1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chuẩn bị chu đáo, tự lực tự cường bảo đảm kỹ thuật

    Để những chuyến tàu vận chuyển cán bộ và vũ khí, trang bị kỹ thuật chi viện cho chiến trường miền Nam đến đích, ngoài sự mưu trí, dũng cảm của thủy thủ vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm thì công tác bảo đảm kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng. Việc tổ chức bảo đảm kỹ thuật cho những con tàu không số bao gồm bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa trang bị, máy móc cho tàu trước khi rời bến ở miền Bắc, trong quá trình hành trình trên biển và khi tàu cập bến trả hàng ở miền Nam. Công tác bảo đảm kỹ thuật cho tàu không số được thực hiện thống nhất theo phương châm: “Chuẩn bị kỹ trước khi xuất phát; tự lực tự cường khi trên biển”. Thực hiện phương châm này, các thủy thủ trên tàu đều là những người có kinh nghiệm và được huấn luyện thành thạo về kỹ thuật để ai cũng có thể tự sửa chữa, bảo dưỡng khi cần.

    Trước khi xuất phát, các tàu được các xưởng sửa chữa của Nhà nước, các địa phương, Xưởng X46 Hải quân và trạm sửa chữa của Đoàn 125 tổ chức bảo dưỡng bảo đảm hoạt động tin cậy. Thời điểm đế quốc Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, tàu và các cơ sở kỹ thuật phải sơ tán ở nhiều nơi, để bảo đảm kỹ thuật kịp thời, lực lượng kỹ thuật phải chia thành các tổ cơ động đến tận tàu để sửa chữa. Với một số tàu phải sơ tán sang Trung Quốc, bạn cho ta đặt trạm sửa chữa tại căn cứ A2 (Hậu Thủy), A3 (Hải Khẩu) ở đảo Hải Nam, đồng thời giúp ta sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời hàng chục lần chiếc tàu… Sau một thời gian chủ yếu phải dựa vào lực lượng kỹ thuật của bạn, đến năm 1970, về cơ bản ta đã tự sửa chữa được hầu hết các hạng mục kỹ thuật và chủ động tổ chức sửa chữa, bảo đảm cho các tàu luôn trong trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

    [​IMG]
    Nhân viên kỹ thuật Xưởng X46 bảo dưỡng, sửa chữa máy móc phục vụ Đoàn tàu không số. Ảnh tư liệu.

    Các tàu trước khi rời bến vào Nam đều được cán bộ, nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ đến từng chi tiết, siết từng chiếc bu-lông, ốc cam... Ngành vật tư cung cấp đầy đủ các loại vật tư cần thiết cùng các loại phụ tùng, dụng cụ… để thủy thủ trên tàu có thể xử lý các tình huống kỹ thuật phát sinh. Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, nên thực tế các tàu ít bị hư hỏng trong quá trình hành trình trên biển.

    Khi hành trình trên biển, công tác bảo đảm kỹ thuật đều do thủy thủ trên tàu thực hiện. Do đó, thủy thủ, nhất là máy trưởng và thợ máy được lựa chọn đều là các đồng chí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo cơ bản. Vì thế, hầu hết những tình huống kỹ thuật phát sinh đều được xử lý kịp thời. Điển hình như trong chuyến vận chuyển vũ khí vào Nam lần đầu tiên của tàu “Phương Đông 1” đêm 15-10-1962, nước lẫn vào dầu làm kẹt bơm cao áp gây chết máy, tàu trôi dạt trên biển. Máy trưởng Huỳnh Văn Sao cùng thợ máy đã khắc phục kịp thời sự cố, đưa tàu vào bến Cà Mau an toàn.

    Ở các bến miền Nam, cùng với việc khẩn trương bốc dỡ hàng hóa, máy trưởng và thợ máy trên tàu luôn chủ động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, đồng thời huy động lực lượng kỹ thuật tại bến tham gia bảo đảm kỹ thuật cho tàu. Với tàu không có hư hỏng lớn thì thợ máy chỉ cần thau rửa các bộ lọc dầu, nhớt, thay gioăng đệm... Nhưng với các tàu bị hư hỏng nặng, như hỏng máy, hỏng chân vịt, bánh lái... thì lực lượng kỹ thuật trên tàu phối hợp với lực lượng tại bến nhanh chóng sửa chữa, thay thế bảo đảm cho tàu có thể ra Bắc nhanh chóng, an toàn.

    Đáp ứng yêu cầu bảo đảm kỹ thuật, công tác huấn luyện kỹ thuật luôn được các cấp chú trọng. Khi mới thành lập, lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 759 lựa chọn số cán bộ được đào tạo cơ bản từ các trường chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thủy sản và số cán bộ từ miền Nam ra có trình độ, kinh nghiệm sửa chữa để vừa bố trí làm máy trưởng, thợ máy các tàu, vừa tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo thợ đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Các trường Huấn luyện K35-Đồ Sơn, trường C45… hằng năm đào tạo được nhiều cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chuyên môn tốt để bố trí làm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, sử dụng, vận hành và sửa chữa máy móc, vũ khí trang bị trên các tàu. Đoàn còn tuyển chọn cán bộ gửi đi đào tạo tại các trường chuyên ngành trong và ngoài nước. Quân khu 9 cũng mở lớp huấn luyện cơ điện-hàng hải đào tạo nhân viên kỹ thuật cho Đoàn 962 để vừa bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện của đoàn và tham gia sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật cho các tàu của Đoàn 125 về miền Bắc an toàn.

    Sau sự kiện Vũng Rô, các tàu làm nhiệm vụ vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam phải đi trên đường hàng hải quốc tế rất xa bờ, dài ngày, trong điều kiện hết sức khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Hải quân giao Trường Sĩ quan Hải quân tổ chức đào tạo tại chức, huấn luyện cán bộ, nhân viên kỹ thuật những nội dung cần thiết như cách xác định vị trí tàu bằng thiên văn; kỹ thuật sử dụng, sửa chữa máy móc trang bị… Đoàn 125 tổ chức các lớp huấn luyện chuyên ngành kỹ thuật với mục tiêu “giỏi một ngành, biết nhiều ngành”. Ngoài chuyên môn kỹ thuật, thủy thủ còn được huấn luyện bơi lội, kỹ năng thả hàng trên biển và vớt hàng chuyển vào đất liền... Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ đã làm chủ máy móc trang bị, vận hành thành thạo tàu thuyền, sửa chữa, giải quyết tốt những sự cố kỹ thuật phát sinh, góp phần rất lớn đưa tàu vào bến an toàn.
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    CÂU CHUYỆN NHỎ VỀ ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ

  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Rèn “ngựa Thánh Gióng” của Biển Đông (Bài 3)

    Bài 3: “Lò tàu sắt” bên dòng Tam Bạc

    Cánh cửa sắt hoen gỉ, những ngôi nhà đá rửa ga-ni-tô màu xám tro ảm đạm, công trường đóng tàu cỏ mọc um tùm, cây si già rủ bóng... Cảnh Nhà máy đóng tàu Tam Bạc một chiều đầu thu khiến chúng tôi chạnh lòng khi nghĩ đến rất nhiều trang sử sách từng ghi: Nơi đây đã sản xuất những con tàu sắt đầu tiên phục vụ con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại...

    Xưởng tàu “duyên nghiệp” nhà binh


    Từ cầu Lạc Long chạy theo tả ngạn sông Tam Bạc, đường tới Nhà máy đóng tàu Tam Bạc chạy qua hai con phố mang tên một vị "tướng văn” và một “tướng võ”: Phố Phạm Phú Thứ và phố Cao Thắng. Nghe nói xa xưa, lúc mới mở có tên là phố Ma-rin (Rue de la Marine), nghĩa là phố thủy quân. Những ký ức xa lắc ấy như ngầm gắn cái duyên quân sự cho một trong những khu phố thợ ra đời sớm nhất thành phố cảng. Từ năm 1882, Hãng Sacric thành lập, là hãng có tàu chở khách và tàu lai, sà lan chở hàng, có xưởng đóng tàu và sửa chữa tàu thủy. Nay cơ sở của hãng là Nhà máy đóng tàu Tam Bạc.

    Dẫu hiện tại còn nhiều khó khăn, nhưng nói về quá khứ, cả anh Hùng, Giám đốc nhà máy lẫn các cán bộ mà chúng tôi gặp, đều có thể kể vanh vách câu chuyện tàu không số mà không cần sổ sách. Có lẽ quá khứ vàng son cũng là một động lực để họ không nản lòng trước mọi khó khăn. Khi chúng tôi đến, chị Nguyễn Mai Hương, cán bộ Phòng Hành chính, con gái nguyên Giám đốc nhà máy Nguyễn Cao Bút đã đợi sẵn, nói:

    - Chúng tôi đã mời bác Trương Văn Trọng, công nhân đóng tàu không số từ những ngày đầu, bác đang trên đường đến.

    [​IMG]
    Ông Trương Văn Trọng tìm lại nơi đóng tàu không số năm xưa. Ảnh: Văn Minh

    Số phận nào chẳng có vinh quang đi liền với cay đắng. Chị Hương đưa chúng tôi xem hai tập giấy mỏng, loại giấy in rô-nê-ô của thời bao cấp, đã úa màu thời gian. Bìa ngoài vẫn còn rõ màu xanh lá cây kèm dòng chữ: “25 năm Nhà máy đóng tàu Tam Bạc (1955-1980)". Nhà máy từng bị cháy, mất hết biết bao hồ sơ, tài liệu. Lần ấy, vô tình lục tìm trong đống rác, chị giữ được hai cuốn “sử” của nhà máy. Giờ đây, lật giở những trang giấy mỏng manh, đọc lại những dòng viết về tàu không số, giọng chị Hương như lạc đi: “Năm 1963, nhà máy đã nhận đóng 6 tàu chạy ven biển với trọng tải 100 tấn, lắp máy 6NVD,36 bằng 225CV với tốc độ không tải là 10,8 hải lý/giờ, khi có tải là 9,5 hải lý/giờ, phục vụ cho Chiến dịch Ấp Bắc. Tàu chạy ven biển một tháng đã vận tải được 200 tấn vũ khí quân trang quân dụng, nối liền tình cảm Bắc-Nam. Tàu đi từ Hải Phòng vào Cà Mau không quá 4 ngày 4 đêm...”.

    Con tàu số một

    Người công nhân già Trương Văn Trọng năm nay đã 76 tuổi nhưng vẫn hồ hởi đội trời mưa, cưỡi chiếc xe gắn máy cũ đến nhà máy rồi đưa chúng tôi ra tận khu bãi cỏ um tùm, chỉ chỗ này đóng tàu, chỗ kia bộ đội từng đứng gác... Ký ức bỗng ùa về, bừng sáng...

    Những ngày cuối năm 1962, ven bờ sông Tam Bạc, Xưởng đóng tàu số 3, tiền thân của nhà máy hiện nay sau 7 năm thành lập, cơ ngơi xưởng nói chung cũng như bộ mặt ngành đóng tàu toàn thành phố thời đó vẫn còn hết sức lèo tèo vì những gì ngon lành nhất thì các ông chủ tư sản đã cuốn gói mang đi. Diện tích của xưởng chỉ chừng 8000m2 với hơn 400 công nhân, chủ yếu làm 3 sản phẩm chính gồm sà lan 200 tấn, tàu lai 80CV và tàu cuốc Đình Vũ. “Đúng thời điểm này, chúng tôi được Giám đốc Đoàn Kim Quang giao nhiệm vụ tham gia đóng tàu sắt cho Đoàn 125, theo mẫu của trên giao xuống. Tôi chỉ biết là đóng tàu cho bộ đội, nhưng không biết tàu đó để làm gì, đi những đâu”-ông Trọng nhớ lại.

    Trong ký ức, ông Trọng và anh em công nhân dù không rõ lắm đây là loại tàu gì, nhưng họ đã lờ mờ hình dung ra sự quan trọng của nó khi thường xuyên thấy chỉ huy đơn vị bộ đội có mặt ở công trường. Công trường đóng tàu thì quây cót, phủ bạt kín, người đi bên ngoài không nhìn thấy gì, lại thường xuyên có Bộ đội Hải quân đứng gác. Nơi đây, gần như “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, người vào làm việc phải có giấy tờ, đúng theo danh sách được duyệt. Ông Trọng nhớ có lần giám đốc Quang tới kiểm tra công trường thì bị chiến sĩ hải quân ngăn lại. Anh ta nhìn ông Quang chằm chằm từ đầu tới chân rồi hỏi tên, đối chiếu với danh sách công nhân. Không có tên, người lính kiên quyết không cho ông Quang vào. Phải đến khi ông Trọng chạy ra nói: “Giám đốc của tôi đấy, cho ông ấy vào kiểm tra đi” thì người lính mới chấp nhận.

    [​IMG]
    Cuốn Lịch sử Nhà máy đóng tàu Tam Bạc in năm 1980 còn ghi rõ những thông tin về đóng tàu không số. Ảnh: Văn Minh

    Chiếc tàu đầu tiên được làm gấp rút trong vòng gần 5 tháng, toàn bộ hơn 400 công nhân nhà máy vào cuộc. Lúc này, xưởng đã lắp ráp được tàu sắt 360CV của Trung Quốc nhưng sản xuất loại tàu 100 tấn, vỏ sắt, có khả năng chở được 150 tấn như thế này thì họ chưa làm bao giờ. Tàu còn có nhiều buồng, trong đó buồng thủy thủ có khoảng 5 giường tầng, về vũ khí có bố trí 1 súng máy 12,7mm ở mũi, 1 súng máy 12,7mm ở đầu, 2 khẩu 12,7mm ở hai bên mạn, AK, đại liên được bố trí các gờ bắn hai bên. Hai mạn tàu và ở dưới đáy tàu đều có 2 két thuốc nổ. Có lúc, ông Trung còn nhìn thấy rõ dòng chữ “phải bỏ dầu mới bắn liên thanh được” ghi ngoài bao súng đại liên. Máy tàu được dùng loại máy có tăng áp của Đức nên rất khỏe. Chiếc tàu đầu tiên này, sau hòa bình được dựng lại thành mô hình nhưng sau cháy nhà máy nên mất. Giờ nghĩ lại, ông Trọng cứ tiếc hùi hụi vì không thể tái hiện, những người chung tay làm nó đã tản mát cả sau khi về hưu, nhiều người đã về với tổ tiên.

    Giáp Tết 1963, chiếc tàu đầu tiên hoàn thành, được mang thử trên cùng hành trình với con tàu khách chạy ra Cát Bà, là loại tàu khách chạy nhanh nhất lúc bấy giờ. Hôm thử tàu, ông Trọng thấy có cả Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phan Trọng Tuệ xuống dự, đi bên cạnh là một ông mặc áo đại cán. Hỏi ra mới biết đó là Tư lệnh Hải quân Tạ Xuân Thu. Tàu chạy băng băng, êm ru, lại nhanh vượt cả tàu khách Cát Bà, anh em vỗ tay hoan hô vui sướng. Còn Tư lệnh Hải quân thì cười rạng rỡ, nắm chặt tay Bộ trưởng Tuệ: “Cảm ơn! Cảm ơn các anh nhiều lắm!”.

    Biển gọi

    Con tàu đầu tiên sau cuộc đi thử thành công đã được bàn giao cho Đoàn 125 ở khu vực Hòn Dáu. Ngày 17-3-1963, nó đã lên đường chở 44 tấn vũ khí vào bến Trà Vinh an toàn, mở ra một cột mốc mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Cũng từ đây, nhiệm vụ trên giao càng dồn dập. Tàu này chưa xong, tàu kia đã đóng mới tiếp, cái nọ nối cái kia, xen kẽ. Kinh nghiệm đã có, Xưởng 3 làm với tốc độ cực nhanh, có lúc, chỉ một tháng đã hạ thủy thành công một con tàu. “Sau này nhớ lại, bọn tôi bảo nhau: “Tụi mình làm tàu còn nhanh hơn dân hàng mã chợ Sắt, có khi cứ 3 ngày ra lò một tàu hoặc sà lan”.

    Sản xuất đến chiếc tàu thứ ba thì một hội nghị Trung ương họp ở gần bến Đồ Sơn. Gần nơi cuộc họp diễn ra, hai chiếc tàu không số vừa đi hàng vào tận miền Nam trở về, đang ung dung thả neo chờ nhiệm vụ. Tổng bí thư Lê Duẩn đi qua nhìn thấy, ngạc nhiên hỏi:

    - Tàu nước nào đến thăm ta thế này?

    Ông Tạ Xuân Thu thưa, đó là... tàu không số. Tổng bí thư xúc động, hỏi dồn: “Tàu không số? Ở đâu làm thế? Sao đẹp như tàu nước ngoài vậy?”-“Thưa! Xưởng 3!”-“Xưởng 3 làm được cơ à? Tốt quá! Cho tôi xuống thăm Xưởng 3”.

    Thế là ngay buổi chiều hôm đó, nhiều cán bộ cấp cao, trong đó có các đồng chí: Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đã xuống tận công trường, thăm và động viên bộ đội, công nhân đang làm tàu không số.

    Chiến trường miền Nam gọi đòi vũ khí. Biển gọi tàu. Công trường Tam Bạc thúc giục người công nhân. Họ làm ngày, làm đêm, 2 ca, rồi 3 ca. Cơm chẳng đủ, chủ yếu ăn hột bo bo. Thế mà mỗi người vẫn cứ hăng say làm việc bằng hai, bằng ba vì miền Nam ruột thịt. Một nhà vệ sinh lưu động được đặt ngay giữa công trường để anh em làm việc cho... nhanh.

    Nói thì đơn giản vậy, nhưng sản xuất tàu sắt không ít gian nan. Không ít lần, con tàu vừa sơn màu xanh, nằm phơi mình trong nắng chưa khô thì lại nhận lệnh chuyển sơn màu đen. Sơn đen vừa xong, lại có lệnh chuyển màu... ghi! Đó là chuyện thường ngày của... tàu không số. Tàu phải làm sao giả dạng tàu địch, tàu miền Nam từ dáng vóc đến màu sơn theo ý kiến trinh sát Đoàn 125 báo về. Ban đầu, hai két dầu để bên mạn tàu, nhưng ra biển, bị địch bắn, tàu cháy, phải rút kinh nghiệm ngay, đưa dầu xuống đáy. Sau vụ Vũng Rô, còn phải chi li từng chi tiết nhỏ, xóa hết mọi dấu vết “Xưởng 3”, dấu vết xã hội chủ nghĩa trên từng chi tiết cấu tạo của con tàu.

    Cùng với đóng mới, Xưởng 3 dần dần phải thêm nhiệm vụ đại tu, sửa chữa những con tàu đi biển trở về. Ông Trọng nhớ nhất lần Trung úy Linh, một cán bộ Đoàn 125 sang bàn giao tàu sửa chữa, anh em ai nấy cứ ngó cái nước da đen trũi của Linh rồi lại thủng thẳng chỉ sang con tàu nhìn “điêu tàn”, mốc thếch như một con “trâu đằm” mà chất vấn:

    - Mới hôm nào chúng tôi bàn giao ngon lành thế! Các bố đi đâu, làm gì mà như phá thế này?

    Anh Linh ban đầu giả bộ ngó lơ nhưng sau thấy không giấu nổi cũng đành rỉ tai: “Bọn tớ vào Nam”. Đám công nhân tròn mắt, kinh ngạc. Vậy mà, như một ý thức bảo mật tự nhiên thời chiến, chuyện cũng chẳng lộ ra ngoài. Chỉ thấy những bàn tay cạo gỉ, sơn tàu, chữa máy cần mẫn hơn, tỉ mỉ hơn. Hiểu nhau rồi, anh em bộ đội 125 cũng hết mình “chia lửa” với công nhân. Ngày ấy, cả nước ăn bo bo, nhưng bộ đội 125 vẫn là “lính công tử”: Cơm gạo trắng tinh, thuốc lá thơm cả tủ, chè cả bao... Song ai cũng hiểu, chẳng dám so bì với chút ưu đãi cỏn con dành cho những người nguyện xả thân vì nước, mỗi chuyến tàu không số là một lần truy điệu sống, xác định hy sinh. Hơn nữa, một chút ưu đãi để họ có sức khỏe chống chọi với bão tố, với quân thù giữa mịt mùng biển khơi trên con tàu bé nhỏ mà ngành hàng hải thế giới chắc không ai dám dùng tàu này vượt hàng ngàn ki-lô-mét đường biển thì quả là quá xứng đáng! Thế mà, chút quyền lợi bé nhỏ ấy, người lính cũng chẳng dám hưởng riêng một mình. Thấy anh em công nhân vất vả, nhiều lần anh em lại bê ra lúc thì nồi cháo gà, khi thì bao thuốc, gói chè, sẻ chia cùng nhau.

    Làm nhanh, làm tốt, không hề lộ bí mật vì tất cả cùng cảm nhận được lời biển gọi. Tổ quốc gọi họ bên bờ sông Tam Bạc.
  4. sanleo

    sanleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Bác Vá bẩu đồng chí đội mũ có thể là một thằng Khựa dẫn đường thì em chả tin lắm:-?? Ngư dân mềnh chẳng nhẽ không kiếm được mấy ông thông thạo đi theo không số mà phải sang Hải Nam nhờ mấy thằng Khựa?:-?? Mặc dù nhìn hai ông mặc quần dài trông cũng hơi khác hai ông quần đùi áo phao nhưng em chả tin đấy là bọn Khựa:)>-
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Rèn “ngựa Thánh Gióng” của Biển Đông (Bài 4)

    Bài 4: Tay đóng tàu, tay bắn máy bay

    Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (nay là Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng) cũng là một “địa chỉ đỏ” đóng tàu không số. Ông Phạm Văn Đính, một cán bộ kỳ cựu của nhà máy cho chúng tôi xem cuốn sổ kế hoạch sản xuất mà ông còn lưu được từ thời chống Mỹ. Những dòng chữ: “Năm 1965, 1966... thuyền biển TM-2” sau mấy chục năm vẫn xanh nét mực Cửu Long, xanh như dòng Bạch Đằng mà nhà máy 3 lần Anh hùng mang tên gọi...

    “TM2” - đơn hàng đặc biệt


    Mùa hè năm 1965, không khí lao động ở Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang rất hăng say, dù dịp tháng 3, máy bay Mỹ vừa đánh phá Bạch Long Vỹ. Âm mưu khóa chặt cửa ngõ lớn nhất miền Bắc của địch đã lộ rõ, không làm nản lòng công nhân. Họ hầu hết đều từng là bộ đội quân giới chuyển ngành để xây dựng nhà máy đóng tàu đầu tiên của đất nước.

    Ngày 20-7-1965, sau gần một năm miệt mài, con tàu 1000 tấn đầu tiên mang tên “20 tháng 7” đã được hạ thủy, bất chấp trước đó 4 hôm, máy bay Mỹ lại đánh phá huyện Hải An. “Vậy là nước mình đã đóng được tàu 1000 tấn! Hôm đó, chúng tôi ai cũng khóc vì vui mừng. Nhưng sau niềm vui là sự căng thẳng mới. Mỹ đang đánh phá Hải Phòng ác liệt hơn, phải vừa sản xuất, vừa phòng không, sơ tán” – ông Đính hồi tưởng lại. Chỉ trong thời gian ngắn, 36 hầm lớn, gần 500 hố cá nhân bằng ống bê tông và hào giao thông đủ cho 2000 người ẩn nấp đã hoàn thành. Hàng nghìn bao cát giăng kín, che chắn máy móc. Một tiểu đoàn tự vệ, một đại đội cao xạ 40 ly và 20 ly, 4 trung đội trực thuộc, các đơn vị công binh, hậu cần, thông tin... đã ra đời. Người vào ca, người ra bãi tập.

    [​IMG]
    Công trường đóng thuyền biển TM2. Ảnh tư liệu.
    Nếu không có chiến tranh, có lẽ họ sẽ đóng chiếc tàu 1000 tấn thứ hai. Nhưng nhiệm vụ trọng tâm lúc trên giao lại trở về... đóng lô thuyền biển rất nhỏ, trọng tải chỉ có 50 tấn, ký hiệu “TM2”. Lúc ấy, ông Đính là Bí thư Đoàn thanh niên của nhà máy, từng biết anh em làm nhiều “hàng quân sự” nhưng ông cũng không biết “TM2” là gì, chỉ phỏng đoán “TM là thuyền máy, một loại thuyền phục vụ quân sự”. Chẳng rõ loại thuyền này có gì đặc biệt mà suốt từ năm 1965 tới năm 1972, năm nào nhà máy cũng có “đơn đặt hàng” trên giao làm loại sản phẩm này.

    Ông Nguyễn Thanh Ba, Giám đốc nhà máy, người nhận nhiệm vụ trực tiếp trên giao và thường làm việc với Tư lệnh Hải quân Cao Bá Phát nhưng ông rất kín kẽ. Ông Ba cho chọn những công nhân lành nghề nhất, phẩm chất tốt nhất để vào cuộc. Ông Lê Văn Chanh, 66 tuổi, một công nhân tham gia làm thuyền, nay đã nghỉ hưu cho biết: “Thuyền được làm theo dạng thuyền buồm cổ mắt đỏ của Nam Bộ, nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất là nó lại được lắp máy... to quá, lên tới 225 CV”.

    Ông Đính sau này mới hay, “TM2” tức “thuyền máy 2” vì trước đó ta đã nhờ nước bạn Trung Quốc làm giúp loại tàu nhỏ 50 tấn này, ký hiệu “TM1”. Tuy nhiên, tàu lắp máy quá lớn, lên tới 900 CV, khi chạy thử thì các vỏ tàu đều bị sóng đánh vặn méo như... vỏ đỗ, từng phải mang về Bạch Đằng sửa chữa. Kinh nghiệm xương máu được rút cho TM2, phải vừa đảm bảo cơ động nhanh lại vừa ngụy trang khéo để có thể xen lẫn vào các thuyền đánh cá trên biển, che mắt địch. Buồm là thứ phải thường xuyên cải tiến. Ban đầu, theo thuyền “mắt đỏ” có hai buồm cột cao. Ra biển chạy thử, tình huống gặp địch, thuyền chạy nhanh, buồm căng gió quá lật nhào. Lại phải cải tiến hạ cột buồm thấp, rồi cải tiến hệ bánh lái chìm, chống lắc. Vẫn chưa ổn, lại bỏ tiếp một buồm, rồi cải tiến ca-bin, chỉ để lại một buồm ở giữa. Tàu chạy ngon lành, lại còn tiết kiệm được hàng chục tấn sắt, thép, que hàn.

    Đóng tàu trên núi, trên hè phố

    Cuối năm 1965, Mỹ liên tục đánh phá Hải Phòng. Địch càng đánh, chiến trường xa càng gọi, khối lượng công việc nhà máy được giao tăng lên gấp 2,5 lần. Đã thế, họ lại còn phải di dời nhà máy. Công trường bây giờ nằm rải rác ở nhiều nơi: Ré, Bắc Sơn, Kiền Bái, Lâm Xá... Có lúc, tàu thuyền được đóng ngay trên... hè phố, trước cửa Viện Quân y 7 và UBND thành phố.

    Lâm Xá, một làng nghèo ven núi thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trở thành “cơ sở 2” bí mật của nhà máy với mật danh “BĐ2”. Cùng với Lâm Xá, còn có thêm BĐ3 ở xã Tân Sơn, huyện An Hải. Ông Lê Văn Chanh nhớ lại: “Lâm Xá nằm ven núi đá, cạnh hang sâu gọi là hang Son, lòng sông hẹp, phải bạt núi tạo mặt bằng. Xa vậy mà máy bay địch vẫn nhòm ngó ngày đêm, phải trùm bạt kín mà làm. Khói bụi, khói hàn, bụi sắt như đặc quánh không gian chật hẹp”. Một điều trùng hợp kỳ diệu, nơi sơ tán này cũng chính là cơ sở đóng tàu của doanh nhân Bạch Thái Bưởi năm xưa.

    [​IMG]
    Ông Phạm Văn Đính (giữa) kể lại chuyện đóng tàu không số TM2 năm xưa. Ảnh: Văn Minh

    Bà Cao Thị Ngoãn, nguyên là thợ hàn vẫn chưa quên cảnh đi sơ tán. Khu tập thể tạm bợ dựng cách công trường 5-7km, công nhân phải đi bộ đi làm. Làm việc 3 ca, nhiều người cơm nắm, cơm đùm ngủ lại luôn tại công trường. Nước ăn, uống phải chở từ nhà máy sang nhưng nhiều hôm không có, phải múc cả nước sông lợ, ngang phè nấu cơm. Vậy mà không một lời kêu ca, ai cũng lao vào làm việc sao cho thật nhanh!

    Ông Hồ Doãn Tế cho biết, tàu thường hạ thủy bí mật, chạy ra Đồ Sơn. Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ từng về chỉ đạo trực tiếp thử thuyền TM2. Mỗi lần về, ông thường đi thẳng ra công trường ngay. Buổi trưa về nhà khách nghỉ tạm, ông thường lấy một... hòn gạch, lót giấy báo lên gối đầu rồi nghỉ trưa ngon lành như một công nhân.

    Đóng tàu trong khói bom

    Tại nhà máy chính ở Hải Phòng, tiểu đoàn tự vệ vẫn vừa chiến đấu, vừa sản xuất. “Trưa ngày 29-6, địch dùng 25 chiếc máy bay, chia thành nhiều tốp bay vào đánh phá Sở Dầu. Cả nhà máy nổ súng. Xế trưa, hệ thống làm lạnh của pháo 37mm bị tắc, nòng pháo nóng bỏng, phải tạm dừng bắn. Các xạ thủ còn đang loay hoay thì chị Lê Thị Hòa, công nhân phân xưởng trang trí bất ngờ dũng cảm từ hố cá nhân lao lên cởi ngay chiếc áo đang mặc, nhúng nước đắp lên nòng, cứu pháo. Nhiều công nhân đang trú ẩn cũng lao lên, tiếp đạn cho trận địa. Ngày hôm ấy, nhà máy đã phối hợp với các đơn vị khác, diệt liền 3 máy bay Mỹ” – ông Đính kể.

    Nhà máy đứng vững nhưng địch đã phát hiện ra cụm hỏa lực mạnh. Chỉ trong vòng một tháng, chúng đánh phá nhà máy 15 lần. Tuy nhiên, nhịp sống không dừng lại. Họ vẫn thay nhau người cầm súng, người cầm búa. Những con tàu vẫn cứ ra đời.

    Một ngày cuối tháng Tám, thành phố triển khai đón đoàn đại biểu Cu-ba, du kích Pa-le-xtin, Đảng Cộng sản Nhật Bản... tới thăm nhà máy. Sợ địch ném bom, ta phải cho đoàn đến thăm lúc 5 giờ sáng. Sau một đêm quần nhau với địch, tự vệ chưa kịp thay ca. Đập vào mắt mọi người là cảnh trận địa tan hoang, đổ nát và một vài công nhân quần áo bê bết đất cát, mồ hôi, khói súng. Đoàn khách quốc tế lặng đi. Họ nghĩ mọi người đã hy sinh hết bởi trận bom đêm qua. Hồi lâu, nữ nhà báo của Đảng Cộng sản Pháp Ma-đơ-len Rip-phô mới thốt lên hỏi một câu “tế nhị”:

    - Các đồng chí vừa thay ca phải không? Mọi người đâu cả rồi?

    Lúc này, chị em tự vệ mới chạy ùa lại, ai nấy đều cười rất tươi. Một chị trả lời:

    - Chúng tôi không ai chết cả! Chỉ sạt lở vài công sự thôi!

    Khách ồ lên cảm phục. Họ chạy lại nắm tay, ôm lấy những nữ tự vệ bé nhỏ, trào nước mắt vui mừng, xúc động. Sau đó, đoàn khách và nữ tự vệ kéo nhau ra sân bóng chuyền, chơi giao hữu một séc, cho đến khi cấp trên buộc phải dừng cuộc chơi kẻo máy bay Mỹ đến “hỏi thăm”. Lúc chia tay, nữ nhà báo Pháp đã kịp thu lượm được một mảnh xác máy bay Mỹ trong hành trang của mình...

    Để chi viện cho các cơ sở sơ tán BĐ2, BĐ3, một con tàu kéo 225CV được huy động vận chuyển nước ngọt, vật tư. Vậy mà tàu cũng bị máy bay Mỹ theo dõi, 5 lần săn đuổi, đánh phá. Anh Phạm Duy Hải, thợ đốt lò của tàu cuối tháng 6 đi chở nước ngọt, vật liệu ra BĐ2 thì gặp bão lớn, nhiều tấn vật liệu bay xuống sông. Là thợ đốt lò nhưng anh cũng lao xuống sông, lặn ngụp nhiều giờ cùng đồng đội cứu vật liệu. Đêm 28-7, tàu nhổ neo về nhà máy thì nồi hơi có ống bị thủng. Chưa kịp sửa, giám đốc lệnh phải đi ngay cứu tàu cuốc TC10 bị bom Mỹ đánh ở Sông Luộc (Hải Dương). Hải được thuyền trưởng cho hoãn, nghỉ phép về quê cưới vợ. Đã gói ghém ba lô xong, anh lại lên gặp thuyền trưởng xin ở lại. Cái sự cố lò hơi làm anh lo lắng, vì anh là thợ đốt lò chính.

    Suốt hai ngày đêm, mặc cho nồi hơi nóng hầm hập, anh chui ra chui vào liên tục xử lý các lỗ thủng. Hải và anh Có máy trưởng đều chảy máu tai, máu mũi vì áp suất mà việc xử lý chưa xong. Thời gian thì quá gấp. Không chần chừ, Hải dũng cảm lấy bao tải nhúng nước quấn quanh người chống nóng, rồi nằm trên ván để anh em khiêng lên, đẩy vào lò, tiếp tục sửa chữa. Phải mấy chục lần như thế, anh đã buộc các lỗ thủng phải “câm nín”. Sáng 30-7, tàu đến Sông Luộc thì bị máy bay Mỹ phát hiện, đánh phá. Một loạt tên lửa làm sập ca-bin. Thuyền trưởng lệnh cho các thủy thủ rời tàu. Đã chạy lên tới mặt boong, chợt nhớ phải xả van nồi hơi đang chữa dở để đảm bảo an toàn cho tàu, anh chạy trở lại, xả van nước. Lúc anh chạy lên thì không may, một máy bay đi sau tiếp tục bắn phá, anh đã anh dũng hy sinh và con tàu được “cứu sống”.

    Anh Hải ngã xuống “kích nổ” bao trái tim cống hiến. “Hiến kế chống Mỹ”, “Địch đánh càng mạnh, sản phẩm càng nhanh” – hai khẩu hiệu, hai phong trào ra đời. Những tháng còn lại của năm, họ đã làm xong toàn bộ chỉ tiêu 16 con thuyền TM2 trước thời hạn, chuyển sang đóng nhiều cầu phao, tàu lớn khác.

    Sau này, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đã 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó hai lần Anh hùng LLVT nhân dân. Ngày nhà máy nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân lần thứ hai, Đại tướng Đoàn Khuê, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã xúc động phát biểu: “Các đồng chí đã bất chấp bom đạn của kẻ thù, kiên cường bám trụ để sản xuất phục vụ giao thông vận tải thời chiến. Những chiếc tàu không số, tàu phá thủy lôi, tàu phá bom từ trường, cầu cáp, cầu phao công binh... đã thực sự tiếp thêm sức mạnh cho bộ đội và Hải quân nhân dân Việt Nam làm nên những sự tích thần kỳ rạng ngời lịch sử”.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đó là một suy đoán lô gíc dựa trên lời ông Võ Hán:

    "Con tàu không số có trọng tải 200 tấn xuất phát, rẽ sóng tìm về Trường Sa. Trên chuyến tàu ấy, ông Võ Hán (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 146) được giao nhiệm vụ dẫn dắt. Ông cho biết: “Đây là nhiệm vụ tối mật, không được phổ biến rộng rãi mà chỉ có chỉ huy tàu được biết. Trước chuyến đi, đã có những chuyến tàu khác lên đường nhưng chưa thực hiện được nhiệm vụ vì bị mắc cạn bởi bãi san hô xung quanh quần đảo này. Chúng tôi gồm 21 người trên tàu, hầu hết là lần đầu đến đây”.


    Ông Hán nói: “Chúng tôi neo tàu, giả làm ngư dân tìm lên đảo quan sát, ghi nhận tình hình. Đến chiều, tàu tiếp tục nhổ neo, chuyển hướng đến đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và một số đảo gần khu vực đó.

    Sau 20 ngày đêm đi theo con đường mới, vượt qua sóng to, gió lớn, có lúc gặp bão cấp 12, tàu 621 đã vượt qua và trở về hậu phương an toàn. Thành công chuyến đi của tàu 621 mở ra khả năng Quân chủng tiếp tục thực hiện các chuyến vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam những năm tiếp theo."

    Thời đó không có ai ở miền Bắc hay ở miền Nam (ngoại trừ HQ VNCH) đến đánh cá và thông thạo vùng biển TS do đó trước chuyến tàu của bác Võ Hán đã có một số tàu không số khác mắc cạn ở vùng TS (như Phương Đông 1 mắc cạn ở Đá Tây).

    Những người trên chiếc tàu 246 năm đó "hầu hết" là chưa đến khu vực này, vậy ai trên tàu là người đã đến đây trước đó? Người đó chắc là phải thông thạo vùng biển này và đã dẫn tàu đến nhiều đảo một cách an toàn. Người này biết nên đến đảo nào nên tránh không vào đảo nào (Sinh Tồn và Nam Yết chưa đóng quân)

    Chuyến đó tàu 246 không chở theo vũ khí và đi đánh cá thật. Tàu treo cờ Trung quốc, Đài Loan hay Hongkong? Dù treo cờ nào chắc cũng phải có người nói giỏi tiếng tàu vì lực lượng tàu chiến Đài Loan đang lởn vởn tuần tiểu trong vùng.


  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường ************** trên biển - Ký ức về ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ




    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------


  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Trong bài "Người thuyền trưởng đoàn tàu không số, 3 lần chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam"
    [​IMG]

    Bác Đồng Xuân Chế - nguyên thuyền trưởng của Đoàn tàu không số kể về chuyến đi thứ hai của bác Võ Hán chở vũ khí băng qua TS như sau

    Trung tuần tháng 8 năm 1971 tàu 649 nhận nhiệm vụ chở 70 tấn vũ khí vào chiến trường Miền Nam. Công tác chuẩn bị cho chuyến đi được khẩn trương tiến hành, 70 tấn vũ khí đã nằm gọn dưới hầm hàng. Rút kinh nghiệm chuyến trước, chuyến này vũ khí được bọc vải màn tẩm mỡ chống ẩm và buộc dây ni lông phi 10 chữ thập. Trung tuần tháng 10/1971 cấp trên giao nhiệm vụ và đồng chí Lê Duẩn nói: “Miền Nam không thiếu lương thực, đồng bào chiến sĩ miền Nam chỉ cần vũ khí. Các đồng chí chở 1 tàu vũ khí cho đồng bào chiến sĩ miền Nam còn quý hơn tàu vàng”.


    Chuyến đi này tàu được tăng cường cả về tổ chức **** và chỉ huy: đồng chí Võ Hán – Phó Bí thư **** uỷ Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Sạn Bí thư chi bộ và tôi cùng đồng chí Sơn là chi uỷ viên. Trên tàu ngoài 18 cán bộ chiến sĩ còn có 3 đ/c người nhái của Đoàn 126 Đặc công. Trung tuần tháng 10/1971 tàu được lệnh rời bến ra Vịnh Bái Tử Long đợi lệnh. Đầu tháng 11 tàu xuất phát, đi xuyên qua phía Nam đảo Hải Nam. Để tạo yếu tố bí mật bất ngờ đánh lừa Hạm đội 7 của Mỹ mà kẻ địch không ngờ tới, chúng tôi đã lựa chọn cách đi trên các bãi cạn của Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa.


    Trong chuyến đi này biển lặng nhưng căng thẳng nhất là phải đi lách trên các bãi đá ngầm Hoàng Sa, Trường Sa nên yêu cầu việc xác định vị trí tàu bằng thiên văn và lái tàu phải thật chuẩn xác. Chỉ cần sơ xuất một chút là tàu có thể cưỡi lên đá ngầm. Vượt qua nhiều bãi đá ngầm, bãi cạn san hô và ra khỏi Quần đảo Trường Sa, xuống phía nam tàu lách về phía vùng biển Philippin. Chuyến đi này có 2 phương án: phương án 1: đi Cà Mau - Rạch Giá nếu bến yên. Phương án 2: thả vũ khí chân đảo Cô Công nếu bến Cà Mau động. Vượt qua các vòng phong tỏa của kẻ thù tàu chuyển hướng về phía bến Cà Mau, nhưng khi tàu chuẩn bị nhập bến thì nhận được tín hiệu là có một lữ đoàn dù đi càn không thể vào được.


    Chúng tôi nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu chuyển phương án 2. Tôi còn nhớ hôm đó vào ngày thứ 6 cuối tháng 11/1971 sau khi nhận được điện, chi uỷ cùng Ban chỉ huy tàu họp bàn nhận định đây là thời cơ tốt cần nhanh chóng cơ động vào bến ngay trong đêm thứ 7, vì lúc đó địch thường hay mất cảnh giác. Nếu đi theo kế hoạch cũ thì sang tối chủ nhật mới vào bến và thả hàng được, tàu đã nhanh chóng cắt hướng (tức là đi tắt rút bớt đoạn đường và thời gian) và báo cáo về Bộ Tổng tham mưu: Bộ nhất trí theo phương án của chi uỷ và ban chỉ huy tàu. 23 giờ chúng tôi đến vùng biển Thái Lan và chuyển hướng về đảo Cô Công- Campuchia, đang tiến gần đến bến bỗng bất ngờ có tàu lạ bám theo rất sát. Chúng tôi báo động sẵn sàng chiến đấu, được khoảng chừng 15 phút tàu lạ rời xa. Chúng tôi tăng tốc độ lao vào bến bắt liên lạc để thả vũ khí nhưng khi bấm tín hiệu nhận nhau với bến thì bến lại trả lời sai tín hiệu. Theo qui định để đảm bảo an toàn chậm nhất 3 giờ sáng tàu phải rời khỏi bến.


    Thời gian thả hàng đã quá gấp không thể chờ đợi thêm được nữa, phải nhanh chóng xử lý tình huống ngoài dự kiến nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng chung của cả con tàu. Chúng tôi hội ý chớp nhoáng và quyết định cử đồng chí Văn Đình Nhu cán bộ, đồng chí Nhật ngành trưởng hoả lực, cùng 2 đồng chí đặc công người nhái mang vũ khí tập kích bắt sống người đánh tín hiệu trả lời của bến và đưa được về tàu. Hoá ra đó là chiến sĩ liên lạc Quân giải phóng của ta, người quê Nghệ An quân của đồng chí Lê Ong bếp trưởng người ở xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Chúng tôi cấp tốc bắt đồng chí dẫn đường về bến thả hàng, lúc đó là 00h10 phút tàu phân công 9 đồng chí trực chiến đấu, còn lại 9 đồng chí bốc vũ khí từ dưới hầm hàng tàu có độ cao 4m và thả xuống biển. Tàu không thả neo, chúng tôi thả hàng thành 2 đống với tốc độ của tinh thần thần tốc. Với sức mạnh thần kỳ chỉ với 9 người và trong 3h10phút chúng tôi đã đưa lên mặt boong và thả xuống bến 70 tấn vũ khí ( trung bình mỗi đ/c bốc gần 8 tấn vũ khí). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đồng chí Lê Duẩn đã đánh giá: “Đây là sức mạnh diệu kỳ”.


    Sau chuyến đi đó tàu tôi được ****, Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 3. Sau khi đi phép ra tôi lại được nhận nhiệm vụ tiếp ứng cho mặt trận Quảng Trị vào tháng 5 năm 1972. Nhận nhiệm vụ thay quân trang ăn mặc đồ quân giải phóng. Chỉ huy tàu 649 tiếp nhận 70 tấn vũ khí và chở đi chi viện cho quân giải phóng ở Quảng Trị và cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.".
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Rèn “ngựa Thánh Gióng” của Biển Đông (Tiếp theo và hết)

    Bài 5 : Đóng tàu “có số” cho Lữ đoàn “không số”

    Kể từ khi Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đóng được con tàu 1.000 tấn “Made in Việt Nam” đầu tiên vào năm 1964, phải mất 28 năm sau, Lữ đoàn 125 Hải quân, những chiến sĩ “hậu duệ” của đơn vị tàu không số mới lần đầu tiên được đón nhận một lô tàu vận tải 1.000 tấn do chính đất nước mình sản xuất. Câu chuyện diễn ra từ năm 1992, tại Công ty đóng tàu Hạ Long...

    Những con tàu mang tên Trường Sa


    Công ty đóng tàu Hạ Long, một công trình của tình hữu nghị Việt Nam-Ba Lan ra đời từ năm 1976, khi đất nước vừa bước ra khỏi khói lửa chiến tranh. Nhà máy nằm ngay cạnh kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, sát cảng nước sâu Cái Lân, lại kế thừa di sản của nước bạn Ba Lan cũng là một “bậc thầy”, thực là thế đắc địa cho đóng tàu. Mới đây, để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển, được sự cho phép của Chính phủ, nhà máy vừa vinh dự được giao nhiệm vụ đóng loạt tàu kiểm ngư. Nhưng trong ký ức của mỗi cán bộ, công nhân nhà máy, những tháng năm được đóng góp công trình tàu cho quân đội, mà trực tiếp là loạt tàu đóng cho Lữ đoàn 125 Hải quân mãi mãi là kỷ niệm không thể nào quên...

    Thạc sĩ Phan Hữu Thiện, Chánh văn phòng Công ty, nguyên là cán bộ kỹ thuật từ những ngày đầu đóng loạt tàu Trường Sa nhớ lại: “Lúc đó, năm 1987, đất nước mới bước vào đổi mới, đời sống rất khó khăn. Nhà máy dù năng lực có, nhưng cũng ít đơn hàng. Công ty đóng tàu Hạ Long lúc này vừa qua cơn khủng hoảng, việc làm rất thiếu. Đơn hàng ít thì công nhân đói. Một không khí yên bình và trống vắng. Năm ấy chúng tôi vừa bàn giao loạt tàu mẫu Việt-Ba cho Công ty Vận tải Quảng Ninh, gây tiếng vang lớn. Một ngày nọ, tôi bất ngờ được cấp trên cho hay, Công ty vừa được Bộ Quốc phòng tin tưởng ký hợp đồng đóng 8 tàu vận tải loại 1000 tấn. Đây là loại tàu đặc biệt chủ yếu phục vụ xây dựng Trường Sa, tên gọi các con tàu cũng sẽ là Trường Sa”.

    [​IMG]
    Lễ hạ thuỷ tàu Trường Sa-01 đêm 8-2-1990. Ảnh: Phan Hữu Thiện

    Thông tin loang nhanh trong nhà máy như làm bừng lên một sức sống mới. Có công ăn, việc làm đã mừng. Mừng hơn nữa là lần đầu tiên được đóng tàu quân sự, lại là tàu phục vụ xây dựng Trường Sa, quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc!

    Lý do của sự lựa chọn này cũng đơn giản. Sau mấy chục năm bước ra khỏi chiến tranh, ngành công nghiệp đóng tàu của ta dù đã từng bước phát triển nhưng vẫn còn rất non yếu. Toàn cảnh ngành đóng tàu khu vực phía Bắc ngày ấy nổi lên chỉ có mấy “ông lớn” gồm: Bạch Đằng, Hạ Long, Bến Kiền. Hạ Long được chọn chính vì thành công của loạt tàu Việt-Ba.

    Khó khăn không ngăn chất lượng

    Dù Công ty trước đó đã đóng được tàu 2.000-3.000 tấn nhưng việc đóng loạt tàu này vẫn ngổn ngang những khó khăn. Kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Đóng tàu Hạ Long, ngày đó còn là một cán bộ kỹ thuật kể: “Máy móc thiếu, chuẩn mực thiết kế cũng không bài bản như bây giờ, rất nhiều khâu phải làm thủ công. Nhưng trong suy nghĩ của mỗi người lúc ấy, đóng tàu quân sự thì mọi thứ phải làm sao chuẩn xác nhất. Chúng tôi từng có bài học về lần thi công tàu chở hàng 3.000 tấn trước đó. Thiết kế chưa chuẩn nên tàu bị rung. Vì thế, mọi việc phải triển khai thật nghiêm túc”.

    Chưa có nhiều kinh nghiệm, linh kiện thì thiếu, trong loạt tàu đã đóng, có nhiều bộ phận như các trục của con tàu phải chế tạo ngay tại nhà máy. “Khi làm đến tàu Trường Sa-04 hoặc 06 gì đó, tàu lắp hai máy, đều nhập ngoại. Nhưng khổ nỗi, do nhập không đồng bộ, hai máy đều quay cùng chiều, phải mất rất nhiều thời gian cải tạo để máy quay theo chiều ngược lại đúng với thiết kế. Đúng là chuyện của một thời “thắt lưng buộc bụng”-anh Tuấn Anh nói.

    Con tàu đầu tiên thi công trong điều kiện thiếu thốn với hơn 1.000 công nhân tham gia, phải kéo dài tới hơn một năm, năm 1992 mới hạ thủy. Những con tàu sau đó được đẩy nhanh tiến độ hơn, rút ngắn được một vài tháng.

    [​IMG]
    Bộ đội Lữ đoàn 125 nhận tàu Trường Sa-06 vẫy chào Nhà máy đóng tàu Hạ Long lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: Phan Hữu Thiện

    Vẫn phát huy kinh nghiệm như đóng tàu không số thời chiến, với lô tàu 1.000 tấn này, anh Phú, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Hải quân, một tiến sĩ vỏ tàu kỳ cựu cùng nhiều sĩ quan khác thường xuyên sang bám nắm tại nhà máy. “Mỗi dịp thử tàu, nhận tàu mới, anh em bộ đội Lữ đoàn 125 về Hạ Long, nhà máy vui như mở hội. Nhìn anh em ùa lên, ôm lấy con tàu vừa hạ thủy, chạy thẳng vào từng buồng, từng khoang, nghiêng ngó, xuýt xoa, khen ngợi, chúng tôi thấy mình thật hạnh phúc”-kỹ sư Tuấn Anh nhớ lại.

    Những cuộc giao lưu ngắn ngủi mà ấm áp. Bộ đội Lữ đoàn 125 và công nhân Hạ Long bỗng trở nên thân thiết như anh em trong gia đình. Mỗi lần anh em ra nhận tàu, thử tàu là cả khu phố công nhân nghèo của anh Thiện lại thêm rộn rã. Nhà nhà chạy đi mua mớ cá biển, gói lạc rang chờ đón anh em. Gặp nhau, bên chén rượu quê hương là những câu chuyện về biển, về tàu, về Trường Sa, là những khúc ca hải quân rộn ràng phố thợ. Công nhân nghèo, bộ đội cũng nghèo, thế mà gắn bó, nghĩa tình. Trong nhà của nhiều công nhân đóng tàu bây giờ, dẫu nhiều năm qua không đóng tàu Hải quân nữa nhưng vẫn gìn giữ những nhành san hô, con ốc biển anh em gửi tặng năm nào, họ coi như những báu vật.

    Lớn lên từ Trường Sa

    Trong số những cán bộ, công nhân đóng tàu cho Trường Sa, Thạc sĩ Phan Hữu Thiện may mắn đã được tham gia chuyến thử tàu Trường Sa-04, ra tận Trường Sa đúng vào những ngày Tết Nguyên Đán năm 1993 đầy cảm xúc. Chuyện con tàu mang tên Trường Sa-04 cũng thật thú vị. Anh Thiện kể: “Tôi có nghe các anh lãnh đạo bên Hải quân bàn chuyện đặt tên con tàu. Đúng ra con tàu ấy phải tên là Trường Sa-03, theo đúng như “mặc định”. Vậy mà sát ngày “gắn biển”, có ý kiến xì xào rằng trong ngành đi biển, số 3 là số đen, tối kỵ. Chả thế mà dân đi biển họ ít ăn... ba ba! Mấy anh Hải quân ban đầu không nghe, bộ đội có ai mê tín bao giờ. Nhưng đến khi có một bác công nhân già, bác kể có ông bạn từng là cựu chiến binh Đoàn tàu không số. Ông ấy nói trong số tàu tham gia chiến đấu, hai tàu “43” và “235” là nhiều truân chuyên nhất, gặp nạn nhiều nhất. Thôi cứ tránh số 3 ra cho chắc”. Chẳng hiểu câu chuyện trên tác động thế nào, nhưng cuối cùng bên Hải quân cũng đồng ý, đổi tên tàu từ “Trường Sa-03” thành “Trường Sa-04”!

    Trường Sa-04 lên đường chiều 24 Tết. Anh Thiện là cán bộ kỹ thuật được cử đi cùng. Anh thầm nghĩ, chắc mình chỉ đưa tàu vào đến TP Hồ Chí Minh thì sẽ kịp ra ăn Tết với gia đình. Nào ngờ, vào tới nơi, anh nhận lệnh: Ở lại ăn Tết, theo tàu ra chạy thử và làm nhiệm vụ tại Trường Sa.

    Anh Thiện giật mình, lúc đi nhà đang neo đơn, con mới hai tuổi, vợ sức yếu, Tết nhất chưa sắm sửa gì. Anh chỉ kịp điện về cho vợ, dặn dò rồi lên đường ngay. Anh hiểu đây là một nhiệm vụ rất quan trọng vì dù đã chạy thử nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên, lãnh đạo nhà máy muốn nắm được những thông tin trực tiếp về kỹ thuật của con tàu trên hành trình làm nhiệm vụ tại Trường Sa, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh khi đóng những con tàu tiếp theo.

    Sau vài ngày Tết đậm “chất lính” ở đại bản doanh Lữ đoàn 125, anh Thiện cùng anh em lên đường ra Trường Sa đúng chiều mồng 3 Tết. Rất đông anh em tập trung cùng nhau hì hục khuân hàng lên tàu. Anh cũng nhảy vào góp một tay. Sờ vào “hàng”, anh giật mình, chỉ toàn những bao đất và đá, chẳng thấy có gì gọi là quà, hàng thực sự cho bộ đội. Giữa đất trời còn man mác hương xuân, vị Tết, nghe anh em nói, đá, cát mới là những thứ cần nhất cho Trường Sa, tự dưng anh ứa nước mắt...

    Suốt hành trình, anh Thiện cần mẫn khi trên boong, lúc dưới hầm, quan sát, ghi chép đầy đủ mọi diễn biến, thông số kỹ thuật cần thiết. Tàu chạy êm và “ngon”. Thủy thủ đoàn không tiếc lời ngợi ca nhà máy khiến anh cũng mát lòng, mát dạ.

    Tàu tới Trường Sa Lớn. Ngày đó chưa có cầu tàu, phải neo ở ngoài rồi đi xuồng hoặc lội bộ vào. Anh đã có một tháng ở Trường Sa, gắn bó cùng bộ đội. Lúc xem anh em tránh đá ngầm, khi nhìn anh em vệ sinh, chống han rỉ. Rồi anh lại được thấy cảnh anh em tìm chỗ trên tàu trồng rau, trồng bàng vuông, dán lên những bức hình con gái... Con tàu đã thật sự trở thành “nhà” của họ và những hình ảnh ấy đọng mãi trong anh. Về đất liền, anh thường nói với mọi người: “Hãy coi mỗi con tàu như ngôi nhà của mình khi bạn làm việc!”. Một tháng trời cũng để lại bao kỷ niệm với bộ đội trên đảo. Hôm chia tay, thương anh em quá mà chẳng có quà gì, anh Thiện ngó mãi rồi cởi luôn bộ com-lê đang mặc, tặng cho một người lính trên đảo. Còn anh em thì giúi cho anh một bao tải đầy quà đẩy lên tàu, bảo cứ nhận, không được mở xem ngay. Tàu chạy, anh Thiện tò mò mở ra thì trời ơi, bên trong là 22 hộp thịt hộp, thứ mà ở Hạ Long nhiều vô kể, nhưng lại là của quý với bộ đội Trường Sa ngày ấy...

    Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ ngày anh Thiện cùng đồng nghiệp đặt ky con tàu Trường Sa đầu tiên. Cuộc sống vẫn trôi cùng không ít thăng trầm của ngành đóng tàu, may mà công ty anh vẫn là số ít nơi vững vàng, làm ăn phát triển. Thời gian cách trở, chính các anh cũng không biết số phận những con tàu Trường Sa ngày ấy ra sao. Tôi gọi điện cho Đại tá Bùi Tiến Thành, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 hỏi về những con tàu, anh Thành-vốn cũng không biết xuất xứ những con tàu của mình bỗng “à” lên rồi hào sảng nói: “Tốt lắm, tốt lắm anh ạ! Tàu Trường Sa sau trên dưới 20 năm vẫn chạy rất tốt, rất khỏe. Cảm ơn Nhà máy đóng tàu Hạ Long đã cho chúng tôi đội tàu mạnh để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Trường Sa và vận tải quân sự. Cũng chính nhờ có tàu Trường Sa-04 năm 1994, chúng tôi đã xây thành công cầu cảng Trường Sa Lớn, góp phần giúp “Thủ đô của Trường Sa” có một thế đứng như hôm nay”.

    Từ những con tàu không số nhỏ bé tới những con tàu 1.000 tấn “có số” đầu tiên cho Lữ đoàn 125, chặng đường mấy mươi năm thật dài nhưng đã mang về những cái kết có hậu. Biển vẫn gọi, biển vẫn cần những con tàu lớn hơn, mạnh hơn. Ngành công nghiệp đóng tàu của ta hôm nay, năng lực kỹ thuật đã đủ sức đóng tàu 200.000-300.000 tấn, gấp hàng trăm lần những con tàu không số năm xưa, gấp hàng nghìn lần những con tàu vận tải quân sự hôm nay. Nhưng vẫn còn bao trăn trở, nghĩ suy khi ngành công nghiệp ấy chưa có được thế đứng vững vàng mà còn nhiều chênh vênh, bất ổn, cần một cuộc kiến tạo mang tính cách mạng. Biển Mẹ Tổ quốc vẫn đợi những bộ óc chiến lược và cả những tư duy kỹ thuật sâu sắc như thuở nào kiến tạo đoàn tàu không số “Rạch Biển Đông cứu lấy sơn hà”!.
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một

    Chiếc com-măng-ca chở cả tiểu đội chạy từ Hà Nội về hướng Hải Phòng.

    22 giờ 30 phút đêm 11-10-1962, tại Bến Đồ Sơn, thay mặt Chính phủ, Quân ủy Trung ương, đồng chí Phạm Hùng và các đồng chí trong Quân ủy đặt cả niềm tin trong ánh mắt tiễn đưa những chiến sĩ cảm tử đi chuyến tàu đầu tiên, Tàu Phương Đông I .

    Bông Văn Dĩa giơ tay:

    - Chúng tôi xin hứa: Hoàn thành nhiệm vụ hoặc hy sinh. Dũng cảm quyết tử với địch, bình tĩnh khi gặp khó khăn.

    Lê Văn Một hứa:

    - Quyết tâm và quyết tử trong công tác! Không để địch bắt, kịp thời thủ tiêu hàng cũng là hoàn thành nhiệm vụ, tích cực cùng anh em lái thuyền về đến miền Nam. Chúc Bác, Đảng mạnh.

    Ông Bông Văn Dĩa, người đã được Bác Hồ khen “Đi biển kiểu ấy thì xưa nay chỉ có Cri-xtốp Cô-lông và chú!” được nghe lời Bác dặn: "Miền Nam đang rất cần các chú mang vũ khí vào để đánh giặc! Bác tin tưởng ở các chú!”. Nay chuyến tàu đầu tiên vận chuyển vũ khí vào Nam, Đoàn 759 đã cử hai người chỉ huy là Lê Văn Một - Thuyền trưởng và Bông Văn Dĩa - Chính trị viên.

    [​IMG]
    Tượng đài kỷ niệm Đoàn tàu không số tại Cà Mau.

    Tàu vừa chạy qua đảo Bạch Long Vĩ thì tiếng máy bắt đầu ậm ạch rồi tắt ngấm luôn. Tàu thả trôi, liên lạc bằng điện đài đánh đi không nhận được tin trả lời. Mọi người trên tàu say sóng và mệt lử vì lo lắng. Bác Sao, thợ máy chính, người Trà Vinh và hai thợ máy phụ là Bé và Luông, luôn tay vật lộn với máy móc. Cái máy của Mỹ này đã cũ quá rồi.

    Bác Sao kêu trời:

    - Biết tính sao bây giờ? Không có phụ tùng để mở máy có chết không!

    Thuyền trưởng Lê Văn Một lo lắng không rời mắt khỏi bác Sao:

    - Lục hết thùng phụ tùng lên! Kiếm kỹ lại coi.

    Bông Văn Dĩa mặt đanh lại vì căng thẳng, anh động viên:

    - Máy đã cũ, lại không đủ phụ tùng! Nhưng tôi tin, anh không chịu thua nó!

    Bác Sao, một thời đã là thợ máy giỏi của Nhà máy đóng tàu Ba Son. Bác lật tung từng cái mỏ lết, lấy giẻ đệm khóa cho vừa và dùng búa gõ mãi. May mà tháo được một cái bù-loong, bác luồn cả cánh tay vào trong máy.

    Kỹ thuật đóng tàu gỗ này chỉ phù hợp với đi trong vịnh hay gần bờ thôi, còn ra ngoài khơi thì sẽ gặp khó khăn. Tàu và máy lại không đồng bộ, máy có mã lực quá lớn so với trọng lượng của tàu nên có lúc máy rung mạnh, con tàu như muốn vỡ vụn ra. Máy bơm cũng hỏng theo, nước đã tràn vào tàu khá nhiều, mọi người phải dùng cả chén, tô tát nước.

    Ngay hôm chạy thử trên biển Long Châu, tàu đã gặp rắc rối, mắc cạn ngay bãi đá ở Đồ Sơn. Hai đồng chí lên bờ, quýnh quánh báo cáo không rõ, nào tàu đụng đá, hư chạy không được, làm cho các đồng chí lãnh đạo trên đất liền lo lắng, cho ý kiến nếu máy hỏng phải cho đặt ngay máy khác vào để kịp chuyến công tác. May mà tàu chạy chậm, chỉ bị xước qua loa. Lại đến chuyện hư cái máy bơm nước vô máy cho nguội. Chưa khởi hành mà đã hư hỏng, không biết sẽ ra sao?

    Hơn hai tiếng đồng hồ sau, nghe tiếng máy nổ giòn, mười hai người trên tàu mới thở phào, trút được gánh nặng.

    Tàu chỉ chạy tốc độ tối đa sáu hải lý một giờ, trên tàu toàn anh em người địa phương ven biển Trung và Nam Bộ, cùng hỗ trợ thuyền trưởng.

    Ngày thứ tư trên biển. Anh Thanh, người Bà Rịa, chỉ tay:

    - Hướng tây nam kia là hòn Bảy Xã rồi. Như vậy là đã đi rất đúng hướng.

    Tàu chuyển hướng nam để bắt hòn Khô. Sau đó lại chuyển hướng tây nam đi giữa Côn Đảo và đất liền.

    Bỗng có một tàu lạ sơn xanh chạy theo đúng vệt nước của tàu ta, chạy rất nhanh như tàu trận. Thuyền trưởng lấy ống nhòm ra, màu sơn này, tốc độ nhanh thế kia, nó đang bám đuổi theo ta, đích thực tàu địch. Lê Văn Một hạ lệnh:

    - Tất cả chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chiến đấu.

    Mọi người răm rắp mang súng ngắn, lựu đạn bỏ vào túi dết quàng vào người, kéo trái bom đặt dưới thuyền. Đạn chống tăng đã nạp kíp vô hết, đại liên đặt vào vị trí, mỗi người lăm lăm thủ một tiểu liên. Người lái tàu cũng đặt một đại liên bên cạnh và vẫn cho thuyền chạy thật nhanh; nếu không thoát thì cho nổ ba trái bom còn lại, không để cho địch lấy thuyền ta. Hai chỉ huy tàu còn dự tính phương án, nếu địch bắt được cả thuyền mà chưa kịp cho nổ thì lợi dụng trời tối, cắt dây cho anh em lội xuống nước, còn hai người ở lại dùng bom thủ tiêu thuyền.

    Lê Văn Một nói với Bông Văn Dĩa:

    - Mình tôi làm việc đó được, anh cùng anh em xuống nước, may ra còn sống sót trở về báo cho Trung ương.

    Khi tới gần, nó chạy qua mặt mới biết là tàu của Na Uy chạy về Xin-ga-po.

    Đã từng mặc quân phục thủy quân Pháp với tên Pháp Abel René, làm hoa tiêu trên tuần dương hạm lớn nhất Đông Dương (Pilote) của Pháp, Lê Văn Một trở về theo cách mạng, đã từng cùng với Bông Văn Dĩa vận chuyển vũ khí từ Thái Lan về Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nay hai con người này đang lĩnh một trách nhiệm lớn lao, có nhiệm vụ mở luồng cho con đường vận chuyển vũ khí vào Nam, bước vào một giai đoạn gian lao với những thử thách mới.

    Một phen hú vía cho cả tàu. Anh Thanh vội lấy tấm hình nhỏ của Bác Hồ đã giấu thật kỹ, phải mang ra nhai nuốt chửng, nhìn theo chiếc tàu buôn kia, anh hậm hụi, tiếc nuối.

    Trên khoang tàu kia, người ta đứng ngó sang, chắc lấy làm lạ, không hiểu bọn buôn lậu này gan tày trời, tàu cây nhỏ xíu mà dám ra khơi xa như vậy.

    [​IMG]
    Tác giả (bên phải) tặng sách cho chị Ba (vợ Anh hùng Bông Văn Dĩa). Ảnh: TĐ.

    Đang giữa trưa, lại một sự cố nữa, cái máy vẫn không chịu buông tha cho anh em đã mệt nhoài vì lo lắng hồi hộp. 30 tấn hàng, những thùng vũ khí nặng, những bọc vải dầu cho những nòng súng đại và trọng liên, đã gần đến bờ biển Nam Bộ rồi mà máy còn hư nữa. Sâu quá không neo được, tàu thả trôi, gặp sóng lớn, anh em càng say sóng hơn. Ai còn tỉnh phải thay nhau tát nước. Anh em thử kéo buồm lên chạy, buồm đã nặng, lại bị mưa nên quá nặng. Khi buồm căng rồi lại bẻ lái không được vì bánh lái này chỉ chạy máy nhỏ, chạy buồm khó khăn. Còn lo một nỗi tàu thả trôi như vậy biết tới đâu, lỡ nó dạt vào ngay cạnh một căn cứ của địch thì chúng chẳng cần phải tốn công săn đuổi. Dù ta có thuốc nổ phá tàu thì ít ra chúng cũng tìm thấy tang vật về con đường vận chuyển vũ khí trên biển.

    Sau hơn hai tiếng đồng hồ, máy nổ lại, tàu chỉ dám chạy chậm trên ngọn sóng lướt dài. Thuyền chở nặng, phía sau lái có thể với tay khoát nước được.

    Đêm hôm đó sóng khá to, xa xa lại thấy có ánh đèn thấp thoáng. Nó chạy loanh quanh, đang bắt theo tàu ta. Để giữ bí mật, tàu né sang hướng đông và cho tắt hết đèn. Lần này thì đúng là tàu địch vì nó quần thảo một hồi, thấy mất mục tiêu nên quay vào hướng tây.

    Vận chuyển vũ khí vào Nam trên biển, phải hứng chịu giông bão và địch. Phải đối phó làm sao để bảo vệ mình và con tàu đầy ắp vũ khí. Giữa mênh mông biển trời xanh biếc ấy, con thuyền thật bé nhỏ mỏng manh yếu ớt, nó đã phải chịu quá nhiều thử thách gian nan, giá đoạn cuối cuộc hành trình này được trời yên bể lặng thì tốt biết bao nhiêu. Nhưng xa xa phía chân trời đã xuất hiện vài khối mây đen. Lái thuyền nói:

    - Điềm không lành rồi, nếu khối mây đen kia lớn dần và di chuyển về hướng tây, kết thành đường đen từ mặt nước lên trời, thì ắt có giông rồi!

    Bông Văn Dĩa nói:

    - Đúng rồi, phải cho quay mũi thuyền vào bờ để kịp xử trí, tình hình này không lâu nữa sẽ xảy ra sóng to gió lớn, thuyền ta nhỏ, chở nặng, rất nguy hiểm.

    Với những kinh nghiệm đi biển, anh em bàn tính:

    - Mây đen hơn rồi, ngọn mây uốn khúc kìa, sắp có giông rồi!

    - Không vào bờ, chết thì chết ở ngoài khơi, không trao vũ khí này cho giặc.

    - Chú Một! Nghe tôi đi! Vào bờ trú đã rồi ta tính tiếp.

    - Vào bờ làm mồi cho giặc hả!

    Út Một ngước mắt nhìn đám mây đen, nhìn khoang thuyền súng đạn đầy ắp, trách nhiệm lớn quá! Ba mươi tấn vũ khí! Không thể để chìm dưới cơn bão tố sắp đến. Anh Dĩa nói đúng, vào gần bờ còn có hy vọng!

    Anh Dĩa vừa từ tốn vừa kiên quyết:

    - Út Một, nghe đồng đội này đi.

    Thuyền quẹo một cua gấp vào phía bờ. Không thấy gì báo hiệu của bốt địch, chỉ có tiếng mưa rơi ào ào, tiếng gió vù vù. Mưa, mưa mãi, phải tát nước liên tục vì nước mưa như muốn nhận con thuyền xuống biển. Mọi người đều mệt rã, đuối lả. Chỉ huy thuyền thì vẫn căng óc chưa biết việc gì sẽ xảy ra, họ chỉ chờ bớt gió mưa là lẻn ra khơi ngay.

    Đến ngày thứ năm, ông Dĩa thổ địa phát hiện ra hàng đáy, biết là đã đi qua Trà Vinh, chiều tối, đã thấy giáp nước nửa trong nửa đục trong bờ chảy ra mang theo cả bập dừa nước. Tối ấy, tàu đã nhìn thấy bờ còn gặp hoạn nạn nữa, một cơn giông to, mưa quật ào ạt, lắc tàu nhừ tử, thuyền và người xơ xác vẫn bám chặt lấy nhau điều khiển nhau vào bờ. Mãi qua nửa đêm mới êm sóng. Ông Dĩa dõi mắt nhìn vào bờ, bỗng nói to:

    - Sông Bồ Đề đây rồi, đánh tín hiệu!

    Đích tay ông đánh đèn tín hiệu, đánh đến cả tiếng đồng hồ mà bờ vẫn vô âm tín. Sao ngoài kia nói trong này đón tiếp ghê lắm, từ mấy chục cây số ngoài biển.

    5 giờ sáng ngày 16-10-1962, nhìn thấy mấy ghe gần bờ, ông Dĩa căng lưới lên, đánh tín hiệu tiếp. Phía bên kia nhận tín hiệu, trả lời đúng. Họ đã đón mình! Sau đó mới biết, liên lạc xong nhưng chưa dám xáp gần, vì thấy tàu to quá họ khớp, tưởng đâu tàu chở hàng về cũng chỉ năm mười tấn thôi. Họ đã được lệnh đón ở đây, ngóng ra biển cả tháng nay rồi. Nỗi mừng này thật không sao tả siết.

    Tàu Phương Đông I với 30 tấn vũ khí, chuyến tàu đầu tiên chuyển vào bến Vàm Lũng thành công. Chuyến tàu mở luồng do Thuyền trưởng Lê Văn Một và Chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy đã hành trình như thế đấy!

Chia sẻ trang này