1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-614


    Cuối tháng 11-1988, tàu HQ-614 chở công binh và vật liệu ra đảo Thuyền Chài một nhà sắt ba tầng cho một trung đội ở.

    [​IMG]
    tàu HQ614 bị mắc cạn trên đảo TC

    Đó là chuyến đi ngay mùa mưa bão, sóng gió. Sau khi chuyển hết nguyên vật liệu lên đảo chìm thì dông gió bất ngờ ập tới, tàu HQ614 bị mắc cạn trên đảo. Nước trên tàu không đủ, chưa biết chính xác ngày nào có tàu ra tiếp viện. Anh em phải tận dụng hứng lại từng gáo nước tắm để trộn ximăng.

    [​IMG]
    Thủy thủ tàu cứu hộ CB-28 của hải quân Nga tiếp cận HQ-614 để hỗ trợ

    Chỉ trong 20 ngày công trình hoàn thành, quá sớm so với hai tháng theo kế hoạch. Lúc này, tàu cứu hộ CB-28 của hải quân Nga đã có mặt để hỗ trợ. Đợi khi thủy triều lên cao nhất, lợi dụng những đợt sóng to, tàu CB-28 kéo đuôi tàu HQ614 lùi ra phía biển. Cùng lúc đó công binh cho nổ mìn phá đá mồ côi, đá san hô cản đường phía đuôi tàu. Mất gần năm tiếng, tàu HQ614 đã được giải cứu thành công. Khi kéo được tàu ra biển, anh em công binh lại phải lo chống chìm cho tàu ở những chỗ thủng, nứt.


    6g sáng 25-12-1988, khi chỉ còn cách đất liền 92 hải lý, tàu HQ614 bị thủng bốn lỗ lớn nhỏ ở đáy. Anh em huy động tất cả các loại máy bơm để hút nước. Nhưng sức người không thể nhanh hơn biển. Vết thủng ở đáy tàu mỗi phút lại vỡ ra rộng hơn. Rồi nước dâng ngập hơn nửa khoang, tàu bắt đầu nghiêng về mạn phải. Thuyền trưởng tàu HQ614 phải đưa ra một quyết định khó khăn: báo cho tàu cứu hộ cắt cáp, hi sinh tàu HQ614.

    Anh em chiến sĩ được lệnh rời tàu với lời dặn: “Bơi về phía đất Mẹ!”. Từ tàu cứu hộ đến vị trí tàu HQ614 đang dần chìm dài hơn 200m. Sóng cấp 5, cấp 6. Trời chưa sáng rõ. Nước biển tê cóng. Gió lạnh. Mọi người bám theo dây cáp bơi về phía tàu cứu hộ CB-28. Áo phao không đủ, được ưu tiên cho những người không biết bơi. Còn lại anh em tận dụng tất cả những gì có thể nổi trên nước: can nhựa, thùng phuy, bàn gỗ... Cứ 2-3 người bơi giỏi thì kèm một người bơi yếu. Khung phó Đỗ Hữu Tiến - người bơi giỏi nhất - được giao nhiệm vụ bơi kèm người thương binh mù. Một sợi dây được buộc vào cổ tay người chiến sĩ và cổ tay anh Tiến. Anh giật hướng nào, người chiến sĩ bị thương bơi hướng đó.

    Khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh và thuyền trưởng Ba Thành là hai người cuối cùng rời khỏi tàu. Thuyền trưởng HQ614 ngẩn ngơ đứng trong buồng lái, lặng người xúc động. Anh tìm cách về phòng kịp lấy khẩu súng ngắn và bình tĩnh quấn quốc kỳ lại, giắt vào người rồi nhảy xuống mặt biển lạnh cóng. Sóng đánh dạt anh em thành từng nhóm. “Nhiều lúc bơi ở gần đỉnh sóng, ngoái lại nhìn phía sau thấy anh em mình đang trồi sụp ở tận đáy sóng hun hút”, đại tá Nguyễn Kiều Kinh nhớ lại.

    30 phút sau. Trực thăng của hải quân Nga bay ra hỗ trợ tàu cứu hộ CB-28 tìm kiếm. Trên trời, trực thăng bay rà sát mặt biển rất nhiều vòng tìm kiếm. Tàu cứu hộ CB-28 đảo đi đảo lại quanh khu vực anh em chiến sĩ bơi gần hai tiếng. Vớt được người nào bác sĩ phải cấp cứu, hô hấp nhân tạo và xử lý nước biển trong dạ dày ngay lúc đó. Tất cả đều tím tái và gần như lả đi vì lạnh, vì uống no nước biển.

    Lúc lên tàu, khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh giật thót mình: thiếu sáu chiến sĩ! Mọi người túa ra từng ngóc ngách trên tàu tìm. Một tiếng trôi nặng nề, căng thẳng. Vẫn không thấy. Kiều Kinh chạy lên tầng thượng của tàu tìm trong tuyệt vọng. “Tôi lặng người, chảy nước mắt khi thấy sáu anh em nằm gần như bất động quanh ống xả bọc thép. Có lẽ chịu lạnh lâu quá, anh em leo lên nằm cạnh ống xả cho ấm”, đại tá Nguyễn Kiều Kinh kể. Chiều tối tàu về đến Cam Ranh, kết thúc một hành trình quá nhiều sóng gió. Mỗi người chỉ còn lại độc nhất bộ quần áo lót. Sau 13 năm nhập ngũ, khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh lại được cấp phát quân trang như lính mới!

  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-614

    Người Nga trong trang web amiral.ru có kể về việc cứu hộ này. Chi tiết có thể xem ở đây:

    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19157.320.html

    Những giây phút cuối cùng của tàu HQ-614



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Riêng đoạn:
    Thuyền trưởng HQ-614, trong trạng thái bị sốc, rút súng lục bắn gần như trực diện vào người chỉ huy các hoạt động cứu hộ, nhưng may thay phát súng đã trượt. Tàu vận tải quân sự HQ-614 đã chìm. Trung tá hải quân Khorkov V.A. vẫn còn sống.


    (Командир HQ-614, пребывая в шоковом состоянии, выстрелил из пистолета в руководителя спасательных работ почти в упор, но на счастье промахнулся. Военный транспорт HQ-614 затонул. Капитан 2 ранга Хорьков В.А. остался жив!)

    là sản phẩm tưởng tượng của bọn Nga ngố vì
    thuyền trưởng Ba Thành ở trên con tàu HQ-614 của mình và trên tàu HQ-614 lúc đó chả có thằng Nga ngố nào để bắn cả.
  3. sanleo

    sanleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Bác vaputin có biết vụ tàu HQ-611 mắc cạn ở Ladd Reef diễn ra vào lúc nào và như thế nào không? Thanks
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Sau khi kiểm tra, tớ thấy con tàu trong ảnh trên nhiều khả năng là tàu HQ-931 bị mắc nạn ở đảo Tiên nữ hay Thuyền chài
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-931

    Nếu hỏi bất kỳ một thuyền trưởng nào của hải quân, bất kỳ một chiến sĩ cán bộ nào trên các đảo ngoài Trường Sa những năm 80 rằng, con tàu nào được họ yêu mến, mong đợi nhất thì họ sẽ trả lời đó là tàu HQ-931.

    Tàu HQ-931 là một tàu chở nước có trọng tải 900 tấn là một trong những con tàu được xem là "to" của HQ VN thời bấy giờ. Vào những năm 87,88 một thuyền trưởng tài ba, thuyền trưởng Nguyễn Xuân Thủy, thượng úy đã chỉ huy con tàu tiếp nước 931 này. Hầu như Thủy và đồng đội của anh phải đi biển liên tục. Nhiệm vụ của anh là mang nước ngọt, dòng sữa của đất liền, tới cho tất cả các đảo chìm và đảo nổi, tất cả những con tàu neo đậu ngoài các đảo. Trong những tháng năm 1988 chiếc tàu chở nước của Nguyễn Xuân Thủy là tàu chịu nhiều căng thẳng nhất, vì các anh phải đi lại nhiều, trên tất cả các luồng lạch của quần đảo, lần nào cũng bị tàu của đối phương chặn đường dọa dẫm, nhiều lần chúng cho tàu cặp sát mạn tàu 931, chĩa tất cả các loại súng pháo sang rồi gọi loa dọa dẫm. Nhưng chưa lần nào tàu 931 chịu lùi bước. Các thuyền trưởng nhất định sẽ công nhận thuyền trưởng tàu 931 là thuyền trưởng đi biển nhiều nhất, thuộc luồng lạch và dũng cảm nhất.

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    Tuy có thuyền trưởng giỏi như thế nhưng với thời tiết khắc nghiệt của TS, có hai lần HQ-931 đã bất đắc dĩ "ngồi đồng" trên hai hòn đảo của TS.


  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-931

    Theo tài liệu của người Nga:

    Ngày 23.08.87 - tàu HQ-931 Hải quân Việt Nam bị mắc cạn tại đảo Thuyền Chài, vĩ độ-8 độ 23 phút bắc, kinh độ-113 độ 26 phút đông, khoảng cách 400 dặm tính từ Cam Ranh. Cứu nạn xong 26.08.87. Kéo về đến cảng Cam Ranh-28.08.87.
    Tham gia cứu kéo: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-18 (thuyền trưởng - Zaitsev A.S).
    Chỉ huy cứu kéo: Trung tá Khorkov V.A. - Tham mưu trưởng lữ đoàn 119.

    20/02/1988 - tàu HQ-931 lại mắc cạn tại đá ngầm Tiên Nữ, 8 độ 50 phút vĩ độ bắc, 114 độ 38 phút kinh độ đông. 28.02.88 cứu xong, kéo về đến Cam Ranh-03.03.88.
    Tham gia: thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu - đại úy Nechaev G.B.)
    Chỉ huy cứu hộ: Trung tá Khorkov V.A.

    [​IMG]

    Август 1987 г. Офицеры 62 группы спасательных судов и экипаж спасательного буксира
    МБ-18 на торжественном построении по случаю награждения за снятие с мели вьетнамского судна НQ-931.

    [​IMG]


    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Ảnh: Tháng Tám năm 1987. Các sĩ quan đội tàu cứu hộ số 62, các thuyền viên tàu kéo MB-18 trong dịp trao phần thưởng do đã cứu hộ thành công tàu HQ-931.

  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-931

    Tàu HQ-931 còn tham gia vào các công tác vận chuyển người từ đất liền ra đảo và ngược lại.

    Tàu HQ-931 tham gia khảo sát các bãi ngầm như Ba kè, Huyền Trân

    [​IMG]
    Đèn pha của tàu HQ-931 dùng để khảo sát ban đêm ở Ba Kè, Huyền Trân 1988



    Trong sự kiện Gạc Ma, tàu HQ-931 bất chấp hiểm nguy lao vào Cô lin chữa cháy cho tàu HQ-505 và sau đó chở thương binh liệt sĩ về Cam ranh. Thượng uý Nguyễn Xuân Tuyến bồi hồi kể lại: “Hồi đó tôi là thủy thủ tàu HQ931. Sáng 14/3/1988, đang ở đảo Sinh Tồn thì nhận lệnh đi cấp cứu tại đảo Gạc Ma. Đến nơi, thấy tàu HQ505 đang cháy, sau mới biết là anh em mình lao tàu lên giữ đảo Cô Lin, 2 tàu còn lại là 504 và 605 bị bắn chìm, đối phương ngăn cản không cho mình tiếp cận tàu bị nạn. Anh em lấy chiếc áo trắng, dùng sơn đỏ vẽ chữ thập treo lên, đối phương mới cho tàu vào đảo. Chúng tôi bơm nước dập lửa, cứu được 4 thương binh. 64 đồng đội của tôi đã hy sinh để bảo vệ đảo”.

    [​IMG]

    Máy bơm nước của HQ-931 dập lửa trên HQ-505

    [​IMG]

    Thương binh - CBCS tham gia trận 14/3 trở về đất liền trên tàu HQ-931


    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Năm 1988, các lực lượng vận tải quân sự trong quân chủng HQVN vận chuyển chiến đấu với khối lượng tăng gấp 7 lần so với năm 1987. Các lực lượng vận tải đã vận chuyển 46.300 tấn hàng phục vụ cho chiến đấu và sẵn sàng - chiến đấu, 129.453 tấn hàng phục và cho sinh hoạt thường xuyên, đạt khối lượng vận chuyển 44.438.686 tấn (trong đó Lữ đoàn 125 đã huy động 318 lần chuyến tàu, vận chuyển 22.564 tấn).

    Vì những cống hiến đặc biệt trên, Tàu HQ 931 thuộc hải đội 413 lữ đoàn 955 Vùng 4 hải quân được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân theo Lệnh số 316/HĐNN ngày 13-12-1989

    Tháng 9/1993 tàu HQ 931 được lệnh chở đoàn cán bộ nghiên cứu khoa học ra khảo sát tình hình khí tượng thủy văn của quần đảo. Do yêu cầu nghiêm ngặt của chuyên môn, đoàn phải đi vào mùa mưa bão. Để giữ bí mật, đoàn công tác được cập cảng sau 21 giờ, đi lại trong phạm vi Nhà Khách và lên tàu ra Trường Sa sau 12 giờ đêm. Chuyến này, khi đoàn đang nghiên cứu trên đảo Trường Sa lớn thì tàu HQ 931 lại nhận lệnh cấp tốc lên đường ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc chở giàn khoan dầu khí đến lắp đặt tại bãi Tư Hiền.

    Đến tháng 6 tàu
    HQ931 cùng Vạn Hoa 792 hổ trợ tàu Asean Restorer nối tuyến cáp quang ngoài biển khơi cách Cà mau 100 km. Không rõ tàu HQ-931 hiện còn phục vụ trong biên chế HQVN hay không, nhưng khi về hưu gần như chắc chắn tàu này sẽ được đưa về viện bảo tàng HQ
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-861



    [​IMG]

    Con tàu HQ-861. Lúc này tàu ta chưa sơn thêm chữ HQ-

    Tàu HQ-861tàu quét mìn project 1265E có trọng tải khoảng 400 tấn được sản xuất ở Liên xô Là chiếc đầu tiên trong bốn chếc cùng loại của HQ VN có số hiệu từ 861 đến 864 nhận từ năm 1987 đến năm 1990.

    Trong chiến dịch CQ-88, ngày 18/2/1988, tàu HQ-861 của Vùng 3 tăng phái cho vùng 4, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4 đã cùng đi với tàu HQ-614 ra giành giật đá Châu Viên với tàu Trung Quốc

    Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía tàu Việt Nam đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.

    Tháng 5/1988 , tàu HQ-861 nhận nhiệm vụ đưa Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cấp tướng của các quân chủng, tổng cục đi thị sát Quần Đảo Trường Sa.




    [​IMG]

    Ảnh trên chụp ở Đá Lát

    [​IMG]


  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-861

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    [​IMG]

    Đại úy nguyễn Văn Hiền, thuyền trưởng Tàu HQ 861 đã điều khiển tàu an toàn, đưa đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988. (NVT)

    [​IMG]


    [​IMG]







    [​IMG]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Về HQ-11


    [​IMG]
    Từ trái qua phải trong ảnh là nhà cao cẳng của đảo Đá Lát, pông tông, một chiếc Petya và xác tàu Tuscany. Chiếc Petya này có thể là HQ-11 vì HQ-11 cũng xuất bến cuối tháng 4. Chiếc này đã có thễ đã được lệnh tuần tra khu vực Đá Lát và Đá Tây vài ngày trước khi phái đoàn ra đảo nhằm bảo vệ cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Sau đó HQ-11 đã đi thẳng ra Đá Lớn để bảo vệ Đảo này trong nhiều tháng trời. Ở Đá Lớn ngày 10/7/1988 HQ-11 đã cứu sống ba sĩ quan Mỹ khi máy bay họ bị rơi.

    [​IMG]
    Chiếc Petya đi theo sau HQ-861

Chia sẻ trang này