1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Huyền thoại TÀU KHÔNG SỐ - Tập 2



  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Huyền thoại TÀU KHÔNG SỐ - Tập 4



  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Vũng Rô - công và tộiOct 30, '11 5:36 PM
    for everyone Vụ Vũng Rô là sự kiện lớn trong lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển. Một thất bại, dẫn đến rất nhiều khó khăn, hy sinh, mất mát trong những chuyến tàu không số sau đó. Nhưng bây giờ, hầu như chỉ nghe thấy ngợi ca…
    [​IMG]
    Mở đường, mở bến
    Tháng 3-1962, Đoàn 759 cử sáu người, do ông Bông Văn Dĩa phụ trách, thực hiện chuyến trinh sát mở đường trên biển vào Nam. Chuyến đi thành công, thuyền rời cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đêm 10-4, vào đến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn đêm 18-4… Đêm 11-10-1962, tàu gỗ Phương Đông 1 do ông Lê Văn Một làm thuyền trưởng và ông Bông Văn Dĩa làm chính trị viên, chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn vào Cà Mau. Ngày 16-10, tàu đến cửa Vàm Lũng an toàn. Đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức hình thành.
    Cuối năm 1963, Đoàn 759 nghiên cứu mở tiếp các bến ở cực Nam Trung bộ và Khu 5, xác định được các bến là Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên)… Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhắc nhở: Từng chuyến đi vào Khu 5 không được để có một sai sót dù nhỏ, khiến kẻ địch nghi ngờ.
    24 giờ ngày 16-11-1964, tàu 41 do ông Hồ Đắc Thạnh làm thuyền trưởng và ông Trần Hoàng Chiếu làm chính trị viên chở 45 tấn vũ khí rời bến Bãi Cháy vào Vũng Rô. 23 giờ ngày 28-11, tàu vào bến Vũng Rô, chuyển hàng an toàn. Trong tháng 12-1964 và tháng 1-1965, tàu 41 chở thêm 2 chuyến hàng vào Vũng Rô an toàn.
    Công tác vận chuyển vũ khí trên đường biển vào miền Nam đang phát triển thuận lợi, thì xảy ra sự kiện Vũng Rô.
    Sự kiện Vũng Rô
    Ngày 1-2-1965 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 chở 63 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Giao. Do bị tàu và máy bay địch bám theo, tàu nhận lệnh không vào Lộ Giao, mà vào Vũng Rô.
    23 giờ ngày 15-2-1965, tàu 143 vào đến bến Vũng Rô. 3 giờ ngày 16-2, hàng đã bốc dỡ hết, tàu nổ máy định quay ra khơi để trở ra Bắc thì tời neo hỏng. Khi tời neo chữa xong, trời vừa sáng, tàu 143 ngụy trang áp sát vào chân núi, chờ đêm sau thuận lợi sẽ đi.
    Khi đó, trong các trận đánh ở căn cứ Dương Liễu và Đèo Nhông thuộc huyện Phù Mỹ (Bình Định), cách Vũng Rô 180km về phía bắc, quân Sài Gòn bị thiệt hại nặng, phải sử dụng trực thăng chở thương binh về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang. 10 giờ ngày 16-2, một máy bay UH1B tải thương bay qua Đèo Cả, phát hiện "mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”... Đến chiều, tàu 143 hoàn toàn bị lộ, nhiều tốp máy bay địch liên tục tới ném bom xuống khu vực Vũng Rô. Hai thủy thủ được lệnh xuống tàu tìm cách đánh bộc phá, hủy tàu. Song do tàu bị nghiêng một phía, hai người không thể vào được khoang máy, đành bơi vào bờ. Ngày 17-2, địch cho máy bay tiếp tục ném bom dữ dội, đồng thời dùng trực thăng đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống khu vực Vũng Rô…
    Đêm 17-2, một tiểu đội công binh được lệnh đến giúp hủy tàu 143. Bộc phá nổ, nhưng tàu chỉ vỡ đôi. Ngày 19-2, địch đổ bộ thêm quân. Ngày 24-2, địch chiếm các ví trí dọc đường số 1 và các điểm cao đánh xuống. Chỉ huy tàu 143 và chỉ huy bến quyết định rút lực lượng ra khỏi vòng vây. Những ngày cuối tháng 2-1965, địch tiếp tục tăng thêm quân và tổ chức sục sạo quanh khu vực Vũng Rô, tìm ra một số hầm cất giấu vũ khí…
    Tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược
    Bến Vũng Rô và các bến khác ở Khu 5 đã tiếp nhận lượng hàng hóa, vũ khí quan trọng, góp phần chi viện kịp thời cho các lực lượng vũ trang Khu 5 mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 – 1965, giành nhiều thắng lợi. Nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây hậu quả rất lớn. Ngay sau vụ Vũng Rô, Chấp hành chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp đánh giá, đây là một tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược. Tai hại nhất là để địch có bằng chứng rõ ràng về tuyến vận chuyển đường biển, từ đó lập kế hoạch phong tỏa chặt chẽ tất cả các loại phương tiện đi bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam.
    Những yếu kém trong vụ Vũng Rô là nắm địch không chắc, tổ chức chuyển hàng xuống bến chưa chặt chẽ, ngụy trang tàu chưa tốt... Từ đêm 15-2-1965 đến ngày 24-2-1965, có gần 10 ngày nhưng các đơn vị không hủy được tàu 143, không hủy được nhiều kho vũ khí, để lọt vào tay địch.
    Sau vụ Vũng Rô, việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam bị tạm ngưng, đến tháng 10-1965 mới mở lại. Từ đó cho đến năm 1972, hầu như không chuyến đi nào của tàu không số được hoàn toàn yên ổn, trót lọt. Hy sinh, mất mát rất nhiều ...
    Bến Vũng Rô được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1986. Còn bến Vàm Lũng, đến ngày 23-10-2011 mới được trao Bằng công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Bến Vàm Lũng ở ấp Rạch Gốc (Tân Ân, Ngọc Hiển, Cà Mau) là bến được mở đầu tiên của Đường Hồ Chí Minh trên biển, nhưng về địa lý lại là bến xa nhất, bến cuối cùng của tuyến đường. Từ con tàu đầu tiên vào bến Vàm Lũng ngày 16-10-1962 đến chuyến cuối cùng, cụm bến Cà Mau tiếp nhận 4.294 tấn vũ khí từ 76 chuyến tàu, riêng bến Vàm Lũng nhận 68 chuyến. Những năm kháng chiến chống Mỹ, các kho thuộc cụm bến Cà Mau không hề bị địch phát hiện đánh phá hoặc tổ chức càn thu được vũ khí của ta.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Tags: đườnghcmtrênbiển
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    NHỮNG NGƯỜI LÍNH THẦM LẶNG TRÊN CHUYẾN TÀU KHÔNG SỐ

  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường *********** trên biển - Tàu 645 và Anh hùng NGUYỄN VĂN HIỆU

  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường *********** trên biển - Tâm hồn người lính bến

  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường *********** trên biển - Về lại bến xưa

  8. dongthap10

    dongthap10 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    22
    Mỹ - Ngụy ngăn chặn “Những con tàu không số” như thế nào?
    [​IMG]

    Bản đồ cuộc đụng độ ngày 1/3/1968 giữa Hải quân Mỹ và các tàu tiếp tế từ miền Bắc.
    (DVT.vn) - Sách “Tuần tiễu bờ biển trong chiến tranh Việt Nam ” của Alex Lazelerx, NXB Naval Institute Press, 1997 và các tài liệu khác cho biết một phần sự thật ấy.

    Để ngăn chặn luồng hàng chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, Lầu Năm góc đã sử dụng lực lượng lớn Hải quân kể cả không quân của Hải quân Mỹ trong các chiến dịch ngắn ngày và dài ngày trong suốt cuộc chiến tranh cục bộ.

    Sự linh hoạt thay đổi chiến thuật và hải trình của Hải quân nhân dân Việt Nam trên tuyến vận tải Hồ Chí Minh trên biển đã khiến lực lượng hùng hậu và hiện đại của Hải quân Mỹ bó tay, trước một “kẻ thù không thể phát hiện” (undetected enemy). Các chiến dịch mà Mỹ-Ngụy đã thực hiện gồm:

    Chiến dịch Operation Sea Dragon (Rồng Biển)

    Kế hoạch Rồng biển (từ 25/10/1966 – tháng 10/1968) trong chiến tranh Việt Nam là một loạt các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch của Mỹ bắt đầu từ năm 1966 để ngăn chặn các hải trình (bí mật) trên biển (Đông) nhằm duy trì liên lạc và vận tải tiếp tế từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam. Chiến dịch này còn có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên bờ bằng hoả lực của tàu, cũng như đón các điệp viên CIA được cài cắm từ trước tại các địa bàn rút về vị trí tập kết tại hậu phương (của Mỹ). Nhiệm vụ chính của quân lực tham gia Chiến dịch Rồng biển là đánh chặn và tiêu diệt các phương tiện vận chuyển hậu cần trên biển (water borne logistic craft/WBLC), từ các sà lan tự hành lớn cho đến các thuyền, mảng, xuồng nhỏ.

    Các cố vấn Mỹ trong Hải quân Nam Việt Nam (quân đội Sài Gòn), và các chuyên gia quét mìn hỗ trợ cho các tàu Hải quân Nam Việt Nam tiến hành các cuộc tuần tra gần Khu phi quân sự. Các máy bay trực thăng được cải tiến cho nhiệm vụ công kích được dùng để truy đuổi, và loại khỏi vòng chiến đấu các tàu Bắc Việt Nam, sử dụng các loại rocket xung điện từ để tạo điều kiện cho các biệt kích hải quân (naval commandos) của Mỹ và VNCH cập mạn chiếm tàu đối phương.

    Chiến dịch Operation Sealords (Hải vương)

    Là chiến dịch tuần phòng sông - biển thuộc Nam Bộ, đồng thời ngăn chặn các luồng vận chuyển tiếp viện đường biển chủ yếu từ Campuchia và từ miền Bắc. Sealord cũng là chữ viết tắt của các từ đầu thể hiện chiến lược chiến tranh tại các Hồ, Đại Dương, Sông, và Đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, (Southeast Asia Lake, Ocean, River, Delta Strategy). Được tiến hành từ 1968 – bởi lực lượng “Hải quân nước nâu” của Mỹ, tới 1971, bàn giao cho Hải quân Sài Gòn.

    Lực lượng được huy động gồm 81 tàu cao tốc tuần tiễu, 26 xuồng chiến đấu bờ biển Coast Guard, 39 tàu chiến khác thuộc lực lượng cảnh giới biển (Coastal Surveillance Force); 258 tàu tuần tra và quét mìn, 184 tàu chiến, tàu vận tải, tàu bọc thép nhỏ và Lực lượng đột kích ven sông (Riverine Assault Force ); 3700 lính thuỷ Mỹ thuộc lực lượng tuần tiễu đường sông (River Patrol Force); 25 trực thăng vũ trang; 15 máy bay cánh cứng OV – 10 (hoạt động từ tháng Tư/1969) trang bị từ 8 – 16 rocket Zuni 5 inch, 19 rocket loại 2,75 inch, 4 súng máy M- 60 và đại bác 20 li; 5 phân đội Lực lượng đặc nhiệm của lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Ngoài ra còn có lực lượng Hải quân của Việt Nam cộng hoà, gồm 655 tàu chiến các loại tham chiến. Đây là chiến dịch được người Mỹ biết đến do đã sử dụng chất độc màu da cam.

    Chiến dịch Market Time (Phiên chợ)

    Hoạt động tổng lực dài ngày chủ yếu của Hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn binh lực và tiếp tế hậu cần thâm nhập theo đường biển từ Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Chiến dịch Market Time (tháng 3/1965 – tháng 12/1972). Được thực hiện chủ yếu bởi Lực lượng tuần tra biển Coastal Patrol Force, thành lập 11/3/1965, mật danh TF 115 (Task Force 115).

    Ngày 16/2/1965 một tàu đánh cá lưới rà (trawler) bị phát hiện đang bốc dỡ vũ khí và đạn dược tại vịnh Vũng Rô ở phía bắc tỉnh Khánh Hoà như chứng cớ hiển nhiên về các hoạt động tiếp tế (cho cách mạng miền Nam) từ miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đi vào lịch sử với cái tên vụ Vũng Rô.

    Các tàu rải thuỷ lôi của Bắc Việt cố hết sức phong toả đường vào vịnh (Vũng Rô) nhưng bị chặn lại bởi các máy bay trực thăng chiến đấu của Hải quân(Mỹ) trang bị hỏa tiễn chống tàu thuyền dựng một hàng rào hoả lực tầm gần cự kỳ dày đặc bao bọc các tàu của đối phương (Hải quân ND Việt Nam), bất chấp hoả lực súng máy vô cùng mãnh liệt của biệt kích hải quân Bắc Việt, bắn lên từ boong các tàu thuyền của họ.

    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65), những năm 70.

    Kế hoạch chiến dịch Market Time được thiết lập bởi Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ sau vụ Vũng Rô 1965 để phong toả vùng biển ven bờ vô cùng rộng lớn của miền Nam Việt Nam, ngăn chặn các tàu đánh cá lưới rà thực chất là tàu chở lén vũ khí của miền Bắc. Các tàu này thường có vỏ sắt, chiều dài khoảng 100 foot (30m), có thể chở được hàng tấn vũ khí, đạn dược trong khoang. Các tàu này thường không mang cờ hiệu để có thể nhận biết, và thường cơ động ra ngoài khơi, chờ lúc trời tối thì lao hết tốc lực vào phía bờ biển miền Nam. Nếu thuận lợi, các tàu này sẽ đổ hàng (quân sự) cho các lực lượng ********* hoặc Bắc Việt Nam đợi sẵn (ở các toạ độ tập kết, bến bãi).

    Các tàu chở máy bay Currituck (AV-7), Pine Island (AV-12), và Salisbury Sound (AV-13) được sử dụng làm tàu chỉ huy (flagships) cho chiến dịch Market Time.

    Các phi đoàn thuỷ phi cơ tuần hải P5M, các tàu khu trục của Hải quân Mỹ, các tàu quét mìn trên đại dương PCF (cao tốc), và các ca nô của lực lượng tuần tiễu bờ biển của Mỹ đã tham gia chiến dịch Market Time. Các tàu chiến tuần tiễu (PG) của Hải quân đóng vai trò chính trong bắn phá (dọc các tuyến hải trình của đối phương).

    Các tàu tuần tiễu PG khá phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu này, do có khả năng chuyển từ động cơ diesel sang động cơ xăng chỉ trong vài phút. Các tàu loại nhỏ bằng nhôm và bằng vật liệu thuỷ tinh không chỉ nhanh mà còn có tính cơ động cao vì khả năng sử dụng nhiều nấc tốc độ. Chúng có tầm hoạt động rộng từ bờ biển Campuchia đến cực nam của Việt Nam, và từ đó đến Đà Nẵng. Các tàu tiếp tế của Quân tiếp vụ, như các tàu chở dầu, sẽ cung cấp cả nhiên liệu và văn hoá phẩm, thư tín.

    Để ngăn ngừa các hoạt động thâm nhập tiếp theo (của tàu bí mật chở vũ khí từ miền Bắc Việt Nam), Chiến dịch Market Time cũng triển khai một nỗ lực hiệp đồng tác chiến trong tuần tiễu tầm xa bằng máy bay trinh sát và theo dõi. Các phi vụ này ban đầu sử dụng thuỷ phi cơ P5M, sau là các máy bay P-2V Neptune và P-3 Orion sử dụng tên lửa không đối mặt đất (mặt nước) Bull Pup, để có thể tác chiến trực tiếp chống các tàu thuyền (từ miền Bắc) này. Các đơn vị thuộc không lực Mỹ tham chiến cất cánh từ các căn cứ ở Nam Việt Nam, Thái Lan, hoặc Philippines là các phi đội VP-1, VP-2, VP-4, VP-6, VP-8, VP-16, VP-17, VP-26, VP-28, VP-40, VP-42, VP-46,VP-48, VP-49 và VP-50.

    Nhiều thuyền mảng của biệt kích Mỹ và Việt Nam cộng hoà hoạt động lẫn vào các thuyền đánh cá của dân chài để bí mật phát hiện các tàu từ miền Bắc.

    Trang bị của chiến dịch Market Time cho phép tiếp cận một tàu/thuyền đánh cá chỉ trong 15 – 30 giây. Những tàu thuyền nào không dừng lại hoặc không phát tín hiệu cho phép nhận dạng lập tức bị đưa vào kính ngắm. Các tàu bỏ chạy bị bắn chìm .

    Một trong những sự kiện đáng chú ý là ngày 11 tháng Tám 1966, tàu tuần tiễu ven bờ Point Wellcome, bị một tốp máy bay của Không quân Mỹ bắn nhầm. Kết quả là hai thành viên của thuỷ thủ đoàn trong đó có viên chỉ huy tử nạn, và hầu hết các thuỷ binh Mỹ khác trên tàu bị thương trong hành động “bắn vào quân mình” (friendly fire) này.

    Một hoạt động tác chiến nổi trội thuộc Chiến dịch Market Time xảy ra hôm 1 tháng Ba 1968, khi Bắc Việt Nam tìm cách tổ chức cho bốn tàu đánh cá lưới rà có chở lén vũ khí thâm nhập (vào vùng biển nam vĩ tuyến 17). Hai trong số tàu này bị phá huỷ bởi các lực lượng Đồng minh (phe Mỹ) trong cuộc đấu súng, một thuỷ thủ đoàn Bắc Việt dùng lượng nổ làm nổ tung tàu của họ để tránh lọt vào tay đối phương, còn tàu thứ tư dùng tốc độ cao rút được ra ngoài khơi. Trung uý Norm Cook, cơ trưởng máy bay tuần tiễu VP-17 P-2H Neptune cất cánh từ phi trường Cam Ranh được thưởng huân chương thứ hạng cao do đã phát hiện và bám sát hai trong số bốn tàu (đánh cá chở vũ khí của miền Bắc) trong tiến trình chiến sự.

    Mỹ đánh giá cuộc chiến chống “những con tàu không số”

    Bách khoa toàn thư trực tuyến wikipedia (gồm các bài viết chứa các nhận định có thể còn gây tranh cãi để cộng đồng người dùng trên mạng sửa đổi) đưa ra đánh giá “lạc quan” nhất cho kết quả của các chiến dịch của Mỹ chống phá Đường Hồ Chí Minh trên biển của Việt Nam.

    “Kế hoạch chiến dịch Market Time, được triển khai ngày đêm, bất chấp thời tiết tốt xấu, trong suốt tám năm rưỡi ròng rã, đã ngăn ngừa có hiệu quả hoạt động tiếp tế theo đường biển của Hà Nội, ở mức độ hàng tấn hàng phương tiện chiến tranh, từ Bắc vào Nam Việt Nam”.

    Bài học tổng kết thứ 15 của Hải quân Mỹ trong chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (1964 – 1975) có viết: “Chiến dịch Market Time…đã buộc Bắc Việt Nam phải mở rộng, và phụ thuộc nặng nề hơn vào đường Hồ Chí Minh trên bộ, chạy từ Bắc vào Nam, qua Lào và Campuchia”.

    [​IMG]
    Biệt kích Hải quân Sài Gòn khám xét thuyền đánh cá của ngư dân trong chiến dịch Market Time.

    Đại tá (hưu trí) Harry Summers, viết trong tập chiến sử bằng bản đồ Việt Nam (Historical Atlas of the Vietnam War) trang 150 cung cấp chi tiết.

    “Từ tháng Giêng đến tháng bảy 1967, các lực lượng tham gia chiến dịch Market Times … đã kiểm soát hoặc đột kích chiếm giữ boong tàu để khám xét hơn 700 ngàn tàu thuyền ở vùng biển Nam Việt Nam. Trừ năm tàu của đối phương phát hiện được trong Tết (cuộc tiến công Xuân Mậu Thân)…không một tàu đánh cá bằng lưới rà (bí mật chở vũ khí) nào của đối phương được phát hiện từ thời gian từ tháng bảy 1967 đến tháng Tám 1969.”

    Đánh giá được Mỹ xem là thận trọng nhất đến từ cuốn Lịch sử Hải quân Mỹ (Historical Atlas of the US Navy) của C. Symonds, (Học viện Hải quân Mỹ xuất bản năm 2001) trang 210:

    “Không có một thống kê nào (của Mỹ) cho thấy Chiến dịch Market Time đã không ngăn chặn được (tàu thuyền tiếp tế trên biển của đối phương) ra sao. Ít nhất, có thể thấy Chiến dịch Market Time đã làm đối phương càng trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn trong việc đem lại cho (cách mạng) miền Nam các phương tiện chiến tranh”.
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    HÒA NHỊP CÙNG VỚI NHỮNG CHUYẾN TÀU KHÔNG SỐ



  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường *********** trên biển - Những kỷ vật tàu không số

Chia sẻ trang này