1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người tài hoa

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Rosebaby, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Danh sư dạy 3 vua
    Trên đường từ thị xã Hà Đông đi Chùa Hương, qua thị trấn Kim Bài (huyện lỵ của huyện Thanh Oai) chừng 3km, bạn sẽ đến làng Đông Thư cổ kính, nơi xóm thôn còn xanh mát bờ tre, những mái nhà ngói cũ rêu phong tĩnh lặng. Chính nơi đây dòng họ Phạm Vũ đời thứ 7 làng Đôn Thư đã sinh ra vị danh sư Phạm Vũ Quyền kiệt xuất. Thời trẻ là một chàng trai tuấn tú khôi ngô, hiếu học, tri thức uyên thâm... Ông đỗ cử nhân năm 1806 thời Gia Long, nhưng không ra làm quan mà chỉ yêu thích nghề dạy học. Trong số 21 học sinh, ông kèm cặp vun trồng... 16 người đã đỗ cử nhân. Thành quả ấy đã vang vọng tới kinh thành, đến tai vua Gia Long và Phạm Vũ Quyền đã được mời về kinh đô dạy con vua từ năm 1808. Trong 26 năm liền, danh sư Phạm Vũ Quyền đã dạy cả 3 thế tử, sau này đều lên ngôi vua là: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Với lòng trân trọng danh sư hiền nhân, tài hoa mẫn cán Triều đình đương thời Tự Đức đã phong cho Phạm Vũ Quyền danh hiệu: Sự nghiệp tam triều vọng văn chương nhất quốc sư. Đặc biệt cả 3 đức vua khi lên ngôi, lần lượt mỗi vị đều tặng thầy Phạm Vũ Quyền một chiếc áo Long Bào. Ba chiếc áo Long Bào ấy, thầy Quyền tặng đình làng một chiếc để "lưu danh thờ tự, một chiếc tặng bố vợ ở Vân Đình, còn một chiếc thầy giữ làm kỷ niệm. Rất tiếc là hiện nay chỉ còn lại chiếc áo Long Bào, cất giữ. Ở đình làng Đôn Thư mỗi năm, trong ngày đại lễ, lại được cụ từ mở chiếc tráp son một lần, gợi nhớ một thời đã xa đầy tự hào của quê hương xứ sở.
    Lớp con cháu của danh sư Phạm Vũ Quyền hôm nay bồi hồi kể lại: Để bù đắp công ơn của người thầy đã dạy mình thành tài danh đất nước, Vua Tự Đức đã cho thuyền rồng chở gỗ gụ từ Thanh Hóa ra, dựng cho thầy Quyền một ngôi nhà Đại Khoa khang trang giữa làng Đôn Thư, với đầy đủ tiện nghi nội thất, câu đối hoành phi và nơi thờ tự. Ngôi nhà mang ý nghĩa lịch sử ấy, gần đây, người cai quản nó là trưởng gia dòng họ Phạm Vũ đã bán trọn gói cho một nhà doanh nghiệp ở Nam Định và doanh nhân ấy đã lắp đặt, dựng lại ở Thành Nam, khách du lịch tới tham quan ngôi nhà cổ của vua Tự Đức tặng danh sư Phạm Vũ Quyền.

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Lương Văn Can
    [​IMG]
    Ông sinh năm Giáp dâ?n 1854 và mất năm Đinh mafo 1927)
    Chí sif cận đại, tự Ôn Như, hiệu Sơn Lafo. Quê la?ng Nhị Khê, ti?nh Ha? Đông
    Có sách chép la? Lương Ngọc Can.
    Năm Giáp tuất 1874, ông đôf cư? nhân năm 20 tuô?i nên thươ?ng gọi la?" cụ Cư? Can" . Ông ra ơ? nha? phố Ha?ng Đa?o, Ha? Nội dạy học, đến 1908 liên kết vơí các đô?ng chí, lập ra trươ?ng Đông Kinh nghifa thục, khơ?i xướng phong tra?o Duy tân. Các sif phu yêu nước va? nhân dân tiến bộ nhiệt liệt tham gia, khiến thực dân hoa?ng hốt khu?ng bố trắng, ra lệnh đóng cư?a trươ?ng, bắt giam một số ngươ?i, ông cufng bị gọi nhiê?u lâ?n, nhưng chúng không đu? bă?ng cớ đê? giam giưf ông. Đến năm 1914, nhân vụ ném tạc đạn ơ? Ha? Nội Hôtel (Khách sạn Ha? Nội), chúng bắt ca? trăm ngươ?i trong đó có ông, rô?i kết án ông 10 năm biệt xứ, lưu đa?y ơ? Nam Vang (Phnom-penh-Campuchia). Bị giam hơn 7 năm chúng gia?m án cho ông va? cho trơ? vê? Ha? Nội nga?y 25-11-1921.
    Trơ? vê? Ha? Nội ông vâfn dạy học, mơ? trươ?ng Ôn Như va? chuyên tâm soạn sách. Các con trai ông: Lương Trúc Đa?m, Lương Nghị Khanh, Lương Ngọc Quyến đê?u hi sinh vi? nước. Rê? ông la? chí sif Nguyêfn Phương Sơn hafy co?n lưu đa?y ơ? Đốc Va?ng Thượng, ti?nh Long Xuyên (nay la? An Giang).
    Nga?y 13-6-1927 ông mất tại Ha? Nội vi? bịnh gia? thọ 73 tuô?i. Khi ,mất lưu lại lơ?i trối dạy con cháu:" Ba?o quốc túy, tuyết quốc si va? các tác phâ?m:
    - Quốc sự phạm lịch sư?
    - Hán tự tuyệt kính
    - ấm học tu?ng đa?m
    - Gia huấn
    - Hán tự quốc âm
    - Hạch đa?m loại ngưf (trích dịch sách Luận ngưf)
    - Châu thư loại ngưf (trích dịch sách Mạnh tư?).
    Ông mất, sif phu đê?u thương tiếc. Ca?m khái nhất la? giới công nhân lao động, do ông Chu Văn Tấn đại diện có ba?i thơ tươ?ng niệm ông đăng ơ? Đông Pháp thơ?i báo nga?y 24-6-1927, thơ khá da?i, có nhưfng câu mơ? đâ?u thật tha thiết kính yêu ông:
    "Hơfi đô?ng ba?o
    Lương chí sif nước nha? tạ thế
    Cái buô?n chung há dêf riêng ai
    Tôi la? lao động thiê?n ta?i
    Lo?ng tha?nh to? dấu bi ai anh hu?ng.
    Hơfi đô?ng ba?o Lạc Hô?ng Nam Việt
    Cái buô?n chung pha?i quyết cu?ng nhau
    Thương nha? chí sif công lao
    Vi? dân vi? nước tiêu hao một đơ?i? (...")​
    <P align=left><FONT color=#0054e3 size=4>Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......</FONT></P>
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 31/10/2003
  3. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Gặp người giữ hồn chèo Tàu
    [​IMG]
    Cụ vẫn mê hát lắm. Năm nay cụ đã 93 tuổi, tiếng hát không còn "tròn vành rõ chữ" như khi mái tóc còn xanh nhưng vẫn có sức cuốn hút rất lạ. Những người mê hát chèo Tàu ở quê cụ vẫn gọi cụ là "người giữ hồn của quê hương" bởi cụ là một kho tư liệu sống về chèo Tàu. Đó là cụ Tiến Thị Lục, người làng Tân Hội huyện Đan Phượng (Hà Tây), người vừa được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian bởi những đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo lưu, gìn giữ vốn văn hoá cổ.

    Cụ Tiến Thị Lục (bên phải)
    Tháng 5/2003, lần đầu tiên hội văn nghệ dân gian Việt nam tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho 15 nghệ nhân. Đây là hình thức tôn vinh tài năng sáng tạo, công lao giữ gìn, thực hành, truyền dạy những giá trị, kỹ năng, bí quyết về văn hoá văn nghệ dân gian của các tộc người Việt Nam.
    Được ra Hà Nội nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian lần này, cụ Lục vui lắm. Kèm với danh hiệu ấy là một phần thưởng tuy ít ỏi nhưng cứ nhắc tới là cụ lại rưng rưng xúc động. Cụ vui nên mặc dù việc đi lại của cụ giờ đây rất khó khăn nhưng cụ vẫn một tay chống gậy, một tay vịn vào tường đi đến nhà những "bạn hát" vốn là những học trò để được chia sẻ niềm vui. Cụ còn đem khoản tiền nhỏ bé ấy "phát lộc" cho các con cháu.
    Tuổi của cụ đã cao, lại nặng tai nên việc giao tiếp phải có người "phiên dịch" nhưng cụ vẫn còn khá minh mẫn. Trong câu chuyện chậm chạp mà cụ kể, vẫn toát lên một tình yêu, niềm say mê và sự tâm huyết với lối hát chèo Tàu vốn là truyền thống riêng và đặc trưng của quê hương Tân Hội của cụ. Khi con cháu đề nghị cụ hát một bài, ***** hởi hát cả... 3 bài mà vẫn còn muốn hát thêm nữa. Con dâu của cụ là bà Nguyễn Thị Cúc, năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi, cho biết: "Cụ vẫn mê hát lắm. Hễ có bạn hát hoặc bạn nghe là cụ thích lắm, có khi hát liền một lúc 5 bài".
    Hát chèo Tàu là lối hát dân gian gắn bó chặt chẽ với hội hát chèo Tàu của tổng Gối xưa, nay là 4 thôn của xã Tân Hội. Hội hát chèo Tàu là hội diễn xướng phong tục gắn với nghi lễ hội hè mùa xuân. Những làn điệu của hội chèo Tàu mang đậm màu sắc riêng biệt của dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    Gọi là hát chèo Tàu bởi vì các "ca nhi phường" đứng trên thuyền rồng, tay cầm mái chèo được trang trí cách điệu múa hát theo điệu chèo thuyền. Trong hội còn có quản tượng là nữ tuổi từ 13 đến 16 hoá trang mặt hoa da phấn, mình mặc bào chiến, đội mũ đầu mâu của thần võ. Quản tượng ngồi trên lưng voi bằng tre hoặc gỗ bồi giấy có bệ gỗ và 4 bánh xe đẩy đi lại nhịp nhàng với những điệu hát. Thuyền và voi được coi là kỳ quan của đám hội, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh của tượng binh và thuyền chiến trong chiến tranh của người Việt ta xưa. Trước đây hội hát chèo Tàu 25 năm mới được tổ chức một lần trong sự trông đợi của bao nhiêu người dân xứ Đoài.
    Cụ Lục trở thành "ca nhi" của hội chèo Tàu đã được 82 năm, khi mới chỉ là một bé gái 11 tuổi xinh đẹp, hát hay được làng tuyển chọn vào phường để luyện tập. Vốn sáng dạ nên cụ học thuộc các làn điệu một cách nhanh chóng. Cụ nói run run với vẻ đầy luyến tiếc: "Mẹ tôi từng là chúa Tàu, chị tôi từng là cái Tàu. Tôi được tham gia hội hát chèo Tàu có một lần vào năm Nhâm Tuất (tức năm 1922). Gần 80 năm, chả được hội lần nào cho tới năm ngoái đây". Cụ nói "năm ngoái" chính là năm 1998 lần đầu tiên hội hát chèo Tàu được khôi phục sau 76 năm vắng bóng.
    Việc khôi phục hội hát chèo Tàu tổng Gối bắt đầu từ những năm 1960 do Viện nghiên cứu âm nhạc (Bộ Văn hoá) tổ chức, hình thức sưu tầm chủ yếu là điền giã. Cụ Tiến Thị Lục cùng một số ít các "ca nhi" tham gia hội hát chèo Tàu lần cuối cùng năm 1922 lần lượt hát lại các bài hát tiêu biểu để các nhạc sĩ ghi âm, ghi chép lại. Quá trình diễn xướng của hội chèo Tàu cũng được các *****i tưởng và thuật lại cho các nhà nghiên cứu, là cơ sở cho việc khôi phục hội hát chèo Tàu sau này, tránh nguy cơ bị thất truyền.
    Thế hệ những người trực tiếp tham gia hội hát chèo Tàu xưa đến nay duy nhất chỉ còn lại cụ Lục. Từ năm 1970, cụ Lục đã được mời làm "giảng viên" cho các lớp tập huấn khôi phục chèo Tàu theo đúng lời cổ, nhạc cổ. Cụ đã mang "vốn liếng" cổ truyền của mình ra truyền dạy được cho 5 thế hệ ca nhi phường. Đó là cơ sở để hội hát chèo Tàu mở lại lần đầu tiên năm 1998 thành công. Nghệ nhân Tiến Thị Lục còn tham gia nhiều chương trình diễn xướng chèo Tàu nhằm giới thiệu một nét văn hoá đặc sắc của Hà Tây tới bạn bè quốc tế.
    "Người giữ hồn chèo Tàu" tuy tuổi cao nhưng vẫn đầy lửa nhiệt tình. Những người mê hát chèo Tàu ở quê cụ vẫn gọi cụ như vậy bởi cụ là một kho tư liệu sống về chèo Tàu. Nói như GS.TS.Tô Ngọc Thanh, những người như cụ Lục chính là "báu vật nhân văn sống, giữ gìn tài sản tinh thần vô cùng quý giá của đất nước ta

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  4. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Cụ Phó Giò
    Ở Hà Nội, từ xưa đến nay, có một món ăn nổi tiếng vừa bình dân vừa cao cấp, đó là món ''cơm tám giò chả''. Có thể nói, nó cũng là một đặc sản ẩm thực đất Bắc, mà những người Hà Nội xa xứ, dù ở đâu đi đâu vẫn nhớ về. Cả đến những người đang sống ngay trên đất Hà Nội, thì ai ai cũng biết, lâu lâu đôi khi vẫn rủ nhau cả gia đình hay một nhóm bạn bè, kéo đến tiệm ''cơm tám giò chả'' để ăn một bữa.
    Làng Ước Lễ (Hà Tây) có một gia đình thuộc trung nông, tuy không phải hào lý gì, song ai cũng biết tiếng và đặc biệt quý trọng, vì là một gia đình có nghề làm giò chả. Cụ ông tên là Nguyễn Văn Sự, cụ bà là Trang Thi Lụa, tên thường gọi là cụ Phó Lụa hoặc Phó Giò.
    Những năm đầu thế kỷ 20, gia đình cụ Phó Giò đã ra Hà Nội, thuê căn nhà ở đầu phố Hàng Bông, nhìn xế sang Ngõ Tạm Thương để mở hàng giò chả. Vì hàng làm ngon, giá phải chăng, lại tận tâm phục vụ nên khách rất đông và mau chóng nổi tiếng khắp phố phường. Hai cụ không có con trai, chỉ có 3 người con gái. Người con gái đầu lòng tên là Nguyễn Thị Bẩy lấy Trang Công Châu. Vào khoảng 1910, vợ chồng ông Trang Công Châu mở hàng giò ở xã Hiền Lương, nhưng hàng ế nên cụ Phó Lụa gọi về Hà Nội ở chung nhà để cùng làm giò. Cụ Phó Lụa nhường hẳn cho con rể và con gái bán hàng ở nhà (phố Hàng Bông) còn cụ thì mang hàng lên bán ở cuối phố Hàng Buồm, ngồi nhờ ở hiên số nhà 118. Ngôi nhà này nguyên là cái kho chứa thuốc bắc của một Hoa kiều; để tránh mưa nắng cho khách lúc cân hàng xuất nhập kho, chủ nhà đã xây tường hai bên ra gần sát mép đường và trên làm mái lợp ngói ta. Hàng tháng mới cân thuốc một lần, nên hàng ngày cụ Phó Lụa ngồi nhờ. Lúc đó, nhiều người các tỉnh về cất hàng ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Chợ Đồng Xuân... thường rẽ vào hàng cụ Phó Lụa ăn quà vừa ngon vừa sạch, chỗ ngồi kín đáo... Nhiều khách hàng gợi ý cụ thổi thêm nồi cơm nóng bán cho họ ăn với giò chả cho đỡ xót ruột, hơn là ăn bánh dầy giò trừ bữa. Thế là, cụ Phó Lụa chọn đong gạo tám xoan của người từ Bắc Ninh đem sang, kén nồi đồng điếu vừa chứa nhiều cơm lại dễ ủ nóng lâu và bắt đầu bán cho khách từng bát cơm thơm ăn kèm giò chả. Cụ luôn luôn cải tiến cách nấu, cách ủ sao cho cơm dẻo, thơm, không có cháy và lúc nào cũng nóng. Khách ngày càng đông, cụ lại muối thêm dưa cải, dưa giá, dưa cần, dưa bắp cải cho khách ăn đỡ ngán... thế là hình thành hàng ''cơm tám giò chả'' đầu tiên ở Hà Nội. Người trong dòng họ khẳng định rằng cụ Trang Thị Lụa chính là thủy tổ nghề cơm tám giò chả của thủ đô.
    Sau khi chồng (cụ Sự) mất, năm 1919 cụ Lụa về quê ở. Người con gái thứ ba của cụ Phó Lụa đang ở trong Ngõ Mãn, cái ngõ nhỏ cạnh đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thông sang Ngõ Gạch, được mẹ nhường cho cái hiên 118, nên vẫn tiếp tục hàng cơm tám giò chả. Vài năm sau bà Phó Ba (tức em gái cụ Lụa) tậu được cả cái kho 118, bèn dọn ra hẳn đó, bố trí thêm 1 cái bàn dài và 2 ghế dài để khách ngồi ăn. Bà Phó Ba cũng nấu thêm món canh giò sống với cải non, cải cúc hay rau ngót, để khách ăn với cơm thêm phong phú, coi như nghề cơm tám được hoàn chỉnh
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  5. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Bác Hồ với chí sĩ Phan Kế Toại
    Nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhân sĩ, trí thức, quan lại trong triều đình cũ, trong Chính phủ của Trần Trọng Kim, trong đó có Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, đã đi theo cách mạng và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tín nhiệm, giao nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước.
    Ông Phan Kế Toại sinh năm 1892, quê tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình quan lại, thuở nhỏ, Phan Kế Toại học tại Hà Nội, sau vào học Trường Hậu bổ. Từ năm 1911, Phan Kế Toại nhận được học bổng của chính quyền bảo hộ du học tại Trường Hành chánh thuộc địa Paris (Pháp). Lúc ấy, Nguyễn Aái Quốc, một người Việt yêu nước, đã có mặt tại thủ đô Pháp. Phan Kế Toại có hỏi Nguyễn ái Quốc: "Theo ý anh, tôi có nên học trường này không?" Nguyễn Aái Quốc nói: "Tôi cũng muốn xin vào học trường này, nhưng Tây không cho. Tôi muốn có kiến thức để sau này làm được việc gì cho đất nước. Tôi nghĩ rằng anh nên theo học. Sau này, lúc cần, tôi sẽ tìm anh".
    Năm 1914, ra trường, Phan Kế Toại được bổ làm tri huyện và quá trình quan lộ của ông ngày một thăng tiến. Năm 1941, Phan Kế Toại giữ chức Tổng đốc Thái Bình. Năm 1944, lúc còn làm Tổng đốc Thái Bình, Phan Kế Toại đã hướng về Bác Hồ bằng việc ủng hộ ********* một tín phiếu 500 đồng bạc Đông Dương, giao cho ông Nguyễn Công Liệu lúc đó là cán bộ *********.
    Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Chính phủ Trần Trọng Kim cử Phan Kế Toại giữ chức Khâm sai Bắc Bộ. Đến tháng 7/1945, ông xin từ chức Khâm sai. Nhưng đến ngày 17/8/1945, chỉ còn hai ngày nữa Cách mạng tháng Tám sẽ bùng nổ, Phan Kế Toại mới nhận điện từ triều đình Huế cho phép từ chức. 10 giờ đêm hôm ấy, trước khi rời Bắc Bộ Phủ, Phan Kế Toại cho gọi một bảo an binh Nguyễn Sỹ Là và chánh quản Lại đến phòng họp và ra lệnh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Và 9 giờ sáng ngày 19/8/1945, đoàn thể quần chúng kéo đến vây quanh Bắc Bộ Phủ. Chỉ 5 phút, đã có lệnh cho mở cửa. Rõ ràng, nhờ "nội ứng" của Phan Kế Toại mà lực lượng cách mạng chiếm Bắc Bộ Phủ không tốn một viên đạn nào.
    Từ chỗ không tin Nhật, nên khi bị người Nhật ép buộc đi biểu dụ dân chúng nhổ lúa trồng đay và nộp thóc cho Nhật, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đã cáo ốm.
    Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Phan Kế Toại đã tạo điều kiện thuận lợi cho ********* cướp chính quyền êm thấm tại Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ.
    Thực hiện lời hẹn "sẽ tìm anh" 26 năm về trước, năm 1947, trong khi thực dân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Hà Nội, Phan Kế Toại đang sơ tán ở Thanh Lũng, Sơn Tây thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho người mang thư mời Phan Kế Toại lên chiến khu Việt Bắc tham gia Chính phủ. Sau khi đọc xong thư, Phan Kế Toại cảm động, nói với hoạ sĩ Phan Kế An, con trai mình: "***** quả đúng là con người đức độ, trước sau nhất quán".
    Trọng trách đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Phan Kế Toại là quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1947). Ngày 19/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Phan Kế Toại làm Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng tối cao do chính Bác Hồ làm Chủ tịch (1948), rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1951). Ngày 20/9/1955, Phan Kế Toại được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 1955-1961. Năm 1961, Phan Kế Toại về hưu, đến năm 1992, ông mất tại Hà Nội, thọ 100 tuổi.
    Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp Phan Kế Toại thực thi lòng yêu nước. Những cống hiến của Phan Kế Toại cho đất nước được đánh giá cao. Đức độ của Phan Kế Toại mãi mãi được nhân dân ghi nhớ.
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 11/11/2003
  6. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Trung Đức
    [​IMG]
    Là một ca sĩ lớn lên từ chiến tranh, hầu như không được đào tạo về sáng tác, nhưng Trung Đức vẫn miệt mài đi trên con đường riêng của mình. Những ca khúc như "Em đi chùa Hương", "Chân Quê", "Gọi em"... của anh đã để lại ấn tượng tốt cho bạn yêu nhạc.
    Năm 1972, Trung Đức mới chỉ là anh lính lái xe tải của đoàn 559. Trong cabin của anh tài xế trẻ Hà Tây lúc nào cũng có một cây đàn guitar để tự đệm cho tiếng hát "cây nhà lá vườn" phục vụ bạn bè và những người lính Trường Sơn. Thế rồi một lần, trên đường chở hàng vào Quảng Trị, chỉ còn cách thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 5 km, xe của Trung Đức bỗng nhiên bị hỏng, anh phải dừng lại, không thể đi tiếp được. Phía trước anh, 7 chiếc xe của đồng đội vẫn tiếp tục tiến lên. Chính Trung Đức cũng không thể ngờ, nhờ chiếc xe bị hỏng mà anh không phải hứng chịu một loạt đạn rocket từ máy bay Mỹ rải xuống ngay phía trước chưa đầy một cây số. 7 chiếc xe trước bốc cháy, 7 người lính lái xe hy sinh. Sau lần chết hụt ấy, Trung Đức bảo anh trưởng thành hẳn lên, và 9 tháng làm lái xe đã để lại một vết hằn không thể phai nhạt trong tâm trí anh. Mỗi khi ôm đàn guitar trong tay, mỗi khi hát Kỷ niệm về em, em gái Trường Sơn... thì trước mắt anh không phải là khán giả nữa mà là những vạt rừng bị bom Mỹ thiêu trụi đang bốc khói, là những người con gái, con trai mắt sáng da sạm đi vì thiếu ngủ.
    Rời quân ngũ, Trung Đức quyết tâm trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, bởi chỉ có thế anh mới được sống trọn vẹn trong những kỷ niệm máu thịt của riêng mình.
    Vào Nhạc viện, Trung Đức được học hát nhạc cổ điển với NSND Trung Kiên và Quý Dương. Nhưng khi về Nhà hát ca múa Nhạc Việt Nam, anh phải làm quen với một môi trường hoàn toàn mới - hát dân ca. Thế là lại bắt đầu quá trình vất vả, thậm chí phải tìm về làng quan họ Bắc Ninh để học cách hát dân ca của nghệ nhân Ba Chi. Và rồi không biết từ lúc nào cái chất dân ca thấm dần vào Trung Đức, thôi thúc anh mày mò tự viết thành ca khúc để hát. Bắt đầu là phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, những ca khúc như Em đi chùa Hương, Chân quê của anh dần được khán giả đón nhận. Năm 1996, ca khúc Gọi em mà Trung Đức sáng tác dựa trên giai điệu khan Tây Nguyên đã nhận được Huy chương Vàng Hội diễn ca nhạc toàn quốc năm 1996 ở Cần Thơ. Anh kể: "Tôi khát khao được viết ca khúc, nhưng tôi không được học hành gì, nếu cứ ngồi chờ thì không biết đến bao giờ mới làm được. Phải xắn tay áo lên, ban đầu có thể chưa hay, nhưng về sau nhất định sẽ được".
    Ở nhà Trung Đức bây giờ, vào các buổi chiều trong tuần, lúc nào cũng có một lớp học thanh nhạc gồm khoảng 3-4 bạn trẻ cùng luyện thanh, xướng âm. Lớp học bắt nguồn từ chuyện cậu học trò tên Đông, quê tận Tuyên Quang, vì mê giọng hát của ca sĩ Trung Đức mà xuống Hà Nội tầm sư học đạo để thi vào Nhạc viện. "Nhà em nghèo, bố mẹ cũng chỉ kiếm đủ tiền cho em xuống đây ăn thôi, tiền học thì thày Đức thương quá, cho luôn", Đông tâm sự. Thế rồi cậu học trò thấy một mình mình sướng thôi cũng chưa đủ, bèn mách thêm cho bạn bè đến học.
    Cuối năm nay, Trung Đức sẽ ra một album gồm những ca khúc anh yêu thích như Tình ca, Ngọn đèn đứng gác, Tình trong lá thiếp... Anh tâm sự: "Người đời cứ ngại đường dài, nhưng đường dài đến đâu đi mãi cũng phải tới, cốt là mình có chịu đi hay không mà thôi".
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  7. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Người có đôi bàn tay kỳ diệu[​IMG]


    Bằng đôi bàn tay kỳ diệu và trái tim nhân hậu của người thầy thuốc, giáo sư Nguyễn Tài Thu đã tận tuỵ điều trị, chữa được nhiều bệnh khó như chứng liệt nửa người, giảm thị lực, câm, điếc, nghiện ma tuý, châm tê mổ cho hơn 60 loại phẫu thuật, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người bệnh.
    Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh ngày 17/ 9 / 1930 ở xã Vân Canh, Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, trong một gia đình có truyền thống nho học. Bằng công trình nguyên cứu thuỷ châm, dùng kim tiêm đưa thuốc vào huyệt, nâng cao hiệu quả của thuốc, giảm thời gian chữa bệnh, phương pháp chữa bệnh do ông đề xuất là phương pháp chữa bệnh rẻ tiền mà hiệu quả.
    Khi ngành Y tế cách mạng còn non trẻ ông lặn lội đến mọi miền đất nước tầm sư học đạo, khai thác vốn cổ truyền dân tộc từ các cụ lương y rồi soạn sách "Học tập Đông Y". Học tập lý luận Đông - Tây Y" đề truyền bá tri thức châm cứu. Chính trong thời gian này, ông đã sáng tạo ra phương pháp thủy châm dùng thuốc Tây Y tiêm vào các huyệt của kinh lạc có liên quan đến bệnh tý của tạng phủ. Thủy châm đã được khZng định trong suốt 40 nZm qua.
    Kháng chiến chống Mỹ ác liệt, ông theo bước chân bộ đội, thanh niên xung phong, cứu chữa thương bệnh binh trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Đau nỗi đau của người bệnh, ông đã nghiên cứu châm tê mổ thành công hàng ngàn trường hợp hiềm nghèo. ông đã tự châm cho mình bằng kim to và kìm dài đề tìm các huyệt đặc hiệu nằm sâu trong cơ thề với bao đau đớn nhằm mục đích chữa liệt cho thương binh. Các nZm 1971 - 1973, ông hoàn thành 2 cuốn sách "Tân châm" và "Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật". Chiến tranh biên giới nổ ra, ông lại lên trạm phẫu thuật tiên phương ở Vị Xuyên dưới tầm đạn pháo địch đề cứu chữa thương binh.
    Ông luôn khát khao cho hạnh phúc của nhân dân. ông là Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam từ 1987 với hàng vạn hội viên, tham gia đào tạo 5700 thầy thuốc châm cứu trong nước. Đến nay, hầu hất các bệnh viện trong cả nước đều có bộ môn Châm cứu, nhiều xã phường có hoạt động châm cứu chZm sóc sức khỏe nhân dân ở cộng đồng. NZm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Đến nay, Hội đã có 30 Trung tâm cứu trợ trong cả nước, làm vơi bớt nỗi đau của trên 15 ngàn cháu. ông luôn day dứt vì cả nước còn gần 3 triệu cháu tàn tật cần được thường xuyên giúp đỡ. Viện Châm cứu Việt Nam do ông sáng lập từ tháng 4 nZm 1982 trở thành địa chỉ quen thuộc của giới khoa học Châm cứu quốc tế. Gần 20 nZm qua, hàng ngàn thư cảm ơn của người bệnh gửi tới địa chỉ này bày tỏ lòng biết ơn Giáo sư Nguyễn Tài Thu và các cộng sự của ông.
    NZm 2000, ông được bầu làm Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Châm cứu Thế giới Bàn tay vàng của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã làm nên sự tích thần kỳ của cây kim châm cứu
    Việt Nam. ông là Thầy thuốc mẫu mực, - Anh hùng Lao động của thời kỳ đổi mới.
    Năm nay, giáo sư Nguyễn Tài Thu đã bứơc vào tuổi 73, bằng tài năng và tâm huyết của một lương y, giáo sư vẫn cùng các thầy thuốc châm cứu đến với trẻ em khuyết tật, đem lại cho các em niềm tin, hy vọng hoà nhập cộng đồng.
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 22/11/2003
  8. dinhchinh

    dinhchinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà chắc ai cũng biết bài thơ khóc bạn nổi tiếng của NGuyễn Khuyến khóc Dương Khuê.
    Vậy có ai biết Dương Khuê quê ở đâu không vậy. Tôi nghe mong manh là ở Vân Đình - Ứng Hoà . nếu ai biết thì Post dùm lên nhé. Tôi cũng chưa được đọc nhiều về Dương Khuê, chỉ biết ông cũng là người rất nổi tiếng.
    Tiện thể cho hỏi luôn có ai ở Ung Hoà không ?
    Hai ban tay trắng lại còn chai...
  9. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Dương Thiệu Tước
    Sinh ngày: 15-05-1915
    Mất ngày: 01-08-1995
    Quê quán: Làng Vân Đình, Huyện Sơn Lãng, Phủ Ứng Hòa, Tỉnh Hà Đông
    [​IMG]
    Tác phẩm chính: Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự, Ơn nghĩa sinh thành, Ngọc Lan, Ước hẹn chiều thu, Cánh bằng lướt gió, Chiều, ...
    Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định. Thuở nhỏ học ở Hà Nội, những năm 30 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu li) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Doãn Mẫn, Vũ Khánh ... Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại "bài Tây theo điệu ta". Phần lớn nhạc của ông lúc đầu đều bằng tiếng Pháp đó là một thể loại đầu tiên ở nước ta và chính nó đã mở ra một hướng mới cho nền tân nhạc Việt Nam.
    Những nhạc phẩm: Vầng trăng sáng, Thuyền mơ, Bến xuân xanh, Dưới nắng hồng... của ông mới ra nồng nhiệt,tạo cho nét nhạc dân tộc bay bổng trên nền nhạc hiện đạị
    Những năm chiến tranh Việt Pháp và hòa bình được tái lập (1954), ông vẫn tiếp tục sáng tác đều tay, có lúc dạy ở Trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn.
    Tác phẩm của Dương Thiệu Tước sẽ sống mãi với lịch sử âm nhạc Việt Nam vì nhạc ông "là loại nhạc tình tứ, nhưng rất sang trọng. Đó là những ca khúc tình ái, thốt lên từ con tim nhạy cảm của một nhạc sĩ từng trải".
    To dinhchinh : cảm ơn cậu đã gợi ý , lần theo thông tin về Dương Khuê thì mình lại khám phá ra 1 người con tài hoa Hà Tây nữa đó chính là cháu của Dương Khuê , nhạc sĩ Dương Thiệu Tước .
    <P align=left><FONT color=#0054e3 size=4>Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......</FONT></P>
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 27/02/2004
  10. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Bác nào đọc báo nhiều xin cho một bài về cái cô Lâm Thanh gì đó ở Ứng Hoà chuyên hát Chèo đi. Hà Tây nhà ta nổi tiếng Chèo lắm. Nghe má em kể vậy .Bà là .. fan của cái Cô đó thì phải. Vợ ông Quốc Trượng thì phải...

Chia sẻ trang này