tục biên". Lối chép sử của ông có tinh thần dân tộc, có nhiều phát hiện, và có phong cách khoa học. Ngô Thì Sĩ cũng là một nhà văn đa dạng về bút pháp và có một khối lượng tác phẩm khá lớn. Bảo chướng hoằng mộ cho ta thấy sự sắc sảo, giàu tinh thần phê phán của ngòi bút nghị luận, Ngọ phong văn tập thể hiện chất hiện thực, phong phú của ngòi bút ký sự. Anh ngôn thi tập thể hiện chất hào hoa đằm thắm của một tâm hồn thi sĩ giàu nhân ái, trung hậu... Song có lẽ nổi bật nhất ở Ngô Thì Sĩ là chất cận đại trong thi pháp của ông. Đó là chất văn xuôi, chất đời sống thường xuất hiện đậm nét ở mọi thể loại. Có thể gặp trong tác phẩm của ông những con số thống kê có thực, những cảnh thực, người và chuyện thực. Điều này là mới mẻ so với bút pháp ước lệ, khoa trương, tượng trưng của văn học thời Trung đại, Ngô Thì Sĩ cũng có thể xem là nhà thơ tình sớm nhất trong văn học Việt Nam. Có lẽ trước ông, không tìm thấy trong văn học nước ta nhà văn nào có cả một tập như tập "Khuê ai lục" nói về người vợ, người tình một cách thâm trầm da diết như vậy. Ngoài ra, thơ đề vịnh của Ngô Thì Sĩ cũng bộc lộ được tính cách hào hoa, tâm hồn phong phú và nhạy cảm của ông trước cảnh đẹp của quê hương đất nước.
  7. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều
    [​IMG]
    Sinh năm 1957, tại Hà Tây.
    Tốt nghiệp đại học tại Cuba năm 1988. Hiện công tác tại Ban Thơ của Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam).
    Đã in: 7 tập thơ, 4 tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 2 tập sách dịch, 3 tập truyện thiếu nhi.
    Ba kịch bản được dựng phim.
    (Lexcom:hình như nhà văn cũng ở trong tx Hà Đông , nhà gần triển lãm thì phải)
    Giải thưởng:
    Giải thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1983). - Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam (1993) cho tập Sự mất ngủ của lửa.
    _________________________
    Người đàn bà ấy sống trong một không gian ba chiều: quá khứ, hiện tại và những cơn mộng du
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa mới chuyển thể xong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu thành kịch bản phim Người đàn bà mộng du cho Hãng phim Truyện Việt Nam. Tôi ngạc nhiên hỏi anh: Định bước chân sang điện ảnh, một địa hạt ?olành ít dữ nhiều? đối với không ít nhà văn, nhà thơ...?
    Nguyễn Quang Thiều giải thích: Đúng là tôi không có mấy kinh nghiệm viết kịch bản phim truyện. Trước đây, tôi có thử làm Cảnh sát hình sự trong nhóm mấy anh em viết kịch bản cho bộ phim truyền hình nhiều tập này, rồi cũng viết dăm ba cái kịch bản phim video, nhưng phim truyện nhựa thì quả thực là một điều mới mẻ đối với tôi.
    - Anh có được khích lệ bởi những thành công gần đây của một người bạn, nhà văn Nguyễn Quang Lập, hay không?
    - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: ?oTố chất? của anh Lập về sân khấu, điện ảnh rất đậm đặc; bởi vậy nên thành công của anh ấy trong mấy bộ phim vừa qua là điều tất yếu. Còn tôi thì... đi lòng vòng thế nào đó rồi bây giờ bỗng dưng lại trở thành người viết kịch bản phim truyện. Nhưng tôi sẽ là Nguyễn Quang Thiều trong kịch bản này.
    - Vậy thì tại sao lại là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của ông?
    - Vì sao Hãng phim Truyện lại chọn truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành để tôi chuyển thể thì cũng có thể hiểu được. Trong di sản văn học của Nguyễn Minh Châu, tôi thấy phần truyện ngắn của ông có những đóng góp rất lớn cho văn học Việt Nam, mặc dù thời trẻ, tôi đã từng đọc không sót một chữ nào trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của ông. Nguyễn Minh Châu có một cách thể hiện rất độc đáo trong nhiều truyện ngắn của mình, đó là việc ông đã thân phận hóa đời sống, nâng lên những tầm mới. Nhưng nếu được quyền thì tôi sẽ chọn những truyện ngắn rất hay của ông như Phiên chợ Giát hoặc Khách ở quê ra để chuyển lên màn ảnh lớn chứ không chọn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
    - Hẳn là khi đặt tên truyện ngắn của mình về người đàn bà trên một chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm vào trong đó ít nhiều một hình tượng về sự chuyển động. Vậy tại sao anh lại đổi thành ?omộng du?? Phải chăng để cho nó ?othị trường? hơn?
    - Đối với một số người, mộng du có thể là một yếu tố ?othị trường?, cả về văn học cũng như điện ảnh, nhưng đối với một số người khác, trong đó có tôi, ?omộng du? là một yếu tố mang tầm quan trọng sống còn trong kịch bản điện ảnh này! Ngay cả chúng ta đây, đang sống trong hiện thực đấy mà chắc gì đã không phải là đang mộng du!
    Đây là câu chuyện về người đàn bà tên Quỳ, trong suốt những năm tháng chiến tranh đã bỏ lỡ những dịp nắm bắt hạnh phúc cho đời mình chỉ vì đôi khi nhìn thấy những tật vặt vãnh của người khác, chẳng hạn như ở người đàn ông mà chị yêu quý lại có mồ hôi tay (!). Rồi chị lấy một người chồng mà sau đó bị đi tù và câu chuyện là những chuyến tàu chị đi thăm chồng... Đó là một người đàn bà luôn khao khát sự hoàn thiện trong cuộc đời này, điều mà chúng ta biết là không thể có được. Chị luôn sống trong một không gian có ba chiều, trong đó có hai chiều quá khứ và hiện tại; còn chiều thứ ba là những cơn mộng du!
    - Anh có tin chắc là kịch bản điện ảnh sẽ chuyển tải được những điều mà nhà văn đã gửi gắm trong tác phẩm của mình hay không?
    - Khi viết kịch bản này, tôi tin rằng mình đã dò được sát theo mạch tư tưởng của tác phẩm văn học. Khi người phụ nữ nhân vật chính sống trong những cơn mộng du, chị vẫn luôn đầy khao khát, đầy hiện thực. Ba yếu tố quá khứ, hiện tại và mộng du xoắn bện trong đời sống của nhân vật, khó tách biệt được với nhau; cái này là bệ đỡ cho cái kia, chuẩn bị cho cái kia, cứu rỗi, tựa lưng vào nhau để cùng song hành tồn tại. Trong khi đó thì theo tôi, đa số con người hiện đại ngày nay chỉ sống với một trong ba chiều và đó là một bi kịch. Nếu chỉ sống với quá khứ thì nặng nề, nếu hiện tại quá thì thật nhỏ bé và nếu cả đời chỉ mộng du thì đúng là bi thảm.
    - Vậy anh có tin rằng đạo diễn sẽ thực hiện được điều mong muốn của anh không?
    - Một đạo diễn có hỏi tôi: ?oNày Thiều, cậu muốn thể hiện mộng du trên màn ảnh như thế nào??. Tôi không trả lời cụ thể, nhưng yếu tố quan trọng trong kịch bản là sự chuyển đột ngột! Sẽ không có cái kiểu nhân vật chính nhắm mắt lại rồi từ từ chìm vào mộng du hay một đoạn quá khứ bắt đầu tái hiện! Điều chính yếu là những chiều kích trong đời sống nhân vật không tách rời nhau ra theo cái kiểu thủ pháp điện ảnh như thế mà nó xoắn bện vào nhau, khó có thể tách rời. Có nghĩa là khán giả sẽ phải hết sức cực nhọc trong việc xâu chuỗi những tình tiết trong bộ phim, sống cùng với trạng thái tâm lý của nhân vật... Âëy là mong muốn của tôi thế, nhưng đạo diễn thể hiện như thế nào thì lại là chuyện của đạo diễn.
    - Trong quá khứ, đã từng có những kinh nghiệm ?ođau thương? về sự hợp tác giữa người viết kịch bản và đạo diễn, đôi khi nơi gặp nhau lại là ở... tòa án! Vậy anh có lo ngại không?
    - Nguyễn Thanh Vân là một đạo diễn tài hoa, đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với các tác giả kịch bản. Anh ấy đã làm việc với tôi nhiều lần và rất kỹ lưỡng về từng trường đoạn, cái nào nên bỏ đi, cái nào nên đưa lên đầu để gây ấn tượng. Tôi có đưa kịch bản cho anh ấy đọc và khi trả lại, tôi thấy bên lề mỗi trang, Vân đều ghi chú những dòng rất cụ thể: ?oTuyệt vời?, ?oCó mùi vị?, ?oNên bỏ đi?... Tôi đã đọc những dòng ghi chú ấy và thấy hầu hết chúng đều rất xác đáng. Nếu như có một chỗ nào đó mà tôi không đồng ý hoặc Vân không đồng ý thì chúng tôi tranh luận để tìm ra cách giải quyết. Đó là một cách làm tôn trọng nhau và tôi cho rằng giữa đạo diễn và người viết kịch bản nên có một mối quan hệ làm việc như thế. Sau khi chúng tôi thống nhất được với nhau về kịch bản, tôi nói với Vân: ?oBây giờ, nó là của ông!?.
    - Có vẻ như anh đã trở thành một người của điện ảnh rồi! Liệu sau Người đàn bà mộng du, anh có ?othừa thắng xốc tới? trong địa hạt lắm gian truân này không?
    - Chẳng phải là ?othừa thắng xốc tới? gì cả mà tôi đã làm rồi! Hãng phim Truyện Việt Nam đặt hàng tôi chuyển thể truyện ngắn Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp, tôi đã hoàn thành xong và giao cho hãng. Tôi nghe nói đạo diễn Lê Đức Tiến đang được giao đọc kịch bản này. Còn có được đưa vào kế hoạch sản xuất hay không thì tôi không biết.
    - Chẳng lẽ anh cứ làm công việc chuyển thể truyện ngắn của người khác, trong khi ?ogiang hồ? đồn đại rằng truyện ngắn của anh cũng có nhiều chất điện ảnh đấy chứ! Mùa hoa cải bên sông là một ví dụ...
    - Tôi biết vậy! Chính vì thế mà tôi đã tự mình chuyển thể một truyện ngắn của tôi thành kịch bản phim nhựa, là truyện Người đàn bà ở ngã ba đồi. Cũng xong rồi! Đây là một kịch bản do Cục Điện ảnh đầu tư và duyệt, nghe nói sẽ giao cho anh Đỗ Minh Tuấn đạo diễn.
    - Vậy thì bây giờ phải giới thiệu anh như thế nào đây: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, dịch giả hay nhà viết kịch bản Nguyễn Quang Thiều?
    - Tôi là Nguyễn Quang Thiều, còn gọi là ?onhà? hay ?olều? gì đó thì không quan trọng lắm. Nói vậy chứ mặc dù phiêu lưu vào lĩnh vực điện ảnh nhưng tôi đâu có bỏ thơ văn. Tôi đang dịch khoảng 200 bài thơ của ba nhà thơ hàng đầu của Hàn Quốc hiện nay. Công việc tuyển chọn khoảng 100 bài thơ ngắn của tôi để làm thành một tập cũng đang ở vào giai đoạn cuối. Ngoài ra, tôi cũng đang cùng với một nhà thơ Mỹ thực hiện một tuyển tập thơ nữ Việt Nam sẽ in bên NXB Phụ nữ. Nhà thơ Mỹ này là một người bạn của Việt Nam mà nhiều người đã biết, đó là Lady Bolton. Nhưng một trong những công việc chính yếu mà hiện nay tôi đang tập trung công sức cũng như thời gian vào là hoàn thành bản trường ca - văn xuôi mà tôi đã theo đuổi từ hai năm nay. Bản trường ca có tên là Con ruồi!
    - Về đời sống loài ruồi chăng?
    - Không! Nhân vật chính trong suốt bản trường ca này chỉ đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi duy nhất: Liệu đời sống mà anh ta đang sống có phải là đời sống không?
    - Đó có phải là anh không?
    - Cho phép tôi không trả lời câu hỏi này!
    - Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  8. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Tản Đà

    Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 25-5-1889, tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, cạnh sông Đà và cách núi Tản Viên 10 km chim bay. Ông đã mượn tên núi tên sông làm bút danh.
    Tản Đà tạ thế tại Hà Nội ngày 7-6-1939. Tản Đà bước vào văn chương ở buổi cũ mới giao thời. Thơ lối cũ không còn đủ chứa tình ý của thời đại. Còn lối mới thì ông phải tự tìm lấy. Bỗng nhiên Tản Đà thành người tự do không bị khuôn khổ nào câu thúc, cả về hình thức lẫn nội dung. Thơ ông lắm lối lắm loại. Khi thì ông phân biệt chúng bằng hình thức: hát nói, hát sẩm, tứ tuyệt, bát cú, yết hậu, lục bát, trường đoản, từ khúc, trường thiên... Khi thì bằng nội dung: tập Kiều, thù tiếp, thơ họa... Phân biệt lắm thứ như thế vì thật sự Tản Đà không quan tâm đến sự phân biệt. Ông làm thơ như chỉ vì mình. Thơ như nói, nói như chơi mà thấm thía nhân tình. Biên độ thơ Tản Đà rất rộng. Dân ca liền với triết học, cổ điển xen cùng lãng mạn, trào phúng trộn với trữ tình.
    Cái mới rõ nhất ở Tản Đà là sự hồn nhiên, tự nhiên. Ông làm thơ như hít thở, thấy thế, cảm nghĩ thế thì viết thế. Tản Đà phẫn chí về danh phận nhưng lại đắc ý về tài năng; tài cao phận thấp, chí khí uất. Thơ ông nói chuyện đời ông, nói việc hàng ngày của ông. Ông không mỹ lệ hóa đời cũng không thần bí hóa thơ mà cũng chẳng màu mè vờ vĩnh. Đắc ý thì nói đắc ý, buồn thì nói buồn. Dám bộc lộ thật mình trong văn chương ở thời Tản Đà là bạo lắm. Phạm Quỳnh công kích Tản Đà: Người ta, phi người cuồng, không ai dám trần truồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm truyện cho người đời xem. Nhưng chính chỗ ấy là chỗ Tản Đà đã khai sinh ra chủ nghĩa lãng mạn cho thơ Việt Nam, trước cả phong trào Thơ Mới. Bối cảnh xã hội, trình độ dân trí hồi ấy đã cho phép Tản Đà bộc lộ chính mình, đã chấp nhận cho "cái không giống ai" trong phạm trù cá nhân, cá thể tồn tại, điều mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Du chưa có. Các cụ xưa mới chỉ bộc lộ được từng nét cá thể khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Các cụ mới có từng yếu tố lãng mạn chứ chưa có chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn lấy cái tôi làm nền tảng, quan tâm, chăm chút cái tôi. Tản Đà lãng mạn trên cái tôi ngông. Ngông là một cách đòi quyền tồn tại cá thể chống mọi khuôn mẫu áp đặt. Ngông là lãng mạn trong cõi thực. Tản Đà còn lãng mạn ra ngoài cõi thực. Và đấy lại là chỗ bộc lộ nhất tinh hoa thơ Tản Đà: Nhớ mộng, Tống biệt, Nói với bóng, Nói với ảnh... Đọc văn xuôi Tản Đà càng thấy rõ phẩm chất lãng mạn của tâm hồn ông.
    Hồn mơ mộng, thơ hiu hắt, tình điệu âm u. Cõi u ẩn của lòng người, cao thấp sang hèn gì, đều dám phơi lên mặt giấy, gợi thương, gợi buồn, gợi cảm thông. Bài Tống biệt từ âm điệu đến hình ảnh đều nói được cái dúng dắng của khách trần lưu luyến động tiên, khát thèm mộng ảo: Cửa động/Đầu non/ Đường lối cũ/ Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi. Bài Nhớ mộng mở đầu như một sự giác ngộ Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi. Nhưng tỉnh lại thấy không bằng mộng: Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng! Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời. Hai câu này còn là cái lãng mạn mực thước của chủ nghĩa cổ điển. Nó là tổng kết chung của cõi đời dâu bể. Cái chỗ hé ra nỗi niềm Tản Đà là ở câu Những lúc canh gà ba cốc rượu và Mộng cũ, mê đường biết hỏi ai. Tản Đà có những câu thơ chán đời nhưng trong cốt lõi, ông là người ham chơi, ham sống: Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có cửa nhà thời không/ Nửa đời Nam Bắc Tây Đông/ Bạn bè xum họp vợ chồng biệt ly. Tản Đà chỉ hiện thực khi nào cái thực đánh rất đau vào cái mộng, đánh vào tâm trí nhân ái: Năm hào một đứa trẻ lên sáu. Tiền có năm mà trẻ lên sáu, ấn tượng con số diễn tả sự rẻ rúng của phận người năm lụt lội đói kém.
    Về hình thức câu thơ, Tản Đà cũng có nhiều cách tân lắm. Bên cạnh thơ lối cũ, ông viết nhiều thơ lối mới. Ông dùng song song cả mới lẫn cũ, không bài xích hay bênh vực thứ nào nên người ta cứ nghĩ phải đến thời Thơ Mới câu thơ Việt Nam mới có cách tân. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam coi Tản Đà như người bắc cầu cho hai thời đại thi ca Việt Nam là có lý. Nhưng không phải chỉ ở nộûi dung đâu mà còn ở cả hình thức nghệ thuật.

    VŨ QUẦN PHƯƠNG
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  9. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Kỉ niệm 900 năm ngày sinh Danh nhân Tô Hiến Thành

    [​IMG]
    Ngày 5/3, Lễ kỉ niệm 900 năm ngày sinh của Danh nhân lịch sử Tô Hiến Thành đã được tổ chức ngay tại quê hương ông: xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng những công lao của Tô Hiến Thành cho nhân dân, đất nước và phẩm chất chính trực, thanh liêm của ông vẫn sáng mãi trong lòng nhân dân và trong lịch sử dân tộc.
    Danh nhân lịch sử Tô Hiến Thành sống ở thế kỉ 12, dưới triều Lý. Ông là người văn võ song toàn, đã có công dẹp giặc phương Bắc, giữ vững biên giới Tây Nam, có công lớn trong việc khẩn hoang miền biển nước ta. Đối với những người dân Hạ Mỗ, Hà Tây, Tô Hiến Thành là người rất gần gũi với quê hương. Tuy là trụ cột của triều đình, ông vẫn thường xuyên về thăm quê. Ông đã cho xây chùa Hải Giác với mong muốn người dân có tri thức mênh mông như biển cả.
    Không chỉ người dân Hạ Mỗ, ở nước ta có đến 200 nơi lập đình, đền thời, tôn ông làm thành hoàng để ghi ơn ông. Tô Hiến Thành là một vị quan liêm khiết, chính trực. Những phẩm chất của ông có ý nghĩa đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
    Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, những phẩm chất của một vị quan thanh liêm, chính trực, suốt một đời vì đất nước, vì nhân dân của Tô Hiến Thành mãi mãi là những bài học sâu sắc cho thế hệ mai sau./.

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  10. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi (1380-1442)
    [​IMG]
    Tiểu Sử: Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người xã Nhụy Khê (Nhị Khê), huyện Thượng Phúc (tỉnh Hà Đông), sinh năm Canh thân (1380) tại dinh ông ngoại là quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán ở kinh thành Thăng Long. Cha là Nguyễn Phi Khanh (Tiến Sĩ khoa Giáp Dần- 1374, làm quan thời Hồ Hán Thương, chức Đại Lý Tự Khanh, kiêm Trung Thư Thị Lang, Hàn Lâm Viện Học Sĩ). Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đậu Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) đời Hồ, và được phong chức Chánh Chưởng của đài Ngự sử. Ông Nguyễn Trãi ''''nổi tiếng ở đời về văn chương. Kinh sử bách gia, cùng lược thao binh thư, không gì là không thông suốt.'''' (Đại Nam Nhất Thống Chí).
    Năm 1407, quân Minh sang xâm chiếm nước ta, Ông Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng với Hồ Quý Ly và con cháu, giải về Kim Lăng bên Tàu. Ông Nguyễn Trãi tiễn cha ở Ải Nam Quan, và được khuyên trở về ''''trả thù cho cha, rửa hờn cho nước'''', tạo thành một giai thoại Lịch sử nhớ đời của dân tộc Việt.
    Đầu năm 1428,sau khi quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

    Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
    Trong đời Nguyễn Trãi còn một giai thoại nữa về tình yêu và văn chương với Nguyễn Thị Lộ qua các bài thơ đối đáp về đề tài ''''bán chiếu gon''''.
    Công Đức: Nguyễn Trãi là một thiên tài về quân sự và văn học, không những của riêng nước Việt mà còn là của chung cho toàn thế giới. Năm 1980, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã vinh danh Ông như là một vĩ nhân của thế giới. Nguyễn Trãi với tấm lòng ''''Sáng như sao Khuê'''' (Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo, nghĩa là lòng của Ức Trai sáng như sao Khuê buổi sớm, do vua Lê Thánh Tông ban tặng), là một vị đệ nhất đại công thần triều Lê, đã vào sinh ra tử theo phò anh hùng Lê Lợi hơn 10 năm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của nhà Minh. Ông đã ''''dự bàn mưu lược nơi màn trướng, phàm từ lệnh đều tự tay ông ông soạn'''' (Đại Nam Nhất Thống Chí).
    Tác phẩm về quân sự và chính trị của Nguyễn Trãi như bản '''' Bình Ngô Sách'''' dâng lên Lê Lợi khi ra mắt tại Lam Sơn với chiến lược ''''đắc nhân tâm'''', lấy lòng dân, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều cũng như các chiến thuật ''''du kích chiến'''', ''''phục kích chiến'''', giúp Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa từ một đoàn nghĩa binh, thành một đoàn quân tinh nhuệ oai hùng, đánh đuổi hết quân xâm lược ra ngoài bờ cõi.
    Tác phẩm ''''Bình Ngô Đại Cáo'''' của Nguyễn Trãi là một bản hùng văn, tư tưởng chan chứa tình người, với những lời vàng ngọc ''''đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo'''', kim cổ ít bài nào sánh kịp.
    Tác phẩm văn chương của Ức Trai tiên sinh bao gồm nhiều bài thơ bằng chữ Hán (Ức Trai thi Tập), tập thơ Ngọc Đường (Ngọc Đường thi tập) (theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí-Nhân Vật Chí, Tập II, quyển IV) và một số bài thơ bằng chữ Nôm (quốc âm). Ông còn là tác giả quyển ''''Dư Địa Chí'''', một tập sách viết về địa dư nước Đại Việt.
    Danh nhân Nguyễn Trãi một đời vì nước vì dân, có công rất lớn trong việc phò tá vua Lê Lợi, giải phóng nước Nam khỏi ách thống trị của người Tàu. Ông còn để lại cho hậu thế những tác phẩm văn học quý giá và tài liệu nghiên cứu về địa dư nước nhà, nhất là ông đã để lại một tấm gương trong sáng về lòng nhân ái và đức khoan dung:
    Lòng Nguyễn Trãi sáng như sao buổi sớm
    Không bao giờ vương vấn bụi phù vân
    Coi công danh như gió thoảng qua sân,
    Để trọn đời thương dân và yêu nước.
    Đền Thờ: Hiện nay tại khu tưởng niệm Nguyễn Trãi, làng Nhị Khê thuộc huyện Thường Tín, Hà Đông (Tỉnh Hà Tây) còn có đền thờ Nguyễn Trãi với pho tượng toàn thân của ông đặt trên bệ cao.
    Ngày Kỷ Niệm: 16 tháng 8 âm lịch mỗi năm.

    <P align=left><FONT color=#0054e3 size=4>Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......</FONT></P>
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 26/10/2003

Chia sẻ trang này