1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những cuốn sách hay bạn từng đọc?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thubayonline, 29/03/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    Di Pa Ma chỉ chứng được tứ Thiền bà chưa chứng được Lậu Tận Thông và đạt thành qủa vị A la Hán. Bằng chứng là bà chưa xuất gia. Vì Giới luật đã viết rất rõ một vị cư sĩ nếu chứng được quả vị A la Hán trong vòng bảy ngày nếu không xuất gia sẽ phải nhập Niết bàn.
    kể ra cũng khó cho bà Di Pa ma, vì một số quốc gia nam Á hệ thống Tỳ Kheo Ni đã biến mất từ thế kỷ 13 nên bà muốn xuất gia cũng không thể có ai truyền thọ cụ túc giới cho bà. nên bà chỉ có thể sống cuộc đời một cư sĩ, một người giảng thiền Minh Sát chứ không thể là một Ni sư
  2. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Bạn chỉ ra hay trích dẫn 1 đoạn nào trong Kinh nào, nói rằng "vòng bảy ngày vị ấy phải xuất gia, nếu không sẽ phải nhập Niết bàn" có được ko? :)
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    hãy đọc bộ kinh này: Kinh Mi Tiên vấn đáp chính là bộ kinh quan trọng nhất nằm trong ngũ bộ thánh thư của Phật giáo Nguyên Thủy
    142. Về cư sĩ A-la-hán
    - Thưa đại đức! Dường như đại đức có nói với trẫm rằng, một vị cư sĩ đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải xuất gia ngay trong ngày ấy; nếu trong ngày ấy
    [*], vì một lý do nào đó mà không xuất gia được, thì vị ấy bắt buộc phải nhập Niết bàn. Điều ấy có đúng thế không ạ?

    [*] Đôi nơi bảo là một tuần lễ.

    - Tâu đại vương! Hoàn toàn đúng như vậy.
    - Họ có thể tự cạo bỏ râu tóc, mặc y cà sa, nghĩa là tự tu lấy; hay là phải cần có thầy tiếp dẫn, thầy hòa thượng tế độ, chứng minh?
    - Không thể tự ý được, mà phải có thầy, tâu đại vương! Tự tu là trộm phẩm mạo, tăng tướng, cách tu ấy không có mặt trong giáo pháp của Đức Tôn sư!
    - Thế có nghĩa là sau khi người cư sĩ đắc quả, các vị thầy tiếp dẫn, tế độ là những bậc có thần thông, tức khắc hiện đến và làm lễ xuất gia ngay cho người cư sĩ ấy chăng?
    - Có thể có trường hợp ấy, tâu đại vương!
    - Giả dụ họ đến muộn một, hai ngày không được sao?
    - Dĩ nhiên là không được! Chính vị cư sĩ đắc quả phải đi tìm vị thầy tế độ cho mình ở trong vùng, ở trong trú xứ ấy. Nếu tìm không ra, đến lúc mặt trời lặn của ngày ấy, vị cư sĩ phải nhập Niết bàn.
    - Đã đắc quả rồi mà tại sao còn nôn nóng chấm dứt sinh mạng như thế? Hay có lý do bí ẩn nào chăng?
    - Tâu đại vương! Chẳng phải do nôn nóng, cũng chẳng phải có lý do bí ẩn nào. Phẩm mạo cư sĩ thấp thỏi quá, thật không xứng đáng với quả vị A-la-hán mà người ấy đã đắc, do vậy phải thay đổi phẩm mạo xúất gia. Chính phẩm mạo xuất gia mới tương ứng, xứng đáng với quả vị A-la-hán.
    - Về lý do thì tạm thời trẫm chấp nhận kiến giải của đại đức, nhưng nếu có những ví dụ cụ thể để chứng minh, có lẽ dễ thuyết phục trẫm hơn, thưa đại đức.
    - Vâng, bần tăng sẽ đưa ví dụ. Ví như có người vào buổi đói kém chẳng có vật thực để nuôi mạng, phải nhịn đói lâu ngày. Hôm kia có vị bá hộ thương tình cho người ấy ăn thỏa thích những món ăn thượng vị. Do không biết tiết độ, người ấy ăn một bụng căng, chất lửa không có đủ để tiêu hóa, cơ thể nhịn đói lâu ngày không chịu đựng nổi, người ấy bội thực mà chết. Tâu đại vương! Trường hợp ấy có nên bắt tội "vật thực" không?
    - Vật thực không có tội gì, thưa đại đức!
    - Thế sự chấm dứt sanh mạng của người kia là do nguyên nhân nào?
    - Thưa, do nhịn đói lâu ngày, cơ thể quá suy yếu, không đủ lửa để tiêu hóa.
    - Cũng vậy, tâu đại vương! Phẩm mạo cư sĩ tại gia quá suy yếu, quá thấp thỏi, thật không đủ sức tiêu hóa món ăn thượng vị - là quả vị A-la-hán tối thượng - nên bắt buộc người ấy phải xuất gia; nếu không xuất gia kịp thời, phải chấm dứt mạng sống bằng cách nhập Niết bàn thôi.
    - Hay lắm! Ví dụ ấy có hình ảnh cụ thể, dễ nắm bắt lý nghĩa hơn.
    - Ví như một lùm cỏ nhỏ, thật không đủ sức chịu đựng nổi một tảng đá lớn dằn lên trên.
    - Vâng!
    - Quả vị A-la-hán là tảng đá mà phẩm mạo cư sĩ chỉ là lùm cỏ nhỏ.
    - Trẫm đã hiểu.
    - Ví như một người bần tiện, hạ liệt, ngu si, mà người ta đặt để cho y một quả lớn - ngôi vua chí tôn chẳng hạn - thì sẽ xảy ra chuyện gì hở đại vương?
    - Thưa, không khốn đốn, nguy hại đến cho y thì thế gian cũng loạn lạc. Không phát sinh lo âu, sợ hãi... thì kẻ khác cũng giết y, chấm dứt mạng sống của y để chiếm ngôi. Thiếu đức, thiếu tài, thiếu phước mà an ngự ở địa vị quá lớn là mầm mống của họa hại, diệt vong... thôi, thưa đại đức!
    - Không phải lỗi do vương vị chứ?
    - Vương vị không có tội gì! Chỉ tội do kẻ không xứng đáng với vương vị!
    - Cũng thế, tâu đại vương! Quả A-la-hán không có tội gì, chỉ tội cho phẩm mạo cư sĩ không tương xứng, không xứng đáng với quả vị A-la-hán đó thôi!
    - Hay lắm!
    - Chính phẩm mạo xuất gia như kẻ có đức, có trí, có tài, nhiều phước báu, mới xứng đáng với quả vị A-la-hán. Phẩm mạo xuất gia có thể được ví như một bảo cái lớn rộng, có khả năng che chở cho quả vị A-la-hán, tâu đại vương!
    - Sàdhu, lành thay! Thật chẳng có chỗ nào để mà hoài nghi nữa
    .http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-10.htm
  4. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn đã trả lời. Mình sẽ nghiên cứu thêm.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    À, thêm nữa là Kinh Mi tiên vấn đáp ko nằm trong 5 bộ Nika`ya đâu bạn ạ.
  5. anbinh1

    anbinh1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    861
    Đã được thích:
    0
    Mình đã không nghĩ quá khi biết trong diễn đàn này có nhiều người giỏi.
    Khâm phục kiến thức về Phật học của mấy vị viết ở trên. Chắc mấy vị này lớn tuổi.
    Nói chuyện về sách. Xưa, tôi cũng thích giữ những sách có lời đề tặng, chữ kỹ của tác giả, nhà xuất bản hay của các vị có danh.
    Xem vài sách trên, biết chủ nhân quả là cao nhân.
    Thích thật.
  6. lucky059

    lucky059 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    0
    bây giờ em mới đọc truyện Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.

    Truyện thực sự hay, hồi bé xem phim nhưng không nhớ tí gì cả. đọc truyện mới cảm nhận được tình cảm gia đình, tình yêu, thiên nhiên vĩ đại và tươi đẹp, cuộc sống dung dị của nông thôn... và đặc biệt là có thể hình dung được một phần rất nhỏ về nước Mỹ xưa kia
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bộ kinh này không nằm trong ngũ bộ thánh thư nhưng với Phật giáo nguyên thủy họ xếp bộ kinh này ngang hàng và được thờ phụng chung với ngũ bộ kinh điển
  8. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bạn kia không biết bao nhiêu còn tôi năm nay vừa đúng 30 tuổi nếu tính tuổi mụ thì 31. Không thể nói là lớn tuổi được.
    mà sao mọi người cứ mặc nhiên nghĩ người hiểu biết nhiều về văn hóa cổ và phật học phải là người lớn tuổi nhỉ. Chẳng lẽ người trẻ tuổi không đủ trình để nói về vấn đề này sao?
  9. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Đợt mình lên thư viện Phật học chùa Linh Thông để tìm sách tham khảo. Ở đấy có nhóm đọc sách, chia sẻ với nhau, có những thành viên mới chỉ 14,15. Nhiều người đang là SV hoặc là học sinh cấp 3 nhưng rất am hiểu. Mình đã học hỏi được rất nhiều từ họ. ^:)^

Chia sẻ trang này