1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Cán bộ, chiến sĩ tàu 621 (thuộc Đoàn 125 Hải quân) trong chuyến đi trinh sát mở đường, chụp ảnh lưu niệm tại đảo Song Tử Tây, năm 1971.

    Lịch sử bức ảnh:

    Tháng 9 năm 1971, Đoàn 125 cử tàu 621 do thuyền trưởng Võ Hán và chính trị viên Đỗ Ngọc Sạn chỉ huy đi nghiên cứu tuyến đường vận chuyển vòng qua quần đảo Trường Sa. Tàu rời bến đêm ngày 19 rạng ngày 20 tháng 9 năm 1971.

    Con tàu không số có trọng tải 200 tấn xuất phát, rẽ sóng tìm về Trường Sa. Trên chuyến tàu ấy, ông Võ Hán (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 146) được giao nhiệm vụ dẫn dắt. Ông cho biết: “Đây là nhiệm vụ tối mật, không được phổ biến rộng rãi mà chỉ có chỉ huy tàu được biết. Trước chuyến đi, đã có những chuyến tàu khác lên đường nhưng chưa thực hiện được nhiệm vụ vì bị mắc cạn bởi bãi san hô xung quanh quần đảo này. Chúng tôi gồm 21 người trên tàu, hầu hết là lần đầu đến đây”.

    Điểm đến đầu tiên của tàu là đảo Song Tử Tây, nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa. Theo ông Võ Hán, khi hòn đảo hiện ra, anh em trên tàu, nhất là với những người lần đầu đến khu vực này đều có cảm giác là lạ khó tả, bởi dù bị chiếm đóng, Song Tử Tây vẫn là một phần máu thịt của quê hương.


    Ông Hán nói: “Chúng tôi neo tàu, giả làm ngư dân tìm lên đảo quan sát, ghi nhận tình hình. Đến chiều, tàu tiếp tục nhổ neo, chuyển hướng đến đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và một số đảo gần khu vực đó. Sau khi hoàn thành chuyến đi thứ nhất, chúng tôi trở về báo cáo tình hình. Một tháng sau, tàu lại nhận lệnh đi chuyến thứ hai, vừa để tiếp tục dò đường, vừa làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí. Lần này, chúng tôi cũng cho tàu đi theo hải trình cũ, đến đảo Song Tử Tây đầu tiên rồi vòng trở về hướng U Minh Hạ, Cà Mau, sau đó sang Kô Kông (Campuchia) chuyển hàng”.

    Sau 20 ngày đêm đi theo con đường mới, vượt qua sóng to, gió lớn, có lúc gặp bão cấp 12, tàu 621 đã vượt qua và trở về hậu phương an toàn. Thành công chuyến đi của tàu 621 mở ra khả năng Quân chủng tiếp tục thực hiện các chuyến vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam những năm tiếp theo.


    Cũng theo ông Võ Hán, hải trình của những chuyến tàu trinh sát đó không được ghi chép và lưu lại. Bởi là tàu không số với hoạt động đặc biệt bí mật, những ghi chép về con tàu chỉ là những dòng chữ vắn tắt trên những mảnh giấy nhỏ và sau đó bị tiêu huỷ để đảm bảo bí mật.


    Vậy mà có tấm ảnh này còn được lưu lại
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chân dung Chính trị viên của Đoàn tàu không số (Kỳ 4)

    Kỳ 4: Người cầm ngọn cờ chuẩn của Tàu 56

    Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, người chính trị viên kiêm bí thư chi bộ trên những con tàu không số có vị trí hết sức quan trọng cho mỗi chuyến đi. Vì thế, mọi chính trị viên luôn được cán bộ, thủy thủ ở từng con tàu kính trọng, tôn vinh với cụm từ “Người cầm ngọn cờ chuẩn của tàu”. Ông Đỗ Văn Sạn, nguyên Chính trị viên Tàu 56 chính là người “cầm ngọn cờ chuẩn” một cách vững chắc trong 12 chuyến xuất quân đều thu được thắng lợi.

    Chúng tôi nghe chuyện về Chính trị viên Đỗ Văn Sạn thông qua một người đồng đội, cựu chiến binh Trần Tiền Vệ. Bằng chất giọng trầm ấm của người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, người thủy thủ Tàu không số năm nào say sưa kể về chính trị viên của mình: "Người cầm cờ chuẩn của đơn vị tôi hồi đó, con tàu không số nhưng thực chất mang số hiệu 56 ấy, là đồng chí Trung úy Đỗ Văn Sạn. Anh quê ở Thiệu Sơn, Thiệu Hóa, Thanh Hóa; trước ngày nghỉ hưu là Trung tá, Chính ủy Trường Sĩ quan Kỹ thuật Hải quân. Thời gian ở Đoàn tàu không số, anh cùng với thuyền trưởng lãnh đạo, chỉ huy nhiều con tàu khác nhau chở vũ khí vào Nam Bộ với 12 lần hành quân an toàn tuyệt đối. Trong đó, ấn tượng khiến tôi nhớ nhất về anh, về người “cầm cờ chuẩn của đơn vị” là chuyến chở vũ khí bằng Tàu 56 vào bến Lộ Diêu (Bình Định) đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968".

    [​IMG]
    Ông Đỗ Văn Sạn.

    Đêm ấy, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị cho chỉ huy Đoàn tàu không số điều động 4 tàu, cùng nhổ neo vào dịp Tết. Các tàu vào bến ở xa như Tàu 165 vào bến Cà Mau, Tàu 235 vào bến Vũng Rô thì xuất phát trước, Tàu 56 của chúng tôi vào bến Lộ Diêu (Bình Định) và Tàu 43 vào bến Ba Làng An (Quảng Ngãi) thì xuất phát chậm hơn.

    Tuy xuất phát khác nhau nhưng theo hiệp đồng, nhất thiết đúng giờ G đêm Giao thừa thì 4 tàu phải đồng loạt vào bến. Kế hoạch hành động như vậy là để phân tán sự theo dõi của địch. Nếu chúng tăng cường lực lượng canh phòng ở cửa biển này thì sẽ lơ là mất cảnh giác ở cửa biển khác. Và nếu khi chúng phát hiện ra một trong 4 tàu thì tàu đó có nhiệm vụ cơ động, thu hút sự theo dõi của chúng để cho 3 tàu còn lại dễ bề đột nhập vào bến an toàn. Thế nhưng, đêm giao thừa năm ấy, địch tăng cường tuần tra khắp các bến vào của ta. Và chúng đã phát hiện ra Tàu 165 vào bến Cà Mau, Tàu 43 vào bến Ba Làng An, Tàu 235 đổ bộ bến Vũng Rô. Cả 3 tàu vào đều bị lộ thì nghĩa là địch đã chuẩn bị phương án tấn công đầy đủ. Và cả 3 tàu trên khi không thể lừa được địch đều chủ động chiến đấu quyết liệt. Cuộc chiến đấu của cả 3 con tàu giờ đã đi vào sử sách, gắn liền với tên tuổi những thủy thủ anh hùng. Tàu 165 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm đã bị 8 tàu địch bao vây. Các anh đã chiến đấu đến người cuối cùng và hủy tàu để không lọt vào tay địch. Tàu 235 do Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy đã phá hủy tàu rồi đánh một trận quyết tử, hy sinh 14 thủy thủ, trong đó có cả thuyền trưởng và chính trị viên. Tàu 43 vào Ba Làng An bị 6 tàu địch và máy bay bao vây, sau khi hủy tàu đã chiến đấu dũng cảm, 3 người hy sinh, 13 người bị thương. Những người còn sống đã làm cuộc hành quân thần kỳ qua đường mòn Trường Sơn, tìm về đơn vị, nhận lại tàu mới để tiếp tục chiến đấu.

    Sự việc và diễn biến của 3 tàu bạn, chỉ huy Tàu 56 đều biết thông qua điện đàm với cấp trên. Nhưng Chính trị viên Đỗ Văn Sạn vẫn vững vàng, động viên cán bộ, thủy thủ trên tàu hành động theo kế hoạch đã định. Lúc đó, Tàu 56 cũng bị 3 tàu tuần dương hạm của Mỹ nổ súng bắn uy hiếp. Chúng ép Tàu 56 phải dừng chạy để đến kiểm tra. Trong tiếng sóng to lẫn những tiếng súng máy bắn thị uy quanh tàu, Chính trị viên Sạn vẫn đến từng vị trí trên tàu động viên. Anh nói: “Các đồng chí cần hết sức bình tĩnh, không để mắc mưu địch. Chúng chỉ bắn uy hiếp thế này có nghĩa là chúng chưa phát hiện ra hành tung của ta, chỉ nghi ngờ nên hăm dọa thế thôi”.

    Trong giờ phút căng thẳng ấy, Đỗ Văn Sạn đã trao đổi nhanh với Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba. Cả hai anh cùng thống nhất là địch mới chỉ nghi ngờ chứ chưa biết rõ ta. Hội nghị cấp ủy diễn ra, Bí thư chi bộ Sạn trình bày nhận định của mình về diễn biến tình hình địch và tình huống có thể xảy ra nếu ta cho tàu vào. Quyết định cuối cùng, chi ủy quyết định cho tàu quay ra nắm tình hình, chờ thời cơ quay vào.

    Tàu quay ra từ 21 giờ đến 0 giờ vẫn không gặp địch. Ít phút sau, anh em đột nhiên nghe thấy tiếng ào ào, pháo sáng từ tàu địch bắn lên, 4 tàu địch đồng loạt bật đèn pha rọi về phía tàu ta. Hai chiếc bên phải, hai chiếc bên trái cách tàu ta chừng 300m. Đến gần một giờ sáng thì có một chiếc ca nô định xông tới, đi chính ngang phía tàu ta, nhưng tàu ta vẫn giữ vững tốc độ tối đa. Khi cách tàu ta chừng 30m chúng mới quay ra, sau đó lại có một ca nô khác xông tới. Chính trị viên Sạn động viên anh em bình tĩnh thi gan đấu trí với chúng, vì địch vẫn chưa biết chắc là tàu ta. Sở dĩ, Tàu 56 có thể gan lỳ như thế vì trước thời điểm đó, đã xảy ra một số vụ tàu chiến Mỹ nghi ngờ tàu không số nên bắn nhầm cả tàu một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… bị các nước đó lên án mạnh mẽ. Vì thế, lần này chúng không dám bắn trúng nếu không biết chắc đó là tàu của “Bắc Việt”. Anh Sạn đã nhắc nhở từng vị trí không được manh động khi chưa có lệnh, tuyệt đối không ai được nổ súng.

    Đến hai giờ sáng, địch vẫn gọi dừng lại để chúng kiểm tra, nếu không chúng sẽ bắn, nhưng tàu vẫn thẳng tiến như chẳng có chuyện gì xảy ra. Anh Sạn nói với cả tàu: ''Nếu chúng ta dừng lại lúc này coi như đã đầu hàng chúng". Địch lại bắn nhiều loạt liên thanh nhưng đạn đi trên cao và xa. Đến 3 giờ sáng, báo vụ báo cáo, có một tàu khu trục chặn phía trước tàu ta 30 hải lý. Thuyền trưởng hỏi: “Ta phải xử lý thế nào”. Anh Sạn nêu phương án: "Nếu chúng có ý định chặn tàu ta, ta quyết tâm đánh chìm tàu trước mũi chúng dù phải hy sinh để giữ bí mật cho con đường". Rồi anh lệnh: “Chuẩn bị ổ chập bộc phá, đưa lên đài chỉ huy cho tôi, tôi đi kiểm tra toàn bộ vị trí chuẩn bị bom chìm và bộc phá nổi". Trước tinh thần quyết tử của anh, tất cả anh em trên tàu đều coi cái chết tựa lông hồng. Mọi người đều sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh.

    Khi tàu ta còn cách tàu địch chừng một hải lý, Bí thư Chi bộ Đỗ Văn Sạn ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Tàu 56: “Tình hình lúc này hết sức khẩn trương, địch có phương tiện, vũ khí, binh lực gấp hàng trăm lần, chúng định bắt sống ta nhưng đây cũng là điều kiện để ta đánh chìm tàu khu trục của địch ở Biển Đông. Lúc này, Tổ quốc và nhân dân đang cần chúng ta, khi có lệnh tất cả tập trung hỏa lực quyết tâm đánh chìm tàu khu trục trước mũi tàu. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên chúng ta. Các đồng chí có quyết tâm không?” Toàn tàu đồng thanh hô to, át cả tiếng máy, tiếng sóng biển: “Quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm”.

    Tàu 56 vẫn kiêu hãnh tiến thẳng về phía tàu địch, ý định của chúng tôi là húc thẳng vào tàu địch, ấn nút điện bộc phá cho nổ tàu ta, đồng thời đánh chìm tàu địch, đây là sức mạnh lớn nhất của con tàu. Khi tàu ta cách tàu địch chừng 100m, các vị trí đã sẵn sàng chiến đấu, máu trong ***g ngực cán bộ, thủy thủ như trào lên… Khoảng cách giữa tàu ta và tàu địch ngày một gần. Trận quyết tử chỉ còn tính bằng giây lát. Bỗng báo vụ báo cáo: “Tàu địch bỏ chạy, ta phá được thế bao vây của địch”. Đến gần sáng, địch lại bắn nhiều loạt đại bác nhưng cách xa tàu ta chừng 200m, Tàu 56 vẫn đi như không có chuyện gì xảy ra. Khi trời sáng hẳn, tàu khu trục cũng nản dần, chỉ còn một chiếc bám theo. Tình hình đã giảm mức độ nguy hiểm. Thuyền trưởng và Chính trị viên cho tàu giảm tốc độ, tổ chức để bộ đội ăn nghỉ cho lại sức, đồng thời chờ thời cơ quay vào.

    Từ tình hình diễn biến đêm hôm đó, cấp trên điện cho Tàu 56: “Tình hình hết sức khẩn trương, toàn tàu cần phải bình tĩnh linh hoạt, không về A2 mà đi thẳng về Thượng Xuyên, Trung Quốc”. Trên đường quay về, vẫn có một tàu địch bám theo nhưng cách tàu ta với cự ly 5 hải lý. Cứ cách một giờ lại có máy bay địch bay dọc, bay ngang, chụp ảnh tàu ta. Khi Tàu 56 cách Thượng Xuyên 10 hải lý thì chúng mới không bám theo nữa.

    Khi chúng tôi về đến vị trí an toàn thì nhận được điện của cấp trên: “Chuyến công tác vừa qua, tuy chưa giao được hàng nhưng các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thứ hai, qua đó giúp cho Đoàn có kinh nghiệm chỉ đạo trong các chuyến công tác tiếp theo”.

    Kể đến đây, bác Trần Tiền Vệ kết luận: “Tàu chúng tôi may mắn trở về căn cứ an toàn là nhờ có một phần công sức, trí tuệ của “người cầm ngọn cờ chuẩn” Đỗ Văn Sạn. Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” Chính trị viên Sạn vẫn nhất mực bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận hy sinh nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ ở mức tốt nhất có thể. Bài học này học được từ anh đã giúp chúng tôi rất nhiều trong những chuyến công tác về sau và kể cả khi đã về với cuộc sống đời thường”.
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chân dung Chính trị viên của Đoàn tàu không số (Kỳ 5)

    Kỳ 5: Người kể chuyện đường mòn trên biển

    Ngôi nhà nhỏ của ông Trần Ngọc Tuấn - nguyên chính trị viên các tàu không số 43, 55 và 56 - ở địa chỉ A9/1B đường Đặng Tất, tổ 8, phường Vĩnh Hải, Nha Trang (Khánh Hòa) thường xuyên có các bạn trẻ tìm đến để được nghe chủ nhà kể chuyện “đường mòn trên biển”. Năm nay đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm" nhưng ông Trần Ngọc Tuấn vẫn say sưa với công việc yêu thích của mình là viết báo, viết sách và kể chuyện về Đoàn tàu không số.

    “Chính trị viên ở lại chiến đấu, trả thù cho em với !”


    Trước buổi được trò chuyện cùng ông, chúng tôi đã tìm đọc cuốn sách “Nhớ về những con tàu không số” do ông (Trần Ngọc Tuấn) cùng hai cựu chiến binh Đoàn tàu không số là Hồ Đắc Thạnh và Phan Nhạn viết. Cuốn sách của 3 ông tuy mỏng, nhưng khắc họa rất sinh động câu chuyện về đời sống sinh hoạt, học tập, chiến đấu của những con tàu không số. Vì vậy, lần này, chúng tôi trình bày rõ là muốn được ông kể chuyện mình đã thể hiện vai trò chính trị viên-điểm tựa tinh thần cho cả con tàu như thế nào. Dường như, câu hỏi của các nhà báo trẻ “hậu bối” đã khơi lại mạch nguồn ký ức sâu thẳm khiến ông hào hứng:

    - Trúng đó! Nói đến Tàu không số là nói đến ý chí, đoàn kết, sáng tạo của tập thể tàu và từng chiến sĩ. Vì vậy, bên cạnh các thuyền trưởng, không thể không nhắc đến các chính trị viên, họ là "điểm tựa" của tàu. Nhiều chính trị viên đã dũng cảm hy sinh, lịch sử Đoàn tàu không số ghi nhận rất nhiều tấm gương chính trị viên được truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

    [​IMG]
    Ông Trần Ngọc Tuấn.

    Rồi ông kể chúng tôi nghe kỷ niệm giữa ông-người chính trị viên với các thủy thủ. Đặc biệt, trong chuyến đi cảm tử của Tàu 43 do đồng chí Nguyễn Đắc Thắng làm Thuyền trưởng, ông làm Chính trị viên, vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Cùng đi với tàu ông đợt đó còn có 3 tàu: Tàu 165 do Thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm và Chính trị viên Nguyễn Ngọc Lương chỉ huy, Tàu 235 do Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và Chính trị viên Nguyễn Tương chỉ huy, Tàu 56 do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba và Chính trị viên Đỗ Văn Sạn chỉ huy. Đợt này, cả 4 tàu đều bị địch vây rát, 3 tàu đều đã phải xử trí bằng cách hủy tàu rồi chiến đấu không cân sức với địch. Chỉ riêng Tàu 56 là tránh được hủy tàu, vòng vèo tránh địch rồi đành quay lại bến.

    “Tàu 43 chúng tôi gồm 17 thủy thủ, được giao chở 37 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường Đức Phổ (Quảng Ngãi), xuất bến ngày 27-2-1968. Trên đường đi, máy bay và tàu chiến địch đã phát hiện và bám riết các hoạt động của chúng tôi. Lúc 14 giờ ngày 29-2-1968, một máy bay trinh sát của địch đến lượn 4 vòng quanh tàu rồi bỏ đi. Lúc 0 giờ 50 phút ngày 1-3-1968, chúng tôi ở vị trí 14,19 độ Vĩ Bắc và 109, 04 độ Kinh Đông thì gặp 6 tàu chiến địch đến bao vây. Khoảng 20 phút sau, pháo hạm của địch bắn cấp tập, pháo vừa dứt thì 8 chiếc tàu cao tốc của địch dàn hàng tấn công. Lúc này, tôi và thuyền trưởng nhận định địch chưa dám chắc tung tích tàu ta nên lệnh cho bộ đội tạm thời không đánh trả. Đến đợt thứ hai, khi hai chiếc tàu địch lao vào tàu ta với khoảng cách chỉ còn 100m, chúng tôi bất ngờ nổ súng, diệt một tàu cao tốc của địch ngay từ loạt đạn đầu. Tiếp theo đó, địch cho máy bay trực thăng HUIA đến bắn như vãi đạn xuống Tàu 43. Chúng tôi dùng súng máy 12,7mm bắn cháy một chiếc rơi ngay xuống biển. Tiếp đó là cuộc chiến với máy bay, tàu chiến, pháo hạm của địch. Một viên đạn pháo rơi trúng khiến Tàu 43 chao đảo. Tôi phải cơ động đến các vị trí động viên anh em giữ vững quyết tâm chiến đấu. Lúc vào buồng lái, thấy thủy thủ Vũ Xuân Ruệ đã bị thương nặng. Toàn thân Ruệ ngã xuống sàn nhưng tay vẫn ghì chặt vòng lái. Tôi liền gỡ tay Ruệ, điều thủy thủ Lưu Công Hào vào lái thay rồi quay ra băng bó cho Ruệ. Vết thương của Ruệ quá nặng, cậu ấy nắm lấy tay tôi nói khẽ: “Chính trị viên ở lại chiến đấu, trả thù cho em với”. Rồi Ruệ hy sinh ngay trên tay tôi...”.

    Mặc cho địch vây đánh tứ bề, Tàu 43 vẫn ngoan cường chống trả và tiến gần vào bến. Chính trị viên Tuấn là người ở lại chỉ huy đánh bộc phá hủy tàu, còn toàn tàu đem theo vũ khí đổ bộ đánh chiếm địa hình có lợi. Lúc này, con tàu rộng chưa đầy 40m2 đã trở thành mục tiêu cố định cho các loại đạn pháo địch trút xuống. Nhưng Chính trị viên Tuấn vẫn bình tĩnh đi kiểm tra từng vị trí điểm hỏa rồi mới hạ lệnh. Tốp đánh bộc phá đồng loạt nhảy xuống biển, bơi vào bờ. Con tàu bùng lên như ánh chớp, tiếng nổ xé trời đã khiến con tàu tan tành, mất dấu tích.

    Ghi sâu tình dân

    Chuyến đưa vũ khí vào Nam dịp Tết Mậu Thân 1968 còn để lại cho ông Tuấn kỷ niệm sâu sắc về tình quân dân. Ông Tuấn kể: “Khi bộc phá hủy tàu nổ vang, nhân dân quanh vùng biết ngay đó là Quân Giải phóng phá tàu cảm tử. Vì vậy, khi lên bờ, chúng tôi đã nằm trong vòng tay che chở của đồng bào thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp (Quảng Ngãi). Quân Mỹ tiến vào làng, đồng bào đưa chúng tôi vào hầm bí mật. Ngồi dưới hầm nghe tiếng giày Mỹ nện rầm rầm trên nắp hầm, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn tấm lòng, tình cảm của nhân dân dành cho cách mạng. Mười ngày đêm nằm hầm trong tình trạng thương vong, nếu không có sự đùm bọc, che chở của người dân, chắc chúng tôi khó có thể trở về. Rồi chúng tôi được du kích cáng lên bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hai lần đi đều gặp địch, buộc phải quay lại và đến đêm thứ ba mới về trạm xá trót lọt”.

    Trong thời gian điều trị tại bệnh xá, ông Tuấn và các đồng đội đã được bác sĩ Đặng Thùy Trâm ghi lại trong những dòng nhật ký hào hùng của riêng mình. Hình ảnh người bác sĩ trẻ tuổi từ thủ đô Hà Nội lặn lội vào đây sát cánh cùng nhân dân trong cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đã khiến Chính trị viên Tuấn và các thủy thủ cảm động vô ngần. Ông nói: “Bản lĩnh, ý chí của Thùy Trâm cùng tấm lòng của người dân Quy Thiện chính là liều thuốc nuôi dưỡng chúng tôi khắc phục mọi khó khăn, khổ ải khi vượt Trường Sơn, trở ra miền Bắc, nhận lại tàu để tiếp tục con đường chiến đấu”.

    Hết lời ca ngợi bác sĩ, Anh hùng LLVT nhân dân Đặng Thùy Trâm như vậy, nhưng ông Tuấn không nói nhiều về mình, về cuộc đời chiến đấu cũng đầy gian khổ, hy sinh và rất nhiều hành động anh hùng của bản thân ông. Ông Trần Ngọc Tuấn sinh năm 1933, tại thị trấn Tân An, Hiệp Đức, Quảng Nam. Năm 1953, ông vào Vệ quốc đoàn, tham gia kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học tại Trường Sĩ quan Lục quân và Trường 45 Hải quân. Từ năm 1963 đến 1971, ông liên tục công tác trên những con tàu không số, đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên, Bí thư Chi bộ các tàu: 43, 55 và 56, lập được nhiều chiến công, cùng với đồng đội tổ chức 9 chuyến vượt biển vận chuyển vũ khí vào các tỉnh Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh.

    Chuyến đi lập thành tích xuất sắc nhất của Chính trị viên Trần Ngọc Tuấn là chuyến vào bến Lộc An (Bà Rịa-Vũng Tàu) cuối năm 1964. Tháng 10-1964, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho LLVT miền Nam mở chiến dịch hoạt động Đông-Xuân 1964 - 1965 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng của quân chủ lực ngụy để mở rộng vùng giải phóng. Tàu 56 do Trần Ngọc Tuấn làm Chính trị viên, Lê Quốc Thân làm Thuyền trưởng, được giao nhiệm vụ đi đột phá chiến dịch. Đây là chuyến chở bằng tàu sắt, có trọng tải gần 100 tấn nên được xác định vô cùng khó khăn. Bởi vùng biển tàu phải vào thuộc khu vực Bà Rịa-Vùng Tàu, nằm ở phía đông cửa ngõ Sài Gòn, địch tập trung phòng thủ dày đặc cả dưới nước, trên bờ, trên không. Đặc biệt, bến Lộc An nằm sâu trong sông Ray, có rất nhiều cồn cát chắn ngang, chỗ sâu, chỗ nông không xác định được nên rất dễ bị mắc cạn. Tối 18-12-1964, tàu được lệnh tiếp tục xuất phát khởi hành vào Nam. Sau hai ngày đêm, Tàu 56 đã bắt được tín hiệu từ ngọn hải đăng Bảy Cạnh, từ đó xác định vị trí tàu và hướng đi chính xác để sẵn sàng cập bến. Lợi dụng lúc sóng to, gió lớn, Tàu 56 luồn lách qua nhiều đảo cát, khéo léo lọt qua các tuyến phong tỏa do hải quân địch kiểm soát, đến 21 giờ ngày 22-12, tàu mới vào được cửa sông. Tuy nhiên, tín hiệu phát đi mãi vẫn không thấy trong bến trả lời, thậm chí hai thủy thủ bơi vào bờ bắt liên lạc cũng không có tín hiệu đáp trả. Sau nhiều giờ căng thẳng, Chính trị viên Tuấn và Thuyền trưởng Thân hội ý và quyết định ra lệnh cho tàu tiếp tục vào bến. Đến 22 giờ 30 phút, tàu vào bến Lộc An an toàn; nơi đây chỉ cách đồn Nước Ngọt của địch khoảng 1km; cách đồn Phước Hải 2km và cách Vũng Tàu 15km. Lúc này, trên tàu mới biết, trinh sát của bến vẫn đón tàu từng đêm, nhưng hôm nay do thấy tàu lớn quá, nghĩ rằng không thể là tàu ta nên không dám phát tín hiệu. Thậm chí, hai thủy thủ vào liên lạc với bến cũng bị bắt vì không ai tin. Tàu vừa vào bến, lập tức đã có Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 chờ sẵn, nhận vũ khí rồi biên chế luôn. Bởi thời gian này, Chiến dịch Bình Giã đang đến hồi quyết liệt, nhưng vì thiếu vũ khí nên bộ đội ta phải ém quân chờ suốt 4 ngày đêm để tiếp nhận thêm vũ khí ở miền Bắc chuyển vào. Nhờ kịp thời chi viện vũ khí, khí tài, đạn dược, Chiến dịch Bình Giã của ta đã giáng một đòn sấm sét vào quân chủ lực của Mỹ-ngụy, thắng lợi lớn với 5 trận đánh cấp trung đoàn, 2 trận cấp tiểu đoàn; diệt gọn 2 tiểu đoàn địch, 1 chi đoàn xe bọc thép, đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác; nhiều ấp chiến lược ven đường số 2, đường 15 thuộc huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch bị phá tan, vùng căn cứ được mở rộng đến sát biển.

    “Chiến dịch Bình Giã thắng lợi giòn giã, đập tan chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của địch. Với những chiến sĩ tàu không số, đó chính là tấm huân chương lớn nhất mà chúng tôi được trao tặng” - ông Tuấn say sưa nói vậy. Dường như, kỷ niệm cũ đang đem những hào khí anh hùng thời trai trẻ sống dậy trong ông.
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích đưa thủy lôi “khủng” vào Nam của tàu không số

    Đặc công Rừng Sác vào lúc 8 giờ 8 phút ngày 23/8/1966 đã đánh chìm chiếm hạm "khủng long" Balon Ronge Victory có trọng tải 20.000 tấn của Mỹ. Nhưng để có lại vũ khí “khủng” thực chiện trận đánh huyền thoại ấy, phải để đến công của đoàn tàu không số.

    Đặc công Rừng Sác vào lúc 8 giờ 8 phút ngày 23/8/1966 đã đánh chìm chiếm hạm Balon Ronge Victory có trọng tải 20.000 tấn của Mỹ, với 54 thủy thủ chạy từ cảng San Francisco đi về Sài Gòn. Con “khủng long” chở 8.500 tấn vũ khí, khí tài, 100 chiếc thiết giáp M113 (xe bọc thép) và 3 chiếc máy bay chiến đấu, cùng khối lượng lớn thực phẩm... đã chìm nghỉm xuống sông Lòng Tàu.

    Đây là một trận đánh làm cho địch kinh hoàng lo sợ, tạo nên cục diện mới trên chiến trên chiến trường cho cách mạng Miền Nam.

    Để có lại vũ khí “khủng” để đánh chìm “Con khủng long”, đoàn tàu không số vượt ba ngàn cây số biển để chở thủy lôi từ Bắc vào và anh em ở Bến Rạch Vàng, Cà Mau đã vô cùng vất vả mới bốc thủy lôi xuống để chở vào kho cất giấu.

    Địch kiểm soát gắt gao

    Theo tài liệu “Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển và Lữ đoàn 125 Hải Quân” thì, sau vụ tàu 143 chở vũ khí vào Vũng Rô bị địch phát hiện, chúng mang các trang bị và vỏ tàu thu được vào triển lãm rùm beng ở Sài Gòn, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Hải quân ngừng ngay việc vận chuyển đường biển, tổ chức rút kinh nghiệm và tìm ra hướng vận chuyển mới.

    Về phía địch, ngày 3/3/1965, tướng Wesmorelend, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (MACV) triệu tập cuộc họp đề ra phương án chống xâm nhập đường biển, ra lệnh lục soát và phá hủy tất cả các tàu nghi ngờ là của *********.

    [​IMG]
    Tàu không số trong hành trình “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Ảnh: tư liệu

    Từ đó, hàng ngày máy bay Hải quân Mỹ SP2 cất cánh từ Tân Sơn Nhất thực hiện các chuyến bay tuần biển. Mỹ đưa thêm hai tàu khu trục Higbec D806 và Alaele D666 vào vùng biển Việt Nam làm nhiện vụ chống xâm nhập.

    Giữa năm 1965, Mỹ điều 23 tàu tác chiến của Hạm đội 7, sau đó đưa thêm 17 tàu WPB của lực lượng phòng vệ ven biển Mỹ vào tham chiến ở biển Nam Việt Nam. Sau đó chúng lại tăng thêm 18 chiếc tàu nhỏ. Nghĩa là gần 40% Hạm đội 7 của Mỹ tham gia ngăn chặn các tràu không số.

    Tháng 8/1965, Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm 115, 117 để giám sát ven biển, mang mật danh là Game Warde. 115 có 7 tàu hộ vệ có ra-đa cảnh giới, 2 tàu quét mìn, 2 tàu vận tải đổ bộ chiến xa, 17 tàu ven bờ, 5 máy bay trinh sát... Chúng bố trí lực lượng dày đặc khắp vùng biển miền Nam. Tháng 2/1965, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

    Trong bối cảnh đó, đoàn tàu không số vận chuyển chi viện cho miền Nam vô cùng khó khăn. Một phương thức vận chuyển mới được đề ra là: đi theo tuyến xa bờ trên vùng biển quốc tế, dẫn tàu theo phương pháp thiên văn; và cải dạng các tàu để phù hợp với hình thức hoạt động vận tải trên hải phận quốc tế.

    Giả làm tàu cá, chở 4 quả thủy lôi trên 4 tấn

    Và con tàu đầu tiên đi vận chuyển trên biển vào Nam theo phương thức mới là tàu C42, được cải dạng giống chiếc tàu câu cá song của một nước Đông Nam Á, chở 61 tấn vũ khí, trong đó có 4 quả thủy lôi neo rời của Liên Xô mỗi quả nặng 1075 kg. Đây là loại vũ đặc chủng, loại vũ khí hạng nặng được chở vào Nam, dùng để đánh các chiến hạm lớn của địch theo kế hoạch.

    Tàu C42 gồm 16 cán bộ chiến sĩ do Nguyễn Văn Cứng (sau này anh Cứng được tuyên dương anh hùng quân đội) làm thuyền trưởng, rời cảng K15 Đồ Sơn đêm 15/10/1965. Tàu đi qua Hải Khẩu, Trung Quốc rồi chuyển hướng theo đường hàng hải quốc tế ở phía đông quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sau đó hòa vào dòng tàu buôn ngược xuôi xuống đông nam Cà Mau.

    Trên đường đi, tàu C42 bị một tàu khu trục của Mỹ bám sát, đe dọa, khiêu khích, nhưng con tàu ta vẫn bình tĩnh tiếp tục hành trình. Thấy chiếc tàu câu cá song không có biểu hiện gì khác lạ, tàu Mỹ không bám nữa. Tàu C42 đã vượt qua vòng kiểm soát bên ngoài của địch một cách an toàn.

    Sau 5 ngày chạy trên biển, chuẩn bị hướng vào Cà Mau thì C42 được lệnh của Sở chỉ huy chưa vào bến được vì có nhiều tàu địch. Tàu C42 lại tiếp tục hành trình giả như đang đi câu cá. Phải chạy lòng vòng ngoài biển khơi thêm 3 ngày nữa mới được lệnh vào bến phụ, vì bến chính vẫn nhiều tàu giặc. 11 giờ 50 phút ngày 23/10/1965, cách bờ 60 hải lý, đến điểm quy định, tàu bất ngờ chuyển hướng đi thẳng vào bờ. Đêm đó phát hiện 3 tàu Hải quân Sài Gòn ở gần, tàu C42 tăng tốc vòng tránh. Đến 2 giờ sáng ngày 24/10/1965, tàu C42 mới tới của Bồ Đề và cập bến rạch Kiến Vàng an toàn.

    Như vậy sau 8 tháng ngưng hoạt động, chuyến đi mở đường theo phương thức mới của tàu C42 đã thành công. Anh em Khu 9 vô cùng phấn khởi. Phấn khởi hơn là lần đầu tiên anh em được nhận 4 quả thủy lôi của Liên Xô rất to, rất nặng. Đây là thứ vũ khí anh em chưa từng thấy bao giờ.

    Cất giấu cũng khó khăn

    Mừng thì mừng, nhưng để chuyển 4 quả thủy lôi xuống tàu, đưa vào kho thì quá ư khó khăn, vất vả. Không có cẩu thì làm sao đưa được thủy lôi lên xuồng để đẩy vào kho?

    [​IMG]
    Một số người dân tham gia vận chuyển vũ khí ở Đồng Tranh, Hắc Dịch (Rừng Sác)

    Anh em bến Kiến Vàng đã nghĩ ra cách làm rất thông minh. Anh em đi chọn một chiếc xuồng đủ trọng tải chở quả thủy lôi, rồi nhận chìm nó xuống nước. Quả thủy lôi (đã bọc giấy chống nước) được vần trên tàu xuống nước, cạnh chiếc xuồng chìm. Anh em ngâm mình dưới nước hè nhau vần quả thủy lôi vào trong xuồng. Rồi lại dùng đòn khênh, sức người nâng xuồng lên mặt nước, sau đó tát nước trong lòng xuồng đi. Thế là xuồng chở thủy lôi nổi, anh em đẩy xuồng đưa thủy lôi vào nơi cất giấu.

    Sau đó một thời gian, cũng bằng cách ấy, anh em Bến Cà Mau đã vận chuyển những quả thủy lôi này vượt qua những vùng kiểm soát gắt gao của địch về Bến Trà Vinh, bến Bến Tre, bến Bà Rịa và đưa về cho bộ đội đặc công Rừng Sác đánh tàu địch.

    Hơn nửa năm sau, 2 trong 4 quả thủy lôi này đã được bộ đội đặc công Rừng Sác sử dụng đánh chìm “con khủng long” Mỹ ngày 23/8/1966. Ở Rừng Sác, anh em đã tự thiết kế loại cẩu ba lăn để bốc xếp hai quả thủy lôi “khủng” vào ví trí cất giấu chờ ngày diệt chiến hạm địch.

    Nhưng do máy bay trinh sát địch phát hiện gọi máy bay đến ném bom, nên anh em Đoàn 10 đặc công Rừng Sác phải chuyển thủy lôi đến 4 lần.

    Mới hay, biết bao nhiêu công sức và thời gian, trí tuệ gần năm trời để có một trận đánh chìm chiếm hạm 20.000 tấn của Mỹ làm nức lòng đồng bào cả nước.
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chân dung Chính trị viên của đoàn tàu không số (Kỳ 6)

    Kỳ 6: Hồ Đức Thắng - người anh hùng thầm lặng

    Quê ông ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) – một địa danh thoạt nghe đã hình dung cuộc sống của con người gắn liền với biển. Vùng biển Trà Vinh dù còn nghèo khó nhưng con người luôn giàu nghĩa khí, giàu truyền thống cách mạng, đã góp phần hun đúc, rèn luyện nên phẩm chất bình dị mà kiên cường của Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đức Thắng. Có thể nói, ông là người anh hùng bình dị nhất trong số các “anh hùng chân đất” của miền Nam Thành đồng.

    Thầm lặng nhận nhiệm vụ mật


    Hồ Đức Thắng thuộc lớp người đầu tiên tham gia mở Đường Hồ Chí Minh trên biển. Vào năm 1960-1961, khi ở Bà Rịa - Vũng Tàu, bác Năm Đông và má Mười Rìu xuôi ngược tổ chức bến bí mật trong lòng giặc; ở Cà Mau có Bông Văn Dĩa và anh Tư Mau rong ruổi đi nghiên cứu hàng trăm hòn đảo từ Trường Sa qua Kiên Hải đến Thổ Chu; ở Ninh Thuận có Đặng Văn Thanh lội bộ vượt Trường Sơn ra Hà Nội..., thì cũng thời điểm đó, tháng 6-1961, Tỉnh ủy Trà Vinh cũng gửi một đội thuyền vượt biển bí mật ra bắt liên lạc với Trung ương.

    Đội thuyền được Tỉnh ủy Trà Vinh thành lập gồm 6 người do Nguyễn Văn Inh (Hồ Đức Thắng) giữ chức thuyền trưởng. Nhằm giữ bí mật an toàn cho chuyến đi, 6 người trên tàu đều được thay đổi tên gọi để ghép thành khẩu hiệu: Đoàn, Kết, Đấu, Tranh, Thắng, Lợi. Nguyễn Văn Inh bắt thăm được biệt danh tên bí mật của mình là Thắng và ông mang tên Hồ Đức Thắng từ chuyến đi đáng nhớ đó.

    [​IMG]
    Anh hùng Hồ Đức Thắng.

    Phương tiện vượt biển ra Bắc chỉ bằng chiếc tàu gỗ trọng tải 15 tấn được mua với giá 84.000 đồng (tiền Sài Gòn lúc đó), một chiếc la bàn cũ, ít nước ngọt, lương thực cho 6 anh em đi đường. Con tàu không số nhổ neo ra khơi vào cuối tháng 8-1961. Các anh đều không được nói gì với gia đình, người thân để giữ bí mật tuyệt đối cho chuyến đi lịch sử này. Sau 9 ngày lênh đênh trên biển, đến ngày thứ 10 thì tàu gặp bão lớn ngoài khơi. Buồm tàu bị sóng gió đánh tả tơi, hư hỏng nặng không thể định hướng được. Ba ngày sau, tàu trôi dạt vào một thành phố hoàn toàn xa lạ. Anh em thủy thủ trên tàu lầm tưởng là Hải Phòng ở miền Bắc, nhưng khi bị cảnh sát địa phương kiểm tra, họ mới biết đó là cảng Ma Cao. Được cảnh sát giúp đỡ, tiếp tế, Hồ Đức Thắng cùng anh em đoàn tàu không số lại tiếp tục cuộc hành trình, cập vào một cửa sông thuộc địa phận Quảng Đông, Trung Quốc. Từ Quảng Châu, 6 chiến sĩ Trà Vinh quay lại Việt Nam và về Thủ đô Hà Nội. Đến Hà Nội, đoàn thủy thủ Nam Bộ phải giữ tuyệt đối bí mật. Ba ngày sau khi đến Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng các đồng chí Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ; đặc biệt, Bác Hồ đã dành thời gian đến gặp gỡ, trực tiếp nghe đoàn báo cáo tình hình chiến trường miền Nam; tình hình đời sống, sinh hoạt, chiến đấu của bộ đội ta và căn dặn đoàn những nhiệm vụ quan trọng sắp tới.

    Hồ Đức Thắng thay mặt 6 anh em trong đoàn báo cáo với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương tình hình chuyến vượt biển từ miền Nam ra và những khó khăn của đoàn trong chuyến đi đầu tiên ra miền Bắc để tiếp nhận vũ khí. Ông cũng báo cáo với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương về tình hình chiến trường Vĩnh - Trà và quyết tâm của nhân dân Vĩnh - Trà nói riêng, miền Nam nói chung trong cuộc đấu tranh một mất, một còn chống đế quốc Mỹ.

    Phía sau những chuyến đi

    Đầu năm 1962, Hồ Đức Thắng bắt đầu tham gia vận chuyển vũ khí vào Nam trên cương vị Chính trị viên Tàu 55. Sở dĩ con tàu của ông có số hiệu 55 là để kỷ niệm khi được trên cấp một chiếc tàu sắt trọng tải 55 tấn. Đến năm 1966, Tàu 55 do Hồ Đức Thắng làm Chính trị viên đã vận chuyển được 16 chuyến đưa vũ khí vào chiến trường miền Nam.

    Hồ Đức Thắng đã có mặt ở hầu hết các bến bí mật ở miền Nam thời ấy: Rạch Gốc, Gành Hào, Bồ Đề, Hố Bỏ Gùi, Vàm Lũng, Kinh Năm... Nguy hiểm nhất là những lần cập các bến ở miền Trung: Lộ Diêu, Phổ An, Phổ Quang, Sa Kỳ, Hòn Hèo, Hòn Khói, Vũng Rô... Khi xảy ra “vụ Vũng Rô”, con đường vận chuyển trên biển bị lộ, quân Mỹ đã triển khai một bộ phận hải quân và máy bay thuộc Hạm đội 7 phối hợp với hải quân ngụy ráo riết ngăn chặn, tàu ta không thể đi theo địa văn, tức là đi tương đối gần bờ, lấy các rặng núi trong đất liền làm chuẩn để định hướng nữa, mà phải đi vòng ra rất xa thuộc khu vực biển quốc tế rồi mới bất ngờ đổ bộ vào các bến. Những chuyến lênh đênh, phiêu lưu ấy, các thủy thủ luôn vững dạ bởi Chính trị viên Hồ Đức Thắng thường chậm rãi phân tích cho họ nghe các yếu tố thuận lợi, khó khăn, xây đắp niềm tin vững chắc và ý chí quyết tử hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi thủy thủ.

    Hồ Đức Thắng đã trải qua nhiều trận chiến đấu với tàu địch trên biển. Có chuyến đành phải hủy tàu, xóa dấu vết, nhảy xuống biển tìm cách vào bờ, rồi lại tìm đường trở về Hải Phòng, nhận lại tàu mới để tiếp tục nhiệm vụ. Với những thành tích xuất sắc và tinh thần dũng cảm đó, tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1967, đơn vị Tàu 55 và Lữ đoàn 125 được Đảng, Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân. Hồ Đức Thắng, người gắn liền với Đoàn tàu không số ngay từ những ngày đầu và là chính trị viên của tàu, vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định số 125/SV ngày 1-7-1967 tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân. Ngày đơn vị và Hồ Đức Thắng được tuyên dương anh hùng, Bác Hồ ra tận tàu thăm hỏi chúc mừng cán bộ, thủy thủ Tàu 55.

    Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thiếu tá Hồ Đức Thắng được điều động về công tác tại Xưởng Nhà Bè, thuộc Lữ đoàn 125. Năm 1980, ông là Phó chính ủy Xưởng Nhà Bè, được nghỉ hưu sau 40 năm tham gia cách mạng.

    Mối tình thầm lặng

    Năm 1961, Hồ Đức Thắng vượt biển ra Bắc trong điều kiện hết sức bí mật. Việc ông vượt biển ra Bắc bí mật tới mức ngay trong Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ có một, hai đồng chí biết, còn từ cấp huyện ủy trở xuống thì không ai được biết. Vợ anh lúc đó là đảng viên nhưng anh cũng không dám tiết lộ. Chị cứ tưởng anh đi rồi sẽ trở về, không ngờ, chuyến đó anh đi biệt tích…

    Đến chuyến công tác thứ chín, cuối năm 1964, Hồ Đức Thắng được trở về bến Trà Vinh. Ban chỉ huy bến đã công phu bố trí để vợ chồng anh được gặp nhau. Họ phái một chị giao liên hợp pháp về tận làng, nói với chị là trên rút đi công tác đặc biệt, công tác gì không được biết. Chị phải giả đi buôn ở Cần Thơ. Giao liên dẫn đi vòng vo mấy ngày, chuyển từ giao liên này qua giao liên khác mấy lần, cuối cùng mới đến bến.

    Vợ chồng anh được thu xếp ở trong một “căn lều hạnh phúc” giữa khu rừng kín. Ở với nhau được hai ngày... Rồi chị lại vòng lên Cần Thơ, mua một ít hàng linh tinh trước khi trở về nhà; còn anh xuống tàu trở ra bắc... Từ đó cho đến hết chiến tranh, Hồ Đức Thắng còn đi nhiều chuyến, nhưng đều cập các bến ở Cà Mau và Khu 5, không còn chuyến nào được trở lại Trà Vinh. Anh cũng không hề nhận được tin tức gì của vợ con nữa...

    Mãi đến sau 30-4-1975, anh về thăm nhà mới biết, lần ấy gặp nhau trở về vợ anh có thai. Cơ sự bỗng trở nên hết sức phức tạp. Việc anh ra Bắc, rồi đi tàu biển chở vũ khí về, địa phương, huyện, xã, tỉnh, chi bộ, bà con làng xóm tuyệt đối không ai biết. Việc anh trở về bến Trà Vinh càng không ai biết. Đối với đảng bộ địa phương, việc chị đang là vợ của một chiến sĩ quân giải phóng, bỗng dưng có chửa thì là một nỗi hổ thẹn. Vì giữ bí mật cho nhiệm vụ của chồng, chị không thể khai báo với tổ chức. Chị còn lúng túng che giấu, với hy vọng biết đâu anh có thể công khai trở về. Nhưng rồi bụng càng ngày càng to, không thể che giấu được nữa, nên chị bị cha mẹ chồng khinh bỉ; Chi bộ gọi lên kiểm điểm. Thế là chị đành khai đại: Lâu nay đi buôn ở Cần Thơ, lỡ có dan díu với một người ra cơ sự này. Chi bộ quyết định kỷ luật chị với hình thức khai trừ ra khỏi Đảng, đình chỉ công tác.

    Từ một nữ đảng viên, hoạt động năng nổ trong lòng địch mà bỗng bị tai tiếng, chị đành cắn răng chịu đựng, lủi thủi ôm bụng chửa, rồi sinh con, nuôi con một mình. Cô con gái của anh chị được sinh ra, nhưng cha mẹ chồng cương quyết không cho chị lấy họ anh làm họ của con. Sự việc kéo dài hơn 10 năm trời, mãi đến ngày Hồ Đức Thắng trở về, giải cho vợ nỗi oan tày trời. Anh xót xa thương vợ, còn chị mỉm cười: Có anh trở về, quên hết đi!

    Năm 1980, rời quân ngũ, Hồ Đức Thắng lại về với cuộc sống đời thường ở miền quê xứ biển Duyên Hải (Trà Vinh). Các cựu chiến binh trong huyện ghi nhận: Về hưu, ông lập tức tham gia làm kinh tế hộ gia đình, vừa làm vừa giúp đỡ đồng đội. Bản thân gia đình ông có cuộc sống không khá hơn anh em, nhưng ông vẫn dành dụm từng chút một, giúp đỡ đồng đội, bà con xóm làng khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn.

    Tiếp bước cha, những người con trai của Hồ Đức Thắng cũng tham gia quân đội và xây dựng chính quyền địa phương. Ông đã đi xa nhưng con cháu vẫn thường nhắc lại lời ông dặn: “Dù cuộc sống hằng ngày không ít khó khăn nhưng phải giữ cho được những phẩm chất của người lính mà đồng bào đã tin yêu gọi là Bộ đội *****”.
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Từ biển Mỹ Á đến Trường Sa

    “Khi loạt đạn đầu tiên bắn xối xả vào buồng lái, người đồng chí của chúng tôi đã hi sinh. Rồi 2 đồng chí nữa cũng ngã xuống. Chứng kiến anh em ra đi trên tay mình, chúng tôi chỉ biết ghìm lại nỗi đau để chống trả 6 tàu địch đang cố bắn phá tàu của mình”…Người cựu binh 24 lần “cưỡi” tàu không số nghẹn ngào kể với chúng tôi câu chuyện hào hùng hơn 40 năm về trước.

    Nợ đồng đội một lời hẹn ước


    Sinh năm 1941, trên mảnh đất Bến Tre giàu truyền thống cách mạng. 21 tuổi, chàng trai Nguyễn Văn Đức xung phong vào chiến trường, tuần dương trên những con tàu không số. 24 lần “cưỡi” sóng vận chuyển vũ khí, quân nhu vào chiến trường miền Nam, Nguyễn Văn Đức (tên thường gọi Ba Đức), từng là Thuyền phó kiêm hàng hải trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Năm 1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông được giao nhiệm vụ làm Thuyền trưởng tàu 674 tham gia giải phóng các đảo: Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa.

    Đón chúng tôi tại văn phòng Hội cựu chiến binh quận 5, TP Hồ Chí Minh, ông lật những tấm hình chụp chung với đồng đội xưa. Chỉ vào một tấm hình đã hoen ố, ông rưng rưng: “Đây là ba đồng chí đã hi sinh trong trận quyết tử với kẻ thù trên con tàu 43 năm xưa. Đến nay, tui vẫn còn nợ các anh một lời hẹn…”.

    Nói đến đây, giọng ông chùng xuống. Giờ phút “giáp lá cà” với kẻ thù như sống dậy thuở nào. Ông kể:

    - Lần ấy, trước khi lên đường tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam, tàu 43 cùng các tàu 56, 164 và 235 được giao nhiệm vụ khẩn cấp. Ngày 27-2-1968, tàu được lệnh chở 38 tấn vũ khí vào bến Mỹ Á, Đức Phổ (Quảng Ngãi). Cấp trên chỉ đạo cả bốn tàu: phải đi bằng mọi giá trong đợt này. Dù xuất phát ở các thời điểm khác nhau (nhằm phân tán sự theo dõi của địch) nhưng phải đổ cùng lúc tại bến. Đáng lẽ chỉ đi 5 ngày, 6 đêm nhưng sóng to, gió lớn cùng sự theo dõi gắt gao của địch khiến tàu lênh đênh 11 ngày trên biển. Bốn tàu được lệnh đi 4 hướng khác nhau: Đức Phổ, Bình Định, Khánh Hòa và Cà Mau. Tàu 43 (do thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và Chính trị viên Trần Ngọc Tuấn chỉ huy) giữ được bí mật nhưng khi qua vĩ tuyến 17 thì bị vệ tinh của Mỹ theo dõi liên tục. Sau đó, tàu chạm 6 tàu địch và 2 trực thăng. Giáp mặt với kẻ thù, không để tàu vũ khí lọt vào tay địch, anh em đã có một trận chiến đấu quyết tử.

    [​IMG]
    Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đức.

    “Anh Đức, chắc em không qua khỏi. Gửi lời về gia đình em!..”, chiến sĩ Xuân Ruệ nói với ông Đức.

    Tiếng súng vẫn chát chúa trên đầu. Đạn của địch bắn xối xả vào buồng lái. Bên ta bắn trả quyết liệt. Thuyền phó Nguyễn Văn Đức một tay cầm lái, một tay đỡ người Ruệ. Lúc này, chiến sĩ Hòa cũng bị thương nặng ở cánh tay nên không thể tiếp tục cầm lái. Ba Đức cố điều khiển con tàu lượn lách để tránh các loạt đạn của kẻ thù.

    Bọc vội thi thể đồng chí Ruệ vào tấm áo ni lông, Ba Đức cùng đồng đội nén đau thương, tiếp tục chiến đấu. - “Ruệ mới cưới vợ được ba ngày. Khi có lệnh của Bộ Tổng tham mưu, cậu ấy đã để lại người vợ trẻ ở quê nhà (Tiền Hải, Thái Bình) xung phong vào chiến trường. Không ngờ đó là chuyến đi định mệnh”- ông Đức nghẹn ngào nhớ lại.

    14 người còn lại chống trả quyết liệt trước các đợt tấn công của địch. Cuộc chiến đấu không cân sức. Dù bị bao vây tứ phía nhưng các chiến sĩ vẫn kiên cường chiến đấu. Hầu hết anh em lúc này đều bị thương. Phía ta đã hạ được hai tàu và một trực thăng của địch. Trong tình thế cam go, Thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng đã ra lệnh hủy tàu. Trước khi con tàu nổ tung, các chiến sĩ đã xuống xuồng bơi vào đất liền. Nguyễn Văn Đức kéo tấm bọc thi thể Xuân Ruệ ra khỏi khoang tàu, cố đẩy Ruệ xuống biển để đưa vào bờ. Bản thân ông cũng bị thương ở chân. Đang cố nhoài mình vào bờ thì loạt đạn của địch bắn xối xả. Đồng chí Nguyễn Đăng Kiểm (quê Quảng Ngãi) bị trúng đạn. Vì vết thương quá nặng, anh đã mãi nằm lại giữa lòng đại dương bao la. Sau đó, phải mất gần 2 tiếng đồng hồ, các chiến sĩ tàu không số mới tiếp cận được đất liền.

    Nhớ lại ngày ấy, ông Đức nghẹn giọng: “Tui vẫn còn nợ các đồng chí đã hi sinh một lời hẹn. Hơn 40 năm trôi qua, vì nhiều lý do, tui chưa ra thăm gia đình các anh em Vũ Xuân Ruệ, Nguyễn Đăng Kiểm, Võ Nho Tòng. Trong lòng áy náy lắm. Nhân dịp kỷ niệm “50 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển”, nhất định tui phải ghé thăm gia đình các anh em”.

    Trường Sa vẫy gọi

    Sau lần “cảm tử” với địch trên tàu 43, ông tiếp tục bôn ba với sóng gió trên những con tàu không số huyền thoại. Cái “duyên” với biển cả như ăn sâu vào con người ông. Ông kể về những ngày “đạp sóng” để giải phóng Trường Sa thân yêu.

    - Lúc này, tui được cử là Thuyền trưởng tàu 674, có nhiệm vụ chỉ huy hai tàu 673 và 675. Cái đêm trước ngày lên đường, tui không sao chợp mắt được. Lần đi này hòa cũng chiến dịch Hồ Chí Minh thiêng liêng của Tổ quốc, nên hồi hộp lắm - Ông tâm sự.

    Sau khi giải phóng Đà Nẵng vào cuối tháng 3 năm 1975, biên đội dự bị của đoàn tàu không số được lệnh từ Hải Phòng vào Đà Nẵng để nhận nhiệm vụ đặc biệt. Anh em hăm hở lên đường mà không biết sẽ được giao nhiệm vụ gì. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, tất cả phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, xăng dầu cho chuyến đi. Sáng sớm ngày 12-4, đoàn tàu chở chiến sĩ tàu không số xuất phát từ Hải Phòng. Chiều ngày hôm sau, tàu cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng theo đúng kế hoạch. Ngay lập tức, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho ba tàu giả dạng tàu đánh cá cấp tốc nhận nhiệm vụ đi giải phóng Trường Sa.

    Khi tàu đến gần đảo Trường Sa thì bỗng trên bầu trời máy xuất hiện máy bay địch. Bộ đội đặc công nước và vũ khí của ta được giấu dưới khoang tàu, phía trên phủ lưới đánh cá. Tình thế khiến các chỉ huy không khỏi lo lắng. 3 thuyền trưởng dự đoán tình hình: tàu bị lộ rồi! Lúc này, chỉ huy trưởng Mai Năng lệnh cho các tàu chuyển hướng lên vùng biển đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhằm đánh lạc hướng địch. Sau một hồi quần thảo, máy bay địch rút lui. Lập tức tàu ta tăng tốc nhằm hướng đảo Trường Sa Lớn. Hai tàu địch còn nằm trên đảo. Phía ta nổ súng, địch bắn lại. Hai đồng chí đặc công của ta hi sinh. Sau gần 3 giờ chiến đấu, ta bắt sống được 34 lính ngụy.

    Thuyền trưởng Văn Đức lệnh tất cả anh em thừa thắng xông lên chiếm đảo. Địch quy hàng.

    Đúng thời khắc chạm đến chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh trên bộ, cũng là lúc quân ta giải phóng 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Những chiến sĩ của Đoàn tàu không số lại làm nên những “trang sử” hào hùng giữa biển trời Tổ quốc.

    Cuối năm vừa rồi, ông Ba Đức đã trở lại Trường Sa, cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm một thời khói lửa.
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Nhân chứng sống “sự kiện Vũng Rô”

    Sinh ra và lớn lên tại xóm 9, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, tháng 2-1964, Nguyễn Thanh An nhập ngũ vào Quân chủng Hải quân và sau 3 tháng huấn luyện ông được điều về đoàn tàu không số (Đoàn 125 Hải quân). Lên tàu với vai trò là một thủy thủ, sau đó, bằng sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân cùng những chuyến vượt biển đưa vũ khí vào miền Nam trên những con tàu không số đã tôi luyện bản lĩnh và ý chí cho ông ngày một trưởng thành. Đến đầu năm 1972 ông trở thành thuyền phó và cuối năm 1972 ông lên làm thuyền trưởng một trong những con tàu đó.

    Về hưu với quân hàm Đại úy từ năm 1984 nhưng kỷ niệm về những lần cùng đồng đội dũng cảm vượt hiểm nguy, chiến đấu với kẻ thù, đưa vũ khí vào bến an toàn hay hình ảnh cùng đồng đội thay nhau cõng, cáng những đồng chí bị ốm, đi bộ vượt Trường Sơn ra Bắc vẫn còn in đậm trong tâm trí người chiến sĩ đoàn tàu không số năm xưa.

    “Mỏm đá lạ” ở sự kiện Vũng Rô

    Mặc dù đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng trông ông vẫn còn khỏe mạnh, cử chỉ hoạt bát, giọng nói hoạt sảng và ấm áp. Khi chúng tôi hỏi chuyện ông về những kỷ niệm đó, người cựu binh già nhắm đôi mắt đã điểm nếp nhăn của mình trong giây lát như để sắp xếp lại các mốc thời gian một lần cuối rồi trầm ngâm:

    [​IMG]
    Cựu chiến binh Nguyễn Thanh An.

    “Tháng 11-1964, sau khi vận chuyển thành công chuyến vũ khí vào Nam đầu tiên về xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, tàu chúng tôi ở lại Bến Tre 3 ngày rồi mới quay ra Hải Phòng để tiếp nhận chuyến vũ khí lần thứ 2.

    Ngày 1-2-1965 (mồng 8 Tết Ất Tỵ), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân, trực tiếp là Đoàn 125 triển khai giao nhiệm vụ cho Tàu 143 gồm 18 người do đồng chí Lê Văn Thêm làm thuyền trưởng, Nguyễn Văn Thu và Hồ Sảnh làm thuyền phó, Chính trị viên là Phan Văn Bảng chở 63 tấn vũ khí rời Hải Phòng thẳng tiến vào Bình Định. Ban đầu, chúng tôi được lệnh cho tàu vào bến Lộ Diêu (Bình Định) để xuống hàng nhưng sau đó kế hoạch thay đổi. Do tình hình bến Bình Định khó khăn, Sở chỉ huy quyết định Tàu 143 không cập bến theo dự kiến mà chuyển hàng vào bến Vũng Rô (Phú Yên).

    Tối ngày 15-2-1965, tàu chúng tôi vào bến Vũng Rô thay cho bến Lộ Diêu như đã định. Sau khi giao hết số hàng cho bến, 2 giờ sáng chúng tôi cho kéo neo để hành trình ra Bắc. Tuy nhiên, do tời neo hỏng nên chúng tôi phải hì hục sửa chữa mãi đến 5 giờ mới xong. Trời hửng sáng, tàu không còn thời gian rời bến. Để ban ngày địch không thể phát hiện thấy tàu, quân giải phóng địa phương đã chặt cây để ngụy trang cho tàu trông giống như một mỏm núi. 6 giờ sáng, cán bộ thuyền cho 6 người sơ tán lên bờ để tránh thương vong nếu trường hợp giao tranh xảy ra.

    Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 16-2-1965, một chiếc máy bay trực thăng UH-1B của Mỹ khi bay qua vùng biển Vũng Rô đã phát hiện một “mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía Tây Vũng Rô”, không giống với hình ảnh trong bức ảnh chụp trước đó. Ngay sau đó, địch điều một máy bay trinh sát đến Vũng Rô lượn nhiều vòng quan sát và chụp ảnh. Khoảng 12 giờ, máy bay trinh sát đến khu vực “mỏm núi lạ” và ném khói mù. Chừng 5 phút sau, hai máy bay AD6 ném bom xăng vào mục tiêu làm cho lớp ngụy trang bị cháy và để lộ ra con tàu. Trong lúc đó, chúng tôi thu dọn giấy tờ, nhảy xuống biển và bơi vào bờ. Một lúc sau, địch cho 2 máy bay B57 ném bom và sử dụng rocket bắn xiên vào tàu. Suốt từ đó đến tối, địch liên tục ném bom khu vực xung quanh bến. May mắn không có ai hy sinh. Sau 3 đợt oanh kích của địch, tàu 143 bị chìm phía mạn trái.

    Đến 5 giờ chiều ngày 16-2, 17 thành viên trên tàu đã bơi được vào bờ, trú ẩn trong một cái hang nhưng không thấy thuyền trưởng đâu cả. Do đã được huấn luyện một số kỹ năng nên tôi được chính trị viên Phan Văn Bảng cử đi cùng với đồng chí Nguyễn Xuân Bân để tìm thuyền trưởng. Chúng tôi chọn đường rừng để đi. Đi được nửa đường thì bị địch ném bom, quả bom rơi giữa tôi và anh Bân, tôi bị văng ra xa, bất tỉnh nằm ở hẻm núi không biết gì nữa. Một lúc sau nghe tiếng chim kêu, tôi bừng tỉnh và biết mình vẫn còn sống. Lúc này, áp dụng những kiến thức đã học được, tôi mò mẫm xuống núi trong màn đêm, trong tay không có một thứ vũ khí nào. Một lát sau, tôi thấy 2 bóng đen chạy vượt qua. Bên kia nói: “Hải”. Đây đúng là mật khẩu của chúng tôi. Tôi đáp lại: “thuyền”. Hai bên mừng rỡ ôm chầm lấy nhau. Khi được dìu đến nơi tập kết, tôi mới biết đồng chí thuyền trưởng đã bị thương và được đưa đi cấp cứu.

    “Mở đường máu” vượt vòng vây địch

    Đêm đó, tàu địch neo đậu xung quanh khu vực Tàu 143. Chúng tôi mò ra chỗ tàu chìm để kiểm tra và thu dọn nốt những thứ còn lại trên tàu. Sau khi mò được 3 khẩu AK, chúng tôi tập trung về nơi ẩn náu.

    Lúc này, điện trên cho biết, sáng ngày 17-2, địch sẽ đổ bộ 2 trung đoàn, quyết tâm bắt sống các chiến sĩ *********. Đêm 16-2, chúng tôi đào một số vũ khí lên, lau chùi để sẵn sàng chiến đấu.

    Khoảng 7 giờ sáng ngày 17-2, tàu địch dàn hàng ngang ngoài biển, bắn phủ đầu khu vực chúng tôi thả hàng. Khi tàu địch dừng bắn thì trên không, máy bay lao xuống ném bom. Sau đó, chúng cho quân đổ bộ từ trên núi xuống, dưới biển tràn vào hòng bắt sống quân ta. Cấp trên ra lệnh cho tất cả các chiến sĩ mỗi người một vị trí chiến đấu. Với vũ khí chủ yếu là K44, cạc bin, ĐKZ, trung liên, quân ta đánh trả quyết liệt nên trong ngày 17 địch không tiếp cận được.

    [​IMG]
    Ông An (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh cùng các đồng đội, những thủy thủ trên tàu không số.

    Sang ngày 18-2-1965, địch tiếp tục tràn vào. Cuộc chiến đấu ngày một quyết liệt hơn. 17 thủy thủ trên tàu phối hợp cùng một trung đội của tiểu đoàn 83 và du kích xã Hòa Hiệp đánh trả địch. Sau đó, địch dùng thủ đoạn ngừng bắn, không thả pháo sáng để lừa quân giải phóng, rút lui khỏi khu vực đó hòng bắt sống quân ta. Tình hình diễn ra hết sức căng thẳng, trên quyết định cho một trung đội đặc công của Khu V xuống để phá tàu. Con tàu phát nổ nhưng chỉ bị vỡ đôi. Một nửa bị chìm, nửa còn lại đã bị quân địch dùng máy bay để cẩu đi (sau này tôi được biết là chúng mang đến triển lãm ở Sài Gòn). Mấy ngày sau đó, địch vẫn cho quân càn quét khu vực này và đã phát hiện ra một số vũ khí vừa được tàu chở vào và cho quân mang đi.

    Ngày 19 và 20-2, trước tình hình lực lượng chiến đấu chênh lệch, quân khu cho chúng tôi “mở đường máu” phá vòng vây của địch. Ở bến, quân giải phóng vẫn chiến đấu quyết liệt để bảo vệ số vũ khí mà các chuyến tàu khác chở vào trước đó. Theo chỉ thị, chúng tôi không được vượt trước 12 giờ đêm vì lúc này địch cho canh phòng hết sức nghiêm ngặt. Được lệnh của trên, khoảng 2 giờ sáng, giao liên dẫn đường cho 17 người chúng tôi, cứ người nọ cách người kia 25m bò trên cát, đồng chí chính trị viên là người đi cuối cùng kéo một cành cây để xóa dấu vết. Đến 5 giờ sáng, chúng tôi cơ bản đã cách xa chỗ tàu chìm và trú vào trong hang đá, sẵn sàng chiến đấu. Lúc này lương thực, thực phẩm rất khó khăn, chủ yếu là sắn nướng, sắn luộc, lá sắn giã ra nấu canh.

    7 ngày sau, chúng tôi tiếp tục hành quân tiến về phân khu ở Phú Yên. Giao liên bố trí cho mỗi người một cái nón, một cái giỏ và một cần câu ếch. Đến gần đường 1, chúng tôi nhận ám hiệu, nếu thấy một người phụ nữ mặc áo dài, đội nón, đi xe máy dừng lại và đưa nón lên quạt thì lúc đó có thể vượt đường. Hơn 5 giờ chiều, chúng tôi đến đường 1, thấy ám hiệu giống như bến báo cáo, chúng tôi vứt hết giỏ, cần câu ếch, nón rồi chạy. Chạy được 300m thì chúng tôi bị địch phát hiện. Chúng dùng xe mô tô cơ động và dùng súng bắn. Đồng chí giao liên hô lên: “Các đồng chí không được chạy. Địch nó bắn thì nằm xuống chứ không được chạy. Tối rồi, địch không dám vào đây đâu”… Sau đó chúng tôi tiếp tục theo giao liên hành quân về nơi trú ấn ở địa điểm tiếp theo.

    3 ngày sau, theo chỉ dẫn của giao liên, chúng tôi chia thành nhiều tốp, trà trộn vào dân, trong khi di chuyển chúng tôi lấy vải bọc súng AK lại để đảm bảo bí mật vũ khí. Sau đó 3 ngày, chúng tôi về tới phân khu và thời gian sau đó cùng với lực lượng giải phóng chiến đấu, bảo vệ phân khu khi địch tấn công.

    Hành quân về đất Cảng

    Tháng 8-1965, chúng tôi nhận lệnh của trên hành quân ra Bắc. Hằng ngày, trạm giao liên cho mỗi người 2 nắm cơm cùng một ít măng luộc. Khi hành quân đến Bình Định tôi bị đau khớp, mắt cá chân sưng to không thể đi tiếp được. Tôi báo cáo với chính trị viên cho mình ở lại để cùng chiến đấu với quân giải phóng. Đồng chí chính trị viên động viên: “Đồng chí phải cố gắng ra được miền Bắc nhận thêm những chuyến hàng để lại còn vào Nam nữa chứ”. Sau khi nghe những lời động viên của chính trị viên, tôi đã tiếp tục cuộc hành quân ra Bắc. Suốt hành trình đi bộ vượt Trường Sơn ra Bắc, nhiều người trong chúng tôi đã bị những trận sốt rét hành hạ, nếm trải với cái đói, cái khát, với thời tiết khắc nghiệt. Cũng như khi tôi bị đau khớp, dọc đường đi, nếu một người nào đó bị ốm, đau thì những người còn lại thay nhau cõng hoặc cáng... Trong suốt hành trình ra Bắc, lúc nào chúng tôi cũng mong muốn được khỏe mạnh để ra đến Hải Phòng, tiếp tục nhận những chuyến hàng mới chở vũ khí vào Nam, thực hiện nguyện vọng của Đảng và Bác Hồ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhân dân hai miền được xum họp. Sau 6 tháng, 18 thủy thủ của Tàu 143 đã ra đến Hải Phòng an toàn. Khi đến nơi chúng tôi được thủ trưởng cấp trên hết sức quan tâm, động viên…”.

    Trong cuộc nói chuyện gần hai tiếng đồng hồ với chúng tôi, cựu chiến binh Nguyễn Thanh An đã vẽ lại một thời oanh liệt của những con tàu không số. Ký ức của những người cựu chiến binh già như ông - nhân chứng sống của đoàn tàu không số - thực sự là những “tư liệu sống”, là “viên ngọc quý” để thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về lịch sử, truyền thống, sự hy sinh thầm lặng của những anh Bộ đội ***** nói chung và những chiến sĩ của đoàn tàu không số năm xưa nói riêng.

    Hoài Trần - Phúc Thắng (Ghi theo lời kể của CCB Nguyễn Thanh An)
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Rèn “ngựa Thánh Gióng” của Biển Đông (Bài 1)

    Bài 1: Blog kỹ sư tàu biển và bí mật “Chồn Alpha”

    Câu chuyện về huyền thoại đoàn tàu không số đã được nhiều nhà văn, nhà báo khai thác ở nhiều khía cạnh. Sự anh hùng, sáng tạo của những người lính trực tiếp đi trên những con tàu không số thì quả thật quá đỗi tuyệt vời, có lẽ các trang viết dù nhiều vẫn chưa thể tái hiện đủ. Nhưng muốn đi biển phải có tàu, ai đóng tàu, đóng như thế nào thì còn ít người biết đến. Suy nghĩ ấy đã thôi thúc chúng tôi ngược dòng lịch sử đi tìm những người trong cuộc. Và kết nối đầu tiên của người bạn rành rẽ ngành đóng tàu mách cho chúng tôi vào đọc blog Đỗ Thái Bình!

    Cựu kỹ sư kể chuyện


    Đỗ Thái Bình là một kỹ sư tàu biển kỳ cựu, tốt nghiệp khoa vỏ tàu Trường Đại học Giao thông Vận tải từ năm 1966 và đã nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế tàu biển nhiều năm. Hiện đã nghỉ hưu, sống ở TP Hồ Chí Minh và chuyển sang kinh doanh nhưng ông vẫn rất quan tâm tới ngành công nghiệp đóng tàu, biên soạn, dịch nhiều cuốn sách có giá trị về tàu biển. Blog của ông khá dung dị và được lập từ năm 2005, lấy tên “Bình Biển”. Trong blog, ông nhiều lần nhắc tới tàu không số với một số bài viết, hình ảnh thú vị.

    [​IMG]
    Một bản vẽ thiết kế tàu thời chống Mỹ. Ảnh: Đỗ Thái Bình

    Cách đây chừng hai tháng, trước khi ông Lương Văn Triết - một kỹ sư đóng tàu kỳ cựu qua đời, Đỗ Thái Bình đã có bài viết trên blog với tiêu đề “Lương Văn Triết - người thiết kế tàu không số”. Ông tâm sự: “Biết tin Lương Văn Triết bị đau bệnh nặng, tôi gọi điện về nhà anh, đường Âu Cơ, Hà Nội nhưng không ai bắt máy. Giờ này có lẽ chị Long - vợ anh cũng đang trong bệnh viện cùng anh giành giật những giây phút cuối cùng của sự sống. Một số các bậc tiền bối của ngành đóng tàu nước ta đã lần lượt ra đi như Nguyễn Hữu Tố, Hồ Quang Long, Lê Xuân Ôn... Biết rằng, đời người không tránh khỏi quy luật của tuổi tác và bệnh tật, sinh tử là lẽ thường, nhưng vào lúc này, những kỷ niệm về một trong những người thiết kế tàu thủy đầu tiên của nước nhà bắt tôi cầm bàn phím và hồi tưởng lại. Và có lẽ những ghi chép này có ích phần nào cho các bạn trẻ đang làm việc trong ngành công nghiệp biển của nước nhà”.

    Theo lời kể của ông Bình, ông Triết là một trong những người đầu tiên được đào tạo tại Trường Chuyên nghiệp Đóng tàu Thượng Hải (Trung Quốc). Những năm chống Mỹ, ban đầu, cơ quan thiết kế chỉ là một phòng trong Cục Cơ khí (Bộ GTVT). Lúc này, ông Bình là cán bộ thường cùng lãnh đạo cục xuống dự các cuộc họp giao ban với Phòng Thiết kế. Cán bộ kỹ thuật phòng này được đào tạo từ nhiều nước như Trung Quốc, Ba Lan, Liên Xô, Tiệp Khắc, CHDCND Triều Tiên, CHDC Đức, Ru-ma-ni... Riêng số cán bộ học từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ đông nhất. Có thể kể ra một số người tiêu biểu như các ông: Trịnh Xương, Trưởng phòng, sau phát triển lên Phó viện trưởng; Hồ Quang Long, sau làm Cục phó Cục Cơ khí và ông Lương Văn Triết. Riêng ông Triết tốt nghiệp trường bên Thượng Hải từ năm 1958.

    Trường Chuyên nghiệp Đóng tàu Thượng Hải, theo ông Bình là một trường thực hành chuyên phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và hải quân của Trung Quốc, sau này là Viện Khoa học Đóng tàu Hoa Đông và hiện nay là Đại học Khoa kỹ Giang Tô. Từ năm 1954 tới 1962, trường đã nhận đào tạo 24 lưu học sinh Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. Sau này, họ đều thành những người giữ trọng trách trong công nghiệp và hàng hải. Trong số đó, có thể kể ra các ông Trịnh Xương, Lương Văn Triết, Nguyễn Soạn, Nguyễn Tố, Hồ Quang Long, Ngô Ngọc Lân, Nguyễn Gia Đăng là những lãnh đạo của ngành đóng tàu tại Cục Cơ khí, Bộ GTVT. Ngoài ra, còn có các ông: Nguyễn Phương Ninh (Cục trưởng Cục Kỹ thuật Hải quân); Trần Luân (Bí thư Đảng ủy Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng); Nguyễn Văn Thức (Phó giám đốc Công ty Vận tải biển III); Nguyễn Văn Huấn (Phó giám đốc Nhà máy Đóng tàu Tam Bạc)…

    "Chồn Alpha" giờ ở đâu?

    Trong blog này, ông đã bật mí một đường link đặc biệt. Đó là bài báo tiếng Anh đăng trên một tạp chí Hoa Kỳ kể lại cuộc rượt đuổi của 5 tàu hải quân Mỹ với một con tàu không số của ta năm 1967. Dịch bài báo, chúng tôi thật sự kinh ngạc về những tình tiết, câu chuyện đầy hấp dẫn của cuộc rượt đuổi. Bài báo mang tên “Chiến thắng trên sông Sa Kỳ” có thể tóm tắt như sau: Đêm 11-7-1967, máy bay Mỹ phát hiện một tàu cá lạ gần bờ biển Đà Nẵng. Nghi ngờ, họ đã mở chiến dịch truy đuổi, đặt tên con tàu là “Chồn Alpha”. Phải mất ba ngày rưỡi rượt đuổi vây bắt với 5 tàu khu trục Mỹ trên một hành trình dài dặc, phải sử dụng đến cả đạn phốt-pho và hiệp đồng với lính thủy đánh bộ Hàn Quốc mới “tóm” được con tàu, thu 90 tấn vũ khí do đối phương không thể kích nổ tàu, trong khi tất cả thủy thủ đoàn đã “chuồn” êm.

    Bằng con mắt nhà nghề, Đỗ Thái Bình đã phát hiện ngay ra “Chồn Alpha” chính là một con tàu không số năm xưa. Ông còn biết đích danh nó được sản xuất ở đâu, là chiếc thứ mấy. Trong blog, ông viết: “Tôi tìm được toàn bộ các ảnh chụp và hồ sơ của con tàu 198, con tàu thuộc đoàn “tàu không số”. Đó là con tàu thứ tư trong loạt “tàu 100 tấn” đóng tại Xưởng Đóng tàu Ba, dưới sự chỉ huy của giám đốc Đoàn Kim Quang và chuyên viên kỹ thuật Phạm Văn Năm”. Còn Lương Văn Triết chính là người thiết kế chính của con tàu 198. Biết thông tin này, với tình cảm sâu đậm, ông Bình mang các tấm hình, hồ sơ về cuộc rượt đuổi con tàu tới nhà ông Lương Văn Triết.

    [​IMG]
    Tàu không số 198 (“Chồn Alpha”) bị máy bay Mỹ phát hiện và chụp ảnh.

    Nhìn thấy hình ảnh con tàu, ông Triết lặng đi xúc động, ký ức về nẻo đường thiết kế hôm nào bỗng trở về tươi nguyên, nóng bỏng. Ông cho hay, ngày đó, ban đầu ông cũng không biết thiết kế cho “tàu không số”. Mục đích của con tàu hoàn toàn được giữ bí mật, chỉ biết đó là tàu hàng 100 tấn, phải có tính năng vượt biển tốt và mọi việc ông đều được giao nhiệm vụ từ ông Trịnh Xương, Trưởng phòng. Ông Trịnh Xương lại nhận chỉ thị trực tiếp từ Cục trưởng Ngô Văn Năm, đôi khi còn được gặp cả các ông Phạm Hùng - Phó thủ tướng, Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ GTVT. “Tàu 100 tấn” ban đầu có kích thước 28x5, 6x2,2 đặt máy Đức 225CV, được đóng loạt đầu tiên gồm 6 chiếc tại Xưởng Đóng tàu Ba, nay là Nhà máy Đóng tàu Tam Bạc. Ônh Trịnh Xương, Trưởng phòng Thiết kế lúc đó sau khi thực mục sở thị đã nhiều lần phải thốt lên: “Tính năng của tàu 100 tấn là tuyệt vời!”. Không dừng lại ở đó, theo ông Triết, ông Trịnh Xương còn đánh giá: Tuyến hình và các kích thước của tàu 100 tấn “không số” còn trở thành một thông số tham khảo quan trọng cho các tàu Tự Lực, tàu Giải Phóng được đóng hàng loạt tại các xưởng trong nước và tại nhà máy đóng tàu Quảng Châu, Trung Quốc sau này...

    “Chồn Alpha" - tức tàu 198 giờ ở đâu? Bản thiết kế những con tàu ấy giờ ở đâu? Đỗ Thái Bình trăn trở: “Điều đáng tiếc là toàn bộ hồ sơ thiết kế con tàu, một vật chứng đáng lưu giữ trong bảo tàng Đường Hồ Chí Minh trên biển lại không còn, dù là một bức phác thảo hay một chỉ thị kỹ thuật. Trong khi đó, bộ ảnh về cuộc triển lãm tàu 198 tại Sài Gòn (do chính quyền Sài Gòn thực hiện tại bến Bạch Đằng - Sài Gòn để quảng bá rùm beng chiến công - PV) và những ghi âm cuộc rượt đuổi mà đối phương ghi lại vẫn đang lưu giữ đâu đó trên internet. Những chi tiết về lịch sử hình thành con tàu chắc chắn sẽ giúp cho các bạn trẻ, dù ngày hôm nay chỉ cần nhấp con chuột máy tính vài cái là có thể hoàn tất một bài toán, hình dung ra được con tàu tạo nên kỳ tích trong cuộc chiến thần thánh được hình thành nhọc nhằn ra sao. Và trên hết, trong quá khứ, dù thiếu thốn đủ điều, đất nước đã gửi những người con đi học về nghề biển từ nhiều nước trên thế giới, tại những trung tâm biển cả lớn của khối XHCN lúc bấy giờ như Thượng Hải, Đại Liên (Trung Quốc), Gdansk (Ba Lan), Rostok (CHDC Đức)... để những “hạt giống đỏ” đó đã tạo nên diện mạo ban đầu của ngành đóng tàu nước ta. Trong đó, có kỹ sư thiết kế Lương Văn Triết, người thiết kế chính của phương án tàu 100 tấn, con tàu không số”.

    Câu hỏi mà kỹ sư Đỗ Thái Bình đặt ra cũng là điều mà chúng tôi trăn trở. Những năm tháng “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” ấy, các con tàu không số đã được phác thảo, thiết kế ra sao? Rủi cho chúng tôi, nhóm các nhà nghiên cứu mà kỹ sư Bình “bật mí” đều ở vào độ tuổi gần đất xa trời, nhiều người đã ra đi. Kỹ sư Lương Văn Triết cũng mất ít ngày sau khi ông Bình có bài viết trên blog. Nhưng trong muộn màng, chúng tôi vẫn may mắn tìm lại được một người nắm giữ bí mật kỹ thuật của “Chồn Alpha” cùng hàng trăm con tàu không số khác...
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Những con tàu sắt ra khơi

    Thực tế vận chuyển, có những chuyến tàu gỗ không đi được đến đích bởi trục trặc kỹ thuật dọc đường và gặp khó khăn khi chạy xa bờ. Để vận chuyển lâu dài, cần có những con tàu sắt có thể đi được trong những điều kiện thời tiết phức tạp.

    Chủ trương của Quân ủy Trung ương là cần nhanh chóng có các loại tàu sắt từ 50 đến 100 tấn làm phương tiện cho Đoàn 759. Công việc đóng tàu sắt được xúc tiến khẩn trương nhưng tuyệt đối bí mật về mục đích sử dụng.

    [​IMG]
    Một con tàu không số

    Thông thường, để đóng một con tàu, riêng việc thiết kế, kiểm tra, duyệt thiết kế phải mất hàng năm, đến lúc hạ thủy cũng phải một năm nữa. Song, do tính chất nhiệm vụ nên chỉ sau 6 tháng, chiếc tàu sắt đầu tiên được hoàn thành. Ngày 8-2-1963, chiếc tàu sắt được Xưởng đóng tàu III (Hải Phòng) bàn giao cho Đoàn 759. Đây là cố gắng vượt bậc của cán bộ, công nhân nhà máy. Tàu này có trọng tải trên 50 tấn, có các phương tiện hàng hải bảo đảm cho việc đi biển dài ngày, vỏ tàu chịu được sóng cấp 7, cấp 8. Mớn nước nông nên có thể ra vào các kênh rạch thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.

    Để chuẩn bị cho yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, Đoàn 759 cũng được bổ sung thêm cán bộ, chiến sĩ qua đào tạo cơ bản của các trường hải quân, trường hàng hải của Bộ Giao thông vận tải, hoặc anh em từ các tàu tuần tiễu, săn ngầm từng học tập ở nước ngoài về. Số này có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giỏi hàng hải, có thể đưa tàu đi biển an toàn.

    Ngày 17-3-1963, chiếc tàu sắt đầu tiên chở theo 44 tấn vũ khí lên đường. Tàu do đồng chí Đinh Đạt, vốn là Phân đội trưởng phân đội tàu quét lôi của hải quân làm thuyền trưởng. Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, thành viên tàu của Tỉnh ủy Bến Tre cử ra Bắc năm 1962 làm chính trị viên.19 giờ, tàu xuất phát tại Đồ Sơn theo hành trình : Đồ Sơn, nam đảo Hải Nam, đông nam quần đảo Hoàng Sa, đông đảo Cù Lao Thu để vào Bến Tre.

    Chuẩn bị vào bến thì tàu ta gặp tàu tuần tiễu của địch. Thuyền trưởng Đinh Đạt lập tức cho tàu vòng xuống Rạch Láng, Trà Vinh. Đó là đêm 23, rạng sáng 24-3. Các đồng chí ở Trà Vinh hết sức bất ngờ và vui mừng lần đầu tiên nhìn thấy con tàu sắt từ miền Bắc vượt hàng nghìn hải lý cập bến miền Nam.

    Việc sử dụng chiếc tàu sắt đầu tiên đóng tại miền Bắc, do sĩ quan Hải quân nhân dân Việt Nam chỉ huy, cán bộ quân giải phóng làm chính trị viên chở hàng vào miền Nam an toàn được báo cáo lên Trung ương Đảng. Đây là dấu hiệu mở màn cho giai đoạn phát triển nhảy vọt của công tác vận tải quân sự trên biển.

    Thời gian tiếp theo, Xưởng đóng tàu III Hải Phòng tiếp tục cho hạ thủy đến chiếc tàu thứ 6. Nhờ đó, trong năm 1963, Đoàn 759 đã tổ chức nhiều chuyến vượt biển vào Nam. Lần lượt các tàu cập bến vào Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre...

    Những chuyến tàu âm thầm, lặng lẽ rời bến rồi cập bến. Những chuyến đi đầy khó khăn, gian khổ, nguy hiểm và căng thẳng bởi không chỉ phải đối mặt với sóng gió, bão bùng mà còn phải đấu trí với kẻ thù. Trên tất cả là phải thắng chính mình khi nhiều lúc đói khát, lạc đường...kể cả việc không tiếp xúc với bạn bè, người thân trước lúc lên đường. Nhiều chuyến tàu, biết chắc sự gian khó, thậm chí hy sinh nhưng tất cả đều sẵn sàng, quyết đưa tàu ra khơi....
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Rèn “ngựa Thánh Gióng” của Biển Đông (Bài 2)

    Bài 2: Người “tạo hình” cho tàu không số

    Kỹ sư Lương Văn Triết, người thiết kế chính của các con tàu không số đã ra đi trước ngày kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển chỉ hai tháng, mang theo bao bí mật. Di cảo mà ông để lại có cuốn hồi ký quý giá mang tên “Ghi chép trên những nẻo đường thiết kế”, trong đó chỉ non một trang nhắc chuyện tàu không số. Nhưng ở đây lại “bật mí” một chi tiết quan trọng: Suốt những năm thiết kế tàu không số, ông thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một người: Trịnh Xương!

    Thiết kế những con tàu đầu tiên


    Trịnh Xương là ai? Trong hồi ký Lương Văn Triết ghi rõ: “Kể từ năm 1961 trở đi cho đến khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại (1964-1965), chúng ta đã lần lượt thiết kế các loại tàu thuyền đặc biệt, gọi chung là tàu không số. Riêng tôi, rất tự hào được tham dự phần lớn các sản phẩm này với danh nghĩa là cán bộ chủ trì, dưới sự điều khiển trực tiếp của anh Trịnh Xương và bác Ngô Văn Năm".

    Người từng là Trưởng phòng Thiết kế thuộc Cục Cơ khí (Bộ GTVT), trưởng ban thiết kế, “kiến trúc sư trưởng” của hầu hết các con tàu không số, nay đã bước sang tuổi 86. Sau khi nghỉ hưu, ông chủ yếu sống tại TP Hồ Chí Minh. May mắn cho chúng tôi, được gặp ông ở Hà Nội, tại nhà con gái. Trước khi nghỉ hưu, Trịnh Xương là Viện trưởng Viện Khoa học-công nghệ tàu thủy Việt Nam. Hơi thở mệt nhọc, giọng nói nhỏ nhẹ, ông nói với tôi: “Chú thông cảm, tôi vừa ốm một trận liệt giường, vừa định nói với chú cái gì mà quên ngay được”.

    Nói vậy, nhưng nhắc đến chuyện tàu không số, đôi mắt ông chợt sáng lên, nhịp nói nhanh như không chặn kịp dòng hồi tưởng đầy xúc động. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Yên Định (Thanh Hóa) nghèo đói nhưng giàu truyền thống cách mạng, tuổi thơ của Trịnh Xương gắn với con sông Mã anh hùng cuồn cuộn phù sa. Năm 1954, ông may mắn cùng 23 lưu học sinh khác được sang học tại Trường chuyên nghiệp đóng tàu Thượng Hải (Trung Quốc). Sau 5 năm miệt mài học tập, ông về nước.

    Khi ấy, hòa bình vừa được lập lại ở miền Bắc nhưng quân viễn chinh Pháp ở lại Hải Phòng thêm 100 ngày mới rút hết. Lúc rút khỏi cảng Hải Phòng, chúng đem đi tất cả phương tiện vận tải biển. Hải Phòng trở thành cảng… không tàu! Mãi đến cuối năm 1959, cảng Hải Phòng mới được phục hồi nhờ sự ra đời của nhà máy đóng tàu mang tên Bạch Đằng-Hải Phòng.

    Trong hồi ký của mình, ông Lương Văn Triết có kể lại thời kỳ thiết kế những con tàu không số vỏ gỗ đầu tiên, dưới sự chỉ đạo của ông Trịnh Xương: “Sản phẩm đầu tiên là chiếc thuyền vỏ gỗ 35 tấn kiểu thuyền Gò Công cải biên, hai đáy, lắp máy 135 sức ngựa. Xưởng chỉ được cung cấp bản toàn đồ, dạng đồ và kết cấu cơ bản, còn lại Xưởng tùy cơ ứng biến tại hiện trường. Thuyền này do Xưởng đóng tàu 1 làm. Bản thân tôi cũng không có dịp tiếp xúc ở những giai đoạn sau (vì bí mật quốc gia, ai làm việc gì chỉ biết việc đó). Kết quả ra sao, chỉ có đoàn của Đại tá Phước (đã hy sinh) mới biết tường tận và tôi tin chắc cũng không có ai ghi chép đầy đủ. Có lẽ rồi cũng lại lãng quên như muôn nghìn chuyện khác, để đến khi cần lại phải bắt đầu từ đầu.

    Theo tôi, chỉ trừ trường hợp là bí mật quốc gia, còn nếu không thì đó là một nhược điểm “truyền thống” của chúng ta: Ngay từ đầu không ai chú ý đến chuyện ghi chép, theo dõi, cất giữ, rút kinh nghiệm, làm tài liệu quý cho sau này. Ngay những điều tôi ôn lại đây, chính nhiều thứ tài liệu cũng không có ở bộ phận lưu giữ. Nhiều cái trở thành “thực thực hư hư”, dễ làm cho các thế hệ sau hoài nghi”.

    Chiến trường miền Nam ngày càng khốc liệt. Địch hòng chặt đứt mọi con đường tiếp viện của ta từ miền Bắc. Tình thế cấp bách, cấp trên giao phải làm sao thiết kế được một loại tàu có khả năng đáp ứng được chiến trường. Đó là một con tàu trăm tấn chở được vũ khí hạng nặng, chịu được sóng gió cấp 8-9, nhiên liệu có thể chạy 20-30 ngày, chở được ít nhất 12 thuyền viên nhưng phải nhỏ gọn. Nhiệm vụ lại được cấp trên giao cho Trịnh Xương.

    Quá gấp! Ông cùng cộng sự nhiều lần thức trắng đêm loay hoay tìm đáp án cho bài toán phác thảo hình dáng, kết cấu của con tàu. Vài phác thảo đã ra mà cấp trên vẫn chưa gật đầu. Trên đã tính chuyện thu xếp đưa Trịnh Xương vào một số tỉnh phía Nam để... học hỏi. Giữa lúc ấy, bỗng nhiên lại có một sự kiện khá trùng hợp xảy ra mà theo ông, thành công có lẽ là do... ý trời.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Xương-chỉ huy trưởng nhóm thiết kế tàu không số. Ảnh: Kế Toại.

    Số là, vào năm 1960, sau nhiều lần theo dõi, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát hiện được một số tàu của địch “lởn vởn” trong lãnh hải của ta. Sau đó, phía ta bắt được một chiếc tàu trên. Điều khiến Trịnh Xương vô cùng ngạc nhiên và rất... “khoái” là chiếc tàu này hoàn toàn không dùng buồm, chạy không sủi bọt lên mặt nước, mà lại chạy rất nhanh. “A đây rồi! Chính cái mình cần!”. Từ chiến lợi phẩm này, bài toán khó khăn đã dần được giải đáp.

    Bí mật và thần tốc…

    Đã có lời giải, Trịnh Xương ngay lập tức đứng ra thành lập ban thiết kế “Tàu trăm tấn”. “Đây là một nhiệm vụ hết sức bí mật, tôi chỉ được cấp trên giao cho việc đóng con tàu trăm tấn, biết là dùng cho bên quân đội chứ không hay biết về mục đích của nó là đi vào tận... Cà Mau. Mãi đến sau này khi nghe một số người bạn ở chiến trường miền Nam kể lại, tôi mới được biết mức độ quan trọng của những con tàu chúng tôi làm ra”-ông kể.

    Cùng các đồng nghiệp như Lương Văn Triết, Đào Vũ Hùng, Đinh Ngọc Liễn, Trịnh Xương miệt mài làm việc để phác thảo ra hình hài (trong chuyên ngành gọi là tuyến hình) của con tàu bí mật. Một tuần ăn, ngủ, sinh hoạt tất tần tật, cả nhóm thiết kế không hề ra khỏi cơ quan. Phác thảo xong, nhóm đem trình cấp trên. Phương án được chấp thuận, chuyển khẩn cấp xuống Xưởng đóng tàu số 3 ở Hải Phòng để thi công ngay. Từ xưởng đóng tàu này, 6 chiếc tàu “100 tấn” đã ra đời.

    Cấu tạo chung của mỗi con tàu thường bao gồm một hầm lái và hai hầm hàng (sau này, ông Xương mới biết được đó là kho chứa vũ khí hạng nặng). Số tàu trên, vỏ được kết cấu bằng thép tốt, có thể chịu được sóng gió cấp 8-9, bảo đảm tốc độ cao trong cả thời tiết xấu. Ngoài tàu bằng thép 100 tấn, cấp trên còn chỉ đạo nhóm thiết kế của Trịnh Xương làm ra loại tàu nhỏ gọn hơn, đặc biệt là phải có hai đáy làm nơi che giấu cán bộ. Từ đây, tàu vỏ gỗ (theo kiểu thuyền đánh cá Gò Công) ra đời. Cả quá trình nghiên cứu, thiết kế, thi công đã được các đồng chí: Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Phan Trọng Tuệ, Ngô Văn Năm… theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời. Trong vòng một thời gian cực ngắn (3 tháng), ta đã đóng được tổng cộng 13 chiếc tàu sắt trọng tải 100 tấn. “Nhiều lúc nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu sao mọi người lại có thể làm được một việc phi thường như thế”, ông Xương tâm sự.

    Đánh địch bằng… trí tuệ

    Chiếc tàu 100 tấn thứ 13 hoàn thành, việc thi công những chiếc còn lại được di chuyển sang các xưởng khác lân cận và cả xưởng đóng tàu tại Thượng Hải (Trung Quốc). Sau những đòn thua đau, địch điên cuồng cho máy bay bắn pháo sáng để chặn đánh các thuyền vận tải từ miền Bắc tại vùng biển Lạch Quèn, xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Giải pháp tháo gỡ chưa có.

    Một ngày nọ, Trịnh Xương đại diện cho nhóm thiết kế đã đề xuất với Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, yêu cầu cho đóng gấp rút loại thuyền vỏ gỗ có trọng tải 3-5 tấn, giả dạng là tàu đánh cá của ngư dân để chuyên chở vũ khí vào miền Nam hòng qua cặp mắt… cú vọ của địch. Sáng kiến quá hay, cấp trên đồng ý. Thế là, có tới 12 tỉnh miền Bắc đang làm nghề đóng tàu thuyền được huy động tham gia chiến dịch này. Trong đó, theo ông Xương, có cả làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

    Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn chiếc tàu “đánh cá” được hoàn thành và đưa vào phục vụ chiến đấu. Chiến dịch này mang tên “T5” và đội vận tải tiền phương bằng thuyền thô sơ chính thức ra đời. Trong khi địch vẫn đang tập trung đánh phá xe vận tải đường bộ, ta đã lén dùng thuyền “đánh cá” đưa vũ khí sâu vào tiền tuyến. Để tránh địch nghi ngờ, số tàu trên được chia thành tốp nhỏ lẻ để ra khơi. Tốp đi trước do thám tình hình, cảnh giới an toàn cho những tốp sau.

    Ngoài các thuyền buồm gắn máy giả dạng tàu đánh cá, tại vùng Cửa Đài (Quảng Ninh), nhóm thiết kế của Trịnh Xương cũng sáng tạo ra một loại tàu mang tên “Tiên Yên”. Đây là loại tàu dành cho Bộ tư lệnh Công an vũ trang để trà trộn vào thuyền dân, ngăn chặn kịp thời các hoạt động quấy phá của địch. Có thể nói, ta đã đánh thắng địch bằng trí tuệ. Những sáng tạo tuyệt vời đã giúp chúng ta giảm bớt thương vong, khiến địch choáng váng...

    Nửa thế kỷ đã trôi qua, chàng kỹ sư Trịnh Xương đầy nhiệt huyết năm xưa nay tóc đã bạc, mắt mờ, chân chậm… Nhưng khi nhắc tới những kỷ niệm về đoàn tàu huyền thoại, những đứa “con đẻ” của mình, ông không kìm nén được nỗi xúc động. Tôi đã thấy hai hàng lệ trào ra từ khóe mắt của ông. Nhóm thiết kế của ông năm xưa đã ra đi gần hết mà mong mỏi, khát vọng tìm lại một bản thiết kế tàu không số hay một chỉ lệnh kỹ thuật trên giao làm hiện vật kỷ niệm đến nay vẫn chưa thực hiện được...

Chia sẻ trang này