1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con tàu huyền thọai trên biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 12/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Kỳ tích Đường ************** trên biển




    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------


  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA

    NGÀY ĐEN TỐI CỦA TÀU KHÔNG SỐ

    Trích LSHQVN

    Thực hiện quyết định của ************, Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tư lệnh xác định: Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực trên chiến trường chính Đường 9 – Khe Sanh, thu hút lực lượng địch, chúng ta sẽ tập trung đánh đòn tiến công chiến lược vào các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn. Thời gian tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa là vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Thực hiện quyết định của ************ và Quân ủy trung ương, đêm ngày 30 rạng ngày mồng 1 Tết Mậu Thân ngày 31 tháng 1 năm 1968)[1. Lịch của chính quyền Sài Gòn, tính chậm hơn lịch của ta một ngày, nên mồng 1 Tết là ngày 30 tháng 1 năm 1968.], cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân ta với quy mô toàn miền Nam bắt đầu bùng nổ.

    Để tiếp tế vũ khí đạn dược cho quân và dân ta kịp thời chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trên toàn miền Nam, Bộ Tổng Tham mưu gửi một kế hoạch "tuyệt mật" tới Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn 125.Theo kế hoạch đó, Đoàn 125 chuẩn bị 4 tàu xuất phát từ 4 địa điểm trong một đêm vào các chiến trường Nam Bộ, Khu 5. Để đáp ứng yêu cầu của chiến trường và phân tán sự đối phó của địch, lần này Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng 4 tàu cùng lúc vào bốn bến khác nhau.
    Tàu 165 vào bến vàm Lũng (Cà Mau), tàu 235 vào Hòn Hèo, Nha Trang (Khánh Hoà), tàu 43 vào Đức Phổ (Quảng Ngãi) và tàu 46 vào Lộ Giao (Bình Định ).

    Phương châm đột kích là: Dũng cảm, thận trọng, táo bạo, ngoan cường. Nhằm thực hiện ý đồ chiến thuật, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 2 năm 1968, các tàu 165, 56,43 và 235 lần lượt lên đường. Tàu 165 rời bến đêm ngày 25 tháng 2; tàu 56 di chuyển đêm ngày 26 tháng 2; hai tàu 235 và 43 rời bến đêm ngày 27 tháng 2. Ngay đêm ngày 25 tháng 2, Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thông báo tình hình địch trên biển cho lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 125. Tại Sở chỉ huy Đoàn 125, các đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân; Kim Sang, Tham mưu phó và các cán bộ chỉ huycủa đoàn thường xuyên có mặt để theo dõi, chỉ huy các tàu xử lý mọi tình huống xảy ra.

    Trên hướng Cà Mau (Nam Bộ ), tàu 165 gồm 18 người, do thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm và chính trị viên Nguyễn Ngọc Lương chỉ huy. Theo kế hoạch, tàu 165 chở hơn 64 tấn vũ khí nhổ neo ngày 23 tháng 2 năm 1968. Song do ý đồ chiến thuật, sở chỉ huy điện cho tàu “trở lại A2, kế hoạch chậm lại một ngày, tức 1 giờ ngày 25 tháng 2 mới bắt đầu”. Ngày 25 tháng 2, tàu được lệnh xuất phát chở vũ khí vào bến vàm Lũng (Cà Mau). Đây là một bến khá quen thuộc đối với cán bộ, thủy thủ đội tàu.
    Trên đường đi, tàu 165 bị máy bay trinh sát địch nhiều lần bay xuống thấp theo dõi. Ngày 29 tháng 2, khi đến vị trí 8 độ 45 vĩ bắc và 105 độ 22 kinh đông, tàu l65 bị 8 tàu chiến địch bao vây. Khi thấy tàu ta sẵn sàng chiến đấu, chúng nổ súng xối xả về phía tàu ta; đồng thời huy động máy bay đến hỗ trợ đánh phá. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng, 18 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 15 **** viên đã bình tĩnh đưa tàu vào gần bờ, nhanh chóng đổ hàng xuống biển để cho bến ra vớt sau; sau đó chờ tàu địch đến gần điểm hỏa nổ hy sinh cùng với con tàu.

    Ở hướng Khu 5, các tàu 56, 43 và 235 vào ba bến thuộc các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Khánh Hoà. Tàu 56 chở 37 tấn vũ khí, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba và chính trị viên Đỗ Như Sạn chỉ huy, xuất phát ngày 26 tháng 2. Tàu đi trên đường biển quốc tế được một đoạn thì bị tàu chiến và máy bay địch khiêu khích ngăn chặn. Khi đến cách bến 40 hải lý, một tàu địch tăng tốc lên phía trước chặn hướng đi của tàu ta. Trong tình thế tàu địch đông, hỏa lực mạnh và có máy bay hỗ trợ, thuyền trưởng báo cáo đồng chí Tư lệnh Hải quân. Thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 56 giữ đúng đối sách, đi theo đường biển quốc tế quay trở về căn cứ.

    Trong khi đó, tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và chính trị viên Trần Quốc Tuấn chi huy, chở 37 tấn vũ khí vào bến Ba Làng An (Quảng Ngãi). Ngày 27 tháng 2, tàu khởi hành vào chiến trường. Khi rời bến được một ngày thì máy phát hỏng, song anh em đã cố gắng tìm cách sửa chữa được và tiếp tục cuộc hành trình. Đến vị trí 14 độ 19 vĩ bắc, 109 độ 4 kinh đông, tàu 43 gặp 6 tàu chiến địch; đồng thời có 1 số máy bay trực thăng cũng bám theo. Thuyền trưởng lệnh cho anh em đánh trả tàu chiến và máy bay địch. Tàu 43 vừa chiến đấu vừa cơ động vào gần bờ, bắn rơi một máy bay lên thẳng và bắn bị thương 1 chiếc khác. Sau một thời gian chiến đấu, do địch đông hỏa lực mạnh nếu đánh lâu không lợi, thuyền trưởng lệnh cho anh em rút lên bờ và hủy tàu. Trong trận chiến đấu này, các đồng chí Phan Văn Hải, thủy thủ trưởng; Vũ Xuân Ruệ, hàng hải số 1 và Võ Tòng Nho, y tá đã anh dũng hy sinh. 13 đồng chí còn lại của đội tàu được sự bảo vệ, giúp đỡ của nhân dân Ba Làng An, sau một thời gian chuyển ra căn cứ hậu phương an toàn.

    Cùng thời gian này, trên vùng biển Nha Trang (Khánh Hoà), tàu 235 gồm 20 người, do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và chính trị viên Nguyễn Tương chỉ huy đang trên đường đưa hàng tới bến Hòn Hèo, cách Nha Trang 12km về phía bắc. Đây là chuyến đi tiếp sau chuyến đi đêm ngày 6 tháng 2 phải bỏ dở vì địch ngăn chặn. Lần này, sau hai ngày đi với tốc độ lớn, lúc 18 giờ ngày 29 tháng 2 năm 1968, tàu đến phía đông bờ biển thành phố Nha Trang 10 hải lý thì một máy bay trinh sát địch phát hiện. Sau cuộc hội ý chớp nhoáng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định đưa tàu tiến vào nơi quy định. 23 giờ ngày 29 tháng 2, tàu 235 cách Hòn Hèo 6 hải lý thì bị 5 tàu tuần tiễu địch dàn hàng ngang ngăn chặn. Vừa phát hiện thấy tàu ta, đội hình tàu địch chuyển sang thế bao vây nhằm ép tàu ta vào bờ để bắt sống.

    Trong tình thế hiểm nghèo, thuyền trưởng đã mưu trí lệnh cho tàu xả khói mù, tăng tốc độ lách qua giữa đội hình tàu địch vào được bến ở xã Ninh Phước. Lập tức, các bao hàng được đóng gói đặc biệt lần lượt thả xuống nước. Khi bao hàng cuối cùng vừa thả xong, tàu quay hướng chuẩn bị rời bến ra khơi, thì 8 tàu địch xuất hiện bao vây chặt phía ngoài. Cuộc chiến đấu quyết liệt không cân sức giữa tàu 235 với 8 tàu địch đã diễn ra.

    Dưới ánh đèn pha sáng rực, các tàu địch nã pháo dữ dội về phía tàu 235. Trên đài chỉ huy, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh vừa chỉ huy tàu cơ động tránh địch tìm cơ hội phá vây ra biển, vừa chỉ huy các chiến sĩ đánh trả địch quyết liệt. Pháo thủ Nguyễn Văn Phong cùng đồng đội sử dụng súng ĐKZ, 14,5mm và các loại vũ khí trên tàu bắn trả địch mạnh mẽ, khiến các tàu của chúng phải lùi ra xa. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ngày càng ác liệt. Về phía ta, 5 đồng chí hy sinh, 10 đồng chí bị thương, trong đó có thuyền trưởng. Một động cơ tàu hỏng, một số khoang tàu nước chảy vào. Sau cuộc trao đổi trong lãnh đạo, chỉ huy tàu, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định cho anh em thương binh rời tàu. Một vài đồng chí đoàn phân công trong đó có thuyền trưởng ở lại tàu châm ngòi bộc phá rồi bơi vào bờ. 3 giờ ngày 1 tháng 3, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh, thuyền phó cùng 3 người rút khỏi tàu cuối cùng đã dùng tiểu liên đánh trả địch quyết liệt, buộc chúng phải rút ra phía ngoài chờ viện binh. Trong trận chiến đấu này, 14 cán bộ, chiến sĩ đội tàu 235 đã hy sinh, chỉ còn 5 đồng chí thoát khỏi vòng vây của địch liên lạc được với bến, sau đó lần theo đường trường Sơn trở lại miền Bắc an toàn.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA

    Điều không lý giải được

    Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa lý giải được về sự sống của 17 cán bộ, thuỷ thủ trên con tàu không số (TKS) mang mật danh 56 trong đêm Tết Mậu Thân 1968, cách đây 41 năm?
    Đó là điều hết sức ngạc nhiên, bởi đêm đó có rất nhiềuc tàu chiến Mỹ, nguỵ đồng loạt bật đèn pha cực mạnh, đồng loạt nổ súng và đồng loạt triển khai đội hình vòng
    vây TKS 56!. Và, hình như đêm giao thừa ấy chúng đói khát lắm, nên tàu nào cũng muốn chạy hết tốc lực để được đến nuốt “con mồi” sớm nhất...
    Nhưng để thoát được những phút giây căng thẳng đó; để không chết trong đêm Tết ấy, trước hết chúng tôi rất biết ơn người chính trị viên (CTV) có cái tên cứng như hòn sỏi: Đỗ Như Sạn, anh là lính hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, hiện về hưu hưởng lương thiếu tá ở quê: Thiệu Sơn, Thiệu Hoá, ( Thanh Hoá).


    Đêm chết chóc


    Tàu không số “56” là một trong 4 con tàu nhận nhiệm vụ chở vũ khí vào tiếp tế cho quân và dân miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968. Bến vào của tàu 56 là cửa biển Lộ Giao (Bình Định). Đêm ấy gió mùa nỗi lên rất to, sóng bạc đầu phủ trắng xoá mặt biển. Con tàu 56 chẳng khác nào chiếc võ tre bấp bênh trong dòng nước xoáy. Nhưng đã quá quen với điều kiện tác chiến nên các thuỷ thủ ai nấy đều kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nếu địch phát hiện ra vị trí thả hàng của ta (phương châm vào các bến Khu 5: hàng được thả xuống toạ độ, sau đó du kích đưa thuyền đánh cá ra vớt chở vào bờ)). Tàu 56 vẫn thẳng hướng bến Lộ Giao, và theo như lời thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba, còn có biệt danh Ba Râu (anh nhiều râu nên anh em thường gọi Ba Râu, nay đã mất vì bệnh hiểm nghèo) nếu không có gì cản trở thì tàu 56 sẽ vào bến trả hàng đúng giờ “G”. Nhưng thật bất ngờ, tàu đang ngon trớn và chỉ cách điểm thả hàng chừng 25 hải lý, thì trước hướng tiến của tàu xuất hiện những ánh đèn pha cực mạnh quét tới. Ban chỉ huy hội ý chớp nhoáng và quyết định cho tàu quay sang hướng khác; nhưng hướng khác cũng bị chúng nó chặn; lại một hướng khác nữa...cũng không tránh khỏi những con mắt cú võ...
    - Tàu ta đã lọt vào vòng vây của chúng- thuyền trưởng nói.
    - Ta phải hết sức bình tỉnh- CTV nhắc nhở.
    - Hành động đối phó? thuyền truởng hỏi ban chỉ huy:
    - Nếu chúng nó cố tình bắn tiêu diệt? ta đánh trả quyết liệt!
    Những con tàu chiến Mĩ, nguỵ ngày một đến gần, nhiều ánh đèn pha cực mạnh như muốn khoét sâu vào các khoang hàng xem “tàu đánh cá” chở những gì?
    Trước tình huống bất ngờ ấy, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba nói như hét với các cán bộ, thuỷ thủ: “Chuẩn bị chiến đấu!” Thực thi lệnh của chỉ huy, các vị trí khẩn trương tra kíp nổ vào các khối thuốc TNT, các quả bom chìm, khói mù và triển khai các khẩu súng: ĐKZ, B40, hoả tiển vác vai, lựu đạn chống tăng...sẵn sàng chờ lệnh! Tôi và hàng hải số 2 Hồ Văn Kiêm (nay là Đại tá, Lữ Đoàn trưởng TKS-đã nghỉ hưu) dưới sự chỉ huy của thuỷ thủ trưởng Nguyễn Văn Hoa, nhanh chóng hoàn tất mọi công việc và chỉ chờ lệnh điểm hoả!
    Những khẩu pháo 14 ly 5, pháo 37 ly của địch không ngừng khạc ra những hòn đạn đỏ quạch tuôn tới tấp đến tàu 56. Nhưng phần nhiều chúng bắn vòng cầu chứ không bắn thẳng vào mục tiêu nên tàu 56 vẫn “sống” khoẻ. Ngoài tiếng súng, những ánh đèn pha cực mạnh mỏng, sắc như lưỡi gươm; cũng có thể ví như những tia chớp thè cái lưởi dài thật dẽ sợ. Tất cả, tất cả những thứ vũ khí đó, nó đều tập trung đến tàu 56.
    Mặc! Tàu 56 vẫn kiên định lập trường thi gan với chúng. Đạn từ những con tàu Tuần dương lại tuôn xối xã đến tàu ta, nhiều thuỷ đã bị thương, y tá Trần Văn Việt không quản nguy hiểm chạy đến các vị trí băng bó, cầm máu cho từng người. Thuyền trưởng Ba nhìn xuống mặt boong thấy một số thuỷ thủ áo quần đã thấm máu, anh bặm môi, tay dơ cao định chém xuống và hô...bắn! Nhưng CTV Đỗ Như Sạn đã kịp giữ tay thuyền trưởng lại, nói như thét:
    - Khoan! Anh Ba!
    - Hãy chờ thêm ít phút!
    - Đợi đến bao giờ nữa?
    - Nó chưa chủ trương bắn tiêu diệt ta!
    - Sao đồng chí biết?
    - Nếu nó bắn tiêu diệt, thì chúng đã bắn ngay loạt đạn đầu!
    - Thế CTV để anh em bị thương bao nhiêu người nữa? CTV Sạn chùng giọng: “Tôi biết anh rất thương đồng đội. Nhưng nhiệm vụ của ta không lấy chiến đấu làm chính, mà là mưu mẹo đánh lừa địch, giữ bí mật đến cùng con đường vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam”! Lại những quả đạn pháo 57 ly bắn đến tàu 56. Do cự li quá gần nên tiếng nổ đã kích nổi tàu 56 lên khỏi mặt nước, khiến cho cả khối thép uốn mình run bần bật theo vòng xoáy của chân vịt. Nguy cơ các khối bộc phá có thể tự kích nổ như một số tàu đã gặp! CTV Đỗ Như Sạn đề nghị với ban chỉ huy, là cho các vị trí rút kíp nổ ra khỏi các khối thuốc.Tàu địch lại bắn rát hơn.CTV Đỗ Như Sạn lại trấn an: “Các đồng chí cứ bình tỉnh, nó bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết!” Chúng tôi ai nấy như được tiếp thêm sức mạnh nên vững tin hơn. Đêm càng về khuya trời càng lạnh, sóng gió càng lớn khiến ai nấy run cầm cập, một số anh em yếu sóng nôn thốc nôn tháo.Tôi nhìn qua CTV Sạn thấy anh ói ra nước vàng, tự dưng nước mắt tôi chảy ra... Lại một chiếc Tuần dương nữa đến gần. Đêm tối chúng tôi nhìn nó như hòn đảo trôi, chạy cắt ngang hướng tiến tàu 56. Thuyền trưởng Ba thấy “ngon ăn” bèn nói với chiến sỹ hàng hải Phạm Phong Đê (anh đã hy sinh 1972), là cho máy tăng hết tốc độ lao thẳng vào nó! Nhưng CTV Đỗ Như Sạn đã kịp ngăn lại...Chúng lại tiếp tục bắn uy hiếp và đánh tín hiệu hỏi tàu ta mang quốc tịch nước nào? Chạy từ đâu tới? Chở hàng gì? Bắt ta phải dừng máy để chúng sang kiểm tra?...CTV Đỗ Như Sạn nói dứt khoát với báo vụ số 1: Nghuyễn Văn Nghiệp, là không được trả lời! Nếu trả lời thì nó sẽ truy tận gốc, trốc tận rễ, rồi vô tình ta tự bạch với nó là “con ở bụi này”...

    Nhưng các thủy thủ đều nghĩ, sớm muộn gì thì cũng đánh nhau! Cũng hy sinh thôi, bởi chúng đã bắt quả tang tàu “đánh cá” của ta đã vào sâu trong bến Lộ Giao- vùng quản lý của quân giải phóng. Thế nhưng CTV Sạn, với phương châm còn đánh lừa được địch thì còn thi gan, đấu trí với nó. Một số thuỷ thủ lại trúng đạn thù nhưng chưa nặng, còn chiến đấu tốt. Tâm lý lúc này ai cũng muốn được nổ súng, ai cũng muốn được làm nên một phút huy hoàng trước khi chết. Nhưng đối với CTV Đỗ Như Sạn, thì anh cho cái chết lúc này chưa cần thiết; bởi nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam đang cần đến những con người và những con tàu... Mặt khác nói đến cái chết sợ anh em hoang mang ảnh hưởng đến sức chiến
    đấu, nên anh giữ bí mật cả những cái túi nilon (quan tài lính TKS) mang theo chuyến
    này; đến cả những bức điện từ căn cứ gữi đến thông báo về chiến sự của các tàu: T235 vào bến Vũng Rô, T165 vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) và T43 vào bến Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã bị định bắn chìm, có tàu đã hy sinh không còn một ai...

    Dẫu biết ngàn cân treo sợi tóc, sự sống của con tàu và 17 thuyền viên rất mong manh, nhưng CTV Sạn vẫn đặt nềm tin vào thắng lợi! Nếu thắng được trận này- anh nghĩ, ta sẽ rút ra được bài học “ứng xử trên biển đông” cho các con tàu trong đơn vị, lấy đó làm phương châm hành động.cho những chuyến đi sau “Sự kiện Vũng Rô-1968”, mà anh em hay nói đùa: “một đi không trở lại”...

    Trời càng sáng dần, tàu địch đã bớt hung hăng, thuyền trưởng Ba cho tàu ta quay ra biển đông, đi hướng 90 độ. Theo sự chỉ đạo của Căn cứ và đối sách của cấp uỷ tàu: Khẩn trương kéo những tấm lưới đánh cá phủ lên các khẩu pháo, phủ kín các hầm hàng; đồng thời cho thuỷ thủ lấy những con cá gỗ ra móc lên các mảng lưới để đánh lừa địch.Các thuỷ thủ còn kéo lá cờ “mặt trời” của Nhật lên trên cột cao nhất ..Làm xong mọi công việc nghi trang thì trời sáng bảnh. Lúc này bầy tàu chiến đã tản bớt, chỉ con 3 tàu Tuần dương, sơn màu ghi xán, to như những hòn đảo nổi, và ba chiếc máy bay đen sì của Hạm đội 7 Mĩ vẫn bám theo “con mồi”; nếu bây giờ trí óc tôi không lẫn, thì các con tàu đó có số hiệu: 2882, 2884 và 2886: (qua bài viết này, những người lính Mĩ nếu có điều kiện và còn sống, thì xin liên hệ gặp lại nhau cho vui- N.V).

    Theo chỉ đảo của căn cứ, tàu 56 vẫn tiếp tục chạy ra biển đông mà hướng đến là đảo Ô-Ki-Na-Oa Nhật Bản. Tuy thế 3 tàu Tuần dương và mấy chiếc máy bay Mĩ vẫn đeo bám dai như đỉa đói, làm cho những chiến binh trên những chiến hạm đó chừng như đã quá mệt mỏi, nên các pháo thủ đều nằm gục lên bệ pháo, chẳng thèm nhìn ngó đến tàu chúng tôi. Dẫu thế, các thuỷ thủ của ta vẫn đề cao cảnh giác: vừa thả câu, vừa vá lưới và luôn thường trực bên các khẩu pháo để khi cần là nổ súng...

    Hết một đêm căng thẳng, đến một ngày sóng gió phủ phàng, tàu 56 vẫn vững vàng hành tiến. Lại một ngày đêm nữa trôi qua. Rồi một ngày đêm nữa...Đến sáng ngày thứ tư, khi tàu 56 sắp vào vùng biển Nhật Bản, thì 3 con tàu Tuần dương và mấy chiếc phi cơ chiến đấu Mĩ mới từ bỏ hẳn con mồi.

    Từ ngày thứ tư trở đi, chúng tôi ai nấy thở phào nhẹ nhỏm, bởi đã thoát được cái chết. Tàu 56 lại quay hướng về căn cứ mang theo 17 thuỷ thủ, tuy có bị thương nhưng sức khoẻ vẫn còn có khả năng nhận nhiệm vụ đi tiếp...
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA

    Khúc hồi tưởng



    [​IMG]
    Tôi Trần Hậu Vệ, tuổi 19 với màu áo lính Hải quân!

    "Xưa thời sóng gió đại dương,
    Say mê với những chiến trường gần xa;
    Nay về thì tuổi đã già,
    Biết làm chi để giúp nhà hỡi em?!"



    Thấm thoát từ cái đêm không chết ấy đến hôm nay đã 41 năm, 17 cán bộ chiến sĩ trên con TKS 56 ngày đó, và các năm sau này... nhiều người đã hy sinh; nhiều người đã mất vì tuổi già, và nhiều người cũng đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo... Số sống đến giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nhưng mà cuộc sống của “lính không số” thì quá ư gian nan và thiệt thòi. CTV Đỗ Như Sạn của tôi cũng không ngoài sự truân chuyên vất vã đó: Anh lên bờ (1975) với quân hàm đại uý, trên điều động về làm chính uỷ trường kĩ thuật Cát Lái, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đến đầu thập niên những năm 1980: khi “phong trào bằng cấp nước ngoài” thịnh hành, thì anh được trên cho về nghỉ chế độ hưu ở quê nhà, quân hàm hưởng lương tương đương thiếu tá. Sau bao nhiêu năm biền biệt xa quê, xa gia đình vợ con nay mới được về đoàn tụ. Nhưng nỗi mừng vui vừa chớm khoé miệng thì đã vội tắt: Người vợ thân yêu của anh lâm bệnh nặng và đã qua đời ngay trong năm đó. Thế là cảnh “gà trống nuôi con” trong những năm kinh tế ngặt nghèo, khiến cho thể xác anh teo tóp, đôi mắt anh mờ đục, hai tai anh nghểnh ngãng...Tuy vậy nhưng với cái khí chất của người CTV có bản lĩnh vững vàng, anh đã giữ vững tay lái cho con “ thuyền gia đình” vượt lên tất cả...

    Với tôi: nỗi thương nhớ, sự kính phục và cả sự biết ơn người CTV Đỗ Như Sạn thì không bao giờ quên được! Nhờ có anh “giữ vựng ngọn cờ ” mà anh em chúng tôi thoát được cái chết trong đêm Tết ấy. Thế nhưng nhớ anh để mà nhớ, thương anh để mà thương chứ giúp anh về kinh tế thì chúng tôi cũng không hơn gì đại uý Đỗ Như Sạn:
    “Chín năm kháng chiến gian lao,
    Hai mốt năm đánh Mĩ bốn sao gạch dài,
    Về quê cày cuốc miệt mài,
    Vẫn nghe tiếng sóng bên tai thì thầm”...

    Sông Hồng: một chiều giông 7. 2009
    (Trần Hậu Vệ CCB tàu KS)


    [​IMG]
    Ảnh chụp năm 1964, một số chiến sĩ tàu 56 sau chuyến Bà Rịa về, chụp kỷ niệm cùng các thủ trưởng đoàn TKS (đoàn 125): Hàng đứng, từ phải sang, thứ nhất là CTV Đỗ Như Sạn, thứ 3 là Chỉnh ủy Võ Huy Phúc, thứ 5 Lữ đoàn trưởng Huỳnh Công Đạo, đứng cuối là Trưởng phòng tuyên huấn Nguyễn Văn Phát; Hàng ngồi, từ phải qua, thứ 2 là thuỷ thủ Trần Hậu Vệ, thứ 3 là thuỷ thủ Hồ Văn Kiêm (nay là đại tá Lữ trưởng 125 đã về hưu). Các thuỷ thủ còn lại đều đi tàu 121....
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA



    [​IMG]
    Những thế hệ khác nhau của lính TKS hội ngộ trong ngày tổ chức Đại lễ, người lính già đứng giữa là Chính Trị Viên tài ba Đỗ Như Sạn.


    Với nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn, đời đời biết ơn các anh hùng liệt sĩ Tàu không số”, tối 23.7.2009, Sở Điện lực Hải Phòng kết hợp với lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Hải quân, đã tổ chức đêm Đại lễ cầu siêu, thả hoa đăng tưởng nhớ vong linh những anh hùng liệt sĩ Tàu không số (TKS), một thời không quản hy sinh gian khổ, vượt qua mọi phòng tuyến ngăn cản của địch, vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam, và nhiều người đã ngã xuống trên con đường *********** huyền thoại ấy.

    Đại lễ cầu siêu trước sự hiện diện của hàng ngàn người dân, cùng đông đảo các tăng ni phật tử đất cảng. Đặc biệt sự hiện diện của hàng trăm người lính Hải quân đủ các thế hệ, đến các cựu thuỷ thủ TKS ở các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định...cũng tề tựu về “Bến Nghiêng” (Đồ Sơn) đông đủ, khiến cho đêm cầu siêu trang nghiêm, hoành tráng.

    Với bàn tay tài hoa của nhà tổ chức: chung quanh khuôn viên Bia tưởng niệm TKS đã được bài trí, tái hiện lại cảnh những con tàu lần lượt rời “Bến Nghiêng”, âm thầm lặng lẽ ra đi vào chiến trường không một cuộc liên hoan, không một người đưa tiển...Cứ thế, cứ thế họ âm thầm ra đi trong tiếng nhạc trầm buồn thống thiết, khiến cho ai nấy đứng trên bến cảng lặng im, đâu đó bật lên những tiếng khóc thương nhớ... Tôi đưa mắt nhìn sang chị Liên- vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu (người chính trị viên kiên cường dũng cảm, một mình ở lại tàu điểm hoả phá huỷ phương tiện, và anh đã cùng con TKS 645 đi vào cõi bất tử, trưa ngày 23. 4. 1972) thấy hai hàng nước mắt chị tuôn xuống thấm đẩm cả vai áo. Đứng bên phải chị Liên là người chính trị viên đầu bạc: Đỗ Như Sạn, 78 tuổi cùng thời với chồng chị, từ Thanh Hoá ra dự lễ, ông cũng có chung tâm trạng bùi ngùi xúc động, cúi đầu mặc niệm, cầu siêu cho những linh hồn bạn bè một thuở... Đối với lớp “lính sinh viên-1972” bổ sung về đoàn TKS sau những năm cuối của cuộc chiến tranh, nhiều người cũng đã trải qua những chuyến đi đầy gian khổ, ác liệt trên con đường huyền thoại ấy; họ thấu hiểu hơn ai hết về những máu xương đồng đội mình nằm lại nơi biển cả đại dương, nên ai nấy mắt đều rớm lệ. Nhà Doanh nhân thành đạt nhất của hội CCB TKS, anh Đào Hồng Tuyển, từ đảo Tuần Châu (Quảng Ninh) đến dự Đại lễ, cũng không kìm nỗi xúc động mỗi khi nghe tiếng kèn đồng của đội Quân nhạc tấu lên khúc nhạc hồn tử sĩ...

    Là “phó nháy nửa mùa” như tôi, cũng không dấu được dòng cảm xúc khi đưa ống kính đến trước hàng trăm khuôn mặt đang nhoè nước mắt; Đến đông đảo các Tăng ni phật tử chăm chú khấn vái trước bàn thờ; Đến đội hình tiêu binh bồng súng trang nghiêm trước lễ đài, đến cả mấy chục em thiếu nhi xếp hàng thẳng tắp, tay cầm những ngọn nến đang cháy, cúi sát đầu mặc niệm vong linh của các ông, các bác, các thuỷ thủ TKS, một thời chưa xa đã ngã xuống trên con đường *********** trên biển đông!

    Và Lễ cầu siêu được kết thúc bằng một biển hoa đăng lấp lánh thả vòng quanh những con tàu, như muốn nói với các chiến sĩ TKS đã yên nghĩ vĩnh hằng dưới đáy biển đông là nhân dân, đồng đội, thế hệ trẻ của các anh hôm nay, cùng với các con cháu mãi mãi khắc ghi công lao, máu xương của các liệt sĩ, một thời đã nhuộm đỏ nước biển đông cho đất nước Việt Nam sạch bóng quân thù!


    Rất tiếc là do quá bất ngờ nên chúng tôi đã không kịp “chớp” lại hình ảnh cái ôm đầy xúc động với những giọt nước mắt tràn mi của anh Trần Tiền Vệ, nguyên thủy thủ với anh Đỗ Như Sạn, nguyên chính trị viên tàu 56 trong chuyến đi cuối tháng 2 đầu tháng 3/1968 phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy Mậu Thân , khi họ bất ngờ được gặp nhau trước giờ Đại lễ cầu siêu hôm 23/6 vừa rồi.

    Trong cuộc gặp này, họ cùng nhau ôn lại những kỉ niệm không bao giờ quên trước những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh mà giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Hai anh em kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện về những bức điện trao đổi giữa Sở chỉ huy mà đại diện là Đoàn trưởng Đoàn Tàu không số, ông Huỳnh Công Đạo với con tàu 56 mà đại diện là chính trị viên Đỗ Như Sạn. Tôi thấy không gì hơn là xin pot lại nguyên văn những bức điện trên

    Ngày 29 tháng 2
    Tàu 56 báo cáo về Sở chỉ huy:
    “- 6 giờ, gặp 6 máy bay cắt ngang hướng đi từ Đà Nẵng đến Gu-am”.
    - 10 giờ, một máy bay NAVY ở độ cao 200m, lượn 5 vòng chụp ảnh. 10 giờ 20 nó vào bờ. Tàu vẫn giữ hướng đi – Sạn”.

    Điện từ Sở chỉ huy: “Điều chỉnh tốc độ. Không vào sớm hơn – Đạo”.

    Điện từ tàu về: "17 giờ, 1 tàu chặn trước mũi, ta tránh sang trái. 1 máy bay đến lượn vòng. 17 giờ 30, tàu chiến đang đi về phía ta - Sạn”.

    “19 giờ, gặp 9 tàu địch. Tránh hơn 2 giờ. Chi bộ quyết định vào. Xin chỉ thị - Sạn".

    Điện tử Sở chỉ huy: "Bình tĩnh xử lý. Nếu địch bám sát, không ăn được, nghi binh đánh lạc hướng, bảo đảm cho đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ - Đạo”.
    Ngày 1 tháng 3.

    Điện từ tàu về:

    “18 giờ 23 phút, gặp 11 tàu địch bám sát. Tránh không được. 23 giờ vẫn bám sát. Nhận định, có thể lộ. Trở ra chờ thời cơ - Sạn”.

    “3 tàu địch dọi đèn pha gọi dừng máy. Máy bay thả pháo sáng. Chúng tôi vẫn đi - có thể chiến đấu - Sạn”

    Điện tử Sở chỉ huy: "Tránh né quay ra. Ngay mai chờ lệnh - Đạo”.

    Điện từ tàu: "Địch chặn đường, cách bờ 40 hải lý. Ba tàu địch đang đuổi theo tôi - Sạn”.

    Điện từ Sở chỉ huy: "Bình tĩnh. Tàu 68 địch theo 3 ngày liền vẫn không việc gì. **** trang cho tốt - Đạo”

    Ngày 2 tháng 3

    Lúc 3 giờ 30, điện từ tàu: "Địch bám sát, bắn doạ. Tàu đi hướng 90o. Treo cờ Nhật Bản. Sẵn sàng chiến đấu. Xin chỉ thị - Sạn”

    Chỉ thị của Sở chỉ huy lúc 3 giờ 50: "Bình tĩnh. Địch doạ. Chúng không dám đánh ngoài khơi - Đạo”.

    6 giờ 40, điện tử tàu : “Máy bay lượn vòng, bắn khiêu khích - Sẵn sàng chiến đấu - Sạn ".

    Mệnh lệnh từ Sở chỉ huy: "Tránh ra Biển Đông - Đạo”. Một lúc sau, điện tiếp: "Báo cáo: hiện ở đâu? địch ra sao? Nếu căng, không đi vội - chuyển hướng đông đi về - Đạo”.

    12 giờ 15 phút, điện từ tàu: “Lúc 12 giờ, tàu ở kinh độ 111o36, vĩ độ 14o19 hướng đi 90o. Vẫn còn một chiếc tàu địch bám liên tục. Tinh thần anh em tốt - Sạn”.

    Lệnh từ Sở chỉ huy lúc 14 giờ 10: “Bình tĩnh động viên anh em cho tốt. Địch khiêu khích, không dám đánh ở công hải, nhưng phải cảnh giác cao. Cho trở về - Đạo”.

    Điện từ tàu lúc 17 giờ: "13 giờ, có 3 tàu địch theo. Gặp 3 máy bay địch đi về phía Đà Nẵng. Đi về theo hướng tàu buôn Trung Sa, Tây Sa - Sạn” (Đoạn trên viết theo hồ sơ lưu giữ - nguyên văn và được trích từ cuốn “Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân” của tác giả Đình Kính).


    Qua nội dung những bức điện trên, chúng ta thấy rõ: nhờ chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên; kiên quyết, chủ động và sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy; bình tĩnh, khôn khéo và linh hoạt trong các tình huống khẩn cấp, phức tạp; nên tàu 56 đã giữ được thế hợp pháp trên vùng biển quốc tế, tuy phải quay trở về nhưng đã nghi binh đánh lạc hướng, thu hút sự chú ý và lực lượng địch về phía mình, góp phần tạo cho đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ được con tàu cùng 37 tấn vũ khí, giữ được bí mật tuyến đường và đặc biệt hơn là giữ được tính mạng của 17 cán bộ chiến sĩ trên tàu trở về căn cứ an toàn, chuẩn bị cho những chuyến đi mới. Qua đó một lần nữa cho ta thấy rõ vai trò của người chính trị viên trong hoàn cảnh chiến đấu quan trọng biết nhường nào.

    Nhìn anh Sạn với cái vẻ già nua, hóm hém ở cái tuổi 78, chúng tôi thấy toát lên ở ông sự từng trãi, bản lĩnh và kinh nghiệm đầy mình. Chúc ông – một con người mà sóng gió đại dương không vùi dập nổi, bom đạn quân thù không không khuất phục nổi, được bách niên giai lão.
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tàu Phương Đông 1 và con đường Hồ Chí Minh trên biển

    Cuối những năm 50 đầu năm 1960, phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, khiến nhu cầu vũ khí cho chiến trường miền Nam lúc này rất lớn. Trước tình hình đó, Trung ương quyết định xây dựng 2 tuyến đường huyết mạch để tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam: Đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy Trường Sơn và Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đoàn 759 được thành lập tháng 7-1959 trong bối cảnh vũ khí, đạn dược không thể vận chuyển vào sâu chiến trường phía Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đất liền.

    [​IMG]
    Thuyền trưởng Lê Văn Một

    Tuy nhiên, trước khi Đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành và sự chi viện từ Bắc vào Nam được liền mạch, chúng ta đã phải chịu những hy sinh, mất mát. Đó là chuyến vận chuyển 5 tấn vũ khí thất bại của "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh" vào Khu 5 đêm 30 Tết Canh Tý (1960). Song cũng từ thất bại, ta đã rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sâu sắc. Sau đó, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và đưa thuyền ra Bắc để nhận vũ khí.

    Từ cuối năm 1961, đầu năm 1962, lần lượt 6 thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Bà Rịa, Trà Vinh đã thoát được sự kiểm soát của Hải quân Mỹ-Ngụy, vượt biển Đông ra miền Bắc an toàn. Để tránh những thất bại đáng tiếc, Trung ương còn cử đồng chí Bông Văn Dĩa vào khảo sát các bến đáp hàng ở Nam bộ. Sau khi đã nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng Bộ Chính trị khẳng định: Có thể vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.

    Ngày 11-10-1962, tại Thung Lũng Xanh, thuộc Đồ Sơn, Hải Phòng, con tàu gỗ Phương Đông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên lặng lẽ nhổ neo ra khơi, hướng về phía Nam. Con tàu chở 30 tấn vũ khí, mang theo cả niềm tin mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc gửi gắm tới đồng bào miền Nam. Sau 9 ngày, tàu Phương Đông đã cập bến Vàm Lũng, Cà Mau. Cùng với chuyến đi mở đường đã thành công, Thuyền trưởng Lê Văn Một, Chính trị viên Bông Văn Dĩa và thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1 đã ghi chiến công đầu tiên trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, con đường vận tải chiến lược của ta trên biển Đông.

    Ông Ngô Văn Tân hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh là người trẻ tuổi nhất trên con tàu Phương Đông 1 năm ấy kể lại rằng, trước giờ tàu xuất phát, Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đến căn dặn 12 thành viên con tàu gỗ Phương Đông 1: “Đây là chuyến đi đầu tiên nên cực kỳ quan trọng. Đây là một việc hệ trọng và lâu dài, do vậy nếu gặp địch phải khôn khéo, mưu trí, trường hợp xấu phải hủy hàng, hủy tàu để giữ bí mật con đường. Các đồng chí nên nhớ, người đi lo một, người ở lại chờ tin, lo mười...”.

    Trong Nhật ký "Thuyền trưởng tàu Không số đầu tiên trên biển Đông", Thuyền trưởng Lê Văn Một đã kể lại hải trình đầu tiên đó. Thủy thủ đoàn trên con tàu không số năm nào đã gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm trước sóng gió của biển khơi, đã mưu trí, dũng cảm, khôn khéo thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù trong suốt hải trình 9 ngày đêm.

    [​IMG]
    Thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1

    Năm 2007, trong lần đi công tác Cần Thơ, tôi đã may mắn được gặp ông Sáu Lai, một trong thành viên của tàu Phương Đông 1 và được nghe ông kể rằng: “Có lúc gặp tàu địch bám theo hướng chạy của ta, chúng nã pháo dữ dội. Anh em nhanh trí xổ cả buồm lái và mũi cho thuyền căng gió lướt trên ngọn sóng. Thuyền trưởng Một phát lệnh chiến đấu. Toàn tàu xác định, khi cần dùng tốc độ vượt lên, để tàu địch phía sau, rồi cho nổ bom phá áp tàu giặc, dùng tiểu liên, lựu đạn đánh địch, người lái thì cứ cho tàu chạy thoát. Nếu không thoát thì cho nổ 3 trái bom còn lại, quyết không để tàu và vũ khí rơi vào tay giặc. Ông Một và ông Dĩa đã bàn bạc, nếu địch bắt cả tàu thì lợi dụng trời tối cắt dây cho anh em bơi vào bờ, còn hai ông ở lại dùng bom thủ tiêu tàu. Có lúc nguy quá Lê Văn Một nói với Bông Văn Dĩa: “Nếu phải thủ tiêu tàu để một mình tôi ở lại! Anh cùng anh em cố gắng thoát, may ra còn sống sót về Trung ương báo cáo...”.

    Cố Trung tướng Đồng Văn Cống - nguyên Cục phó Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng, kiêm Trưởng phòng chuyên trách công tác chi viện cho chiến trường miền Nam, người trực tiếp theo dõi diễn biến của “tàu Không số” kể rằng: “Theo kế hoạch dự kiến, tàu đi 5 ngày thì đến. Sáng nào đến giờ giao ban Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hỏi tôi: “Thế nào rồi? Có tin tức gì không?”... Tôi sốt ruột lắc đầu, rồi ngày thứ sáu, thứ bảy, thứ tám cũng không tin tức gì. Trên tàu có điện đài nhưng không liên lạc được. Điện đánh đi không có trả lời... Cho đến sáng 19-10-1962, tức ngày thứ chín, Quân ủy Trung ương đang họp giao ban. Tôi bước vào. Đại tướng nhìn tôi đăm đăm. Thấy tôi vẻ mặt tươi tỉnh và gật đầu. Đại tướng đứng dậy ôm chầm lấy tôi, Đại tướng khóc. Mừng quá, không sao kể xiết...”.

    Con tàu gỗ Phương Đông 1 với hải trình Hải Phòng - Vàm Lũng, Cà Mau đã mở ra con đường huyền thoại, đường “Hồ Chí Minh trên biển”. Câu chuyện về hải trình vận chuyển vũ khí thành công lần đầu tiên cũng mở đầu trang sử vẻ vang, rất đỗi tự hào của Đoàn tàu Không số, nét độc đáo, đặc sắc, sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA

    “Làm xong mọi công việc nghi trang thì trời sáng bảnh. Lúc này bầy tàu chiến đã tản bớt, chỉ con 3 tàu Tuần dương, sơn màu ghi xán, to như những hòn đảo nổi, và ba chiếc máy bay đen sì của Hạm đội 7 Mĩ vẫn bám theo “con mồi”; nếu bây giờ trí óc tôi không lẫn, thì các con tàu đó có số hiệu: 2882, 2884 và 2886: (qua bài viết này, những người lính Mĩ nếu có điều kiện và còn sống, thì xin liên hệ gặp lại nhau cho vui- N.V)”


    Có thể trí nhớ của bác Vệ không còn tốt hoặc bác nhìn không rõ các con số chứ HQ Mỹ lúc đó không có những con tàu có số như trên ở Việt Nam. Lịch sử HQ Mỹ ghi rõ đêm hôm đó con tàu đón lõng bác Vệ là một con tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ có tên là <FONT class=imageattach face=[/IMG]Minnetonka

    [​IMG]USCGC Minnetonka WHEC67.

  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA

    Theo ghi chép kiểu biên niên sử của Barker, một sĩ quan trên tàu Minnetonka, ghi chép lại những sự kiện xảy ra trong thời gian tàu này được triển khai ở Việt Nam từ 17 Tháng Mười Hai năm 1967 đến 17 Tháng Mười năm 1968:


    “Vào ngày 29 tháng hai, chúng tôi nhận được một báo cáo là có 4 tàu thuyền đánh cá không xác định được lai lịch đang tiến vào bờ biển từ hướng biển khơi. Chúng tôi được lệnh điều tra một trong những chiếc tàu nói trên vì nó đang hướng vào khu vực của chúng tôi. Chúng tôi nhìn thấy chiếc tàu này trên màn hình radar khoảng 25 dặm từ phía bờ biển và bắt đầu giám sát chặt chẽ chiếc tàu này.

    Chiếc tàu này cứ thay đổi hướng đi và tốc độ một cách kỳ lạ.

    Trong khi đó, ba tàu đánh cá khác đang tiến vào bãi biển lần lượt bị các tàu CGC Winona (cũng thuộc loại 255 'như tàu chúng tôi) CGC Androscroggin, 2 'tàu tuần tra Coast Guard loại 82 và một số tàu hải quân khác nhanh chóng bao vây và đã bị tiêu diệt.

    <font 0=[/IMG][FONT=border=]
    [/FONT]
    [FONT=border=]
    [​IMG]

    [/FONT][FONT=border=]A party of the "gun gang" as Subic Bay following final Vietnam patrol.
    Hàng sau: GM3 Ray Jordan, SN Al Super, FT1 Bob Taylor, GM2 T. Hollobaugh, GM2 J. Hutchinson, Ltjg. Keith Barker(tác giả của phần ghi chép nói trên)
    Hàng trước: SN William Van Dyke, FT3 J. Hutchens, FT2 Ira Nelson, GM1 "Red" Beamer, và Ensign John Legwin.

    [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=border=]

    [/FONT]
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tiếp bến Lộc An, vì quá to nên Tàu Không số bị ta nghi ...tàu địch

    Tiếp cận bến Lộc An trên sông Ray (thuộc xã Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) để chi viện vũ khí cho quân chủ lực Miền trong chiến dịch Bình Giã, "chật vật" mãi Tàu 56 mới vào được bến, do lực lượng của ta trên bến không dám đánh tín hiệu tiếp nhận vì thấy tàu quá to nên nghĩ là...tàu địch- đó là kỷ niệm sâu sắc của các chiến sĩ Tàu 56 trong chuyến vận chuyển gian nan trên con tàu Không số năm nào...

    Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công của Quân Giải phóng miền Nam, nhằm phá chương trình bình định có trọng điểm của chính quyền Sài Gòn ở vùng giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai.

    Để giành thắng lợi trước lực lượng “thiết xa vận” của địch, yêu cầu quân ta phải có vũ khí hiện đại. Bộ Tư lệnh Miền đã đề nghị Trung ương chi viện vũ khí. Do vậy, Tàu 56 (một trong những con tàu sắt đầu tiên của Đoàn tàu Không số), do đồng chí Lê Quốc Thân làm thuyền trưởng và Trần Ngọc Tuấn làm Chính trị viên đã được giao nhiệm vụ đặc biệt này.

    Ngày 29-11-1964, tại Hải Phòng, Tàu 56 bí mật nhổ neo. Để đảm bảo chuyến đi thắng lợi, nhiều người có kinh nghiệm đi chuyến Bà Rịa trước đó đã được bổ sung về tàu.

    [​IMG]
    Nguyên Chính trị viên Tàu 56, ông Trần Ngọc Tuấn

    Tàu 56 có 2 thuyền phó là Nguyễn Đắc Thắng, phụ trách hàng hải và Lê Xuân Ngọc, phụ trách hậu cần. Ngoài ra còn có các thủy thủ Thanh, Tu, Vệ, Chư, Phủ, Lập, Tự Cốt, Đầy, Hoa... tất cả gồm 16 người.

    - Ra đi trong những ngày giáp Tết, ngoài đồ dùng trang bị, vật dụng cá nhân, anh em còn được cung cấp thêm cả một ***g gà sống và một số đồ ăn khác. Tàu của chúng tôi có trọng tải trên 50 tấn, lớn hơn nhiều so với con tàu gỗ 41 của các anh Lê Văn Một và Đặng Văn Thanh vào Bà Rịa năm trước. Lần vô bến đó, Tàu 41 bị mắc cạn suốt ngày trời, cũng may tàu nhỏ, giống tàu của ngư dân vùng đó nên giữ được bí mật, tàu không bị hủy, vũ khí vẫn tới bến. Lần này, tàu sắt to quá, chúng tôi nhận định vào bến sông Ray sẽ vô cùng khó khăn, bởi vùng biển Bà Rịa -Vũng Tàu nằm cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, địch kiểm soát chặt chẽ với nhiều tầng, nhiều lớp, cả dưới nước, trên không, trên bờ. Bến Lộc An lại nằm sâu trong sông Ray, nơi có rất nhiều cồn cát chắn ngang, chỗ sâu, chỗ cạn, nhiều cồn cát mới hình thành, rất khó xác định- Ông Trần Ngọc Tuấn, 80 tuổi, nguyên là Chính trị viên Tàu 56, hiện sống ở phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhớ lại.

    Ngày 22-12-1964, Tàu 56 tới vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu, chuẩn bị cập bến. Lợi dụng sóng tó, gió lớn, thuyền trưởng Lê Quốc Thân cho tàu luồn lách vào cửa sông Ray, lúc đó là 21 giờ.

    Tàu 56 phát tín hiệu tìm bến mà mãi không thấy bến trả lời nên con tàu sắt to kềnh càng hết vòng vèo nơi cửa sông rồi lại chạy dọc sông Ray. Tình hình lúc đó rất căng thẳng bởi nếu cứ chạy lòng vòng có thể sẽ gặp tàu tuần tra của địch. Trong khi đó, bến Lộc An nằm sâu trong lòng địch, chỉ cách đồn Nước Ngọt khoảng 1km và cách đồn Phước Hải chừng 2km. Đã có ý kiến cho rằng nên đưa tàu quay ra chờ tín hiệu của bến. Có ý kiến khác đưa ra là cho người bơi vào bờ tìm bến.

    - Đề nghị cử đồng chí Phủ và đồng chí Thanh vào bắt bến! Thuyền phó Nguyễn Đắc Thắng đề xuất.

    Đề xuất đó được chỉ huy tàu nhất trí thực hiện. Chấp hành mệnh lệnh, 2 thủy thủ xuống nước bơi vào bờ. Thời gian chậm chạp trôi qua mà mãi vẫn không thấy tín hiệu của bến. Thấy mọi người lo lắng, Chính trị viên Trần Ngọc Tuấn liên tục động viên anh em không chùn bước, quyết tâm đưa tàu vào bến.

    Đột nhiên phía bờ có chớp sáng, mỗi lần 3 chớp, thuyền phó Thắng liền ra lệnh:

    - Tăng cường quan sát! Hàng hải chắc tay lái!

    - Máy tàu chạy tiến I sẵn sàng nhận lệnh! Chuẩn bị cho tàu tiến!

    Con tàu chồm lên phía trước. Bỗng đằng sau lái đạp mạnh xuống đáy cát nghe "ầm...ầm...sạt...sạt"! Chỉ huy tàu lệnh tiếp:

    - Máy tàu tiến II! Tổ đo sâu báo cáo chính xác!

    Thấy có nguy cơ sục cạn, anh em dùng sào và thả dây đo độ nông sâu điều khiển con tàu tránh qua từng cồn cát nơi cửa sông.

    Hơn 2 giờ vật lộn với sóng, lần lượt vượt qua từng cồn cát, bãi ngầm, Tàu 56 đã cập bến Lộc An an toàn.

    Tới lúc này anh em Tàu 56 mới biết lực lượng của ta trên bến cũng rất nóng lòng chờ đợi chuyến tàu này. Nhưng thấy con tàu sắt lớn quá, lớn hơn nhiều so với tàu gỗ 41 trước đây nên phán đoán "chỉ có tàu địch mới to lớn thế này", nên không dám đánh tín hiệu, sợ đụng tàu địch. Hai trung đoàn chủ lực ta là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) "tay trơn vũ khí" đã ém quân 4 ngày phục ở đây chờ vũ khí. Thật không thể tả hết niềm vui sướng của anh em khi nhận được vũ khí.

    Với 44 tấn vũ khí được chuyển đến từ Tàu 56, chỉ trong vòng 10 ngày, ta đã đánh thắng giòn giã liền 5 trận cấp trung đoàn, diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực, 1 chi đoàn xe bọc thép ngụy, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn khác, nhiều ấp chiến lược ven đường số 2, đường 15 thuộc huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch bị phá tan, vùng căn cứ cách mạng được mở rộng đến sát biển…
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133


    TÀU KHÔNG SỐ: CÁI NHÌN TỪ HAI PHÍA


    Rõ ràng, chiếc tàu chúng tôi đang theo dõi đã nhận được các thông tin này và ngay lập tức nó quay hướng về phía biển khơi. Chúng tôi được lệnh bắt chiếc tàu đánh cá này quay vào bờ bằng bất kỳ phương tiện nào ngoại trừ việc bắn trực tiếp vào nó. Vì vậy, chúng tôi tiến đến gần chiếc tàu đánh cá này.

    Vào 02:30, chúng tôi còn cách tàu này 2.000 yards và bắt đầu chiếu đèn vào nó (chiếc này không mở bất kỳ đèn đóm nào) nhưng chiếc tàu cá vẫn tiến ra khơi. Vì vậy, chúng tôi bắn một quả cối chiếu sáng loại 81 mm để soi sáng chiếc tàu cá . Ngay lập tức, chiếc tàu này bật đèn lên nhưng không trả lời những câu hỏi bằng chớp đèn của chúng tôi.

    Chúng tôi tiếp tục bắn pháo sáng và thuyền trưởng ra lệnh bắn chặn đầu chiếc tàu cá. Chúng tôi bắn một loạt đạn 5 " Đạn nổ ầm ầm ngay trước mũi tàu cá nhưng nó vẫn lầm lũi tiến lên.

    Vì vậy chúng tôi bắn một loạt đạn khác, rồi thêm một loạt rồi một loạt khác nữa, vẫn không thay đổi được hướng tàu địch. Sau đó chúng tôi cho thông dịch viên Việt Nam của chúng tôi gọi loa sang tàu cá bằng tiếng Việt ra lệnh cho tàu dừng lại nhưng chiếc tàu cá vẫn tiếp tục đi.

    Chúng tôi tiếp tục chiếu sang bằng đèn pha 24”. Tuy nhiên, chiếc tàu vẫn tiếp tục đi. Chúng tôi lại bắn đạn 0.50 cal và và 2 loạt đạn 5 " chặn đường nhưng chiếc tàu cá vẫn tiếp tục hướng ra biển khơi.

    Vào khoảng 05:45, chúng tôi ra khỏi trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhưng vẫn tiếp tục theo sau chiếc tàu cá. Vào khoảng 06:45, chúng tôi đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu một lần nữa, bắn một loạt đạn 5 " chắn đường tiến của tàu địch. Chiếc tàu này vẫn tiến ra khơi.

    Sau đó chúng tôi đã nhận được lệnh lùi lại ra khỏi tầm nhìn và tiếp tục theo dõi bằng radar, vì vậy chúng tôi đã lùi lại.

    Lúc này, chúng tôi đã nhận một thông điệp từ chỉ huy lực lượng Hải quân Việt Nam (Công Hòa), nói rằng các sự kiện của đêm 29 tháng 2 rạng sang ngày 01 tháng ba 1968 được coi là chiến thắng hải quân lớn nhất của chiến tranh Việt Nam khi 3 tàu thuyền đánh cá bị phá hủy, 1 quay trở lại (chúng tôi đang theo nó) và 3 thuyền tam bản bị bắt với vũ khí và đạn trên tàu.

    Dù sao, chúng tôi cũng phải theo dõi chiếc tàu đánh cá này cho đến lúc nó quay về cảng của nó. Vì vậy, chúng tôi đã đi theo nó trong hai ngày. Ra quần đảo Hoàng sa và sau đó ngoặt về phía bắc. Chúng tôi đã theo chiếc tàu địch trong khoảng 250 - 300 dặm. Chúng tôi chỉ ngưng theo khi chúng tôi cách Trung Quốc 100 dặm, nơi mà chúng tôi nghĩ rằng chiếc tàu ấy sẽ cập cảng.

    Chúng tôi quay trở lại khu vực tuần tra của chúng tôi.

    Chúng tôi đã bắn tổng cộng mười chín quả đạn cối chiếu sáng 81mm, bảy loạt 5 ", và 25 loạt đạn 0,50 cal

    Rõ ràng, sau khi tấn công Tết Mậu Thân, VC đã sử dụng tất cả dự trữ súng đạn của họ, và trong tình thế tuyệt vọng, họ đã thử dùng các thuyền đánh cá để tiếp tế."


    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này