1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-505

    Chuyện về thuyền trưởng tàu HQ 505 trong chiến dịch CQ 88

    Ông là thuyền trưởng của một trong ba tàu trong cuộc chiến đấu ác liệt ở Trường Sa ngày 13-4-1988. Ông đã mưu trí khi lao cả con tàu HQ 505 lên bãi san hô Cô Lin, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc. Vị Anh hùng LLVTND khi xưa ấy, nay bình dị là người trồng hoa của thành phố Cảng. Nếu không có một chiều hạnh ngộ, với kẻ hậu sinh hay “tò mò” như tôi, thì chả mấy khi ông kể lại…
    [​IMG] Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng Ảnh: Nguyễn Viết Thái.

    Vũ Huy Lễ đang học Đại học Hàng Hải ở Hải Phòng thì xảy ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, với vụ tàu Maddox. Thế là, tháng 7- 1965, khi chưa tốt nghiệp, cả lớp đăng ký vào bộ đội, phục vụ đoàn tàu không số. Khi đó, ông làm thuyền trưởng tàu nhỏ giả dạng tàu đánh cá, đưa vũ khí vào Nam. Từ 1977- 1982, Vũ Huy Lễ được cử đi học ở Liên Xô, chuyên ngành chỉ huy tàu mặt nước ở Học viện Hải quân Leningrad. Khi về nước, Vũ Huy Lễ được giao tàu HQ 505, đoàn 125 tiền thân là đoàn tàu không số, chuyên chở vật liệu ra Trường Sa, và tuyến Nam - Bắc.


    Những tháng cuối năm 1987, tình hình ở quần đảo Trường Sa dần căng thẳng. Sau khi chiếm mấy đảo chìm Huy Gơ, Ga Ven, Chữ Thập, Su Bi…, Trung Quốc tăng cường tàu to, súng lớn đe dọa nhằm mở rộng vùng chiếm đóng.

    Sau khi hoàn thành chuyến chở hàng từ Hải Phòng vào Cam Ranh, tưởng có thể ra Bắc ăn Tết thì đúng 27 Tết năm đó, Quân chủng lệnh cho tàu HQ 505 ra chốt ở đảo Đá Lớn - đây là điểm rất quan trọng với tầu thuyền quốc tế, là điểm chuyển hướng đi vào các nước. Năm 1982, sau khi học từ Liên Xô về, Vũ Huy Lễ được giao làm thuyền trưởng tàu HQ 505, đây là tàu to dài 100m, rộng 33m, to như tòa nhà 5 tầng, tàu của Mỹ sản xuất. Đó là tàu lớn nhất của Hải quân. Khó điều khiển vì dài, thô sơ, đi biển mấy trăm hải lý không có máy định vị, chỉ có la bàn làm căn cứ.

    Trường Sa đang căng thẳng, quân chủng xác định lệnh chuyển hướng ra giữ đảo, xác định ở lại ăn Tết ngoài đảo. Đúng mùng 1 Tết, HQ 505 ra tới đảo Đá Lớn, chốt ở đó… đến ngày 13-3 được lệnh ra giữ đảo Cô Lin.

    [​IMG]

    Đại tá Anh hùng Vũ Huy Lễ

    Ngày 14-3-1988, sau khi bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, và HQ 605, đối phương chĩa súng vào tàu HQ 505, hầu hết bắn vào mạn bên phải, với đạn pháo 100- 105 ly, bắn thẳng ở cự ly gần. Toàn bộ các khoang, các hầm bốc cháy dữ dội. Buồng báo vụ VTD, phòng buồng mạn phải trúng đạn, nước vào, hầm dầu trôi ra lênh láng cả. “Lúc đó, tôi xác định mình là thuyền trưởng, đồng thời mình lớn tuổi nhất bình tĩnh bàn bạc tìm cách quyết tâm không để tàu chìm. Lúc đó, gió mùa đông bắc thổi mạnh, tàu quay ngang, máy bị bắn hỏng. Toàn bộ tàu mất điện, tối om anh em hầm máy mò mẫm đấu ác quy sửa máy. Trên đài chỉ huy, tôi chỉ đạo bằng mọi giá đưa tàu lên đảo, nếu để chìm ở độ sâu trên một ngàn mét này thì anh em chết hết mà đảo cũng không giữ được” ông kể.


    Lại một loạt quả đạn nữa làm trục lái kẹt cứng, điện mất. Tàu cứ trôi ra xa đảo, mà tàu chưa sửa xong. Từ phía địch pháo vẫn tới tấp bắn phá, tàu bốc cháy dữ dội. Tôi chỉ huy, anh em vừa chữa cháy, vừa cứu chữa thương binh, tập trung sửa chữa máy. Sau 15- 20 phút, sửa được máy, tàu quay mũi về phía đảo Cô Lin. Họ thấy mình quay mũi, bắn rất ác. Tàu HQ 505 dùng hết tốc lực lấy đà lao lên đảo Cô Lin, 1/3 thân tàu nằm trên san hô. Đối phương bắn tiếp đợt 5 phút nữa, nhưng không làm gì được khi cả con tàu như ngôi nhà 5 tầng làm cột mốc chủ quyền trên đảo.

    Từ đây, tôi nhìn sang đảo Gạc Ma, cách 4 km, thấy anh em thương vong. Tôi hạ xuồng cứu sinh sang vớt. Đối phương không cho vớt, đe dọa, anh em quyết tâm sang, vớt được 44 người cả thương binh, tử sĩ, đưa về tàu HQ 505 băng bó, sơ cứu chữa, rồi chuyển về đảo Sinh Tồn (cách đó 8 hải lý). Số hi sinh đa số thuộc E83 Công binh Hhải quân, một số là học viên của Học viện Hải Quân. Đến tối 14-3, tôi đề nghị quân chủng cho tôi và 9 đồng chí nữa ở lại tàu, giữ đảo, còn lại cho anh em về đảo Sinh Tồn ổn định tư tưởng, thay quần áo, tắm giặt. Quân chủng đồng ý. Thế là tôi ở lại tàu HQ 505, ở trên đảo Cô Lin đến gần 2 tháng sau mới về.

    Sau đó, quân chủng cử đoàn ra đảo Cô Lin tìm mọi cách trục vớt, hàn lại toàn bộ lỗ thủng, gia cường, bơm sạch hết nước kéo ra làm nhà bảo tàng nổi. Máy để lâu kẹt cứng. Khi HQ 505 được kéo về cách Vũng Tàu gần 100 hải lý thì chìm, ở độ sâu trên 3 ngàn mét. Bởi, tàu bị thương tích quá nhiều, lại bị gãy dập nhiều... Sau đó, tôi được Quân chủng giao làm Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn 955 vận tài Trường Sa, chuyên vận tài Trường Sa 10 năm nữa, đến năm 1999, mới nghỉ hưu.

    Cuộc đời binh nghiệp toàn lênh đênh trên biển gắn liền với những sự kiện lịch sử. Nghỉ hưu, ông làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh một khóa, và rồi về làm vườn, làm người nông dân trồng hoa thực thụ, làm đẹp cho đời. Tuy vậy, nghỉ hưu, nhưng ông vẫn dõi theo từng bước lớn mạnh của Quân chủng Hải quân và việc giữ toàn vẹn biển đảo. Đau đáu một nỗi niềm biển cả, không nguôi nhớ những ngày tháng hào hùng bi tráng ấy. Ông nhớ mùa gió chướng, nhớ mùa biển lặng mặt nước trong xanh, hay những khi cồn lên những đợt sóng lừng hay bão tố. Ông nói với tôi: Bờ biển ta dài 3.260 km, với thềm lục địa rộng lớn, cần phải quan tâm phát triển tiềm lực Hải quân. Ta phải biết giữ lấy, bởi bao người đã ngã xuống như đồng đội của thế hệ ông.



    Minh Anh
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-505

    Sau khi tàu HQ-505 ủi bãi Cô lin, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ hạ xuồng cứu sinh liều mạng sang vớt được 44 người cả thương binh, tử sĩ, đưa về tàu HQ 505 băng bó, sơ cứu chữa.

    Tàu HQ931 đang ở đảo Sinh Tồn thì nhận lệnh đi cấp cứu tại đảo Gạc Ma. Đến nơi, thấy tàu HQ505 đang cháy, dùng bơm nước dập lửa, rồi chuyển chiến sĩ, thương binh, tử sĩ tàu HQ-604 về đảo Sinh Tồn (cách đó 8 hải lý).

    [​IMG]
    Tàu HQ505 của Việt Nam trong nổ lực tấn công tàu HQ-531 của TQ đã bị bắn trọng thương

    Đến tối 14-3, tàu HQ-614 vào tiếp cứu, thuyền trưởng Lễ đề nghị quân chủng cho ôngi và 9 đồng chí nữa ở lại tàu, giữ đảo, còn lại cho anh em về đảo Sinh Tồn ổn định tư tưởng, thay quần áo, tắm giặt. Quân chủng đồng ý. Thế là thuyền trưởng Vũ Huy Lễ ở lại tàu HQ 505, ở trên đảo Cô Lin đến gần 2 tháng sau mới về.

    “Trải sóng gió thử thách, nhưng ngọn cờ chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Cô Lin vẫn sừng sững tung bay. Mười người trên tàu thay phiên nhau canh gác, bảo vệ ngọn cờ. Đó là nhiệm vụ lớn nhất của chúng tôi. Từ vị trí cao trên tàu có thể quan sát toàn vùng biển này, mỗi chiến sĩ trực một giờ và cứ thế nối tiếp nhau suốt ngày đêm” - thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ kể thêm rằng sóng gió Trường Sa rất dữ dội, làm cờ mau phai bạc và sờn rách.

    Trước lúc tàu HQ 505 xuất bến, thuyền trưởng Lễ đã chuẩn bị sẵn nhiều lá cờ để mang theo hình ảnh Tổ quốc ra biển.

    Thời gian bảo vệ tàu và bãi san hô Cô Lin, anh em cứ ít ngày lại lên đảo thay lá cờ để đảm bảo hình ảnh quốc kỳ Việt Nam luôn nguyên vẹn. Ngoài hai lá cờ ở đảo, trên tàu HQ 505 còn có một ngọn cờ Tổ quốc khác tung bay.

    Những lần có tàu từ đất liền ra tiếp tế cũng mang thêm cờ ra cho anh em để dự phòng thay thế cờ sờn rách. Chính những hình ảnh thiêng liêng này đã làm ấm lòng chiến sĩ ở cách xa đất liền.

    Suốt nhiều ngày, tàu đối phương cứ lảng vảng quanh bãi san hô Cô Lin. Nhưng thuyền trưởng Lễ và chín anh em bảo vệ tàu không hề nao núng. Họ đồng lòng sẵn sàng chiến đấu đến cùng để giữ vững ngọn cờ Tổ quốc. Có chiến sĩ đã xúc động tâm sự với đồng đội rằng nếu mình hi sinh thì hãy lấy cờ Tổ quốc bọc thi hài để hương hồn mình tiếp tục canh giữ non sông đất nước!

    Tuy không ai nói ra lời, nhưng tất cả đều hiểu rằng mỗi chiến sĩ đang ngày đêm ôm súng bám trụ trên vùng biển này cũng chính là bia chủ quyền bằng xương máu của Tổ quốc. Chiến sĩ còn thì chủ quyền còn và cờ Tổ quốc sẽ đứng vững.

    Từ ngày ủi bãi san hô Cô Lin 14-3-1988, con tàu HQ 505 đã trở thành một công sự thép kiên cường giữ biển. Nó nguyên là một chiếc tàu vận tải đổ bộ của Mỹ chuyển lại cho quân đội Sài Gòn.
    Được đóng từ năm 1942, rộng 18m, dài gần 100m, nó có tải trọng trên 1.000 tấn. Đây là con tàu khá lớn nhưng được thiết kế để hải vận và đổ bộ nên không được trang bị hỏa lực đủ mạnh như chiến hạm. Từ năm 1975, con tàu này đã được nâng cấp, sửa chữa lại nhiều hạng mục để trở thành tàu vận tải Trường Sa.

    Trong ký ức của thuyền trưởng Lễ vẫn còn nhớ rõ sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, những vết thương do đạn pháo của đối phương và mưa nắng, sóng gió đại dương đã làm vỏ tàu chuyển sang màu nâu đỏ. Hệ thống điện và một số bộ phận bị cháy hỏng trên tàu vẫn còn bốc mùi khen khét. Điện bị mất hoàn toàn. Mười người ở lại với tàu chỉ sử dụng được một bóng đèn nhỏ phát sáng bằng bình ăcquy. Khi ăcquy hết điện, họ sử dụng chính máy xuồng vận tải nhỏ trang bị trên tàu để sạc lại điện. Lúc đầu, tàu có hai chiếc xuồng này, nhưng một chiếc đã bị hỏng trong sáng 14-3-1988 nên chỉ còn lại một chiếc có thể sử dụng được. Đây là phương tiện di chuyển duy nhất của anh em trên tàu.
    “Hệ thống liên lạc xa của tàu chúng tôi bị hỏng, anh em ở lại tàu chỉ có một phương tiện liên lạc tầm ngắn với đảo Sinh Tồn ở gần đó. Mọi người bám trụ cùng tàu HQ 505 phải tự chủ hoàn toàn cuộc sống giữa biển”. Thuyền trưởng Lễ kể cứ đầu giờ sáng, anh em lên tập thể dục trên boong để gìn giữ sức khỏe, rồi tiếp tục huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Chính những hình ảnh này đã khiến các tàu lảng vảng xung quanh quan sát thấy có phần kiêng dè...

    Khi ủi bãi, bảo vệ Cô Lin, két nước trên tàu HQ 505 chỉ còn khoảng 60 khối nước. Anh em phải dè sẻn từng giọt nước, vì khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 vẫn còn rất ít mưa ở Trường Sa. Buổi sáng, mỗi người được một ít nước để rửa mặt. Sau giờ huấn luyện buổi chiều họ mới được sử dụng hai chậu nước 5 lít để tắm qua và lau lại bằng khăn. Anh em thường phải tắm trước bằng nước biển, sau đó mới giội qua chút nước ngọt ít ỏi này để cơ thể bớt ngứa ngáy.

    Mỗi ngày thường chỉ có chiến sĩ đứng gác là mặc quân phục chỉnh tề, còn những người khác đều mặc quần áo ngắn để hạn chế phải sử dụng nước tắm giặt.

    Khẩu phần ăn trên tàu chủ yếu là đồ hộp khô khan. Thi thoảng biển lặng êm, thuyền trưởng Lễ mới cử anh em đi xuồng máy sang đảo Sinh Tồn gần đó để tiếp thêm gạo và rau khô. Anh em vẫn thường tếu táo với nhau khi nào về lại đất liền sẽ chỉ ăn “tiệc cao lương mỹ vị” là canh mồng tơi và rau muống xào, ngọn khoai lang luộc trừ cơm để bù lại những ngày quay quắt thèm nhớ rau xanh trên tàu.

    Thuyền trưởng Lễ nhớ lại: “Những đêm thủy triều hạ, chiến sĩ trẻ xin phép tôi xuống bãi san hô Cô Lin đâm cá. Có hôm tay không cũng bắt được cá đang mắc cạn, vùng vẫy trong vũng san hô. Ngoài cải thiện được bữa ăn tươi, anh em chiến sĩ cũng thêm niềm vui khuây khỏa nỗi nhớ nhà. Tuy nhiên, cũng có hôm anh em ăn phải loại cá hồng, cá chình có độc tố. Chiến sĩ ngộ độc nặng bị sốt cao, đau nhức nằm rên hừ hừ ở góc tàu, nhưng khi có báo động chiến đấu lại cố nén đau, bò lên ụ súng...”.
    Do khoang tàu bị trúng đạn, cháy khét và mất điện nên mười anh em ở lại bảo vệ tàu ăn nghỉ luôn trên mặt boong. Đây cũng chính là vị trí thuận lợi nhất để quan sát và có thể nhanh chóng sẵn sàng chiến đấu. Cứ năm anh em ngủ dưới một gầm bệ pháo 40 ly đã bị hỏng trong ngày 14-3-1988. Họ giăng bạt trên bệ pháo để giảm bớt cái nóng như thiêu đốt của mùa nắng ở Trường Sa. Và những tấm bạt này cũng đánh lừa các tàu đối phương đang lảng vảng gần đó tưởng rằng các khẩu pháo vẫn còn tác xạ được.

    Những đêm thao thức khó ngủ, anh em nằm tâm sự với nhau chuyện đời lính và kỷ niệm ở quê nhà. Thuyền trưởng Lễ là người lớn tuổi trong anh em và đã có gia đình nên hay được các chiến sĩ trẻ bắt kể chuyện nhà.

    Quê ở Thái Bình, ông lập gia đình từ năm 1975, mỗi năm chỉ loáng thoáng gần vợ được ít ngày. Những buổi hiếm hoi được gặp nhau, vợ ông hay tâm sự chồng cứ yên lòng ra đi, việc nhà để bà gánh vác. Chính tấm lòng người vợ đã giúp ông vững bước xông pha lên đường vì Tổ quốc.
  3. sanleo

    sanleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    vậy là tàu 931
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88

    Tàu HQ-505

    Sau gần ba tháng bám trụ Cô Lin, đội mười người của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được thay bằng đội chín anh em khác do chính trung úy Phạm Văn Hưng, đội trưởng pháo có mặt trên tàu HQ 505 trong trận chiến ngày 14-3-1988, chỉ huy. Và ngọn cờ Tổ quốc vẫn tiếp tục tung bay ...

    Cuối tháng 5-1988, những trận dông bão lăm le tràn vào biển Đông cũng là lúc trung úy Phạm Văn Hưng quay lại Cô Lin, trở lại với con tàu HQ 505. Anh chỉ huy một đội tám chiến sĩ hải quân thay cho đội mười người của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã kiên cường bám trụ trên con tàu“thành đồng Tổ quốc” ở Cô Lin suốt gần ba tháng.

    [​IMG]
    Con tàu 505 trên bãi Cô Lin

    Cùng trở lại với trung tá Hưng trong chuyến thay ca đặc biệt này còn có hai chiến sĩ Hoàng Tất Thắng và Lê Đức Thắng. Năm chiến sĩ hải quân còn lại được điều động từ đảo Sinh Tồn sang. Đến giờ 23 năm đã trôi qua, nhưng trung tá Hưng vẫn nhớ cảm giác xúc động khi chiếc thuyền máy trung chuyển chở anh trở lại con tàu HQ 505 đang nằm sừng sững trên đảo chìm Cô Lin. Những dấu vết đạn pháo vẫn còn hằn rõ trên con tàu đã bạc màu vì sóng gió đại dương. Nhưng xúc động nhất là lá cờ Tổ quốc thiêng liêng mà anh và đồng đội đã chiến đấu để giữ vững vẫn phần phật tung bay giữa biển trời xanh biếc, như sự khẳng định chủ quyền của Tổ quốc không thể lay chuyển...

    Lúc chia tay những đồng đội mới ra thay ca, đại tá, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ siết chặt tay từng người ở lại. Ông nhắn nhủ: “Tổ quốc là trên hết. Chiến sĩ còn thì đảo còn. Bằng mọi giá phải giữ vững được chủ quyền của Tổ quốc”. Trung tá Phạm Văn Hưng thay mặt tám chiến sĩ mới ra thay ca rưng rưng hứa sẵn sàng bảo vệ tàu HQ 505 và Cô Lin đến người cuối cùng. Lúc chuẩn bị xuống xuồng máy để trung chuyển lên tàu về đất liền, nhiều chiến sĩ trong đội mười người của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn tình nguyện được ở lại để tiếp tục bảo vệ tàu, bảo vệ đảo cùng đồng đội mới ra.

    Biển Đông, cuối tháng 5, mưa bão đầu mùa đã tràn về. Đội của trung tá Phạm Văn Hưng vẫn ở trên con tàu HQ 505 vì công trình trên đảo chưa được xây dựng. Mỗi khi dông bão ập đến, con tàu cứ nảy lên rồi vặn vẹo răng rắc như chực gãy đến nơi. Có nhiều lúc trung tá Hưng đã cùng anh em chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống tàu bị đánh vỡ. Họ lấy những vạt giường trên tàu néo vào phao cứu sinh như một chiếc bè, rồi chuẩn bị lương khô, nước uống và vũ khí, để trong tình huống xấu nhất vẫn có thể bám trụ bảo vệ được đảo Cô Lin.

    Mưa xuống, tình trạng nước ngọt không có trên đảo san hô chìm được cải thiện phần nào. Các chiến sĩ lấy tất cả vật dụng gì có thể trữ nước được để hứng nước mưa trên boong tàu. Đó cũng là lúc hiếm hoi các chiến sĩ được tắm thoải mái, mà có lính trẻ đã đùa tếu phòng tắm của mình... rộng cả đại dương, còn vòi sen lớn bằng bầu trời. Gạo trên tàu vẫn còn nhưng rau xanh là thứ chỉ có thể mơ ước. Chiến sĩ xin xuống tàu bắt cá. Họ soi đèn tìm những chú cá kẹt trong các vũng san hô khi thủy triều rút. Trong đó, Võ Minh là người lớn tuổi nhất trong tám anh em. Anh quê Quảng Ngãi, có nhiều kinh nghiệm bắt cá. Thi thoảng cải thiện được bữa ăn tươi, chiến sĩ trẻ trêu đùa đặt biệt danh từng người theo các loại cá là Thắng “chình”, Minh “hồng”. Riêng Hưng được anh em đặt tên là Hưng “Cô Lin”.

    Ở trên tàu HQ 505 suốt từ cuối tháng 5 đến tháng 8, ngày nào đội của trung tá Hưng cũng luyện tập chiến đấu. Hỏa lực pháo trên tàu đã bị hư hỏng sau trận hải chiến ngày 14-3. Các chiến sĩ tập luyện chủ yếu bằng súng hỏa lực của bộ binh như DKZ, B40, B41 để chống xâm nhập tàu, đổ bộ lên đảo. Và họ tập cả với lưỡi lê súng AK để sẵn sàng cho tình huống phải hi sinh đến người cuối cùng. Nhiều trận cuồng phong dữ dội ập đến, biển Đông dậy sóng, nhưng lá cờ Tổ quốc trên đảo Cô Lin chưa một giây phút nào vắng bóng. Tất cả trái tim tám người lính đều hiểu sâu sắc rằng lá quốc kỳ chính là hình ảnh chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, và họ sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giương cao ngọn cờ này...

    Về sau, công binh ra xây dựng một nhà gỗ “cao cẳng” trên đảo Cô Lin, rồi kiên cố hóa bằng công trình bêtông. Tàu HQ 505 mang nhiều vết thương đạn pháo được kéo về đất liền và bị gãy vỡ trên đường đi. Những chiến sĩ đã kiên cường ở lại bảo vệ tàu, giữ gìn chủ quyền đất nước tiếp tục đi các đảo làm nhiệm vụ người lính hải quân với Tổ quốc. Trung tá Phạm Văn Hưng về đi học và tiếp tục xuống tàu đảm trách các nhiệm vụ thuyền phó, rồi thuyền trưởng của lực lượng hải quân VN. Anh từng đạt nhiều kỷ lục đi biển như 237 ngày đêm trên biển trong năm 2009. Chính con tàu do anh chỉ huy đã nhiều lần xông pha bão tố cứu sống chiến sĩ gặp nạn trên nhà giàn, ngư dân, thủy thủ bị đắm tàu.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88


    Những con tàu vận tải năm 1988

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988
    Đâu đó gần Đảo Tiên Nữ

    Biển cả mênh mông, như nuốt chửng cái tàu chở lính công binh xây đảo Trường Sa, có cảm giác nó chỉ nhỏ như cái lá tre. Sức chở khoảng 40 tấn cả người và vật liệu xây dựng, tàu bé chật chội không có phòng riêng,từ đoàn trưởng đến lính đều phải tìm một chỗ trên boong mắc võng tòong teng mà nằm. Dịp Tết Nguyên Đán cũng là mùa biển động. Nắng cháy, mưa chan cũng cứ phải phơi mình ở giữa trời mà hứng nước biển sóng đánh tung lên boong tàu rát mặt.


    [​IMG]

    Món giải trí mới trên tàu: dàn đầu video secondhand

    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    HQ-501, HQ-503
    Đến năm 2007, trên Google Earth còn thấy HQ-501 và HQ-503 đậu ở Tân Cảng.
    Ngày nay 2 tàu này xuống đậu ở Cát Lái

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    HQ-501 và HQ-503 ở Cát láicuối năm 2011. Chiếc bên tay phải là HQ-501. Bên trái là HQ-503.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Quân cảng Cát Lái và căn cứ lữ đoàn 125


    21/2/2005
    Lúc này vẫn chưa xây căn cứ của đoàn 125


    [​IMG]



    11/12/2009

    [​IMG]



    1/2/2010

    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Quân cảng Cát Lái và căn cứ lữ đoàn 125
    1/2/2010

    [​IMG]


    [​IMG]
    Cầu cảng LD125

    [​IMG]

    HQ-501 và HQ-503
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHỮNG CON TÀU CQ-88


    Những con tàu vận tải năm 1988

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988
    Đâu đó gần Đảo Châu Viên

    Tàu TQ uy hiếp những con tàu vận tải của VN. Những con tàu vận tải bé nhỏ vẫn không hề nao núng

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này