1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Em đã thu thập một số tài liệu cho một topic dự định có tên là "Tàu không số: cái nhìn từ hai phía" nhưng nếu nhập vào đây cũng được. Có điều lúc này gần Tết bận quá, để ra Giêng nhé[:P]
  2. nvhungntg

    nvhungntg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có 1 quyển sách viết về những con tầu không số, tài liệu của miền bắc, xuất bản năm nào thì em cũng không nhớ lắm, còn để ngoài Hà Nội. Hẹn sau Tết em lấy rồi có gì phục vụ các bác. Dạo này cũng bận quá[r2)]
  3. mig35

    mig35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2011
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    nhưng vì sao lại gọi là tàu không số cái tên đó có từ khi nào
  4. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Hehe gần Tết mình có đọc vài tác phẩm về Biển trong đó có Người Của Biển thật sự rất hay về chuyến tàu không số đó. Em đọc thì đa số vẫn giả dạng tàu cá của VNCH. và mang số hiệu giả của VNCH, thấy mấy tàu vẫn mang mật danh như là T34 hay T67. Có bác nào xác nhận hộ em cái.
    Và tg truyện miêu ta cuộc săn lùng trong đêm với các tàu này tương đối hay
  5. giotmautuoi

    giotmautuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Truyện này mình đọc từ bé và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Hồi đó còn nghĩ sau này có một bộ phim dựa trên tiểu thuyết này thì tuyệt quá. Nhưng gần đây đúng là có bộ phim dựa trên tiểu thuyết này thật, nhưng tiếc là chất lượng thì[-(
  6. nvhungntg

    nvhungntg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;} [FONT=&quot]Giai đoạn đầu (1962-1963), đoàn 125 sử dụng tàu vỏ gỗ có thiết kế giống ghe đánh cá của các tỉnh Nam bộ để vận chuyển vũ khí vào Nam. "Đơn đặt hàng" của miền Nam lúc đó là các loại vũ khí cho du kích. Khi thấy thuyền cở vào có vài loại súng và trang bị kỹ thuật du kích không đủ sức dùng, có cán bộ lãnh đạo địa phương đã đánh điện ra Bộ Tổng Tham mưu "đề nghị chở súng trường, tiểu liên, trung liên, lựu đạn... chúng tôi chưa cần súng lớn". Nhưng chẳng bao lâu, những "Hoàng tử lưng gù", máy bộ đàm trở nên rất cấp thiết cho chiến trường.
    Đón trước sự phát triển của chiến trường, nhu cầu vũ khí và trang bị sẽ tăng nhanh, những chiếc thuyền gỗ trọng tải ba, bốn mươi tấn ấy sẽ không đáp ứng kịp, bộ phận “B” Bộ Tổng Tham mưu chủ trương cho đóng tàu sắt có lượng dãn nước sáu mươi tới một trăm tấn. Công việc này được giao cho xưởng đóng tầu 3 Hải Phòng thực hiện.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tháng 3 năm 1964, chiếc tầu đầu tiên đã ra xưởng. Tàu được đưa về cảng K.20. Trung tướng Phó tổng tham mưu trưởng Trần Văn Trà, Đại tá Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát cùng đến xem chiếc tầu sắt số 1 ấy. Mọi người đều hết sức phấn khởi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đồng chí Nguyễn Bá Phát vừa cười vừa chỉ vào vỏ thép chỗ buồng lái:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Anh xem, nó vừa ra xưởng đã được thử thách[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhìn vết đạn trên vỏ tầu, đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng ngạc nhiên, hỏi:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Đạn nào bắn ?[/FONT]
    [FONT=&quot]- Đêm hôm qua anh em nhận tầu ở xưởng đưa về đây, gặp anh em công an vũ trang đi tuần tra. Anh em công an thấy tầu lạ gọi lại để kiểm soát. Sợ đứng lại thì lộ bí mật, nên anh em trên tàu đã cho tăng tốc độ rồi chạy luôn. Vốn anh em công an đã theo dõi và nghi ngờ tàu thuyền của đoàn 125, không mang biển số và thường đi lại ban đêm. Anh em công an nghi là tầu buôn lậu. Họ đã có kế hoạch săn đuổi. Đã có lần họ bắt giữ một chiếc của đòan 125, chúng tôi phải gặp riêng đồng chí giám đốc công an để xin lại. Cũng may chưa xảy ra thương vong.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trung tá Hồng Phước xen vào một câu nói vui:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Anh em đoàn chúng tôi đã nhận thêm một cái tên: “Đoàn tầu không số”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Phó tổng tham mưu trưởng cười lớn:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Đúng, các anh sẽ mang cái tên “Đoàn tầu không số” cho đến ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam. [/FONT]
    [FONT=&quot]

    ------------------------------------------------------
    Hoàng tử lưng gù: Sơn pháo 75[/FONT]
  7. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.639
    Đã được thích:
    843
    Góp với các bác 1 bài của RFI, bài này đã được trang [​IMG] đăng lại, tuy nhiên có nhiều từ ngữ đọc lên nghe buồn cười, chẳng hạn như chỉ nhân vật thì lại dùng từ "tác nhân":

    Đoàn Tầu Không Số
    Trọng Nghĩa (RFI)
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, miền Bắc đã tiếp tế cho lực lượng của mình tại Miền Nam bằng hai ngã đường bộ và đường biển. Nếu đường mòn ************** (trên bộ) rất nổi tiếng, thì tuyến hàng hải, gọi là đường mòn ************** trên biển lại được nhắc tới rất ít, đặc biệt ở phương Tây. Tạp chí Pháp về lịch sử Geo Histoire trong số mới nhất, vừa bổ khuyết cho thiếu sót này bằng bài phóng sự của nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet, một người thông thạo tình hình Việt Nam.
    Trong bài báo mang tựa đề Các Thủy Thủ ''vô hình'' trong cuộc chiến tranh Việt Nam, với tư cách là một nhà báo, đồng thời là nhà nhiếp ảnh, Nicolas Cornet đã thực hiện một bài phóng sự khá sống động về con đường ************** trên biển. Anh đã tìm lại và phỏng vấn trực tiếp nhiều tác nhân đã tham gia chiến dịch tiếp tế, hậu cần trong cuộc chiến tranh, đồng thời đối chiếu với một số tài liệu lịch sử về sự kiện này. Với tư cách là một nhà nhiếp ảnh, Nicolas Cornet cũng đi theo hai hướng, ghi lại bằng hình ảnh các cuộc gặp gỡ, các điạ điểm chủ chốt trên con đường hàng hải từ miền Bắc xuống miền Nam, và kết hợp các bức ảnh của chính mình với một số hình ảnh tư liệu thời diễn ra chiến dịch.
    Phóng sự của Nicolas Cornet khởi đầu bằng một bức ảnh lớn của Vịnh Hạ Long. Đây không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên, vì đó chính là điểm khởi hành của tuyến tiếp tế cho miền Nam theo đường biển. Ngay từ năm 1962, từ khu vực Hải Phòng và vùng lân cận, quân trang, quân dụng, vũ khí được chuyển lên đủ loại tàu, thuyền to nhỏ, đi xuyên qua vùng biển phiá Bắc đảo Hải Nam của Trung Quốc ra ngoài hải phận quốc tế rồi đánh vòng xuống phiá nam, tỏa vào các khu vực ở miền Nam, từ Nha Trang xuống đến mũi Cà Mau.
    Hành trình rất nguy hiểm vì các thủy thủ phải luôn luôn tìm cách tránh né hàng rào phong tỏa của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi chuyến đi thường kéo dài khoảng ba tuần lễ, với năm ngày đi dọc theo bờ biển và hai tuần lênh đênh ngoài biển khơi. Riêng trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1968, đội tàu thuyền này, trong 58 chuyến công tác đã chuyển được khoảng 6000 tấn đạn dược vũ khí cung cấp cho các mặt trận ở miền nam.

    Các thủy thủ vô hình
    Tại sao Nicolas Cornet lại gọi những thủy thủ tham gia chiến dịch tiếp tế này là ''vô hình''. Có lẽ là vì họ đều đi trên những còn tàu không biển số, để nơi xuất phát khỏi bị tiết lộ nếu bị quân địch chận bắt.

    [​IMG]
    Nguyễn Văn Đức, một thủy thủ ''vô hình'' trong cuộc chiến vừa qua (Ảnh : Nicolas Cornet)
    Họ là những ai ? Theo tìm hiểu của Nicolas Cornet, thoạt đầu đó là những người tham gia kháng chiến ở miền Nam, nơi có sông rạch chằng chịt, giúp cho việc lẩn tránh các vụ càn quét đễ dàng hơn. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, những người trong mặt trận giải phóng đã sớm cần phải được Hà Nội giúp đở về mặt vũ khí. Đối với họ, đường thủy rất thuận lợi vì cho phép chuyên chở được nhiều thứ.
    Chính vì thế mà vào năm 1957, tướng Võ Nguyên Giáp đã cho thành lập đơn vị hậu cần bí mật mang bí số Đoàn 759, lo việc tiếp liệu cho miền Nam cũng như chuyên chở cán bộ lãnh đạo giữa hai miền.

    [​IMG]
    Nguyễn Tài Lộc, thuyền viên trên một chiếc tàu không số. (Ảnh : Nicolas Cornet)
    Thoạt đầu các thủy thủ tham gia đơn vị này gồm toàn những người miền Nam, tập kết ra Bắc vào lúc trước hay mới ra. Thế nhưng sau đó, khi chiến sự leo thang, nhu cầu tiếp viện tăng cao, đơn vị này đã bắt đầu thu nhận thêm những người ở miền Bắc, như trường hợp của ông Nguyễn Tài Lộc, quê quán ở Cửa Vạn bên Vịnh Hạ Long mà nhà báo đã tiếp xúc, đã gia nhập đội tàu thuyền này từ năm 1964.
    Hành trình của đội tầu thuyền bí mật này cũng phải thay đổi, không còn đi dọc theo bờ biển nữa mà phải tách hẳn ra ngoài hải phận quốc tế để tránh khu vực Đà Nẵng, nơi có lực lượng hải quân Hoa Kỳ hùng hậu trấn đóng nhằm ngăn chặn đường tiếp tế từ miền Bắc.

    Đoàn tàu không số
    Tuyến đường vòng ra hải phận quốc để xuống miền Nam sau đó mang bí số Đoàn 125, với các chiếc tàu được mệnh danh là Tàu Không Số, với biển số giả mạo, mà đối phương có thể bắn chìm không thương tiếc vì trên nguyên tắc không thuộc nước nào.
    Điều đáng nói là phần đông các thủy thủ này không được đào tạo để điều khiển tàu thuyền ngoài biển khơi. Thế là họ phải học hỏi các nguyên tắc lưu thông quốc tế trên biển, cách đọc các bản đồ hàng hải, cách sử dụng la bàn hay compa... Mặt khác, để bảo đảm bí mật tuyệt đối cho chiến dịch, những thuỷ thủ này không được tiết lộ công việc của mình kể cả cho người thân.
    Sau đơn vị 125, đến lượt đơn vị 371 được thành lập, bao gồm những chiếc tàu đánh cá mua tại miền Nam và đăng ký tại miền Nam.
    Hơn 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc, những thủy thủ này hiện nay ra sao ? Mỗi người một cảnh ngộ, nhưng theo ghi nhận của Nicolas Cornet, tiền thưởng công cho họ sau thời gian gian khổ chỉ là nửa triệu đồng, tương đương với 25 euros, một tấm huy chương ghi nhận công trạng trên con đường ************** trên biển, và quy chế cựu chiến binh.

    Đôi nét về tác giả bài báo
    Nicolas Cornet là báo kiêm nhiếp ảnh gia rất quen thuộc với ngườI Việt Nam. Anh thường xuyên cộng tác với các nhật báo hay tạp chí nổi tiếng ở Pháp và Châu Âu như Le Monde, Le Nouvel Observateur, Le Figaro Magazine, Géo, Géo Histoire, Grands Reportages tại Pháp, L'Espresso và D-La Republica tại Ý, Mare et Merian tại Đức.
    Bắt đầu tiếp cận với Việt Nam từ năm 1987, Nicolas Cornet đã mau chóng thâm nhập vào cuộc sống của người Việt, ghi lại bằng ống kính những gì anh cảm nhận. Kết quả bước đầu đã được ghi lại trong hai tập ảnh mang tựa đề rất gọn Vietnam do nhà xuất bản Le Chêne tại Paris phát hành vào năm 2004 và 2007.




    23-03-2009
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Theo Đài Phát Thanh Truyền Hình Nghệ An, Ở Nghệ Tĩnh có “Đoàn tầu không số”, là đoàn vận tải biển được thành lập ở Tân Kỳ, Nghệ An vào tháng 5.1959, có nhiệm vụ chi viện vũ khí và người cho các chiến trường miền Nam bằng đường biển.

    Trên 10 năm vận chuyển, chiến đấu trên vùng biển của Tổ quốc luôn đương đầu với địch và sóng to gió lớn, càng gặp khó khăn nguy hiểm, cán bộ chiến sỹ đoàn tàu không số của quân và dân Nghệ Tĩnh càng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, ngoan cường, linh hoạt trên dưới đoàn kết một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống. Hàng trăm chuyến hàng với số lượng 10 ngàn tấn vũ khí, trên 21.000 tấn hàng và hàng vạn cán bộ chiến sỹ chi viện cho chiến trường miền Nam trong điều kiện kẻ địch có ưu thế tuyệt đối về hải quân, không quân, trinh sát điện tử và tổ chức ngăn chặn đánh phá quyết liệt.

    Góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, được Đảng và nhà nước tuyên dương 2 lần danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. 6 tàu được tuyên dương anh hùng. 8 đồng chí được chính phủ phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang.

    Theo VNPT Quảng Ninh, thì tiền thân của lữ đoàn 125 Hải quân NDVN, thành lập ngày 23-10-1981 là Đoàn tầu Không số - thành lập năm 1961 tại Quảng Ninh. Trong 14 năm, từ 1961 đến 1975, đoàn tầu Không số đã tổ chức hàng nghìn chuyến đi, chuyên chở hàng trăm nghìn tấn vũ khí, hàng hóa, đạn và hàng chục nghìn lượt cán bộ chiến sĩ, hàng trăm xe cơ giới trực tiếp chi viện cho chiến trường miền Nam và tham gia trực tiếp chiến đấu với tầu chiến, máy bay, thủy lôi Mỹ... có 6 tầu và cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 92 lượt tập thể, 311 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Chiến công các hạng và nhiều phần thưởng cao quý khác...
  8. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    Mình nhìn tân mắt 1 con ghe o số với chỉ 1 bác tài và 1 cô phụ lái chở 50 em nhỏ đi từ Đà-nẵng sang tới đảo Hải-nam của Trung quốc . Các cháu cởi trần mặc mỗi chiếc quần xà lỏn và chỉ ngồi bó gối tựa vào nhau mà ngủ . Mình nhìn và hỏi chuyện họ mà không dám tin đó là sự thật nữa .
  9. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Topic nghiêm túc mà sao bác tào lao thế nhỉ?
  10. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27

    Một thời ngang dọc

    [​IMG]

    Và không thể thiếu những con tàu này được

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này