1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tàu không số trên bến Vũng Rô (Bài 1)

    Mở bến Vũng Rô

    Theo tác phẩm "Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân" của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2001 viết: "Mùa thu năm 1964, đường Trường Sơn mới vươn tới vùng ba biên giới, chủ yếu chi viện cho Tây Nguyên và vùng giáp ranh của Liên khu 5. Tuy nhiên, việc vận tải bằng đường bộ, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là sự đánh phá ác liệt của kẻ địch, nên gặp rất nhiều khó khăn".

    Thực hiện chủ trương phối hợp toàn miền do Trung ương Cục phát động, Bộ tư lệnh Quân khu 5 mở đợt hoạt động của các lực lượng vũ trang 6 tháng cuối năm 1964, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, phá ấp chiến lược. Được các lực lượng vũ trang hỗ trợ, mùa thu năm 1964, nhân dân Khu 5 đã đồng khởi phá tan 1.485 ấp chiến lược ở đồng bằng, 292 ấp chiến lược ở miền núi, giải phóng 123 xã. Nhiều vùng, quần chúng nổi dậy làm chủ gồm 15 đến 20 xã liền nhau, sát đường số 1, tạo thế cho bộ đội chủ lực về đứng chân. Phong trào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị phát triển. Tuy nhiên, Khu 5 gặp khó khăn là thiếu vũ khí. Các tỉnh Khu 5 liên tục điện ra Trung ương xin vũ khí. Có lần, tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động đưa thuyền ra Bắc xin vũ khí... Một khó khăn đối với Khu 5 nữa là, mùa đông năm 1964, giữa lúc phong trào cách mạng đang lên, một trận lụt lớn chưa từng thấy trong vòng 100 năm đã xảy ra ở địa bàn này. Lợi dụng thiên tai, Mỹ-ngụy dùng xuồng máy, xe lội nước càn quét, đánh phá.

    [​IMG]
    Tập kết vũ khí đạn dược đưa xuống Tàu không số để vận chuyển vào Nam. Ảnh tư liệu

    Việc cung cấp vũ khí cho Khu 5 trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu (Bộ phận B) kết hợp với Bộ tư lệnh Hải quân nghiên cứu nhiệm vụ mở bến, chi viện vũ khí cho vùng ven biển Khu 5.

    Vận chuyển vũ khí vào Khu 5 là công việc phức tạp và vô cùng khó khăn. Mặc dù cung đường so với mút cùng đất nước có ngắn hơn, song việc đặt bến chẳng thuận lợi. Vùng biển Khu 5 không có nhiều kênh rạch và rừng cây um tùm phủ xuống như ở Nam Bộ. Các cửa sông hẹp, đồn địch ken dày và rất nhiều căn cứ hải thuyền của địch. Là vùng sát giới tuyến, lại nằm sát quốc lộ nên hệ thống ra-đa, tàu chiến và máy bay của địch kiểm soát khá cẩn mật.

    Việc mở bến vào Khu 5, Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Hải quân tiến hành từng bước rất chặt chẽ, thận trọng; phương châm khẩn trương nhưng không nóng vội. Đã đi là chắc thắng. Một bộ phận cán bộ Hải quân do đồng chí Huỳnh Kim và Phan Võ dẫn đầu đã vào Khu 5 truyền đạt ý kiến của Bộ Quốc phòng và cùng cán bộ tham mưu Quân khu 5 đi nghiên cứu địa hình, mở bến bãi.

    Sau khi nhận được những tin tức do bộ phận trinh sát và cơ quan quân sự các địa phương báo ra, Bộ tư lệnh Hải quân thông qua phương án vận chuyển vào Khu 5 do cơ quan tham mưu Đoàn 125 trình bày. Bộ tư lệnh nhấn mạnh: Các tàu vào Khu 5 phải thật khôn khéo, đánh lừa địch trên đường hành trình; táo bạo, bí mật thọc sâu vào bến; nhanh chóng dỡ hàng và rút ra ngay trong đêm. Gặp trường hợp đặc biệt mới ở lại ban ngày, song phải có phương án chiến đấu nếu bị lộ.

    Tổ trinh sát của hải quân và Quân khu 5 trước mắt đã chuẩn bị được một số bến có khả năng nhận hàng như: Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Phổ An, Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên)..." (SĐD trang 84, 86).

    ... Lúc này Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng Chỉ thị: "Tìm bến mới ở Phú Yên. Phú Yên đang cần súng đạn!".

    Chấp hành Chỉ thị của Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Phan Hàm xuống ngay Hải Phòng để trao đổi với đồng chí Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát. Hai người nhất trí chọn Vũng Rô làm điểm đổ hàng cho khu vực Phú Yên.

    Ngay sau đó đồng chí Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhận được lệnh của Trung ương và Khu ủy 5 tìm điểm mở bến ở tỉnh Phú Yên để đón các chuyến tàu không số từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Khu 5. Hàng loạt các vị trí dọc 189km bờ biển của tỉnh Phú Yên đều được đưa ra xem xét và cân nhắc. Cuối cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Liên tỉnh ủy 3 (Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc) đều nhất trí với Trung ương là chọn Vũng Rô để mở bến đón Tàu không số, nhằm tạo được yếu tố bất ngờ và cũng thuận lợi trong việc tổ chức hành lang vận chuyển hàng về phía sau để chi viện vũ khí cho chiến trường ba tỉnh.

    Vũng Rô nằm sát Quốc lộ 1A dưới chân Đèo Cả thuộc địa phận xã Hòa Xuân, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Đông Hòa), tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Đại Lãnh - Vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Vũng Rô có diện tích mặt nước 17km2, có độ nước sâu gần bờ từ 14 đến 19m, kín gió, đáy vịnh ổn định. Cửa biển vào Vũng Rô rộng 2km. Nơi tiếp giáp hải phận quốc tế ở vị trí 12052' vĩ độ Bắc, 109025' kinh độ Đông. Phía bắc giáp dãy núi Đá Bia cao 706m. Phía nam giáp Đại Lãnh (tỉnh Khánh Hòa). Phía tây giáp Đèo Cả có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam. Phía đông giáp Biển Đông (có Mũi Điện - Cáp Varilla)...

    Vũng Rô có địa hình núi non hiểm trở bao bọc, có nhiều hang động, gộp đá ở nhiều độ cao khác nhau và đường sá độc đạo, thuận lợi cho việc hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương. Địa hình đó thuận tiện cho việc cất giấu, bảo quản vũ khí, lương thực, thực phẩm an toàn khi chuyển từ tàu đưa vào bến, rồi từ bến chuyển đi các nơi. Trong khu vực Vũng Rô có nhiều bãi như: Bãi Chính, Bãi Chùa, Bãi Lau... rất thuận tiện cho việc xuống hàng và có nguồn nước ngọt phục vụ tốt cho mọi sinh hoạt của bộ đội, dân quân du kích và dân công các xã về đây tải hàng.

    Từ Bãi Chính có con đường mòn đi ra Mũi Điện, đi qua núi Bà và núi Bia đến vùng Bãi Xép-khu căn cứ cách mạng Miền Đông, giáp với vùng giải phóng các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân, Hòa Thịnh v.v.. Các xã này đã có lực lượng dân quân du kích khá vững mạnh, đã đánh và thắng địch nhiều trận vang dội, là chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương.

    Nhưng bến Vũng Rô cũng có một số nhược điểm là khá trống trải, khó khăn cho việc tàu chở hàng chi viện đậu lại bến chờ thời cơ. (Nó khác với những kênh rạch ở Nam Bộ, khi tàu vào có rừng đước, rừng tràm che chở, thời gian tàu nằm lại bến từ 5 đến 7 ngày không lo bị địch phát hiện). Ngoài ra, quanh Vũng Rô còn có nhiều núi đá khá cao; địch xây dựng trên đỉnh Đèo Cả bót Pơ Tý và đặt trạm quan sát bảo vệ Vũng Rô. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy ngang qua Vũng Rô tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ địch dễ cơ động lực lượng khi phát hiện các hoạt động của ta ở Vũng Rô. Mặt khác, Vũng Rô chỉ có một cửa ra vào nên khi có sự cố, địch huy động lực lượng ứng phó nhanh, chốt chặn cửa vịnh là tàu của ta khó thoát. Và Vũng Rô chỉ cách tỉnh đường Phú Yên của địch chừng 30km theo đường chim bay, nếu bị lộ địch sẽ dùng quân đến vây ráp ngay. Đồng thời, tại bến không có sẵn lực lượng túc trực cố định để làm nhiệm vụ bốc hàng, hầu hết dân công đều huy động ở các xã liền kề trong vùng giải phóng, họ đều có quan hệ gia đình làng xóm, nên công tác bảo mật là rất khó khăn. Với các đặc điểm khó khăn trên của ta nên bọn địch rất chủ quan và quản lý sơ hở.

    Cuối năm 1964, các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân thuộc miền đông huyện Tuy Hòa (nay là huyện Đông Hòa) tiếp giáp với Vũng Rô có nhiều thôn đã được giải phóng. Chính quyền cách mạng được thành lập; các tổ chức hội đoàn thể, dân quân du kích và quần chúng nhân dân được tổ chức sinh hoạt, tham gia đóng góp nhân tài vật lực, đi dân công tải vũ khí, lương thực phục vụ chiến trường. Điểm nổi bật nhất của hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân là phong trào toàn dân đánh giặc rất cao, lực lượng dân quân du kích khá mạnh, là điểm tựa rất vững chắc của bến Vũng Rô.

    Năm 1964, dân số xã Hòa Hiệp có 6.350 người, trong đó có 345 dân quân du kích. Dân số xã Hòa Xuân có 5.430 người, trong đó có 258 dân quân du kích. Hệ thống hầm hào, trận địa chiến đấu của hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân được xây dựng hoàn chỉnh, vững chắc, đúng với các phương án chiến đấu bảo vệ xóm làng, nên nhiều lần kẻ địch mở các đợt càn quét vào xã đều bị lực lượng dân quân du kích, bám trụ kiên cường, đánh địch thắng lợi.

    Tháng 10-1964, trong gian nhà nhỏ cuối thôn Lạc Long, nhìn ra hạ lưu sông Bàn Thạch, đồng chí Trần Suyền - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cùng Ban chỉ đạo bến làm việc với đại diện Huyện ủy Tuy Hòa và Bí thư Chi bộ hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân để kiểm điểm công tác mở bến. Theo yêu cầu của Trung ương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã quyết định tuyển chọn 5 cán bộ thông thạo nghề biển là Lê Kim Tự, Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hiền (quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa), Trần Mỹ Thành, Phan Văn Dợn (quê ở xã Xuân Thịnh và Xuân Thọ, huyện Sông Cầu), vượt Trường Sơn ra miền Bắc để dẫn tàu vào bến Vũng Rô. Các anh vô cùng phấn khởi lên đường vượt Trường Sơn ra miền Bắc, với quyết tâm sẽ sớm đưa tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô.
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường *********** trên biển - Những cánh Hải Âu NỐI LIỀN NAM BẮC



  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tàu không số trên bến Vũng Rô (Bài 2)

    II. Mở đường vào bến Vũng Rô

    Từ cuối tháng 11 năm 1964 đến đầu tháng 2 năm 1965, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh trên cương vị là Phó bí thư chi bộ, thuyền trưởng, đã làm tốt công tác tổ chức, xây dựng quyết tâm, với ý thức sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh. Vì vậy, mà chỉ trong vòng hai tháng đã chỉ huy tàu 41 vào bến Vũng Rô liên tục 3 chuyến, chở gần 200 tấn vũ khí trang bị, thuốc men và 6 cán bộ tăng cường cho bến, đáp ứng kịp thời vũ khí trang bị cho quân và dân 3 tỉnh là Phú Yên, Khánh Hòa và Đắc Lắc đánh giặc.

    Đồng chí Hồ Đắc Thạnh sinh ngày 1 tháng 5 năm 1934, quê ở phường 3, thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chỗ ở hiện nay, 99/2 Chu Văn An, phường 5, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ông nhập ngũ ngày 20 tháng 8 năm 1950, là đảng viên **********************. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc. Năm 1958 trong lúc nhiều đồng đội, có người được đi học nước ngoài, người vào trường sĩ quan Lục quân, Pháo binh, Hóa học... Còn ông thì được thuyên chuyển về công tác ở Quân chủng Hải quân. Ông nghĩ rằng cơ hội mình sẽ trở về miền Nam chiến đấu để giải phóng quê hương như lời hứa trước khi lên đường tập kết ra miền Bắc không còn nữa.

    [​IMG]
    Một con tàu không số của Lữ đoàn 125 đang trên đường vận chuyển hàng vào Nam. Ảnh tư liệu.

    Năm 1962, đang giữa khóa học ở Trường Sĩ quan Hải quân thì Hồ Đắc Thạnh được điều về Đoàn 759 rất khẩn cấp, rất bí mật và ông cũng không biết nhiệm vụ của mình sắp tới sẽ làm gì. Ông được sống biệt lập ở số nhà 83, phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Ở đó một thời gian khá dài, lòng dạ vô cùng bồn chồn sốt ruột, mong sao cấp trên sớm giao nhiệm vụ cụ thể để được thực hiện. Vào một buổi sáng mùa đông ông nhận được quyết định xuống tàu làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Lúc đó trong lòng ông vô cùng sung sướng và phấn khởi, cho dù nguyện vọng của ông lúc đó là trực tiếp cầm súng chiến đấu trên đất quê hương chưa thành hiện thực; nhưng ông suy nghĩ vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam cũng vô cùng quan trọng, nó cũng góp phần giải phóng quê hương. Từ đó Hồ Đắc Thạnh xác định quyết tâm sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho. Đồng chí Hồ Đắc Thạnh đã liên tục bám tàu, đi nhiều chuyến, vào nhiều bến, vượt qua nhiều tình huống khó khăn, phức tạp, luôn xứng đáng với lòng tin tưởng của cấp trên và đồng đội.

    Đồng chí Hồ Đắc Thạnh đã cùng với cán bộ chỉ huy 12 lần/chuyến vận chuyển vũ khí trang bị chi viện cho chiến trường miền Nam với khối lượng 800 tấn và 18 cán bộ theo tàu vào tăng cường cho lực lượng vũ trang miền Nam. 10 lần chỉ huy tàu, vận chuyển vũ khí trang bị gián tiếp chi viện chiến trường miền Nam qua cửa sông Gianh và cửa Hội. Cụ thể:

    Chuyến thứ nhất vào bến Cà Mau ngày 19-9-1963.

    Chuyến thứ hai vào bến Bến Tre ngày 29-11-1963.

    Chuyến thứ ba vào bến Trà Vinh ngày 1-1-1964.

    Chuyến thứ tư vào bến Cà Mau ngày 1-5-1964.

    Chuyến thứ năm vào bến Cà Mau ngày 27-6-1964.

    Chuyến thứ sáu vào bến Bến Tre ngày 26-7-1964.

    Chuyến thứ bảy vào bến Cà Mau ngày 22-10-1964.

    Chuyến thứ tám vào bến Vũng Rô ngày 28-11-1964.

    Chuyến thứ chín vào bến Vũng Rô ngày 25-12-1964.

    Chuyến thứ mười vào bến Vũng Rô ngày 1-2-1965.

    Chuyến thứ mười một vào bến Phổ An, Đức Phổ (Quảng Ngãi) ngày 27-11-1966.

    Chuyến thứ mười hai vào bến Cà Mau, bị địch phát hiện, cấp trên cho tàu quay lại.

    Đó là hành trình mười hai chuyến làm thuyền trưởng chỉ huy tàu không số chở vũ khí vượt biển chi viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1963 đến năm 1966 của đồng chí Hồ Đắc Thạnh.

    Trong mười hai chuyến chở vũ khí về miền Nam ấy có ba chuyến tàu không số cập bến Vũng Rô. Trong hồi ức của mình, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh đã viết khá tỉ mỉ hành trình ba lần ông chỉ huy tàu không số chở vũ khí cập bến Vũng Rô với những cảm nghĩ vô cùng xúc động:

    ... Chuyến đi Cà Mau thắng lợi vừa về đến Hải Phòng ngày 1 tháng 11 năm 1964. Cán bộ, chiến sĩ tàu 41 đang họp rút kinh nghiệm và tranh thủ nghỉ ngơi sau những ngày vật lộn với sóng to, gió lớn, thì được lệnh: "Đưa tàu về cảng Đồ Sơn để nhận nhiệm vụ". Lúc đó là 16 giờ ngày 10 tháng 11 năm 1964, tôi trao đổi với Thuyền phó Hồng Lỳ và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu: "Tranh thủ cho anh em ăn cơm sớm để lên đường". Đêm mùa đông lạnh buốt và sương mù dày đặc, nên đến 19 giờ tàu mới tới cảng Đồ Sơn. Tàu cập bến, tôi và Chính trị viên Chiếu được xe con chở về Sở chỉ huy Quân chủng. Tại phòng họp đã có mặt các đồng chí Tư lệnh Quân chủng Nguyễn Bá Phát, Chính ủy Hoàng Trà, Đoàn trưởng Đoàn Hồng Phước, Chính ủy Võ Huy Phúc, Chủ nhiệm Chính trị Võ Hành và các sĩ quan tham mưu chuyên trách vận chuyển B: Bộ Tổng tham mưu có Phó cục trưởng Cục Tác chiến B Phan Hàm, Cục trưởng Cục Bảo vệ Kinh Chi và một người nữa là đồng chí Trần Ngọc Quang - người quê ở Phú Yên cùng đi với tàu của tôi lần này.

    Một tấm hải đồ tỷ lệ lớn trải rộng trên bàn trước mặt đồng chí Tư lệnh - nhìn trên đó người ta thấy dày đặc những mũi tên xanh, đỏ cùng những ký hiệu minh họa tình hình có liên quan công tác vận chuyển thu thập qua các nguồn tin mới nhất đáng tin cậy.

    Buổi họp giao nhiệm vụ sơ bộ chuyến đi bắt đầu. Đã nhiều lần nhận nhiệm vụ, nhưng không biết sao lần này lòng tôi cảm thấy bồi hồi, rộn ràng. Mặc dù đồng chí Tư lệnh chưa nói, nhưng qua tấm hải đồ mà mọi ký hiệu tình hình đều tập trung vào vùng biển tỉnh Phú Yên. Như đoán được ý nghĩ trong lòng tôi, nên sau khi Trưởng phòng Quân báo Kim Sang báo cáo tình hình địch trên biển miền Nam nói chung và tập trung ở vùng biển Nam Trung Bộ, trên bờ thì khu vực tỉnh Phú Yên; đồng chí Tư lệnh nói: "Năm 1963, tàu X chở 20 tấn vũ khí chi viện Khu 5 vào bến Lộ Diêu tỉnh Bình Định. Lần đó tàu đến nơi, chuyển được hàng, nhưng vì sóng to, gió lớn, nên không về hậu phương được, anh em phải phá tàu rồi đi bộ về. Hiện nay, nhu cầu vũ khí ở chiến trường Khu 5 rất bức thiết. Tỉnh ủy các tỉnh ven biển Khu 5 đã cử người mang thư ra Trung ương xin chi viện vũ khí, đang chờ chúng ta. Theo chỉ thị của Trung ương, lần này ta đưa hàng vào bến Vũng Rô (tỉnh Phú Yên). Ngừng một lát, đồng chí nói tiếp: "Vì sao cấp trên và Thường vụ Đảng ủy Quân chủng chọn Vũng Rô làm bến? Vũng Rô là vũng có nước sâu, tàu ra vào không lệ thuộc vào thủy triều; lại nằm kề sát đường sắt và Quốc lộ 1A, nơi địch rất sơ hở, nếu ta biết lợi dụng yếu tố bí mật, bất ngờ thì ta sẽ thắng. Bên cạnh những ưu điểm đó, Vũng Rô là nơi dễ bị địch bao vây, chỉ cần một tàu đứng chặn giữa Mũi Điện và Hòn Nưa là tàu ta khó thoát. Bộ đã điện cho Khu 5 chuẩn bị đón. Tàu của các đồng chí vào có thể gặp bến đón hoặc không gặp, nhưng dù gặp hay không gặp thì đồng chí Trần Ngọc Quang cũng phải ở lại nắm tình hình, tổ chức bến rồi ra sau. Bộ Tham mưu và Thủ trưởng Đoàn chuẩn bị chu đáo để Bộ Tư lệnh Quân chủng có thể giao nhiệm vụ chính thức cho tàu. Từ giờ phút này tàu 41 cách ly với các đơn vị trong Đoàn và bên ngoài".

    Những ngày tiếp theo biết bao công việc bận rộn. Cán bộ tàu chúng tôi bò lăn ra nghiên cứu hải đồ, tính toán thủy triều, nhận dạng mục tiêu, tìm hướng đi tránh ra-đa Cù Lao Ré và Chóp Chài. Đồng chí chính trị viên tàu lo công tác Đảng, công tác chính trị.

    Chúng tôi vừa khẩn trương chuẩn bị mọi mặt vừa lo đón tiếp anh em quân giải phóng quê ở tỉnh Phú Yên bổ sung về tàu làm thủy thủ. Đó là các đồng chí Lê Kim Tự, Lê Xuân quê ở xã Hòa Hiệp và đồng chí Trần Mỹ Thành, quê ở xã Xuân Thịnh. Các anh vừa trải qua ba tháng vượt đường Trường Sơn ra miền Bắc, thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức chưa được bao lâu, nay lại xuống tàu làm nhiệm vụ chở vũ khí bằng con đường Hồ Chí Minh trên biển để về lại quê hương. Tàu có 21 đồng chí, hầu hết là anh em quê ở tỉnh Phú Yên và Bình Định cùng một số ít anh em ở các tỉnh khác. Trừ 4 đồng chí có vợ con ở miền Nam và đồng chí Trần Ngọc Quang vừa mới có người yêu, số còn lại chưa một ai được "nếm mùi yêu đương".
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    “Trái tim” của Tàu 41

    Dù năm tháng qua đi, nhưng trong mỗi lần gặp mặt của Ban liên lạc cựu chiến binh Tàu 41 thuộc Đoàn tàu không số, mọi người đều tưởng nhớ và ôn lại những thành tích xuất sắc của Trung úy Huỳnh Văn Sao - người con ưu tú của quê hương Trà Vinh bất khuất. Hình ảnh người máy trưởng kiên định, vững vàng, thông minh, dũng cảm mãi khắc ghi trong trái tim đồng chí, đồng đội như một biểu tượng cao đẹp của người thủy thủ luôn đối mặt với những tình huống hiểm nguy, sẵn sàng cảm tử cùng tàu để hoàn thành nhiệm vụ.

    [​IMG]
    Tập thể, cán bộ chiến sĩ Tàu 41. Ảnh tư liệu.

    Trong chuyến xuất hành đầu tiên với mật danh “Phương Đông 1”, Tàu 41 khởi hành ngày 11-10-1962, Trung úy Huỳnh Văn Sao được giao nhiệm vụ máy trưởng. Với “Bác Năm Sao” - tên thân mật mà đồng đội hay gọi thì người máy trưởng bao giờ cũng là “trái tim” của con tàu. “Trái tim” có khỏe, con tàu mới bảo đảm hành trình tốt. Đây là con tàu đầu tiên thực hiện chuyến hành trình trên biển đưa hàng hóa, vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam, nên bằng mọi cách phải hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với đồng đội, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn, Huỳnh Văn Sao ngày đêm bám máy, chăm sóc “sức khỏe” giúp tàu Phương Đông 1 cập bến Cà Mau an toàn tuyệt đối.

    Thành tích đặc biệt nhất của máy trưởng Huỳnh Văn Sao cũng gắn liền với Tàu 41 trong chuyến mở đường, mở bến chi viện cho LLVT Quân khu 7. Tàu xuất phát từ Hải Phòng ngày 26-9-1963, đến 2 giờ ngày 2-10-1963 mới bắt được liên lạc với lực lượng bốc hàng tại bến Bà Rịa. Khi vào gần bến Bà Rịa thì tàu bị mắc cạn. Do mới bốc được 2/3 số hàng thì trời sáng, nên tàu phải ngụy trang, nằm phơi mình chỉ cách đồn Phước Hải của địch khoảng 200 mét. Trong tình huống nguy hiểm ấy, chỉ huy tàu lệnh cho các thủy thủ nhanh chóng rút lên bờ, chỉ để lại Trung úy Huỳnh Văn Sao và Bí thư chi bộ Đặng Văn Thanh với nhiệm vụ: Sẵn sàng hủy tàu khi cần thiết. Gần trưa, máy bay địch ào tới chỗ con tàu mắc cạn, có lúc chúng sà xuống sát tàu như sắp thả bom. Tuy nhiên, Bí thư chi bộ Đặng Văn Thanh và Trung úy Huỳnh Văn Sao vẫn bình thản giả vờ vá lưới như không có chuyện gì xảy ra. Trước sự vây ráp gắt gao của kẻ thù, mặc dù đã được lệnh hủy tàu, nhưng Trung úy Huỳnh Văn Sao nêu quyết tâm bảo vệ tàu đến cùng, vì nhận định rằng tàu chưa bị lộ. “Thi gan” với địch hơn nửa ngày thì cũng là lúc thủy triều dâng cao; con tàu nổi dần và thoát khỏi vị trí mắc cạn. Dưới sự chỉ huy của Bí thư Chi bộ Đặng Văn Thanh, Huỳnh Văn Sao khéo léo điều khiển tàu hòa vào dòng thuyền bè của ngư dân địa phương. Đêm đó, Tàu 41 “ung dung” giao hàng trong niềm vui khôn tả của mọi người.

    Năm 1989, Trung úy Huỳnh Văn Sao đã đi về cõi vĩnh hằng ở tuổi 72. Dù vậy, ông vẫn luôn là tấm gương sáng về lòng dũng cảm, mưu trí và linh hoạt trong những năm tháng hoạt động vận tải trên con đường huyền thoại. Ngày 20-9-2011, người máy trưởng của Đoàn tàu không số năm xưa đã được ************* ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Trận quyết tử ở cửa Vàm Lũng

    Nói về Tàu 69, Đoàn tàu không số không ai không nhắc đến trận quyết tử ngoài cửa bến Vàm Lũng (Cà Mau) cán bộ, thủy thủ trên tàu với địch diễn ra trong đêm 31-12-1966.

    Chuyện kể lại rằng: Xuất phát từ bến K15, Ðồ Sơn (Hải Phòng) ngày 15-4-1966, Tàu 69 do Thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước và Chính trị viên Tăng Văn Huyến chỉ huy cùng 16 cán bộ, chiến sĩ vận chuyển 61,093 tấn vũ khí lên đường hành trình vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Khi đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị tàu bị địch theo dõi, trước nguy cơ bị lộ Thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước đã chỉ huy cho các thủy thủ trên tàu áp dụng nhiều hình thức ngụy trang, nghi binh mới qua mắt được máy bay và tàu tuần dương của Mỹ. Sau tám ngày, tàu cập bến Vàm Lũng an toàn. Giao hàng xong, theo kế hoạch, tàu ngược ra Bắc tiếp tục nhận. Tuy nhiên, do bị hỏng chân vịt, nên Tàu 69 phải nằm lại sửa chữa cho tới tận cuối tháng 12-1966 mới khắc phục được. 19 giờ ngày 31-12-1966, nhận định lính ngụy đang vui đón Tết Dương lịch sẽ lơ là việc cảnh giới, Thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước hạ lệnh cho tàu bí mật ra khơi. Nhưng vừa rời bến chừng 40 phút thì Tàu 69 gặp địch. Và trận hải chiến bảo vệ tàu của cán bộ, thủy thủ Tàu 69 diễn ra ngay trên cửa bến Vàm Lũng.

    [​IMG]
    Tàu 69 do Thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước chỉ huy vận chuyển vũ khí vào Cà Mau năm 1966. Ảnh tư liệu.

    Thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước, hiện sống ở TP Cần Thơ khi trao đổi với báo chí bồi hồi nhớ lại: “Khi tàu tới khu vực giữa Hòn Khoai và Côn Ðảo thì phát hiện một tàu địch, tôi hạ lệnh né trái, ngay lập tức địch điều một tàu cao tốc và 4 tàu chiến đấu PCF đuổi theo. Vừa đuổi chúng vừa chiếu đèn pha và gọi loa hàng. Tôi hạ lệnh bật đèn phía mũi, lái tàu sang trái, vuông góc với mục tiêu và nổ súng chiến đấu”.

    Mệnh lệnh của người thuyền trưởng vừa dứt, ngay lập tức các tay súng 12,7mm, B40, ÐKZ trên tàu đồng loạt nhả đạn, chiếc tàu địch đi đầu bốc cháy. Thấy vậy, bốn chiếc còn lại điên cuồng bắn trả khiến thủy thủ Đoàn Văn Dĩ hy sinh; báo vụ Phan Hải Hồ bị bắn nát chân phải, máu chảy lênh láng nhưng vẫn ghì chặt tay súng chiến đấu. Do chân bị thương nên rất vướng, vừa thấy Thuyền phó Nguyễn Hấn đi tới, Phan Hải Hồ liền đề nghị: “Anh giúp tôi chặt cái chân này, vướng quá, khó chiến đấu”. Cảm phục tấm gương dũng cảm của Phan Hải Hồ, Chính trị viên Tăng Văn Huyến hô to: “Các đồng chí! Hãy bắn mạnh hơn nữa trả thù cho đồng chí Dĩ. Hãy chiến đấu dũng cảm như đồng chí Phan Hải Hồ!”. Lời chính trị viên hô vang như thúc giục anh em trả thù cho đồng đội!

    Sau ba giờ quần thảo trên biển, địch huy động 2 máy bay, 5 tàu PCF nhưng vẫn không thể tiêu diệt được Tàu 69. Lợi dụng đêm tối và sự yểm trợ của các lực lượng trên bờ, Tàu 69 đã thoát khỏi vòng vây của địch, cập bến Đ962 an toàn lúc 0 giờ ngày 1-1-1967.

    Với 8 chuyến đi trong 3 năm (1963-1966), cán bộ, chiến sĩ Tàu 69 đã kiên cường, mưu trí, dũng cảm vượt qua mọi cuộc truy kích của quân thù, vận chuyển thành công hơn 500 tấn vũ khí, hàng hóa vào các bến ở Trà Vinh và Cà Mau, chi viện cho chiến trường miền Nam góp phần đánh thắng giặc Mỹ và bè lũ tay sai, thống nhất đất nước.
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    “Pháo đài thép” tiên phong đi mở bến

    Trong lịch sử của Đoàn tàu không số, sự ra đời của chiếc tàu sắt có mật danh 54 do Xưởng đóng tàu 3 Hải Phòng sản xuất đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường miền Nam. Khi tiếp nhận con tàu, lãnh đạo chỉ huy Đoàn 125 xác định, cần phải làm cho tất cả chiến sĩ đều có niềm tin vào loại tàu mới do chúng ta tự sản xuất. Nếu còn phân vân, lo lắng, thậm chí thiếu tin tưởng, có thể gây trở ngại, ảnh hưởng đến tâm lý của thủy thủ trong chuyến đi thực hiện nhiệm vụ trên con tàu sắt này.

    Bằng quyết tâm cao độ và sự chuẩn bị kỹ càng của đơn vị, ngày 17-3-1963, Tàu 54 mang theo 44 tấn vũ khí được lệnh rời bến chuyển hàng tới một bến mới ở tỉnh Trà Vinh. Tàu sắt rất dễ bị phát hiện so với tàu gỗ, nên nó được các thủy thủ ngụy trang rất cẩn thận. Trên chặng đường dài từ Hải Phòng vào Trà Vinh, nhiều lần các đoàn tàu chiến và các loại máy bay của địch bám theo do thám, khiêu khích, nhưng tàu vẫn không bị lộ. Tàu cập bến và bàn giao 44 tấn vũ khí trong niềm hân hoan của đồng chí, đồng bào sau cuộc chống càn “Sóng tình thương” của địch trên chiến trường Khu 9. Các thủy thủ của Đoàn tàu không số hiểu rằng, tàu sắt chính là dấu hiệu mở màn cho giai đoạn phát triển nhảy vọt trong công tác vận tải trên con đường huyền thoại-Đường Hồ Chí Minh trên biển.

    Tính ưu việt của tàu sắt là sự chắc chắn, kỹ thuật tốt, có khả năng vượt qua các luồng lạch nông, chở được nhiều hàng. Nếu ngụy trang khéo léo vẫn có thể che mắt được địch. Điều này đã được chứng minh qua chuyến hành trình vận chuyển 63 tấn vũ khí vào bến mới ở tỉnh Bến Tre an toàn của Tàu 54. Kế thừa những kinh nghiệm có được, trong năm 1964, tập thể thủy thủ Tàu 54 đã thực hiện thắng lợi 6 chuyến vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam.

    Sau sự kiện Vũng Rô và cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968, địch tăng cường lực lượng, kiểm soát gắt gao khiến công tác vận chuyển vũ khí trên biển của chúng ta gặp muôn vàn khó khăn. Trong chuyến đi năm 1972, Tàu 54 gặp địch và bị lộ. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường đến giây phút cuối cùng trước khi điểm hỏa cho nổ tàu để giữ bí mật tuyến vận tải chiến lược trên biển và tiêu diệt địch. Thời gian đã lùi xa, nhưng hình ảnh con tàu và người chính trị viên anh hùng vẫn mãi lung linh trong trái tim các thủy thủ Đoàn tàu không số như một pháo đài thép, luôn tiên phong đi về những bến mới.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    Máy bay Mỹ trong chiến dịch Market Time
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Dùng xuồng cao su chuyển hàng từ tàu vào bến

    Cho đến tận bây giờ, mọi người còn mãi nhắc đến những chiến công của tập thể cán bộ, thủy thủ trên con Tàu 121 thuộc Đoàn tàu không số. Đây là con tàu đầu tiên xuất phát từ Hải Phòng vào được Bến Tre và trở về an toàn sau 3 năm bị địch kiểm soát gắt gao. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã dùng xuồng cao su bọc nẹp nhôm chuyển tải hàng từ tàu vào bến rất hiệu quả. Đây là một cách làm độc đáo và hết sức sáng tạo.

    Tàu 121 được biên chế 18 cán bộ, chiến sĩ, là loại tàu vỏ sắt do Việt Nam đóng có tải trọng 50 tấn, chuyên dụng vận tải vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Trong chuyến đi ngày 29-9-1970, tàu được lệnh chở 40 tấn vũ khí vào Cồn Lợi, Bến Tre. Chuyến đi của Tàu 121 do Dương Tấn Kịch làm Thuyền trưởng; Nguyễn Văn Danh là Chính trị viên, cùng Chính trị viên phó, Huỳnh Văn Tiến và 3 Thuyền phó là: Phạm Văn Phí, Vũ Hữu Suông, Nguyễn Xuân Thơm. Chặng đường dài đầy nguy hiểm, Tàu 121 luôn bị địch theo dõi bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại. Bằng chiến thuật và kinh nghiệm tinh thông, xử lý khéo léo, linh hoạt các tình huống; tinh thần quyết tâm cao độ của tập thể đơn vị đã đưa tàu vượt chặng đường dài đầy nguy nan trên biển, cập bến Cồn Lợi (Bến Tre) an toàn. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm 1970, khi các tàu khác của Đoàn tàu không số gặp khó khăn, thì Tàu 121 vẫn hoàn thành 10 chuyến đi an toàn và đạt hiệu suất vận chuyển rất cao, nhất là sáng kiến dùng xuồng cao su bọc nẹp nhôm chuyển tải hàng từ tàu vào bến.

    Với những thành tích đạt được từ những chuyến đi, nhất là chuyến mở bến ở Bến Tre, cán bộ, thủy thủ Tàu 121 vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ, biểu dương và động viên tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường và đặc biệt là khả năng sáng tạo trong vận chuyển vũ khí, hàng hóa phục vụ quân dân miền Nam đánh giặc.

    Bằng kinh nghiệm, bản lĩnh và sự sáng tạo, từ năm 1963 đến 1975, Tàu 121 đã thực hiện thành công 9 chuyến, vận chuyển được 427 tấn hàng hóa, vũ khí vào 3 bến: Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre và chiến trường Cửa Việt, góp sức cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc...
  9. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.750
    Đã được thích:
    8.592
    Lịch sử, sự kiện

    Kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường ************** trên biển (23-10-1961/23-10-2011)


    Đoàn tàu không số trong ký ức một phiên dịch người Trung Quốc


    QĐND - Thứ Năm, 06/10/2011, 19:54 (GMT+7)

    QĐND - Trong ký ức nhiều thủy thủ Đoàn tàu không số đã từng sống tại Hậu Thủy (Trung Quốc), hình ảnh tận tụy, gần gũi, thân thiện của những người phiên dịch tiếng Trung và tiếng Việt luôn mang lại cho họ sự ấm áp, thân thương. Chính họ là nhịp cầu rút ngắn những khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ, giữa hai đất nước Việt Nam và Trung Quốc. Những người phiên dịch ấy không chỉ làm tăng hiểu biết giữa những cán bộ chiến sĩ Hải quân Trung Quốc với cán bộ, thủy thủ Đoàn tàu không số, mà họ còn góp phần nhân lên mối tình hữu nghị Việt - Trung.

    [​IMG]
    Ông Hoàng Nguyên


    “Ngày tôi nghe tin miền Nam (Việt Nam) hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam được thống nhất, tôi mừng lắm. Tôi đã thốt lên sung sướng rằng, quê hương thứ hai của tôi đã giải phóng.

    Hôm đó, tôi đang làm việc ở Hậu Thủy. Sau khi nhận tin thắng trận, tôi cùng nhóm phiên dịch và Văn phòng đại diện tại cảng Hậu Thủy (thuộc phía Trung Quốc) và cán bộ Đoàn tàu không số đã làm lễ tổng kết. Lãnh đạo hai bên và đại diện chỉ huy của Đoàn tàu không số kiểm điểm lại tình hình, những mặt làm được và rút kinh nghiệm một cách toàn diện. Hai bên thống nhất đánh giá, Văn phòng đại diện tại Hậu Thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế. Sau lễ tổng kết có liên hoan thắng trận. Chỉ tiếc không có máy ảnh ghi lại khoảnh khắc đó, do khi ấy con đường vẫn tiếp tục được giữ bí mật. Vui và ý nghĩa lắm. Ngày hôm đó và mấy ngày sau, cảm giác lâng lâng vẫn còn. Các bạn Việt Nam mừng chiến thắng, còn chúng tôi mừng vì sứ mệnh quốc tế cũng đã hoàn thành một cách suôn sẻ”. Trên đây là những chia sẻ của ông Hoàng Nguyên, người có 8 năm làm công tác phiên dịch ở cảng Hậu Thủy.

    Thật tình cờ, thông qua các bạn bè cũ của ông - những cựu chiến binh Việt Nam trong Đoàn tàu không số, phóng viên Báo Quân đội nhân dân gặp được ông khi sang Việt Nam công tác, và cũng đúng dịp Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường ************** trên biển. Nhiều câu chuyện của gần 50 năm trước và cả những câu chuyện xa hơn thế, về tuổi thơ của ông ở Việt Nam đã được kể lại. “Gia đình có 5 anh chị em, bốn trai, một gái. Bố mẹ tôi là người gốc Hoa, nhưng tôi được sinh ra, lớn lên và học tập tại Lạng Sơn. Tôi đã từng học cấp 1 và cấp 2 tại Lạng Sơn. Đến năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi là một trong số những con em được cử đi học tại Khu học xá Quảng Tây, Trung Quốc. Ở Quảng Tây, tôi học chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, từ năm 1955 đến năm 1963. Sau đó, từ năm 1963 đến năm 1965, tôi học tiếng Việt tại Trường Sĩ quan Lục quân Quế Lâm, Quảng Tây. Có thể nói rằng, tôi học hai ngôn ngữ Việt và Trung khá thuận lợi vì tôi có hai quê hương: Trung Quốc và Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, tôi được biên chế công tác trong lực lượng Hải quân Trung Quốc”.

    Với vốn tiếng Việt đã “ăn vào máu”, ông Hoàng Nguyên nhớ lại: “Trong quá trình phối hợp nhiệm vụ giữa hai bên, phía Trung Quốc đã thành lập Văn phòng đại diện để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan tới công việc của Đoàn tàu không số. Tôi làm việc ở đó với nhiệm vụ phiên dịch".

    Người cựu chiến binh 74 tuổi đời, với mái tóc đã bạc trắng cho biết, cho dù đã gần 50 năm trôi qua, nhưng ông vẫn có thể nhớ được tên của hầu hết những thủy thủ, chỉ huy Đoàn tàu không số đã từng công tác tại cảng Hậu Thủy. “Trong suốt những năm làm phiên dịch, tôi vô cùng cảm phục Bộ đội Hải quân Việt Nam. Tôi cũng biết, thủy thủ Việt Nam đã phải luyện tập rất vất vả. Hằng ngày, bất kể nắng, mưa, rét buốt tôi thấy các thủy thủ ngâm mình 2-3 giờ đồng hồ dưới biển. Sau đó lại luyện tập các tình huống chiến đấu, học tập cách sửa chữa máy móc… Tôi biết, để mang lại thành công cho mỗi chuyến đi, nhất là trên những con tàu nhỏ, thường xuyên ra khơi trong tình trạng biển động, sự luyện tập gian khổ ấy là yếu tố đầu tiên để đảm bảo thắng lợi cho mỗi chuyến đi. Chính tinh thần quả cảm, không quản hy sinh, vượt mọi khó khăn gian khổ của các thủy thủ đã đóng góp rất lớn cho thắng lợi chung của cách mạng, cũng như sự thành công của Đường ************** trên biển”.

    Nhớ lại những tình cảm sâu đậm với thủy thủ Đoàn tàu không số, ông Hoàng Nguyên cho biết, ông được tâm sự với nhiều thủy thủ Việt Nam. “Những gì tôi đã thấy, đã chứng kiến thật đúng như câu thơ của Chủ tịch **************: Mối tình hữu nghị Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Ông Hoàng Nguyên còn khoe rằng, ngay từ những năm đó, ông cũng đã biết tới rượu Lúa mới của Việt Nam. “Trong một lần liên hoan chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam, tôi đã được uống rượu Việt Nam, rất ngon và ấm áp”, ông tự hào kể.

    Bài và ảnh: NGUYỄN HÒA

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/307/308/308/162797/Default.aspx



  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tàu không số trên bến Vũng Rô (Kỳ 3)

    Một đêm nằm bên cạnh tôi, anh Quang tâm sự: "Từ hôm được tin cấp trên báo cho mình được đi theo tàu của cậu về lại quê hương chiến đấu, mình mừng quá không sao ngủ được". Tôi nói khích vào: "Chớ không phải nhớ người yêu không ngủ được à?". "Cái đó cũng có! "- Anh Quang nói. "Phải chăng lúc này mình cũng như cậu chưa đụng đến chuyện yêu đương thì sướng biết bao nhiêu. Tập "công văn tình cảm" của cô ấy cất kỹ dưới đáy ba lô theo mình đi khắp nơi, mãi đến chiều hôm qua sau một cuộc đấu tranh dằn vặt, mình đã đốt hết rồi. Bây giờ mình thật sự yên tâm. Khi nào gặp lại cô ấy, cậu hãy nói giúp mình vì sao mình ra đi mà không để lại cho cô ấy một tín hiệu gì. Tất cả vì sự an toàn và thắng lợi của chuyến đi!".

    Mùa gió chướng về, mùa hoạt động của những con "tàu không số" đã tới. Buổi giao nhiệm vụ chính thức chuyến đi mở đường vào bến Vũng Rô (tỉnh Phú Yên ) cho tàu 41 được tiến hành ngắn gọn. Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình chuẩn bị chuyến đi và báo cáo bổ sung của Trưởng phòng Quân báo về tình hình địch ở khu vực bến, đồng chí Tư lệnh quyết định phương án và thời gian xuất phát của tàu. Đồng chí nhấn mạnh: "Đây là bến mới, có thể lực lượng địa phương tổ chức đón và bốc hàng có khó khăn. Để bảo đảm bí mật sử dụng lâu dài bến mới này, thời gian cho phép tàu vào bến từ 23 đến 24 giờ và nhất thiết phải rời bến trước 3 giờ sáng!".

    Buổi giao nhiệm vụ kết thúc, mọi người ra về. Tôi và anh Quang được đồng chí Tư lệnh Quân chủng gặp riêng. Đi bách bộ dọc hành lang Sở chỉ huy, đồng chí Tư lệnh ân cần căn dặn chúng tôi phải hết sức cố gắng tập trung lãnh đạo, chỉ huy để chuyến đi thắng lợi. Siết chặt tay, đồng chí chúc chúng tôi lên đường thắng lợi. Gặp anh Sáu Suyền (Bí thư Tỉnh ủy) và các anh ở bến cho tôi gửi lời thăm!".

    Buổi chiều cuối cùng tàu chuẩn bị xuất phát, cấp trên cho xe chở đến 3 người khách. Anh Võ quê ở tỉnh Bình Định, anh Long và anh Kiến quê ở tỉnh Quảng Nam. Các anh nhận nhiệm vụ vào tăng cường cho bến.

    [​IMG]
    Các cựu chiến binh Tàu không số tại Phú Yên trong ngày Vũng Rô được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh tư liệu.

    Đúng 24 giờ ngày 16-11-1964, tàu rời bến Bãi Cháy. Các đồng chí Tư lệnh Quân chủng, Đoàn trưởng và Chính ủy Đoàn ôm hôn thắm thiết cán bộ và chiến sĩ của tàu. Các anh đều nói: "Chúc tàu 41 hành trình thuận buồm xuôi gió. Bộ tư lệnh chờ tin thắng lợi của các đồng chí báo về!". Tình cảm hậu phương lớn làm ấm lòng các cán bộ, chiến sĩ tàu 41 trên đường về tiền tuyến lớn.

    Trăng trung tuần tháng 11 tỏa sáng một vùng biển bát ngát mênh mông. Sau trận gió mùa Đông Bắc, biển lặng sóng, con tàu lướt nhẹ êm ru. Giữa cảnh trời nước mênh mông, trăng thanh, gió mát, trừ các cán bộ và thủy thủ trực canh, còn lại tập trung lên boong tàu uống trà, trò chuyện và ca hát. Các đồng chí khách trải chiếu nằm trên hầm hàng nói cười sảng khoái. Anh Kiến nói với tôi: "Mình đi ra trận mà như đi du lịch thế này thì còn gì bằng! Các ông lính hải quân thật là sướng!". Đúng là như thế, giữa mùa đông, mùa của gió chướng cấp 7 cấp 8 mà có một đêm biển lặng, trời yên thế này là rất hiếm. Riêng chúng tôi, những người lính biển hiểu rất rõ biển lặng hôm nay là giao thời của những trận gió mùa Đông Bắc, nó chỉ có trong chốc lát. Và trong hoạt động của Đoàn "tàu không số" chúng tôi thì ngược lại: "Biển lặng là thời tiết xấu", khó tránh các trạm ra-đa và các tàu tuần tiễu của địch.

    Gần sáng, biển bắt đầu lên tiếng. Con tàu được sóng biển nâng lên và đột nhiên hạ xuống giữa hai đợt sóng của gió mùa. Tốc độ tàu giảm, tàu lắc lư như người say chao đảo. Trong khoang ngủ thủy thủ, đồ đạc văng lên tung tóe. Đó đây một vài người nôn mửa. Không chỉ có khách mà có cả người của tàu cũng nôn mửa. Càng về trưa, sóng càng lớn không nấu cơm được, tất cả chúng tôi phải ăn bằng lương khô.

    Tàu hành quân được hai ngày thì có điện của Sở chỉ huy: "Dừng lại ở vùng đảo của bạn chờ lệnh!". Tranh thủ thời gian chúng tôi tiếp tục huấn luyện các phương án chiến đấu. Thời gian chờ đợi nặng nề trôi...

    Đúng 18 giờ ngày 26-11-1964, tàu vượt qua giới tuyến tạm thời trên biển. Tuy là giới tuyến tạm thời, nhưng với chúng tôi đây là tuyến chiến đấu. Tôi ra lệnh nâng cấp sẵn sàng chiến đấu và tăng cường quan sát. Thuyền phó Hồng Lỳ trực tiếp đến từng giường của các đồng chí khách để phổ biến tình hình. Tôi đang loay hoay đo đạc xác định vị trí tàu, thì nghe phía sau có người hô to: "Xin chào miền Nam tiền tuyến lớn, chúng tôi đang về theo tiếng gọi của quê hương!". Đó là anh Võ - người khách duy nhất trên tàu không say sóng. Anh đang giơ tay vẫy chào tạm biệt miền Bắc và giang tay ôm lấy miền Nam trong giây phút bồi hồi xúc động khi biết tàu đang qua giới tuyến tạm thời.

    Tàu vẫn hành trình theo kế hoạch, thông tin liên lạc giữa tàu và Chỉ huy sở vẫn được giữ vững. Khoảng 12 giờ trưa, đồng chí cơ yếu đưa cho tôi bức điện, nội dung: "Bộ tư lệnh Vùng 1 Duyên hải ngụy phái hai tàu chiến hộ tống một phái đoàn Mỹ đi thị sát ra-đa Cù Lao Ré, tàu 41 qua vùng biển Đà Nẵng-Lý Sơn phải chú ý! Tình hình bến rất êm!".

    Đêm trên vùng biển miền Trung, ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có giảm chút ít, nhưng vẫn còn sóng cấp 5, cấp 6. Xa xa một vài chiếc ghe lưới chuồn chập chờn trên sóng biển.

    Ngày 28-11-1964, ngày hành trình cuối cùng của tàu. Ba ngày và đêm qua, ngoài sự chịu đựng sóng gió, tàu đã hai lần cơ động tránh tàu tuần tiễu của địch. Khoảng 5 giờ sáng, một chiếc máy bay của ngụy từ một căn cứ trên đất liền (có lẽ từ Phù Cát hay Đông Tác) bay đến lượn trên tàu nhiều lần ở độ cao từ 50 đến 100 mét. Sau khi hội ý với cán bộ trên tàu, tôi cho một thủy thủ mang cờ ba que kéo lên đỉnh cột cờ, đồng thời cho anh em mang những con cá ướp đá và những bó mực khô đã chuẩn bị sẵn, cùng với những chai rượu giơ cao vẫy gọi như mời chào "người bạn đường trên biển" xuống nhậu.

    Sau mấy lần quần lượn trên tàu, lúc cắt ngang, lúc bay dọc theo tàu-có lẽ để xác định hướng đi của tàu-rồi bay thẳng về hướng đất liền. Không khí trên tàu sôi động hẳn lên. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Số anh em mới đi chuyến đầu và khách rất lo lắng. Cảm giác: "Đi chiến trường như đi du lịch", không còn nữa. Tôi nói với anh Võ: "Ở trên bộ khi gặp địch còn có thể tìm chỗ ẩn nấp, hoặc khi không thể tránh được thì nổ súng và chẳng may phải hy sinh, không sớm thì muộn đồng đội sẽ tìm đến đưa thi hài về chôn cất. Còn ở đây, trên biển cả mênh mông, con tàu như chiếc lá trên mặt nước, tìm chỗ ẩn nấp chỉ bằng cách tự giấu tung tích của mình để đạt đến đích cuối cùng là đưa vũ khí vào chiến trường, và trong trường hợp buộc phải chiến đấu thì phải đánh đến cùng và khi có nguy cơ rơi vào tay địch thì sử dụng khối bộc phá ngàn cân làm nổ tung con tàu sao cho không còn một dấu vết!".

    "Báo cáo thuyền trưởng, mạn phải 30" có hai tàu xuất hiện!"- Tiếng đồng chí trực canh trên đài quan sát cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Tôi cầm chiếc ống nhòm của đồng chí trực canh trao cho và quan sát. Hai chấm đen rõ nét ở cuối đường chân trời. Một ý nghĩ thoáng trong đầu. Sau khi phát hiện của máy bay, chúng có thể cho tàu chiến tiếp cận kiểm tra. Phải cảnh giác sẵn sàng đối phó. Tôi cho anh em thay số hiệu tàu, sửa lại dàng lưới đánh cá, ngụy trang và đồng thời bí mật chuẩn bị vũ khí khi cần chủ động đánh địch.

    Hai tàu địch tiếp cận tàu ta cách một hải lý thì giảm tốc độ. Trên boong tàu lố nhố một đám sĩ quan, binh lính địch đang chỉ chỏ nói cười. Trên ca-bin tàu, một tên sĩ quan ngụy đang dùng ống nhòm quan sát tàu ta. Khoảng 10 phút sau, một chiếc tách đội hình, tăng tốc độ chạy vòng phía sau, sang mạn trái tàu, rồi cả hai chạy song song với tàu ta một khoảng cách nhất định. Thời gian trôi đi, căng thẳng và chờ đợi, sự chờ đợi của hai khả năng: Đánh nhau nếu chúng phát hiện tàu ta chở vũ khí tiếp tế cho ********* ở miền Nam, hoặc bỏ đi nếu ta thành công trong chiếc vỏ ngụy trang giả dạng tàu đánh cá nước ngoài. Rốt cuộc, phần thắng thuộc về người chủ động. Sau 2 giờ hộ tống, kèm cặp, xác minh, 2 tàu địch đã kéo còi tăng tốc độ quay về hướng khác. Không khí trên tàu bị nén chặt, giờ đây được "mở van" giảm sức căng mặt ngoài của bình chứa. Mọi người thở phào, nhẹ nhõm.

Chia sẻ trang này