1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tàu không số trên bến Vũng Rô (Tiếp theo và hết)

    Lúc 10 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965, một trong những chiếc máy bay trực thăng làm nhiệm vụ tải thương (chiếc UH1B), bay dọc theo Quốc lộ 1A từ Quy Nhơn vào Nha Trang, khi qua vùng Đèo Cả, Vũng Rô, viên phi công tình cờ nhìn thấy: "Một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía Tây Vũng Rô”, mà những ngày trước đó hắn không hề thấy. Viên phi công liền báo cáo về Bộ chỉ huy Quân đoàn 2 ngụy đóng ở Nha Trang.

    Lúc 11 giờ, một máy bay trinh sát lập tức được điều đến khu vực Vũng Rô - Nó bay lượn qua lại khá nhiều vòng để chụp ảnh. Cơ quan tham mưu của Mỹ-ngụy dễ dàng nhận ra rằng những bức ảnh do máy bay trinh sát chụp được vừa rồi ở Vũng Rô so với những bức ảnh chụp cũng ở Vũng Rô trước đó, rõ ràng rất khác nhau. Đã thấy: "Một mỏm đá lạ trên vách núi phía tây Vũng Rô" mới xuất hiện từ sáng 16 tháng 2 năm 1965.

    Từ Nha Trang (Khánh Hòa) máy bay trinh sát của địch được lệnh tiếp tục bay về phía Vũng Rô. Lúc 14 giờ chiều ngày 16 tháng 2 năm 1965, hai chiếc máy bay trực thăng vũ trang của địch lượn nhiều vòng rồi bắn phá Bãi Môn. Một chiếc máy bay trinh sát bay rất thấp từ Hòn Nưa vào Bãi Chùa, phóng một quả rốc két trúng Tàu 143 cây lá ngụy trang bay tung lên, lộ rõ một con tàu đen ngòm. Hai chiếc máy bay khu trục lao đến. Đồng chí Hồ Thanh Bình, chỉ huy trưởng K60 ra lệnh cho hai khẩu 12,7mm ở Bãi Lau nhả đạn. Toàn khu vực bến Vũng Rô báo động chiến đấu. Thủy thủ trên tàu, bộ binh và dân quân du kích dưới bến phối hợp nhau đánh trả quân địch. Đồng chí thuyền trưởng Lê Văn Thêm bị thương.

    Sau khi dùng hỏa lực mạnh đánh đuổi máy bay của địch, Ban chỉ huy bến thống nhất với đồng chí thuyền trưởng Lê Văn Thêm và cán bộ, chiến sĩ Tàu 143 là phải phá tàu.

    Lúc 16 giờ ngày 16 tháng 2 năm 1965, đồng chí Nguyễn Long An và một đồng chí nữa được lệnh tìm cách xuống tàu, đánh bộc phá để xóa bỏ dấu vết, không cho địch lấy tàu. Trong khoang máy đã cài sẵn 500kg bộc phá, đủ sức để nổ tung chiếc tàu - Vượt qua bom đạn, hai người bơi ra bám vào thành tàu, leo lên. Nhưng lúc này bom đạn địch đã thả xuống làm nghiêng chiếc tàu hẳn về một bên; do vậy, dù đã cố lặn xuống nước nhiều lần, cố gắng hết mức nhưng hai đồng chí không thể nào vào được khoang máy để điểm hỏa, nên đành bơi vào bờ.

    Tối 16 tháng 2 năm 1965 địch bắn pháo sáng suốt đêm.

    Sáng 17 tháng 2 năm 1965, địch tiếp tục dùng máy bay đến ném bom. Tên Trung tướng Vĩnh Lộc trực tiếp chỉ huy Trung đoàn 46 ngụy mở cuộc càn quét lớn vào Vũng Rô. Quân ta chặn đánh quyết liệt, diệt hàng trăm tên địch, nhưng do lực lượng địch quá đông, nên các chiến sĩ ta phải dùng thuốc nổ phá hủy phần lớn số vũ khí còn lại trên chuyến tàu mà ta chưa kịp chuyển hết lên căn cứ. Buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1965, địch lại tiếp tục ném bom, tăng viện và đổ bộ lên Bãi Bàng, Bãi Chính. Quân ta đã dàn sẵn thế trận, chủ động đánh địch quyết liệt, chặn đứng các mũi lùng sục cướp hàng của chúng.

    Tối hôm đó, lực lượng dân quân du kích và anh chị em dân công hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân đưa đồng chí Lê Văn Thêm, Thuyền trưởng Tàu 143 vừa bị thương về Trạm xá khu căn cứ Miền Đông để điều trị vết thương.

    Sáng 18 tháng 2 năm 1965, Ban chỉ huy bến nhận định: Sau khi đổ bộ lên Bãi Chính bị ta đánh quyết liệt, thế nào địch cũng sẽ càn quét lên Bãi Xép. Lực lượng chiến đấu của ta ở đó, ngoài dân quân du kích hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân, chỉ có một trung đội của đơn vị K60 và một trung đội đơn vị K64 vừa mới được tăng cường. Ban chỉ huy bến ra lệnh cho lực lượng dân quân du kích xã Hòa Xuân tiếp tục đánh địch ở Bãi Chính, Bãi Chùa. Các lực lượng còn lại rút ngay về bố trí đánh địch ở Bãi Xép và Bùng Binh để bảo vệ kho hàng. Lúc này lực lượng bảo vệ bến đơn vị K60 đã được tăng cường một trung đội nữa do đồng chí Nguyễn Bá Võ chỉ huy.

    Cuộc chiến đấu tại Bãi Xép, Bùng Binh, Hang Vàng diễn ra vô cùng quyết liệt. Bộ đội và dân quân du kích dựa vào trận địa đã bày sẵn, có thế núi đá hiểm trở chặn đánh quyết liệt không cho địch tiến vào Hang Vàng là nơi đặt kho chính để chứa vũ khí. Địch hò hét quyết chiếm Hàng Vàng. Ta dùng chất nổ phá hủy kho, làm cho bọn địch chết rất nhiều. Chúng phải rút chạy và chấm dứt cuộc càn quét. Số vũ khí còn lại ở Hang Vàng được dân công hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân khẩn trương vận chuyển về căn cứ phía tây.

    Vài ngày sau, chắc bọn địch còn cay cú do bị thiệt hại khá đau trong các trận càn quét vào Bãi Bàng, Bãi Chính, Bãi Xép, Bùng Binh, Hang Vàng... nên chúng dùng máy bay B57 đến rải bom vào núi dọc các hành lang di chuyển từ bến Vũng Rô đi về các nơi, suốt 10 ngày liền.

    Ngày 9 tháng 3 năm 1965, địch tổ chức 30 xe bọc thép M113 chở quân từ Thạch Tuân xuống đồng xã Hòa Xuân. Máy bay khu trục ném bom rải thảm trong núi, ngoài hang đá, tiêu hủy toàn bộ thôn Lạc Long. Dân quân du kích xã Hòa Xuân phối hợp với bộ đội địa phương huyện Tuy Hòa ngoan cường đánh trả quyết liệt bắn cháy 3 xe M113 và tiêu diệt nhiều tên địch. Cùng thời gian này, một trung đoàn lính ngụy có máy bay, đại bác tầm xa, tàu chiến ngoài biển phối hợp càn quét vào xã Hòa Hiệp. Dân quân du kích đã cùng với bộ đội địa phương huyện Tuy Hòa ngoan cường đánh trả, làm cho cuộc càn quét của địch thất bại, buộc chúng phải rút lui, bỏ lại nhiều xác chết và xác xe bọc thép. Nhân dân hai xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân vui mừng phấn khởi, xông ra đường bắt tù binh, thu vũ khí của địch, hết lòng khen ngợi: "Bộ đội của huyện và dân quân du kích xã mình đánh giặc giỏi thiệt!".

    "Sự kiện Vũng Rô" đã gây cho kẻ địch sự kinh hoàng tột độ. Trong một bài báo nói về "Vụ Vũng Rô" tháng 3 năm 1965, Đại tá Hải quân Mỹ R.SOIIRESDLEY, thú nhận rằng: "Vụ Vũng Rô như vậy đã khẳng định một điều rất quan trọng mà chúng ta đã ngờ vực suốt cả một thời gian dài, nhưng từ trước tới nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng. Số lượng vũ khí trên chuyến tàu bị đánh và trên bờ Vũng Rô bị phát hiện đã chỉ ra rằng: Vũ khí có số lượng nhiều hơn đã được chở bằng tàu thủy từ miền Bắc Việt Nam vào trước đó...".

    Vũng Rô (Phú Yên) được xem như là một tuyệt tác của thiên nhiên; thời chiến tranh được chọn là một trong những bến tiếp nhận vũ khí ở những con tàu không số từ miền Bắc trực tiếp chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.

    Vũng Rô đã đi vào lịch sử như một huyền thoại sau khi bị lộ ở chuyến tàu thứ tư mà kẻ địch hốt hoảng gọi là: "Sự kiện Vũng Rô" tháng 3 năm 1965.

    Năm 1986, Vũng Rô được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngày 23 tháng 10 năm 2001, nhân kỷ niệm 40 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, để ghi nhớ những chiến công về con đường và tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, Quân chủng Hải quân đã quyết định xây dựng Bia di tích bến Vũng Rô cùng với ba bến khác ở miền Nam. Kế theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên cùng Bộ tư lệnh Hải quân và những nhân chứng lịch sử của hơn 40 năm trước đã trở về Vũng Rô long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Đài tưởng niệm Vũng Rô. Đến nay, Đài tưởng niệm Vũng Rô đã xây dựng xong.

    Vũng Rô hôm nay là một vùng đất có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh ở Phú Yên. Khu vực này đã được tỉnh Phú Yên đưa vào quy hoạch là vùng kinh tế trọng điểm Đông Tác - Vũng Rô. Ngoài Quốc lộ 1A, Vũng Rô đã được nối thông với Khu công nghiệp Hòa Hiệp, sân bay Đông Tác và thành phố Tuy Hòa bằng tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà mới mở với tổng số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Không chỉ tạo thành trục giao thông động lực cho vùng kinh tế trọng điểm này, đường Phước Tân - Bãi Ngà còn mở ra những tiềm năng du lịch với những bãi tắm rất đẹp như Bãi Tiên, Bãi Chùa, núi Đá Bia, Mũi Điện... và đặc biệt là Khu di tích lịch sử Tàu không số.

    Đòn bẩy phát triển của Vũng Rô là cảng biển nước sâu với một cầu cảng trọng tải hơn 3000 tấn, cùng nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác như: Kho hàng tổng hợp, hệ thống cấp nước ngọt, bãi Tiền Phương, Kè Ha Rô... đang hoàn tất việc xây dựng. Cầu cảng Vũng Rô chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2004 và đã trở thành một nơi nhộn nhịp tàu bè ra vào làm hàng. Trong thời gian tới, vào thời điểm thuận lợi của ngành vận tải biển mỗi ngày cầu cảng Vũng Rô sẽ đón từ 3 đến 5 tàu loại trên dưới 3000 tấn. Trong một tương lai không xa, cảng Vũng Rô sẽ ngày càng phát triển hơn, vì nơi này đang được tỉnh Phú Yên quy hoạch để xây dựng thêm một bến phao chuyển tải cho tàu trên 10.000 tấn. Bên cạnh cầu cảng Vũng Rô còn có kho xăng dầu của Công ty Vật tư tổng hợp tỉnh Phú Yên. Đây là một trong số các đơn vị được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp xăng dầu. Ngoài việc góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, kho xăng dầu cảng Vũng Rô trong tương lai sẽ hợp cùng với các kho xăng dầu ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) gần đó tạo nên một khu trung chuyển xăng dầu lớn nhất nước. Đây cũng là chiến lược phát triển của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa trong việc tạo ra sự liên kết vùng theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

    Truyện ký của TÔ PHƯƠNG
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chiến sĩ C5 và tàu 235

    Tôi biết về đơn vị C5 cách đây 5 năm khi còn công tác tại Bảo tàng Hải quân, sau khi có bài viết về chiến công oanh liệt thuyền trưởng anh hùng Nguyễn Phan Vinh và con tàu 235 huyền thoại được đăng trên báo An ninh Thế giới. Hôm đó, tôi nhận được cú điện thoại: "Chú là Hải, nguyên chiến sĩ C5, đơn vị đã làm nhiệm vụ trinh sát chiến lược trên vùng biển Hòn Hèo, đơn vị đã từng chờ đón chuyến tàu 235 ...".

    Tôi mừng lắm, cũng vì cái máu nghề nghiệp, từ lâu rất muốn tìm hiểu thêm về sự kiện tàu 235 chở vũ khí vào Hòn Hèo. Theo địa chỉ, tôi đã tìm gặp ông Đặng Văn Hải, khi đó là Trưởng phòng của Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hải Phòng. Ông Hải nguyên là Chủ tịch thị xã Đồ Sơn. Ông vui vẻ đón tôi trong căn phòng làm việc bộn bề hồ sơ, giấy tờ. Và câu chuyện về "một tốp ********* Hải quân Bắc Việt trên vùng biển Hòn Hèo" như lời địch đã từng nhận định, thực sự để lại ấn tượng trong tôi về chiến công thầm lặng của một đơn vị làm nhiệm vụ trinh sát đặc biệt, 7 năm liền bám trụ tại chiến khu Hòn Hèo.

    Đầu năm 1967, Đội trinh sát chiến lược tại vùng biển Hòn Hèo bí mật được thành lập với phiên hiệu K67, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu. Lúc đầu, đơn vị chỉ có 5 người, chủ yếu là một số thuyền trưởng Hải quân chuyển sang như anh Kim, Huỳnh Hường, Đặng Đức Hạnh... sau được bổ sung thêm, khoảng hơn 30 người. Nhiệm vụ của đơn vị là trinh sát từ khu vực Đầm Môn- Bãi Giếng (Vạn Ninh) đến bán đảo Cam Ranh. Mật danh hoạt động bí mật của K67 mang tên HB19. Địa hình hoạt động trải dài gần 200 km bờ biển và núi non. K67 sau đó đổi tên thành C5.

    Hòn Hèo là khu vực hiểm trở, thuộc hai xã Ninh Phước và Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, ngoài đơn vị C5 còn một số đơn vị bộ đội của tỉnh Khánh Hòa và khoảng hai mươi hộ dân địa phương sinh sống (phần lớn là người già và trẻ em), đây là những người không chịu vào sống trong vùng địch tập trung.

    - Làm nhiệm vụ trinh sát chiến lược, anh em C5 luôn phải chịu sự tàn khốc, hủy diệt của máy bay và pháo địch. Tôi là chiến sĩ báo vụ, hàng tuần phải liên lạc, báo tin cho Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân về tình hình địch trên vùng biển Hòn Hèo - Ông Hải nhớ lại.

    [​IMG]
    Thăm hòn đá nơi C5 chờ đón tàu 235. Ảnh tư liệu.

    Do thường xuyên sử dụng điện đài liên lạc nên đơn vị luôn bị địch phát hiện, phải di chuyển nơi ở liên tục. Thường thì cứ sau 3, 4 ngày phát sóng là đơn vị bị dội bom ngay. Có lần, chỉ sau vài giờ... Sau này mới biết vị trí phát sóng của ta cùng nằm trên trục đường thẳng với hệ thống ra đa của Mỹ ở Hòn Tre - Nha Trang, do vậy địch đã xác định chính xác tọa độ...

    “Nhưng chính sự truy tìm gắt gao của địch đã tạo cho các chiến sĩ C5 sự nhạy cảm, ứng xử linh hoạt, kịp thời, nhiều khi thoát chết ngay trước họng súng kẻ thù. "Chúng tôi đã nhiều lần thoát chết nhờ sự "nhạy cảm" đó, có khi "nhờ" cả lũ chim rừng "che chở, báo tin"... Ông Hải kể.

    Về điều "kỳ diệu" này tôi may mắn được trò chuyện với ông Lê Đình Kiến- nguyên Đội trưởng Đội trinh sát đặc nhiệm C5 hiện ở phường An Khê, thành phố Đà Nẵng. Ông Kiến đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông Lê Đình Kiến đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện về C5, từ ngày đầu thành lập đến những trận đánh nhau với biệt kích khi chúng tàn phá nương rẫy, truy tìm đơn vị, cả sự cưu mang, đùm bọc của bà con Đầm Vân (Ninh Phước). Ông còn kể về những gì "không thể quên" trong những cánh rừng đã "che chở, nuôi dưỡng C5", cả chuyện lũ chim rừng "đã cứu" cả đội trinh sát thoát chết như thế nào: "...giờ đây trong tôi vẫn văng vẳng tiếng con chim bồ chao (cùng họ khướu), loài chim này thường kêu khi gọi đàn đi kiếm ăn, hót gọi ********, hay báo hiệu gặp một loại thức ăn như nấm rừng, kêu sợ hãi khi gặp thú dữ hay gặp người... Hôm đó, linh tính báo cho tôi không mắc võng nghỉ trưa, từ tiếng kêu trên đỉnh đồi đến chỗ chúng tôi nghỉ ngơi cách khoảng 100 m đường chim bay. Nghe tiếng kêu hốt hoảng của lũ chim, tôi nghi ngờ, liền báo cho anh em rời khỏi vị trí... Hôm sau phát hiện thấy dấu vết địch phục kích gần chỗ mình, nó bỏ lại một cái mùng chống muỗi rừng...".

    Theo lời ông Kiến, cuộc sống anh em C5 ngày đó hoàn toàn nhờ vào "thiên nhiên vùng rừng núi Hòn Hèo". Đơn vị có chế độ tài chính, lương thực nhưng phải nửa năm hoặc một năm mới cắt cử nhau về tỉnh lấy. Bởi mỗi lần đi về như vậy là một lần phải đối mặt với kẻ thù. Địch phục kích ngày đêm trên đường đi, lối về. Cũng may, sống trên núi Hòn Hèo, anh em được bà con địa phương đùm bọc nên có lưới để đánh cá, có cuốc, thuổng trồng khoai, ngô, sắn nên cũng tự túc được lương thực.

    Ngoài làm nhiệm vụ trinh sát, C5 còn có nhiệm vụ cùng bến bãi địa phương đón nhận, cất giấu vũ khí tàu không số chuyển vào. Về sự kiện con tàu 235 chở vũ khí vào bến Hòn Hèo, theo ông Kiến "đó là ngày định mệnh của con tàu 235 huyền thoại".

    ...Tết Mậu Thân, ngày 1-3-1968, tàu 235 trên đường đi đã bị địch phát hiện từ ngoài hải phận. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và đồng đội đã tìm mọi cách điều khiển con tàu bám sát gần bờ khu vực Bãi Chướng đến Đầm Vân rồi thả vũ khí xuống biển với hy vọng sẽ được người của bến vớt sau. Các anh đã chiến đấu, hủy tàu, bơi vào bờ, rồi lại tiếp chiến đấu... Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và hơn mười đồng đội đã hy sinh anh dũng, chỉ còn 7 chiến sĩ sống sót... Sau đó một người bị địch bắt khi đi kiếm nước. Một người nữa bị mất tích. 5 người còn lại đã dìu nhau suốt 13 ngày đêm vòng vo trên núi Hòn Hèo. Không một giọt nước uống, không một củ rừng cầm hơi...

    [​IMG]
    Chiến sĩ C5 bên mảnh xác tàu 235. Ảnh tư liệu.

    - Suốt mấy ngày liền, đơn vị trực đón tàu 235 tại 3 điểm, có nơi sát bến Đầm Vân. Vậy mà đúng hôm đó, cái ra-go-nô động cơ quay tay để phát ra dòng điện cho đài 15w phát truyền tín hiệu mật mã lại hỏng. Máy phát điện phát nhát gừng, đứt quãng, anh em tháo ra sửa chữa. Không may, hỏng luôn! Anh em trạm gác nhìn thấy tàu mình vào mà không sao liên lạc được... Thế rồi, đánh nhau dữ dội phía sau Hòn Một... Sáng hôm sau địch đổ quân càn. Một trung đội địch bao vây ta. C5 đã tỏa ra khắp Hòn Hèo tìm kiếm anh em tàu không số mà không thấy. 13 ngày sau Phong, Long, Thật, An, Tuyến mình đầy thương tích và đói khát được bà con đưa về đơn vị. Chúng tôi đã chăm sóc chu đáo và chuẩn bị về mọi mặt cho anh em vượt Trường Sơn ra Bắc an toàn...". Ông Kiến bùi ngùi kể.

    Trong Nhật ký của liệt sĩ Huỳnh Hường mà tôi đã sưu tầm được năm 2006, có nhiều đoạn rất cảm động về sự kiện đón tàu 235. Cuốn nhật ký dành nhiều đoạn kể về thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh. Đó là sự day dứt, tiếc thương, cảm phục của Huỳnh Hường đối với người đồng đội, người bạn một thời học tập, rèn luyện, chiến đấu cùng nhau. “Tai nạn thì gặp nhau mà mình đã bất lực không làm được gì, chỉ đứng đó mà ngó và tự đào mồ để chôn cất người bạn thân của mình... Vinh là người được biết từ cái ngày 14 anh em F324 được tuyển ra Bộ Tổng đi học (8-1955). Rồi gặp nhau cùng học ở trường Cao chuyên Hải quân Trung Quốc. Vinh sang trước một năm, tôi sang sau cùng nhập lại ở Thanh Đảo, nhiều bữa hai đứa rủ nhau đi dạo biển, dạo phố....

    Day dứt, xót xa, tiếc thương trong những trang viết của Huỳnh Hường là người tự tay đào mồ chôn cất người bạn thân mà không biết đó là bạn mình.

    “Sáng 10-3-1968, không ngờ tay tôi lại đặt nơi yên nghỉ cuối cùng của người bạn thân- Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh, anh đã hy sinh rất anh dũng. Xung quanh Vinh, Thứ đã xảy ra một trận kịch chiến. Trên người Vinh mặc một áo bu-dông vải Trung Quốc rất đẹp, có kéo phéc-mơ-tuya, quần đùi, 2 chân có 2 vết thương đã được băng lại, người chết đã lâu, khô nước, chỉ còn da bọc xương nên không nhận ra người bạn mình. Sau này kể lại cho các đồng chí còn sống: An, Phong, Tuyến, Thật và Mai mới biết đấy là Phan Vinh- người thuyền trưởng thân yêu của họ, người bạn thân thiết của tôi...”.

    Huỳnh Hường đã khâm phục, tự hào: “Vinh ơi! Vinh đã làm tròn nghĩa vụ của một người con đối với Tổ quốc. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh- Tổ quốc và nhân dân đời đời biết ơn bạn. Mình sẽ nhớ mãi và sau này nếu còn sống mình sẽ kể lại chiến công anh hùng, sự hy sinh dũng cảm của Vinh cho các bạn cũ cùng nghe”...

    Nhưng thật tiếc, 3 năm sau, Huỳnh Hường cũng hy sinh trong chuyến công tác bị địch phục kích.

    [​IMG]
    Bia tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ tàu 235 hy sinh. Ảnh tư liệu.

    Sau 7 năm kiên cường bám trụ, bí mật làm nhiệm vụ tại chiến khu Hòn Hèo, gần 10 cán bộ, chiến sĩ C5 đã hy sinh anh dũng. Năm 1973, sau Hiệp định Pa-ri, tình hình chiến trường thay đổi, đơn vị C5 được giải thể.

    Đất nước thống nhất, cái tên C5 tuy không được nhiều người biết đến, nhưng những chiến công thầm lặng của chiến sĩ C5 vẫn còn in đậm, là niềm tự hào của người dân Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Năm 2003, xã Ninh Phước vinh dự được đón nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", 13 chiến sĩ C5 ở khắp mọi miền được mời về tham dự, thăm lại chiến trường xưa, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm... Họ rất hạnh phúc vì được coi như là những "đứa con" của mảnh đất anh hùng này.

    Niềm vui nữa đến với chiến sĩ C5 khi năm 2006, cán bộ, chiến sĩ đơn vị được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng Kỷ niệm chương "Đường Hồ Chí Minh trên biển". Đó là sự ghi nhận công lao của những người đã góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển...

    Thu Hương
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỷ niệm một chuyến đi tiếp nhận tàu do Trung Quốc viện trợ

    Từ năm 1972, nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và cán bộ theo đường biển vào chiến trường miền Nam phục vụ chiến đấu tuy không còn căng thẳng như những năm đầu, nhưng Đoàn 125 vẫn thường xuyên có những chuyến tàu đưa hàng vào những vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh cực Nam Nam Bộ. Các tàu được trang bị tốt hơn, có máy thông tin, báo vụ, ra-đa dẫn đường...; có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, thủy thủ từng bước được nâng cao về trình độ nghiệp vụ. Tuy phải giữ bí mật tuyệt đối về thời gian, địa điểm xuất phát nhưng địa điểm đã thuận lợi hơn, các tàu có sự chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận xăng dầu, vũ khí, khí tài cũng như lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bảo đảm hành quân dài ngày. Đó là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, thủ trưởng Quân chủng Hải quân; sự quan tâm chu đáo của các cơ quan trong Quân chủng về mọi mặt. Cùng với sự chủ động, sáng tạo, tinh thần quyết tâm “đi đến cùng”, “tất cả vì miền Nam thân yêu” của cán bộ, thủy thủ trên các con tàu không số.

    Để hiệu quả vận tải ngày càng cao, vấn đề đặt ra là phải nâng cao được chất lượng các con tàu đi làm nhiệm vụ. Tàu của Đoàn 125 là loại tàu vận tải quân sự, được thiết kế bảo đảm cất chứa được nhiều hàng nhất; đồng thời, được trang bị các trang thiết bị kỹ thuật hàng hải cũng như các loại vũ khí sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu hoạt động, tác chiến độc lập, đi xa, đi dài, chịu được sóng to, gió lớn. Tuy nhiên, các tàu đang sử dụng có tuổi thọ đã giảm, chất lượng thấp, các trang bị kỹ thuật hàng hải đi cùng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác vận tải biển. Vào những năm cuối thập niên 60, các xưởng đóng tàu ở trong nước đã tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm theo phương hướng đáp ứng yêu cầu đi xa, hoạt động độc lập, trữ lượng xăng, dầu mang theo lớn. Nhưng do hạn chế về trình độ thiết kế và sản xuất của các xưởng trong nước nên tuy nhiều tàu đã được đóng và đưa vào sử dụng nhưng còn nhiều khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh.

    [​IMG]
    Đưa hàng hóa lên Tàu không số chuyển vào Nam. Ảnh tư liệu.

    Đi đôi với việc tự thiết kế, sản xuất tàu ở trong nước, việc đặt hàng các loại tàu có tải trọng, kích thước, năng lực vận tải lớn hơn từ ngoài nước là một yêu cầu tất yếu có tính khách quan của nhiệm vụ vận tải của Đoàn. Từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 70, Đoàn 125 đã có những con tàu vận tải có tải trọng hơn 200 tấn, với trang thiết bị ngày càng hiện đại như tàu Nhật Lệ... Những tháng cuối năm 1970, Đoàn 125 tổ chức thêm 14 chuyến hàng vận chuyển chi viện chiến trường, song chỉ có 4 chuyến thành công, còn 10 chuyến khác gặp địch ngăn chặn phải quay về. Tháng 12-1970, theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Đoàn 125 tạm ngừng vận chuyển để tìm phương thức mới phù hợp hơn.

    Có điều kiện củng cố lại toàn diện, Đảng ủy, Chỉ huy Đoàn 125 tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đồng thời ra sức tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa lại những tàu hư hỏng cũng như trang thiết bị trên tàu. Sang giữa năm 1971, để chi viện kịp thời vũ khí cho chiến trường miền Nam chiến đấu, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn phát triển mới. Quân chủng tiếp tục giao cho Đoàn 125 tổ chức các chuyến tàu chở vũ khí bằng đường biển chi viện chiến trường, với phương thức vận chuyển vòng xa, qua Hải phận quốc tế xuống tận cùng phía Nam đất nước. Những chuyến đi thành công của Đoàn 125 đã mở ra khả năng mới để Quân chủng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ vận tải biển trong những năm tiếp theo. Đồng thời, cũng trong thời gian này, Đoàn 125 tổ chức tiếp nhận thêm một số tàu mới, hiện đại hơn, góp phần đưa năng lực, hiệu suất vận tải cao hơn trước.

    Đầu tháng 4-1972, Quân chủng giao cho Đoàn 125 (lúc này đóng quân tại Hải Nam, Trung Quốc) tổ chức một đoàn gần 50 người, trong số đó có tôi (Trần Thế Dân), do đồng chí Đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy đi tiếp nhận tàu do Bạn viện trợ tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Trước khi đi, chúng tôi được quán triệt, lần tiếp nhận này là một đợt lớn, vừa nhận tàu, vừa đồng thời tổ chức học tập ngay tại chỗ về cách sử dụng và sau đó đưa tàu về đơn vị. Vì vậy, mỗi một cán bộ, chiến sĩ trong đoàn cần học tập, nghiên cứu nghiêm túc để nắm bắt khoa học kỹ thuật mà do cán bộ Bạn trao đổi.

    Chúng tôi hành quân bộ đến thành phố Quảng Châu. Tại đây, đã có các đồng chí cán bộ của Hạm đội Nam Hải ra đón và đưa chúng tôi về ở khách sạn. Ổn định chỗ ở xong, chúng tôi tập trung tại Hội trường nghe đồng chí Đoàn trưởng quán triệt nhiệm vụ và nhắc nhở việc quan hệ, tiếp xúc với bạn. Họp xong, đồng chí Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tới thăm Đoàn. Đồng chí bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị và chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Trung Quốc - Việt Nam, đồng thời chia sẻ, được trao cho Đoàn những chiếc tàu hiện đại, theo đơn hàng của Việt Nam là một vinh dự to lớn của cán bộ chiến sĩ Hạm đội. Đồng chí coi đây là gián tiếp cùng Đoàn hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của chúng ta. Đồng chí Đoàn trưởng đáp từ, cảm ơn Bạn và hứa sẽ tiếp thu khoa học kỹ thuật, nắm vững trang thiết bị trên tàu để khai thác, sử dụng tốt nhất tàu do Bạn viện trợ.

    Sang ngày thứ ba, 16-4-1972, chúng tôi được Bạn đưa đến thăm Hạm đội và các tàu ta tiếp nhận. Lần nhận tàu này, Bạn bàn giao cho Đoàn bốn (04) tàu chở hàng quân sự. Tàu có chiều dài khoảng trên, dưới 50 mét, lượng giãn nước lớn. Đây là loại tàu mới được đóng theo dạng tàu đánh cá, Đài chỉ huy ở phía trước sơn màu trắng, mũi tàu và thân tàu sơn màu xanh, có hai khoang chứa hàng rất rộng lùi về phía sau, có cả cột buồm và cần cẩu ở từng khoang hàng, nhìn hình thức bên ngoài tàu khác hoàn toàn so với các loại tàu vận tải quân sự của Đoàn hiện có. Khi neo đậu tại cảng, cả 4 tàu trông đều tăm tắp và mới.

    Chúng tôi được Bạn đưa đi tham quan tàu một lượt và nghe giới thiệu chi tiết về tính năng kỹ, chiến thuật của tàu. Đài chỉ huy tàu được bố trí khá rộng rãi, bảo đảm chỉ huy và hoạt động tác nghiệp hàng hải và chuyên môn... Tàu được trang bị các loại máy móc hiện đại như máy đo độ sâu của vị trí tàu hoạt động, máy dò tìm chướng ngại vật ngầm dưới mặt nước, máy dò tìm thủy lôi.... Tàu được thiết kế có nhiều vị trí rất hợp lý cho tác nghiệp của nhân viên kỹ thuật và của thủy thủ. Từ đài chỉ huy trên cao phía trước mũi tàu, thuyền trưởng có thể quan sát toàn bộ hoạt động của các vị trí công tác ở cả phía trước và sau tàu, đặc biệt là hoạt động của thủy thủ mặt boong, trong việc cập, rời tàu cũng như khi tàu hoạt động trên biển. Các vị trí súng cũng bố trí phù hợp. Tàu được trang bị các loại súng 12,7mm, 14,5mm, súng DKZ... trang bị cá nhân có súng AK, RPĐ, B40, B41... với đầy đủ cơ số đạn dược dự trữ đi kèm. Hai khoang chứa hàng của tàu nằm chìm xuống dưới và rất rộng, có thể chứa được hàng chục tấn hàng hóa. Ở mỗi khoang lại có cần cẩu để cẩu và sắp xếp hàng. Khoang ngủ của thủy thủ được bố trí gọn, đẹp và chia thành nhiều ngăn khác nhau rất phù hợp, giường nằm hai tầng, có quạt cá nhân và có cửa nhỏ nhìn được ra ngoài.

    Sau khi cùng đoàn đi tham quan, theo chuyên môn của từng người, chúng tôi ai ngành nào thì cùng các đồng chí Trung Quốc ngành đó đi tiếp nhận bàn giao. Tôi theo sĩ quan ra-đa của Bạn cùng người phiên dịch vào phòng tác nghiệp ra-đa trên đài chỉ huy, tìm hiểu loại ra-đa mình sẽ nhận. Qua Bạn giới thiệu, ra-đa của tàu là loại máy mới, đã được nghiên cứu cải tiến nhiều so với các loại ra-đa trên tàu trước đây, toàn bộ mạch điện là mạch bán dẫn và sử dụng bóng bán dẫn, mạch vi điện tử thay thế cho các loại bóng điện tử. Vì vậy, các hệ thống máy móc được bố trí rất gọn trong một khối ngay trên đài chỉ huy. Khi Bạn mở máy hoạt động, màn huỳnh quang hiện lên vệt quét quay tròn. Hình các tín hiệu đưa về nổi rõ mồn một, rất sắc nét và không bị nhiễu.

    Nhận bàn giao máy lần này tôi thực sự lo lắng, vì nó khác hoàn toàn so với loại máy mình học trong nhà trường cũng như các loại máy khác. Các loại máy trước tôi sử dụng bóng điện tử cho các loại mạch điện, còn đây là mạch bán dẫn, không biết có khó lắm không, tiếp thu nhanh hay chậm? Kết thúc ngày đầu tiên làm việc với Bạn, khi về đến nơi ở, tôi báo cáo với thuyền trưởng. Anh động viên cứ cố gắng tiếp thu những kiến thức Bạn trao đổi, ta có thời gian, đồng chí nên tận dụng để học cho tốt.

    Buổi tối hôm đó là tối ngày 16-4-1972, đây là một ngày không thể quên được của tất cả chúng tôi, những người đi nhận tàu. Bảy giờ tối, chúng tôi dự chiêu đãi tại Nhà khách. Khi đã ngồi vào vị trí, Đồng chí Chính ủy Hạm đội Nam Hải đứng lên phát biểu ý kiến. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khỏe của Đoàn, đồng chí thông báo ngay tình hình chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam. Theo đó, rạng sáng ngày hôm nay (16-4-1972), đế quốc Mỹ đã huy động hàng trăm lần chiếc máy bay, kể cả máy bay B52, ồ ạt đánh phá vào các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó có thành phố cảng Hải Phòng. Tại đây, liên tục trong ngày, địch huy động hàng trăm lần chiếc máy bay từ ngoài khơi, mở các cuộc đánh phá nhiều địa điểm của thành phố. Bom đạn địch rải suốt từ Sở Dầu, Bính Động, Nhà máy xi măng, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Xưởng 46 Hải quân đến bến phà Bính và khu vực cảng, đã giết hại đồng bào ta ở khu vực Thượng Lý, gây tổn thất nhiều tài sản cho nhân dân. Quân và dân thành phố Hải Phòng đã kiên cường chiến đấu, bắn rơi 10 máy bay địch và bắn bị thương nhiều chiếc khác. Tiếp đó, đồng chí động viên chúng tôi bình tĩnh, yên tâm tiếp nhận tàu và khẳng định tình đoàn kết giữa hai dân tộc.

    Tin Mỹ cho máy bay ném bom đánh phá trở lại miền Bắc làm mỗi người chúng tôi hết sức lo lắng, trong lòng mọi người đều như có lửa đốt khi biết rằng ngay Quân cảng của Đoàn tại Thủy Nguyên (Hải Phòng) cũng bị máy bay địch đánh phá dữ dội gây nhiều thiệt hại. Trong đoàn lại có nhiều đồng chí có gia đình, người thân đang làm ăn, sinh sống ở Hải Phòng.

    Những ngày tiếp theo, tin tức chiến sự luôn được các đồng chí Bạn thông tin kịp thời, đầy đủ, giúp cho anh em nắm được tình hình ở quê nhà. Mặc dù rất sốt ruột nhưng tất cả chúng tôi đều quyết tâm học tập. Khi gặp những vấn đề khó về chuyên môn thì mạnh dạn hỏi Bạn. Mặc dù việc tiếp thu phải qua phiên dịch, nắm những vấn đề về tính năng kỹ thuật đều không đơn giản, nhưng anh em chúng tôi, mỗi người một việc, trong khi mỗi tàu chỉ có một đồng chí phiên dịch, thế là cứ người này gọi lại đến người kia kêu, lúc thì ghi ghi, chép chép, rồi đối chiếu, so sánh, lúc thì mở tung cả máy ra xem xét từng mạch điện. Tôi trèo lên ăng-ten thu, tháo cả chụp ăng-ten rồi lần theo mạch điện, khi xuống tới máy phát tín hiệu thì kiểm tra từng đầu mối. Ngoài việc học lý thuyết, Bạn còn thực hành hướng dẫn chúng tôi các động tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng, tập hàn, lắp mạch điện và bàn giao đầy đủ phụ tùng, vật tư, linh kiện thay thế đi cùng.

    Ngày nào chúng tôi cũng cặm cụi với công việc nghiên cứu, học tập. Chúng tôi ý thức được đây là cơ hội để mỗi người nắm chắc chuyên môn của mình, có như vậy thì khi đi công tác dài ngày, hoạt động độc lập trên biển mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, ai cũng cố gắng tập trung, học hỏi những vấn đề kỹ thuật do Bạn đặt ra, cũng như thực hành vận hành máy móc trong lúc có Bạn hướng dẫn bên cạnh. Đặc biệt là việc xử lý những tình huống hỏng hóc phức tạp cũng như những hư hỏng thường gặp trong tác nghiệp, nguyên nhân và cách khắc phục, hay những trường hợp phải thay thế cụm chi tiết máy...

    Tổ tiếp nhận ra-đa của tôi có 4 đồng chí ở 4 tàu khác nhau, nhưng trong công việc, chúng tôi luôn trao đổi thông tin những nội dung tiếp thu hằng ngày. Đồng chí tổ trưởng là một người đã có thâm niên nhiều năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm sử dụng và sửa chữa, chúng tôi cứ bám lấy anh để nêu vấn đề học hỏi, và qua anh đề đạt với đồng chí Bạn nắm chắc cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy và cách xử lý tình huống hư hỏng thông thường. Cuối buổi chiều, chuẩn bị kết thúc ngày làm việc, đồng chí Thuyền trưởng lại đến từng bộ phận nắm bắt tình hình. Chúng tôi báo cáo kết quả học tập, đề xuất với Thuyền trưởng những vướng mắc để đồng chí hội ý trong giao ban và nêu vấn đề với Bạn.

    Hơn hai tuần tiếp thu trang bị kỹ thuật mới, cơ bản chúng tôi đã tự khai thác, sử dụng tương đối thành thạo máy móc của mình. Ngoài ra, chúng tôi còn học chéo một số loại khác như báo vụ, máy đo sâu, công việc mặt boong để hỗ trợ làm việc khi cần thiết. Cuối đợt học, cả 4 tàu tổ chức hội thao đánh giá kết quả tiếp nhận. Chúng tôi mở máy, thực hành bắt tín hiệu ra-đa trên màn hình, báo cáo cự ly, khoảng cách các điểm mục tiêu, sau đó đồng chí giám khảo kiểm tra trên máy... Kết thúc hội thao, chúng tôi được đánh giá đạt khá trở lên.

    Tuy chỉ hơn 20 ngày sinh hoạt, học tập cùng với Bạn nhưng trong lòng ai cũng có những kỷ niệm hết sức sâu sắc và thực sự ấn tượng với phương pháp, tác phong làm việc khoa học, tận tình, chu đáo của Bạn.

    Đầu tháng 5-1972, việc nhận tàu mới hoàn thành, chúng tôi đã nắm chắc kiến thức chuyên môn của mình, tự tin làm việc và sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu và hoạt động độc lập dài ngày trên biển cũng là lúc Đoàn có lệnh đi công tác. Buổi tiễn Đoàn chúng tôi tại thành phố Quảng Châu trở về đơn vị diễn ra xúc động. Sau ba hồi còi dài chia tay, tàu chúng tôi nổ máy, rời bến theo một hàng dọc trong tiếng chúc sức khỏe, tạm biệt của Bạn và tăng tốc lướt sóng hành quân về đơn vị an toàn, trong niềm vui chào đón của đồng chí, đồng đội ở nhà.

    Đại tá Trần Thế Dân

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/307/309/309/163362/Default.aspx
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảy lần truy điệu sống trên tàu không số

    [​IMG] - Những ngày này, khi cả nước đang chuẩn bị kỉ niêm 50 năm ngày thành lập đoàn tàu không số, kí ức về những tháng ngày lênh đênh trên biển, đối mặt hiểm nguy trên con tàu không số lại trở về vẹn nguyên như mới ngày hôm qua trong tâm trí người cựu binh Ngô Tất Tiến 66 tuổi, ở thôn Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.

    7 lần truy điệu sống

    Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Nhân Trạch, năm 1964, khi chưa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Ngô Tất Tiến đã xung phong nhập ngũ.
    Sau những thủ tục gắt gao, cuối cùng chàng trai vùng biển cũng được tuyển vào đơn vị hải quân, rồi tham gia vào “đoàn tàu không số” hiệu C55D2 Lữ đoàn 125 chở vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm… bí mật bằng đường biển tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
    [​IMG]
    Ông Tiến tự hào về hình ảnh đoàn tàu không số, nơi gắn bó với ông trong nhiều năm với 7 lần truy điệu sống. Ảnh: Trần Văn

    “Ngày đó để được tuyển vào chiến sĩ vận tải của đoàn tàu không số là khó khăn lắm. Tui sinh ra rồi lớn lên ở biển, quen với sóng nước, nắm rõ quy luật đường biển, lý lịch tốt… nên mới được tuyển vào.
    Gia nhập vào đoàn tàu không số, chúng tôi được làm công tác tư tưởng ngay từ đầu. Biết nhiệm vụ bí mật, vô cùng nguy hiểm nhưng tất cả anh em chúng tôi đều vui vẻ. Sẵn sàng cống hiến, hi sinh” - ông Tiến tự hào kể lại.

    Làm nhiệm vụ đặc biệt, bí mật, hiểm nguy nên trước mỗi chuyến đi là anh em trên “đoàn tàu không số” đều được làm lễ truy điệu sống.
    Chiến sĩ Ngô Tất Tiến ngày đó đã có 7 lần cùng các anh em trên con tàu không số hiệu C55D2 được tổ chức truy điệu sống.

    “Dù biết nguy hiểm, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng chúng tôi không hề sợ hãi. Luôn xác định sống hết mình vì tổ quốc, sẵn sang hi sinh cho Tổ quốc” - ông Tiến hùng hồn.

    Trên con tàu không số, ông Tiến còn nhớ như in những người đồng chí, đồng đội. Tàu của ông có tất cả 17 người, thành lập hẳn một chi bộ.
    Thuyền trưởng là đồng chí Phan Vinh, người Điện Bàn, Quảng Nam. Thuyền phó là đồng chí Hồ Đức Thắng ở Trà Vinh, các anh em gồm anh Nô ở Gia Lai, anh Quế ở Trà Vinh…

    Với ông Tiến, niềm tự hào trong cuộc đời ông, của tập thể tàu không số hiệu C55D2 là trong những lần truy điệu sống.
    Càng tự hào hơn khi trên chuyến tàu đó, có 2 người được phong anh hùng là thuyền trưởng Phan Vinh và thuyền phó Hồ Đức Thắng.

    Sống chết trong gang tấc

    Tham gia đoàn tàu không số, hiệu C55D2, ông Tiến đã cùng đoàn thực hiện được 7 chuyến, vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm… cho tiền tuyến miền Nam.
    [​IMG]
    Hình ảnh oai hùng của những con tàu không số huyền thoại trên biển Đông. Ảnh tư liệu

    Kỉ niệm ấn tượng nhất là chuyến đi lần thứ 3 vào tháng 8 năm 1964. Trong chuyến này, tàu của ông có nhiệm vụ đặc biệt là chở 3 cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng bí mật vào miền nam nhận công tác.
    Trên tàu còn vận chuyển gần 100 tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men… xuất phát từ cảng Hải Phòng đi qua trục hạm Trung Quốc rồi theo hải phận quốc tế tiến về miền Nam.

    Lênh đênh trên biển 3 ngày, khi mới đáp vào bến Trà Vinh thì không may tàu bị mắc cạn.
    “Lúc đó chúng tôi được lệnh của thuyền trưởng Phan Vinh chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, nếu giặc phát hiện, ập đến thì sẽ dùng thuốc nổ phá hủy con tàu để giữ bí mật. Trước tình hình đó, tôi cùng đồng chí Nô người Gia Lai, đồng chí Quế người Trà Vinh được giao nhiệm vụ bí mật hộ tống 3 cán bộ về đơn vị mới".

    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông Tiến cùng anh em trở lại tàu bốc hàng suốt đêm cho đến 12h trưa ngày hôm sau thì thủy triều lên, thuyền nổi dần, việc phá hủy tàu đã không xảy ra.
    Sau đó anh em tập trung xuống tàu ăn liên hoan rồi nhanh chóng ra Bắc chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo.

    Rồi vào tháng 10/1965, khi thuyền đang lênh đênh ngoài hải phận quốc tế thì máy bay của Mĩ quần thảo trên bầu trời, chao liên tục xuống kiểm tra.
    "Chúng tôi được lệnh cứ bình tĩnh, chủ động mang lưới ra **** trang là tàu ngư dân đang đánh cá. Thế là chúng nó đã bị đánh lừa, máy bay đã bay vút lên cao rồi bỏ đi".

    Hậu phương một lòng
    [​IMG]
    Ông Tiến vững vàng vì có hậu phương một lòng ủng hộ

    Làm nhiệm vụ đặc biệt, hiểm nguy. Bố là liệt sĩ, anh trai cũng biền biệt ở chiến trường miền nam nên khi đang làm nhiệm vụ, mẹ ông cứ hối thúc ông lấy vợ kẻo chẳng may trúng bom, đạn thì…

    Thế là trong một lần được nghỉ phép về nhà vào tháng 10/1969.
    Qua sự giới thiệu của người quen, ông Tiến đã gặp cô gái trẻ xinh đẹp Nguyễn Thị Hát khi đó đang làm công tác an ninh xã, một **** viên trẻ, năng động.
    Thời gian gấp gáp, ông Tiến đã không ngần ngại nói rõ mong muốn của mình.

    Thấu hiểu nhiệm vụ đặc biệt của chàng trai hải quân, cô Hát xin cha mẹ cho hai gia đình gặp nhau bàn chuyện. Thế là biết nhau không đầy một tuần thì hai người tổ chức đám cưới.

    “Lễ cưới trong thời buổi chiến tranh đơn giản lắm chú à. Chỉ làm một mâm cơm, đại diện gia đình hai bên gặp nhau là xong” - bà Hát nhớ lại.

    Niềm hạnh phúc ngọt ngào của đôi vợ chồng trẻ mới cưới chỉ được 4 ngày thì ông Tiến hết phép, lại phải ba lô lên đường làm nhiệm vụ.
    “Tui buồn lắm nhưng biết làm răng được. Vì nhiệm vụ của chồng nên tui cũng cố che giấu nỗi buồn, động viên chồng yên tâm mà đi công tác”.

    “Chồng đi biền biệt không tin tức, nhiều người đã bàn tán này nọ nhưng tui không bao giờ lay chuyển. Là một **** viên tui thấu hiểu, tin tưởng và giữ trọn niềm tin, chờ đợi ông ấy”, bà Hát thật thà kể.

    Đến năm 1976, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, ông Tiến xin phục viên trở về quê hương. Tuổi xế chiều, hai ông bà chỉ ở nhà chơi với mấy đứa cháu nhỏ.

    Kể chuyện về một thời bom đạn, tình yêu thời khói lửa của ông bà cho các cháu nghe. Thỉnh thoảng có người bạn lính đến chơi họ lại ngồi bên nhau ôn lại những kỉ niệm hào hùng một thời về huyền thoại đoàn tàu không số.

    Trần Văn – Duy Tuấn
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân chứng sống từng đóng ‘tàu không số’

    [​IMG] – Làng nghề đóng tàu có thâm niên hơn 700 tuổi, tại thôn Trung Kiên, xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã gánh vác nhiều trọng trách trong cuộc chiến tranh vây ráp trên biển. Những người thợ tài hoa nơi đây đã hoàn thành những sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao phó, chế tác ra những con tàu.


    Và mãi sau này họ mới biết, đó là những đoàn tàu không số hạ thuỷ phục vụ cho một con đường mang tên “đường *********** trên biển”.

    Ký ức đóng những con tàu đặc biệt

    Dù đã bước sang cái “tuổi xưa nay hiếm”, nhưng cụ Phan Anh Phúc (SN 1933) là nhân chứng đóng những con tàu không số duy nhất còn sống tại làng nghề Trung Kiên.
    Mỗi lần nhắc đến về ký ức đóng tàu không số, cụ Phúc vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc lúc cấp trên giao làm nhiệm vụ đóng những con tàu huyền bí.
    [​IMG] Cụ Phan Anh Phúc (78 tuổi) nhân chứng sống duy nhất còn lại sống tại làng nghề đóng tàu Trung Kiên - Ảnh: Quốc Huy
    Cụ Phúc kể: “Thế mã đã 50 năm rồi, cái ngày mà Đội thuỷ văn Uỷ ban thống nhất Trung ương giao nhiệm vụ đóng tàu, sửa tàu. Cái tên gọi là tàu không số thì sau này tôi mới được biết, chứ trước đó, khi đóng tàu chỉ biết mình đang làm một nhiệm vụ đặc biệt. Và ai nấy đều hăng say làm ra những con tàu dưới sự giám sát chỉ đạo của cán bộ rất nghiêm ngặt”.

    Đó là khoảng thời gian từ năm 1959 đến những năm đầu tiên của thập niên 70. Những người thợ nơi đây được tuyển chọn đều có tay nghề cao, để làm ra những con tàu khác thường từ kiểu dáng đến kết cấu. Chính những con tàu năm xưa đó, đã tạo nên một huyền thoại trên biển Đông.

    Theo nhiều tài liệu tổ hợp trong Ban liên lạc Cựu chiến binh đoàn tàu không số Nghệ Tĩnh năm xưa, những con tàu do HTX Trung Kiên đóng đều được **** trang kỹ càng dưới hình thức những con tàu đánh cá của các ngư dân và giao cho đoàn đánh cá sông Gianh do Tiểu đoàn 603 **** trang.
    Những con tàu không số mỗi khi hạ thuỷ đều có 2 lớp vỏ với 4 khoang, phía trên là để dụng cụ đánh bắt cá và khoảng trống ngầm phía dưới là để chở lương thực và vũ khí.

    Rồi những con tàu đầu tiên cũng được hạ thuỷ, khởi hành trên biển do đồng chí Nguyễn Bất chỉ huy vào đêm 30 Tết, nhưng chẳng may khi con tàu này đến bờ biển Hồ Chuối (tỉnh Quảng Nam) thì bị địch phát hiện và bắt giữ. 5 trên 6 người đã anh dũng hy sinh.

    Lần lượt con tàu thứ 2 hạ thuỷ tiếp tục xuất phát từ làng đóng tàu Trung Kiên đã cập bến Vạm Lũng (tỉnh Cà Mau) an toàn vào tháng 4/1962, ngày đó cũng là chính thức khai thông những chuyến hàng đầu tiên trên biển vào chiến trường miền Nam ruột thịt.
    [​IMG] Thi thoảng nhớ nghề, cụ Phúc vẫn thường ra xưởng đóng tàu xem bậc đàn em đóng những con tàu lớn ra khơi. Ảnh: Quốc Huy
    Cụ Phúc còn nhớ như in những người thợ đóng những con tàu đặc biệt ấy: “Thế hệ của tôi là bậc em út đóng và sửa chữa những con “tàu không số”, tôi tham gia cùng một nhóm thợ gồm 6 ông cháu vào năm 1968, bao gồm: ông Nguyễn Trọng Sinh; ông Phạm Quang Cảnh; ông Nguyễn Trọng Kỳ; ông Hoàng Văn Bé và ông Nguyễn Văn Diện, hầu hết các cụ đã khuất núi.

    Ngày đó, tôi mới xuất ngũ trở về làng thì được ông Mến, Chủ nhiệm HTX đóng tàu (ông Nguyễn Thân Mến là Anh hùng lao động - PV). Một hôm ông Mến gọi tôi ra xưởng đóng tàu và giao nhiệm vụ đóng con tàu loại mới và có kết cấu làm 4 khoang, tàu chia làm 2 lớp vỏ.

    Trong lúc làm, có lần tôi hỏi đóng tàu như thế để làm gì? Nhưng cũng không được trả lời rõ ràng và chỉ biết đó làm một nhiệm vụ bí mật và phải được giữ kín.

    Thi thoảng, cụ Phúc vẫn ra ngoài xưởng đóng tàu ngày trước để xem các thế hệ sau đóng những con tàu mới, ở đó, có những người thợ tâm huyết với truyền thống của làng nghề, ngày đêm sáng tạo cho ra những con tàu hạ thuỷ chắc chắn.

    Dựng lại mô hình lưu truyền cho thế hệ sau

    Làng nghề Trung Kiên xưa gọi là Hoàng Lao, cuối triều Nguyễn gọi là xã Trung Kiên thuộc tổng La Vân, huyện Hưng Nguyên và đến1954 cho đến nay thuộc xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc).
    [​IMG] Ông Nguyễn Gia In (ảnh trái) và cụ Phan Anh Phúc (ảnh phải): “Chúng tôi không muốn “mặc cả” với lịch sử để đổi lấy vinh danh cho làng nghề”. Ảnh: Quốc Huy
    Về làng nghề Trung Kiên bây giờ, từ đầu cổng làng đến cuối thôn dần thưa tiếng đục, tiếng máy cưa xẻ gỗ. Ông Nguyễn Gia In, Chủ nhiệm HTX đóng tàu Trung Kiên cho biết: “Trong tất cả 6 thôn thì có 4 thôn chuyên làm nghề mộc và đóng tàu, 2 thôn còn lại chủ yếu là đi biển và làm nghề phụ khác. Với 1.000 lao động thì có 450 người làm nghề đóng tàu'.

    Năm 2003 HTX đang còn 28 cơ sở đóng tàu, nhưng nay chỉ còn lại 10 cơ sở. Trước đây xưởng đóng tàu Trung Kiên là có quy mô nhất cả khu vực miền Bắc và đã có một Anh hùng lao động Nguyễn Thân Mến.

    Ông chủ nhiệm HTX làng nghề Trung Kiên đã bước ra ngoài tuổi 60, nhưng ông vẫn còn nhớ, ngày các bậc cha chú đóng những con tàu không số, khi đó ông đang còn là trẻ con, chỉ đứng ngoài nhìn vào mà không được tiếp cận để xem đóng tàu.

    “Chính mảnh đất mà ta đang ngồi nói chuyện đây là nơi đã đóng những con “tàu không số”, chính thức là đóng được 5 con tàu và sửa chữa thì nhiều tàu lắm”, ông In khẳng định.

    Ông Ngô Xuân Mến, Chủ tịch UBND xã Nghi Thiết cho biết: “Làng nghề Trung Kiên được công nhận từ năm 2004, chúng tôi đã gửi hồ sơ ra Bộ tư lệnh Hải quân từ năm 2007, đã 5 năm rồi vẫn chưa có người về xác minh toàn bộ hồ sơ. Rất mong mỏi nhà nước sớm xác nhận đơn vị là nơi từng đóng những con “tàu không số”.

    Những băn khoăn, mong mỏi, hy vọng của làng nghề này lại gửi gắm vào đợt kỷ niệm 50 năm ngày những đoàn tàu không số đầu tiên xuất quân (23/10/1961 – 23/10/2011).

    “Sự thật lịch sử là thế hệ cha ông chúng tôi đã đóng những con tàu không số, chúng tôi không muốn “mặc cả” để đổi lấy vinh danh công nhận nơi đây là đóng tàu không số. Làng nghề chúng tôi có cách đây 700 năm.
    Sắp tới chúng tôi sẽ đóng những mô hình, mô phỏng lại con tàu không số để lưu truyền lại cho con cháu. Nếu không thì những thế hệ sau này sẽ lãng quên và không còn biết gì nữa…”.

    Quốc Huy - Duy Tuấn
  6. tredangnga

    tredangnga Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    5
    http://www.tienphong.vn/phong-su/512244/thuyen-truong-tau-khong-so-an-danh.html

    Chuyến thứ 5 xuất phát vào tháng 4-1968, lần này đi bằng tàu nhỏ nhanh, lộ trình sát bờ, chở từ 7 tấn hàng do thuyền trưởng trực tiếp lái. Lần này, “hàng” chủ yếu là tên lửa bộ binh, thuốc nổ sức công phá rất lớn. Đội hình có 2 tàu do Hoàng Hữu làm phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng, còn tàu số 2 do thuyền trưởng Võ Đán lái. Lái tàu này đòi hỏi có sức khỏe rất tốt. Tàu chạy với tốc độ trên 100 hải lý/giờ, cột nước cao tới 25 m, lân tinh trắng xóa. Nên chỉ một đêm, 15 giờ chiều ăn cơm, 18 giờ tàu ở Long Châu, 23 giờ tàu đã “bay” đến Đà Nẵng chỗ Cù lao Chàm vào, giao hàng xong ra ngay, sáng đã về tới căn cứ Đồ Sơn.
    Sau một đêm bay trên biển, người khỏe như bác Hữu mà vẫn mệt rã rời, lên bờ tưởng như không bước đi được nữa. Những chuyến vận tải kiểu “đặc công” như thế, đã đáp ứng kịp thời vũ khí đặc biệt cho chiến trường góp phần tạo nên những cơn “bão lửa” dội xuống căn cứ Chu Lai, Đà Nẵng, sân bay Nước mặn khiến đối phương hoàn toàn bất ngờ.
    Chuyến thứ 6 đi vào cuối năm 1968, vẫn bằng phương tiện tàu nhỏ nhanh, chuyến này vào Quy Nhơn, vẫn chở tên lửa bộ binh, chất nổ mạnh, tiểu liên, súng ngắn giảm thanh trang bị cho biệt động... Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của thuyền trưởng Hoàng Hữu bởi sau đó tình hình thay đổi.

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Các bác có thông tin về loại tàu này không? Em có đọc 1 bài viết của bác Dương Danh Dy thì biết tên của nó là tàu "Giải Phóng"
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Các bác nhà mình nhầm chứ thời đó làm gì VN TQ có tàu nào chạy nổi 100 knots

    Đây là danh sách tàu nhỏ của HQ VN TQ 1969-1970

    [​IMG]

    TQ
    [​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Swatow

    [​IMG]
    P-4
    là những con tàu nhanh nhất của Việt Nam thời đó cũng chỉ đạt 40-45 knots

    Trong bài trên có khả năng vì lý do nào đó các cụ không nói đúng một phần sự thật. Có thể là tàu cao tốc như Swatow mang cờ TQ xuất phát từ Hải Nam phi một
    mạch đến hải phận quốc tế ngoài khơi cù lao Chàm, chuyển hàng cho thuyền nhỏ mang vào bờ

    Mỹ đã từng bắt được thuyền nhỏ (không có người hay vũ khí) mang cờ TQ ở bãi biển nào đó gần cù lao Chàm
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các bác cho em hỏi một tí. Theo em được biết thì trong kháng chiến chống Mĩ, nhà mềnh vận chuyển vũ khí nhiều nhất là đường biển nhưng vào Campuchia ở cảng Xihanucvin cơ.
    Theo em nghĩ phương cách vận chuyển và địa điểm vận chuyển hàng như vậy là cực kỳ hợp lý. Bởi vì Mĩ nó có nhược điểm đặc trưng của Tây là tôn trọng chủ quyền quốc gia một cách máy móc như trên bản đồ (tương đối thôi-những lúc chưa có chứng cớ xác đáng[:D] để thuyết phục nội bộ nước nó). Hàng hoá chuyển đến Cam có thể từ tầu LX hay TQ dưới dạng viện trợ....Sau đó đút lót cho chính quyền sở tại để chuyển về VN. Kiểu như buôn lậu bây giờ vậy.
    Theo em đọc hiểu thì cách này khả thi và an toàn nhất (tất nhiên có tổn thất một ít tiền phong bì[:D]). Lúc ấy chính quyền Cam do Xihanuc lãnh đạo cũng tương đối thoải mái. Và thực tế từ đầu những năm 60 cho đến năm 70 (Xihanuc bị lật đổ và Mĩ - Ngụy đánh sang Cam). Đường HCM có năng lực vận chuyển rất kém. Chủ yếu chuyển người và cung cấp nhu cầu cho khối người đó. Sau khi việc vận chuyển sang Cam bị Mĩ phát hiện và chặn đứng (năm 70) thì tuyến đường mòn HCM mới được gấp rút nâng cấp cho vận tải cơ giới ồ ạt. Và năm sau thì Mĩ Nguỵ định cắt nốt tuyến đường đó bằng chiến dịch Lam Sơn 971 (Đường 9 Nam Lào). Sau đó 1 năm nưã là chiến lược của cụ Giáp với lý luận đằng nào cũng vào Nam một nấy hàng, cũng tổn thất một cơ số lính ...trong một tháng. Nếu đi mãi vào Nam dọc đường TS thì số nhân lực và hàng hóa đó cũng rơi rụng dọc đường hết. Cho nên tốt nhất là đánh lớn ở phía Bắc (chiến dịch Quảng Trị 72), kéo quân Mĩ Ngụy cũng như máy bay bom đạn ra ngoài này. Còn miền Nam thì để dân quân du kích đánh nhau với quân Nguỵ.
    Vậy tóm lại cho em hỏi một số câu như thế này:
    - Vai trò chủ đạo của từng hình thức vận chuyển (đường bộ, đường biển qua Cam, đường biển trong nước - tầu không số) tại mỗi thời kỳ 60-70, 70-72, 72-75 như thế nào.
    - Hình thức vận chuyển cụ thể của topic này là các đoàn tầu không số vận chuyển vào Nam đóng vai trò bổ sung quan trọng cho từng địa bàn xa xôi, khó khăn (ven biển) cụ thể tuỳ điều kiện thuận lợi hay chỉ để nghi binh cho hình thức vận chuyển hiệu quả hơn, bí mật hơn là qua Cam.
    Kính mong các bác cùng thảo luận cho ý kiến.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hàng hóa theo ba đường thoả mãn cho nhu cầu tiếp tế tùy thời điểm và tùy khu vực. Ví dụ như vũ khí qua đường Cam pu chia thì thuận lợi cho các tỉnh giáp ranh với Cam pu chia thôi. Vũ khí vận chuyển qua Cam pu chia chủ yếu do tàu TQ, LX ồ ạt cập cảng Xi ha núc vin. Tàu không số chỉ cung cấp một phần nhỏ cho các bến Cam pốt hay Cô công. Sau 1973 thì đường Trường sơn trở thành con đường tiếp tế duy nhất, xe chạy cả ngày và đêm

Chia sẻ trang này