1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người tài hoa

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Rosebaby, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu phải update thông tin topic này mới được ,
    Nhà thơ Lý Tử Tấn và một di sản phú
    Lý Tử Tấn là trí thức yêu nước, nhà văn hóa và là nhà thơ lớn. Các bài thơ của ông thể hiện một tâm hồn thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên với các bài phú nổi tiếng như Chí Linh sơn phù, Phú Xương Giang, Hội anh diện phú...Ông xứng đáng được hậu thế trân trọng ghi nhớ.
    Lý Tử Tấn (sau đổi là Nguyễn Tử Tấn) hiệu Chuyết Am, sinh năm 1378 (mất năm nào chưa rõ). quê ở làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400, cùng khoa với Nguyễn Trãi, dưới triều Hồ Quý Ly, nhưng không ra làm quan.
    Trong lịch sử văn học VN, tên tuổi Lý Tử Tấn gắn liền với bài Phú Xương Giang, ông viết để ca ngợi chiến công ngày 3-11-1427 của nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bảy vạn quân Minh và bắt sống mấy trăm tướng lĩnh của giặc tại Xương Giang trong đó có Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
    Sở trường văn học của Lý Tử Tấn là làm phú. Bên cạnh Phú Xương Giang, ông còn có hơn 20 bài phú khác, trong đó Chí Linh sơn phú, Triều tinh phú, Quân chu phú, Hội anh diện phú... là những bài có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, phản ánh tình cảm nồng thắm đối với đất nước, lòng lo nước, thương đời của Lý Tử Tấn. Di sản phú của Lý Tử Tấn để lại được chép trong Hoàng Việt văn tuyển và Quần hiền phú tập.
    Lý Tử Tấn sáng tác khá nhiều thơ nhưng thất lạc cũng nhiều, hiện chỉ còn hơn 70 bài nằm rải rác ở các sách Việt âm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển.
    Lý Tử Tấn làm thơ trên quan điểm thi pháp của mình. Ông từng nói: "Tôi cho rằng phép làm thơ khó lắm thay! Thơ luật chỉ có 56 chữ, thơ tuyệt cú lại chỉ có 28 chữ, mà đủ mọi thể cách. Muốn thơ cổ kính, thanh đạm thì lại gần với thô; muốn đẹp đẽ, phong phú thì lại gần sự lòe loẹt; hào phóng thì dễ buông thả, thật thà thì dễ quê mùa. Cho nên lời ý giản dị đầy đủ, mạch lạc thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu nhưng không thô kệch, cao siêu mà vẫn ôn hòa, đó là những điều rất khó có thể đạt được" (Tựa sách Việt âm thi tập).
    Nhận xét về thơ Lý Tử Tấn, Phan Huy Chú viết: "Thơ ông chuộng giản dị, phần nhiều có ý thơ cổ". Đọc thơ Lý Tử Tấn, chúng ta bắt gặp một tâm hồn thanh thản, ung dung, cao khiết, gặp một thiên nhiên trong mát với những hương vị của hoa trái, cua đồng, của trời, nước, nắng gió hiền hòa; tất cả, chỉ có thể tìm thấy trong thế giới tinh thần tĩnh tại Á Đông xưa:
    Nắng hòe êm dịu xế tường vôi,
    Mềm mại chồi sen quạt gió trời.
    Sắc lẫn màu thu trời rợn bóng,
    ánh ***g vẻ núi nước trong ngời.
    Cua vàng gạch óng vào đăng sớm,
    Phật thủ da xanh nở múi rồi,
    Bình sẵn rượu ngon vui cứ uống,
    Đợi gì giậu cúc nhị vàng phơi.
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Xin thêm một bài nữa về Tản Đà
    Tản Ðà
    Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)
    ___
    (trích Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến)
    Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
    Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (Bắc phần). Thân phụ là cụ Nguyễn danh Kế, thân mẫu là ả đào hát hay, thơ giỏi, thường gọi Phủ Ba.
    Tản Ðà là con dòng thứ. Ông có hai người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn tài Tích và Nguyễn Cổn; ngoài ra, còn người anh cùng mẹ là Nguyễn Mạn.
    Thuở nhỏ ông theo học Hán văn, sau nhờ người anh cả là Phó bảng Nguyễn tài Tích làm đốc học, hết lòng chỉ dẫn nên ông nổi tiếng văn hay chữ tốt. Ngay lúc còn học ở trường Quy thức ông nổi danh với bài Âu Á nhị châu hiện thế, được các báo Trung hoa ở Hương cảng đăng trong mục xã thuyết.
    Năm 1909, ông bị hỏng ở khoa thi Hương (Kỷ dậu).
    Năm 1912, ông yêu cô gái bán sách họ Ðỗ ở phố Hàng Bồ. Tản Ðà chiều theo ý muốn của nàng đã phải dùng bằng Ấm sinh để thi Hậu bổ, nhưng bị rớt vấn đáp. Mùa thu năm ấy, ông thi Hương lại hỏng luôn. Mối tình vì đó tan vỡ ; nàng đi lấy chồng; Tản đà đành ôm mối tình tuyệt vọng từ đây.
    Sau khi ông anh cả Nguyễn tài Tích mất, Tản Ðà ra làm báo. Vừa viết cho Ðông dương tạp chí của ông Nguyễn văn Vĩnh (1913), vừa viết cho Nam phong thì bị ông Phạm Quỳnh vì muốn tranh thời danh mà thẳng tay mạt sát quyển Giấc mộng con nên không hợp tác được. Ra làm chủ bút tạp chí Hữu thanh (1921); nhưng vốn là nhà thơ, không quen nghề làm báo nên không bao lâu Hữu thanh đình bản. Ông lập Tản Ðà thư cục, rồi cho ra An nam tạp chí (1926); nhưng cũng đình bản. Tản Ðà vào Gia định (Nam phần) ở tại Xóm Gà viết cho báo Thần chung và Ðông Pháp thời báo của ông Diệp văn Kỳ. Nhưng rồi ông lại ra Bắc tái bản An nam tạp chí. Tờ báo này lại chết làm tan vỡ cái mộng "bồi lại bức dư đồ" của Tản Ðà. Ông đành quay về dịch thơ Ðường cho báo Ngày nay, chú thích truyện Kiều, dịch Liêu trai chí dị cho nhà xuất bản Tân Dân.
    Tác phẩm của ông suốt 25 năm trong nghề văn, nghề báo gồm có:
    Tiểu thuyết :Thề non nước, Trần ai tri kỷ ( truyện ngắn, 1932 ), Giấc mộng lớn, Giấc mộng con I (1916), Giấc mộng con II (1932).
    Luận thuyết : Tản Ðà tùng văn (bản chính, bản phụ), Tản Đà văn tập (hai quyển gồm những bài viết ở Đông phương tạp chí in thành sách 1932), Tản Ðà xuân sắc (1934), Khối tình (1918).
    Giáo khoa : Lên sáu, Lên tám, Đài gương truyện, Quốc sử huấn mông, Ðàn bà Tàu (trích dịch liệt nữ truyện).
    Dịch thuật : Đại học, Ðường thi, Liêu trai chí dị (40 truyện).
    Tuồng chèo : Tây Thi, Tỳ Bà hành, Lưu Nguyễn nhập Thiên thai.
    Đến năm 1939, Tản Đà qua đời tại số 71 Ngã tư Sở, ngày 20 tháng 4 năm Kỷ mão Âm lịch, nhằm ngày 7 tháng 5 năm 1939 tại Hà Nội.
    *
    Đem đặt Tản Đà lên hàng đầu chiếc chiếu thi đàn Việt nam ở giai đoạn tiền chiến mở màn cho kỷ nguyên thi ca mới, có lẽ các bạn sẽ gợn lên một thoáng ngạc nhiên; nhưng rồi sự cảm xúc ấy sẽ lắng dịu ngay khi chúng ta hiểu rằng Tản Ðà là một hồn thơ cũ đã sớm cảm thông hồn thơ mới của lớp người trẻ; thi nhân đã đóng vai trò của nhịp cầu nối liền hai thế hệ tân và cựu.
    Sau khi thực dân chiếm xong giải đất này, đặt ngay guồng máy cai trị, nhốt chặt muôn triệu linh hồn Việt nam, tuy chậm tiến trước sức mạnh vũ bão của cơ giới văn minh, nhưng vẫn là những tâm hồn khao khát cái cao rộng của trời xanh. Tản-Ðà tuy không phải là chiến sĩ tích cực giải phá lao lung, nhưng cũng phát lộ được ý chí "bồi lại bức dư đồ", giãi tỏ niềm ưu ái đối với quốc gia, dân tộc.
    Tiếp đấy là một cuộc tấn công mới của thực dân trên địa hạt văn hóa; họ đem cái học thuật Tây phương gieo rắc sự hiểu biết cần thiết của một trách vụ phục dịch để củng cố thế đứng vững chắc trên thực dân địa; tuy nhiên nó cũng có khả năng tiêu hủy căn bản văn hóa cổ truyền của một dân tộc nhỏ bé. Ðó là hồi chuông gióng lên báo hiệu sự bắt đầu suy tàn của nền học cũ. Hồn thể của Tản Ðà đã hấp thụ thâm đậm nền Nho học Ðông phương, những mong đem sự hiểu biết của mình để thi thố với đời. Nào ngờ, ngọn gió văn minh Tây phương thổi đùa cái căn bản tri thức của Tản Ðà tan như khói tỏa, cho nên Tản Ðà đã buồn đau khi phải chứng kiến sự thoái vị của nền cựu học.
    Như để cứu vãng một thân bị lỡ làng, Tản Ðà đã không bắt chước các cụ thời xưa thường hay rút về an hưởng cảnh nhàn khi chán ngán một thực tế đắng cay, hoặc lấy tay bưng bít việc đời mặc kệ sự giả dối, lật lọng, phản trắc cứ tiếp diễn; Tản Ðà khác hơn, đã thả hồn mình trong "giấc mộng con", "giấc mộng lớn", làm một cuộc viễn du vòng quanh thế giới như cố tìm hiểu tận cội rễ cái mới mẻ của nền tân học. Sau đấy, ta thấy Tản Ðà như làm cuộc cách mạng trong tâm hồn, tư tưởng liền biến đổi, thu được khoảng cách trước bước tiến của lớp trẻ; tiếng lòng của thi nhân được diễn đạt thành tiếng tơ réo rắt giữa cái tân kỳ của lớp người mới mà ta không cảm mấy bị lỗi nhịp hoặc sượng sùng; vì lúc bấy giờ Tản Ðà đã trang bị cho mình những gì cần thiết trong cuộc hòa nhạc. Cũng có cái lãng mạn của J. Leiba hay Hồ Dzếnh sau khi "bị tiếng sét ái tình" của người con gái họ Ðỗ; cũng có cái mộng mơ hư thực của Lưu trọng Lư, Thế Lữ; cũng có nỗi niềm tha thiết với quê hương trong mấy vần thơ của Thâm Tâm, Trần huyền Trân; lại có cái say sưa của Vũ hoàng Chương; Tản Ðà còn vượt bực hơn thi nhân trẻ ở cái ngông. Một cái ngông mà Trời còn chạy mặt; nó đã trở thành một bản án của vị trích tiên Tản Ðà còn ghi rành rành trong quyển sổ Thiên tào:
    Bẩm quả có tên "Nguyễn khắc Hiếu"
    Ðày xuống hạ giới về tội ngông.
    (Bầu Trời)
    Bây giờ ta thử lượt qua khái quát những dòng tư tưởng của Tản Ðà.
    Trước nhất, hãy nói đến khuynh hướng lãng mạn. Sau khi bị tan vỡ mộng tình cùng nàng Ðỗ thị, Tản Ðà đã dành cho tình yêu chiếm một chỗ quan trọng trong thi ca. Từ thuở ban sơ khi tim mình bắt đầu rung động, thi nhân tự hỏi:
    Quái lạ vì sao cứ nhớ nhau ?
    Nhớ nhau đăng đẳng suốt đêm thâu.
    Bốn phương mây nước người đôi ngả,
    Hai gánh tương tư một gánh sầu.
    Nhịp lòng dậy lên niềm thổn thức khi thẫn thờ cô độc đứng dưới ánh trăng suông, thảng thốt thi nhân kêu lên như than thở:
    Mình ơi có nhớ ta chăng?
    Nhớ mình đứng tựa ánh trăng ta sầu.
    Nhớ thì vẫn nhớ đấy, nhưng từ lúc chàng trượt kỳ thi Hậu bổ, rồi lại thi Hương lần nhì hỏng nốt, con chim hồng của thi nhân vội tung cánh tuyệt mù, để lại một tâm hồn sầu tủi lỡ dở bước đường mây, tan rã giấc mộng tình. Ta hãy nghe thi nhân kêu đau trong những vần thơ nhẹ nhàng, gợi cảm:
    Duyên hồ thắm bổng dưng phai lạt,
    Mối tơ vương đứt nát tan tành,
    Tấm riêng, riêng những thẹn mình,
    Giữa đường buôn đứt gánh tình như không !
    *
    Ái ân thôi có ngần này,
    Thề nguyền non nước đợi ngày tái sinh ...
    Thực tế quá đắng cay, chua chát! Thi nhân xoay đường tình vào cõi mộng. Một "giấc mộng con" cũng đã làm thỏa mãn yêu đương còn hơn mười năm nuôi dưỡng ái tình cùng người đẹp. Tản Ðà đã đem thực tế và cõi mộng ra so sánh:
    Nhớ mộng
    Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi,
    Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
    Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng,
    Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
    Những lúc canh gà ba cốc rượu,
    Vài khi cánh điệp bốn phương trời.
    Tìm đâu cho thấy người trong mộng,
    Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?
    (Giấc mộng con)
    Thất bại đường tình ở hiện thực, thi nhan xây giấc mộng tình cùng người con gái ở tận trời Tây, nàng Chu Kiều-Oanh, phải chăng là hình ảnh nàng Ðỗ thị? Ở Giấc mộng con, chúng ta còn thấy bóng dáng người con gái mến yêu; đến bài Tống biệt, tình ái của thi nhân lờ mờ trong sương phủ. Hãy đọc:
    Tống biệt
    Lá đào rơi rắc lối Thiên thai,
    Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi,
    Nửa năm tiên cảnh,
    Một bước trần ai.
    Ước cũ duyên thừa, có thế thôi!
    Ðá mòn, rêu nhạt,
    Nước chảy, huê trôi,
    Cái hạc bay lên vút tận trời!
    Trời đất từ nay xa cách mãi.
    Cửa động,
    Ðầu non,
    Ðường lối cũ,
    Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
    *
    Bàn đến tinh thần ái quốc, chúng ta thấy bộc lộ sự bất mãn (1) ngay từ khi Tản Ðà va chạm phải cái thối nát của đám quan lại ở chốn trường thi; chỉ vì tin ở tài bộ có thừa mà không chịu uốn mình theo khuôn phép nên bị đánh hỏng. Ðã đau lòng trước cảnh nước nhà gặp bước suy vong lụn bại trong vòng kiềm tỏa, cương thường đạo nghĩa nghìn xưa đảo lộn, lại thêm bọn sâu dân mọt nước tiếp tay với thực dân đục khoét mảnh giang san ra tơi tả, đau thương, thi nhân đã bày tỏ ý gì trong bài:
    Vịnh bức dư đồ rách
    Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
    Sông sông núi núi khéo bia cười,
    Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
    Sao đến bây giờ rách tả tơi?
    Ấy trước ông cha mua để lại,
    Mà sau con cháu lấy làm chơi!
    Thôi thôi có trách chi đàn trẻ,
    Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi!
    Tình yêu nước của Tản Ðà nhẹ nhàng, loáng thoáng. Sau khi người anh cả chết, ông nhất quyết ra làm báo vì nghĩ rằng đấy là phương tiện để ông dùng ngòi bút khí giới muôn đời của kẻ sĩ đóng góp với non sông. Tản Ðà đã lập chí như thế nào? Ta hãy nghe:
    Phận nam nhi tang bồng là chí,
    Chữ trượng phu ý khí nhường ai.
    Non sông thề với hai vai,
    Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.
    Giá lúc bấy giờ lòng ông đen tối, ham chạy theo bả lợi danh, chỉ cần đồng ý với thực dân Vayrac, ra làm quan thì thoát ngay cảnh nghèo dễ như bỡn. Nhưng không, lòng ông đã nặng thề cùng non nước:
    Thề non nước
    Nước non nặng một lời thề,
    Nước đi đi mãi không về cùng non.
    Nhớ lời "nguyện nước thề non",
    Nước đi chưa lại non còn đứng không.
    Non cao những ngóng cùng trông,
    Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
    Xương mai một nắm hao gầy,
    Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
    Trời Tây ngã bóng tà dương,
    Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.
    Non cao tuổi vẫn chưa già,
    Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
    Dù cho sông cạn đá mòn,
    Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
    Non xanh đã biết hay chưa?
    Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
    Nước non hội ngộ còn luôn,
    Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
    Nước kia dù hãy còn đi,
    Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
    Nghìn năm giao ước kết đôi,
    Non non, nước nước không nguôi lời thề.
    *
    Say và ngông của Tản Ðà phải đi đôi. Nó là trạng thái tất nhiên của một tâm hồn kết tụ bởi buồn, chán và bực tức. Buồn cho ái tình dở lỡ, bẽ bàng; chán cho tình đời đen bạc, thêm nghĩ mình sinh bất phùng thời, mang một kiếp tài hoa mà chẳng có đất thi thố để cho phường vô tài thiếu đức múa rối trên tấn kịch xã hội. Tản Ðà mới mượn câu thơ chung rượu khỏa lấp sầu tư để quên sự đời, quên cái thân hình phù du của con người. Tản Ðà vẫn viết "say sưa là hư đời", nhưng trong cái đau nhừ của thể xác thi nhân đã tìm được đôi khắc sung sướng ở tâm hồn. Nhiệt độ của men rượu quả có năng hiệu đốt cháy mọi phiền não của tâm cơ, nâng đẩy hình hài thoát khỏi thực tại chua chát, hồn phách bỗng trở nhẹ lâng lâng. Ta hãy đọc những vần dưới đây để biết tại sao Tản Ðà cần phải say:
    Lại say
    Say sưa nghĩ cũng hư đời,
    Hư thì hư vậy, say thì cứ say.
    Ðất say đất cũng lăn quay,
    Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
    Say chẳng biết phen này là mấy,
    Nhìn non xanh chẳng thấy lại là say
    Quái! Say sao? Say mãi thế nầy?
    Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh,
    Thê ngôn túy tửu chân vô ích.
    Ngã dục tiêu sầu thả tự do.
    Việc trần ai, ai tỉnh, ai lo,
    Say lúy túy nhỏ to đều bất kể.
    Trời đấy nhỉ! Cái say là sướng thế!
    Vợ khuyên chồng, ai dễ đã chừa ngay,
    Muốn say lại cứ mà say.
    Từ say đến ngông chỉ là một bước lân cận. Nếu tình yêu đã choán nhiều chỗ trong tác phẩm của ông, thì tánh ngông cũng không chịu kém. Có người viết về cái ngông của Tản Ðà như sau:
    "Nếu đọc thơ Tản Ðà trên mọi khía cạnh mà không đọc những bài thơ cũng như những đoạn văn về ngông của ông thì thật là một lỗi lầm rất lớn và có thể cho rằng như vậy chính là chưa đọc hết thơ của Tản Ðà!"
    Nếu ở mười tám năm trước đây, một Trần tế Xương suốt đời phải lận đận lao đao vì khoa cử công danh mà nảy ra tư tưởng chán đời đến độ bất cần sự đời, đâm ra lêu lỏng ăn chơi, nổi tiếng là:
    "Vị xuyên có bác Tú Xương,
    Quanh năm ăn quỵt, chơi lường mà thôi."
    hay:
    "Một ngọn đèn xanh, một quyển vàng,
    Bốn con làm lính, bố làm quan.
    Quạt nước chưa xong con nhảy ngược;
    Trống chầu chưa dứt, bố leo thang."
    Thật ra ngông không ai hơn.
    Thế rồi không bao lâu, nhà thơ Tản Ðà lại tiếp tục sự nghiệp ngông ấy. Cái ngông trong thơ Tản Ðà gần như là một vấn đề phải có đối với ông, vì nó đã phản ảnh được cá tính cũng như cuộc sống lúc bấy giờ của tác giả.
    Như mọi người đều biết, Tản Ðà làm văn nghệ nhưng suốt đời vẫn sống trong cảnh túng thiếu, nghèo nàn không thua gì ông tú làng Vị xuyên, nghèo đến nước:
    "Ôi trời! ôi đất! ôi là tết!
    Tháng cận năm cùng, gạo cũng hết."
    (Than tết)
  3. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Xin thêm một chút về Tản Đà
    Một con người tài hoa. Mình tâm đắc nhất một câu đối của ông, phản ánh một phong cách sống trong con người Tản Đà.
    Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt
    Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài

    Hy vọng có nhiều người cũng yêu thích câu này và hành xử theo lối này. Một nhân cách đẹp!
    Được _anh_yeu sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 15/01/2005
  4. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Bác thử bình một chút về 2 câu này được không. Em chưa hiểu. Hay dịch ra đi xem.
  5. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải "dân văn" nhưng thể theo yêu cầu của bác Jachchinh, xin tạm dịch thế này:
    Phong lưu nhất thiên hạ là người có cốt cách giang hồ; Phẩm giá cao nhất nhân gian là người có một mối tình chung thủy.
    (Lưu ý giang hồ ở đây hiểu theo nghĩa tích cực chứ không hiểu như ngày nay thường hiểu rằng giang hồ là xã hội đen, là bọn lêu lổng, vạ vật đầu đường xó chợ... )
    Và cũng lưu ý bác, cụ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu mất ngày này của năm 1939 (tính theo lịch dương) chứ không phải như bác đã nói ở trên đâu. Nếu không tin, mời bác xem tại đây: http://home.vnn.vn/rd/?http://home.vnn.vn/ngaynaynamxua/
    Giải thích thế bác có vừa lòng không? Có gì xin chỉ giáo.
    Được _anh_yeu sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 17/06/2004
  6. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước có xem một chương trình về Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước hay quá . Không ngờ nhạc sĩ Dương Thụ cũng là cháu ruột của bác Tước !
  7. dong_doi_noi_troi

    dong_doi_noi_troi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị ai có những thông tin về những nhà thơ lơn của Việt Nam mà co xuất xứ từ Hà Tây thi posh lên cho anh em được hiểu rõ thêm được ko?Mìng cũng rất thích được đọc những bài có chủ đề như vây.Cám on các bạn
  8. steady_lfcfan

    steady_lfcfan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Ngô Sĩ Liên và Bộ quốc sử của Việt Nam
    (10/11/2004)
    Ngô Sỹ Liên người xã Chúc Lý, tổng Chúc Sơn, huyện Chương (nay là xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ).
    Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu mới công bố gần đây Ngô Sỹ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi), giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.
    Về năm sinh, năm mất của Ngô Sỹ Liên hiện nay cũng chưa được biết thật chính xác. Theo ?oĐại Việt lịch triều đăng khoa lục? thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3, đời Lê Thái Tông (1434-1442). Sau khì thi đỗ, Ngô Sỹ Liên đã từng giữ các chức Đô Ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu Thị lang Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử giám Tư nghiệp kiêm sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông. Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo ?oĐại Việt sử ký toàn thư? - bộ quốc sử của tước ta được khắc in vào những năm cuối thế kỷ XV và còn nguyên vẹn cho tới ngày nay. Bộ sử này ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển chia làm hai phần:
    Phần ngoại kỷ gồm 5 quyển chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).
    Phần bản kỷ gồm 10 quyển chép từ thời Ngô Quyền dựng nước đến khi Lê Lợi lên ngôi (năm 1428).
    Khác với phần lớn các lời bình của Lê Văn Hưu trong ?oĐại Việt sử ký?, hoặc Phan Phu Tiên trong ?oĐại Việt sử ký tục biên?, những đoạn bình của Ngô Sỹ Liên thường dài hơn, do đó thường cặn kẽ hơn, sinh động hơn. Những lời ca ngợi các bậc trung thần nghĩa sỹ, những lời chỉ trích bọn gian thần, những lời tố cáo âm mưu của kẻ thù dưới ngòi bút tài hoa của Ngô Sỹ Liên - vốn là người học rộng biết sâu, đã làm cho bao thế hệ người đọc đời sau cảm phục sâu sắc.
    Bộ ?oĐại Việt sử ký toàn thư? là một cống hiến to lớn của vị Tiến sĩ họ Ngô vào kho tàng văn hóa dân tộc.
    Người quê ta, đất quê ta
    Báo Hà Tây -
    http://www.baohatay.com.vn
  9. steady_lfcfan

    steady_lfcfan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0

    Nhạc sĩ Đoàn Bổng - ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ ​

    Tên khai sinh của ông là Đoàn Chí Bổng. Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1943 tại Thường Tín, Hà Tây. Hiện là trưởng phòng ca nhạc Đài truyền hình Việt Nam.
    Đoàn Bổng hoạt động ca nhạc từ lúc còn là học sinh và cả trong những năm tháng còn làm công tác thủy lợi. Năm 1996, ông là thí sinh duy nhất ở khu vực Hà Nội thi đỗ vào khoa sáng tác Nhạc viện Hà Nội. Năm 1972, khi ra trường, Đoàn Bổng về công tác tại Đài phát thanh Giải phóng. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, ông về công tác tại Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam cho đến nay.
    Từ khi ở trường, Đoàn Bổng đã có một số sáng tác khí nhạc như: độc tấu đàn bầu và tốp nhạc dân tộc Miền Nam son sắt một lòng, độc tấu sáo trúc Con suối bản em, bản trio Lời mẹ, Variation cho violon và piano Cây tre Việt Nam... và khi ra trường có một số bài hát thu thanh ở Đài tiếng nói Việt Nam như Dòng nước ân tình (1974), Niềm vui trọn vẹn (1976). Nhưng phải đến khi bài hát Dòng sông quê em, dòng sông quê anh (phỏng thơ Lai Vu) đến với công chúng, Đoàn Bổng mới được biết đến như một nhạc sĩ có phong cách dân ca. Sau đó một loạt các ca khúc ông viết về Bác Hồ như Hát về Người, Hồ Chí Minh ngọn cờ hòa bình, Từ làng Sen con hát tên Người đã được phổ biến rộng rãi. Ông cũng là một trong những người có sáng tác về Hà Nội được ghi nhớ. Đó là bài Hà Nội - những kỷ niệm trong tôi. Ngoài ra, ông vẫn tiếp tục có những tác phẩm khí nhạc như: hoà nhạc dàn nhạc dân tộc Làm theo lời Bác, Rondo Ngày hội trồng cây...
    Đoàn Bổng đã có album ca khúc Dòng sông quê em, dòng sông quê anh, tập Tuyển chọn ca khúc (1994) và tập sách Đoàn Bổng - nhạc và thơ (NXB Hà Nội, 1996) kèm theo băng cassette Ca khúc Đoàn Bổng.
    CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
    Miền Nam son sắt một lòng
    Cây tre Việt Nam
    Dòng sông quê anh, dòng sông quê em
    Từ làng Sen con hát tên người

    ------------
    Liverpool ....!!!!!!!!!!!!​
  10. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Chiến sĩ tình nguyện Việt Nam trong chiến tranh Vệ quốc
    Có ít nhất 5 người lính tình nguyện Việt Nam từng tham gia chiến dịch bảo vệ thủ đô Matxcơva của Liên Xô hồi thu đông 1941 ?" 1942. Trong số đó, chỉ một người duy nhất còn sống sau cuộc chiến và trở về quê hương.
    Cả 5 người nói trên ở trong số 11 thanh niên được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi học tại Liên Xô năm 1938.
    Khi Liên Xô có lệnh tổng động viên, cùng với học sinh các nước châu Âu, Trung Quốc và một số nước châu Á khác, họ đã tình nguyện nhập ngũ.
    Đó là thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô. Các trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Tất cả họ đã hy sinh, chỉ còn một người sống sót.
    Chủ tịch Hội Hữu nghị Liên bang Nga với Việt Nam Evgheni Pavlovich Glazunov là một trong những người đã cố gắng tìm hiểu tư liệu liên quan đến những người lính tình nguyện Việt Nam tham gia cuộc chiến Vệ quốc. Đề tài này bắt đầu được ông cùng đồng nghiệp chú ý sau khi cuốn hồi ký của vị tướng người Bulgaria tên là Ivan Ivarov, chính uỷ trong đội quân tình nguyện quốc tế ở Mat xcơva, được phát hành bằng tiếng Nga vào cuối những năm 1970, có nhắc đến những người lính Việt Nam.
    5 người này là Vương Thúc Tình (có tài liệu là Vương Thục Chinh), Lý Anh Tạo (tên thật là Hoàng Anh Tô), Lý Nam Thanh (tên thật là Nguyễn Sinh Thân), Lý Thúc Chắt (tên thật là Vương Thúc Thoại) và Lý Phú San (tên thật là Lê Phan Châu).
    Ngoại trừ ông Lý Phú San, cả 4 người còn lại đều quê ở tổng Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ba ông Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chắt và Lý Anh Tạo sàn sàn bằng tuổi nhau, sinh vào những năm 1908 - 1912. Họ cùng nhau ra nước ngoài, có lẽ là vào năm 1925. Thoạt đầu, ba người sang Thái Lan, sau đó sang Trung Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc, người sau này trở thành thầy của họ.
    Người sống sót duy nhất sau cuộc chiến là ông Lý Phú San. Ông trở về Việt Nam năm 1956 và sau đó công tác tại Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Ông qua đời năm 1980.
    Người sống sót duy nhất
    Glazunov từng gặp ông Lý Phú San năm 1962. ?oCon người có vóc dáng nhỏ bé đó chăm sóc vườn cây cho Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội?, Glazunov nhớ lại. ?oMột lần gặp ông, tôi chào bằng tiếng Việt, còn ông chào lại tôi bằng tiếng Nga?.
    Ông San còn có tên là Lê Phan Chấn và Svelton, sinh năm 1900 ở làng Phú Lâm (huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Năm 1924, ông lên Hà Nội làm đầu bếp cho một thương gia người Pháp. Cùng năm đó, ông cùng với chủ của mình sang Paris.
    Năm 1932, ông từ Pháp sang Matxcơva. Khi có chiến tranh, ông tình nguyện nhập ngũ. Do người thấp bé, nên ông phải kéo lê khẩu súng trường vì nó cao đúng bằng ông. Chính vì vậy, ông được điều động tới một quân y viện làm công việc cứu thương.
    Trong thời gian quân Đức phong toả Matxcơva năm 1941, ông San tham gia "Lữ đoàn đặc nhiệm môtô độc lập", rồi sau đó chuyển sang làm việc tại một nhà máy điện ở Urals thuộc tỉnh Sverdlov. Về sau này, ông được truy tặng Huy hiệu danh dự dành cho cựu chiến binh của Lữ đoàn đặc nhiệm môtô.
    Năm 1985, Liên Xô đã truy tặng huy chương ?o40 năm Chiến thắng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941 ?" 1945? cho 5 chiến sĩ tình nguyện. Hơn một năm sau, ngày 12/8/1986, họ được truy tặng huân chương ?oChiến tranh Vệ quốc? hạng nhất. Đây là phần thưởng cao quý nhất dành cho những người có công bảo vệ đất nước Liên Xô.
    Minh Châu - T. Huyền (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/05/3B9DDF60/)

Chia sẻ trang này