1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những danh nhân xứ Thanh

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi j_bich, 28/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. j_bich

    j_bich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Những danh nhân xứ Thanh

    [size=4] Các danh nhân văn hoá - lịch sử:[/size=4]

    Hoàng Ðình ái (1527 - 1607): quê ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn trong cuộc trung hưng nhà Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại Ðông Kinh (1591) đánh đuổi Mạc Ngọc Liễn, Mạc Kính Cung ở châu An Bác, bắt sống Mạc Kính Cung ở Lục Ngạn (1598), b>nh định Lạng Sơn, Hải Dương (1602), ông l.m quan đến Thái tể. Mất năm 1607, thọ 81 tuổi.

    Phạm Bành (1825 - 1887): quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cůng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình.

    Lương Ðắc Bằng (1472 - ?): người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hoá. Lúc bé đã nổi tiếng thần đồng, năm 27 (hoặc 28) tuổi đỗ hội nguyTn, thi đ>nh đỗ nhất giáp tiến sĩ, tTn thứ 2 tức bảng nhãn. Ông làm quan đến thượng thư bộ lại, được tham dự triều chính, tước Ðôn Trung bá. Ông còn là nhà giáo mẫu mực, là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đào tạo nhiều nhân tài học thức cho xứ Thanh và đất nước.

    Lưu Ðình Chất (1566 - 1627): người làng Quì Chử, Hoằng Hoá, là con công thần Lâm quận công Lưu Ðình Thưởng. Năm 42 tuổi ông mới thi đỗ nhị giáp tiến sỹ, můa Hè, Quí Mùi (1623), Trịnh Xuân gây biến ông giúp Thanh Vương (Trịnh Tráng) dẹp loạn. Vì có công và tài giỏi nên vào phủ làm tham tụng, tiến lên thượng thư bộ hộ, thiếu bảo, tước Phúc quận công. Năm Ðinh Mão (1627) ông mất, thọ 62 tuổi, được truy tặng thiếu sư.

    Nguyễn Chích (1382 - 1448): quê ở Ðông Ninh, Ðông Sơn. Ông xây dựng và lãnh đạo căn cứ Ho.ng Nghiêu chống giặc Minh, khi Lê Lợi khởi nghĩa, ông đem nghĩa quân Hoàng Nghiêu theo. Ông là một tướng lĩnh tài ba, đã đề xướng kế hoạch đánh v.o Nghệ An thắng lợi, làm thay đổi tình thế nghĩa quân, mở đầu cho thắng lợi liên tiếp và thắng lợi cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn.

    Nguyễn Hữu Dật (1604 - 1681): quê ở Gia Miêu, xã Hà Long huyện Hà Trung, là một trong những trụ cột của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Ðược giao làm bố chánh Quảng Bình. Ông có tài về chiến lược quân sự và văn thơ. Mất được truy tặng ChiTm quận công.

    Hoàng Bật Ðạt (1842 - 1887): là một trong những người chỉ huy tài giỏi, kiên cường của nghĩa quân Ba Ðình trong phong trào Cần Vương chống Pháp.

    Ðại Thặng Ðăng (Pháp danh) (TK VIII): người Thanh Hoá, có tên Phạn là Mahayana Pridipa, uyên thâm phật học, đến Trung Quốc, ấn Ðộ nghiên cứu và truyền đạo, chú giải kinh phật. Ông mất tại chùa Niết Bàn (ấn Ðộ), thọ 60 tuổi.

    Cao Ðiển (1853 - 1896): quê ở làng Trinh Sơn, xã Hoằng Giang, Hoằng Hoá. Ðược Tôn Thất Thuyết cử chỉ huy trận tấn công vào sứ quán và đồn binh Pháp ở Huế. Sau đó về Thanh Hoá cůng Tống Duy Tân xây dựng căn cứ Hůng Lĩnh (Vĩnh Lộc) chống Pháp. Trên đường ra Bắc liên lạc với nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, ông bị Pháp bắt tại thị xã Bắc Giang và xử chém tại thị xã Thanh Hoá.

    Phạm Ðốc (1514 - 1559): người làng Thổ Sơn, huyện Vĩnh Lộc. Ông là người có công lớn trong cuộc trung hưng nhà Lê, ông còn là người có văn học, thu phục nhân tâm, nhất là các sĩ phu. Ðược thăng tới Thái phó Ðức quận công. Khi mất truy tặng Thái uý Ðức quốc công.

    Trần Hạng (1372 - 1399): quê ở xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), đậu Thái học sinh và có công trong cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành của quân dân nhà Trần.

    Nguyễn Hữu Hào (1647 - 1713): quê ở làng Gia Miêu, Hà Long, Hà Trung. Có công lớn với chúa Nguyễn trong các cuộc giao tranh với chúa Trịnh, được phong chức cai cơ, chưởng cơ rồi chức trấn thủ Quảng B>nh..., ông còn sáng tác truyện thơ nôm Song tinh bất dạ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Khi mất truy tặng Ðôn hậu công thần trấn phủ.

    Lê Hy (1646 - 1702): quê ở xã Ðông Khê, Ðông Sơn. Năm 1664 đỗ tiến sĩ. T.i năng của ông được các chúa Trịnh tin důng, cử đi sứ Trung Quốc được phong chức thượng thư bộ binh rồi thăng Tham tụng (Tể tướng) tước Lai sơn bá. Ông là nhà viết sử nổi tiếng với tác phẩm Bản kỷ tục biên do ông chủ biên.

    Nguyễn Hiệu (1664 - 1735): là người làng Lan Khê, Nông trưởng, Triệu Sơn năm 27 tuổi đỗ hội nguyTn, thi đ>nh đỗ đồng tiến sĩ. Ông là người tài giỏi, trung hậu và ngay thẳng nên được trọng dụng, làm quan đến thượng thư rồi tể tướng. Khi mất (1735) được triều đ>nh truy tặng thái bảo, đại tư đồ, gia phong l.m phúc thần.

    Lê Phụng Hiểu (? - ?): là người hương Băng Sơn, Châu ái (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hoá). Ông khỏe mạnh hơn người, võ nghệ cao cường, Lý Thái Tổ dùng làm vũ vệ tướng quân. Khi Thái Tổ mất, các vương gây biến, ông đánh dẹp, tôn Thái Tông lên ngôi, giữ yên triều Lý. Ðược phong Ðô thống thượng tướng quân, tước hầu. Ông còn có công lao lớn trong việc dẹp giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi phía Nam. Khi chết được phong làm phúc thần.

    Lê Thị Hoa (TK I): quê ở xã Nga Thiện (Nga Sơn), là một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng. Bà đã cùng 4 người con tham gia khởi nghĩa và đã lập được nhiều công tích.

    Lê Hoàn (941 - 1005): quê xã Xuân Lập, Thọ Xuân, từ một người lính bình thường, ông đã lập được nhiều chiến công, được Đinh Bộ Lĩnh giao cho làm Thập đạo tướng quân tổng chỉ huy quân đội. Năm 980, trước xự xâm lược của quân Tống, ông được quân sĩ v. triều đ>nh Hoa Lư tôn làm hoàng đế. Ông đă tổ chức quân dân Ðại Việt hoàn thành cuộc kháng chiến chống Tống. Ông là nhà ngoại giao tài giỏi, có công lớn trong mở mang kinh tế, phát triển nông nghiệp, giữ yên bờ cõi đất nước.

    Nguyễn Hoàn (1713 - 1791): quê ở làng Lan Khê, xã Nông Trường (Triệu Sơn). Năm 1743, đậu tiến sĩ, thăng chức lại bộ thượng thư. Năm 1777 được thăng chức thái phó, quốc lăo... Không những là một vị quan to trong triều, ông còn biên khảo những tác phẩm lịch sử như Quốc sử tục biên, Ðại Việt đăng khoa lục...cùng với một số tác giả khác.

    Nguyễn Hoàng (1524 - 1613): là con trai thứ hai của Hưng Quốc công - Nguyễn Kim, vào trấn thủ Thuận Quảng, mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn v. vương triều Nguyễn.

    Lê Văn Hưu (1230 - 1322): quê ở xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá. Năm 1247, thi đỗ bảng nhăn. Năm 1272, l.m hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu và hoàn thành bộ sử Ðại Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạc đầu tiên của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêm chưởng sử, tước Nhân uyên hầu.

    Hà Tông Huân (1697 - 1790): người làng Kim Thành, huyện Yên Ðịnh, năm 28 tuổi đỗ bảng nhăn. Ông là người thông minh, tài trí được trọng dụng, ra vào phủ chúa bàn việc quân quốc cơ yếu, làm đồng tham tụng rồi nhập chính tham tụng, kiêm việc ở Quốc tử giám. Khi về hưu vẫn được vời ra làm bậc ngũ lão, được gia thăng thiếu bảo, tước Huy quận công, khi mất được tặng h.m thái phó.

    Trịnh Khả (1399 - 1451): người làng Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc. Ông là một trong 18 người có mặt trong hội thề Lũng Nhai năm Bính Thân (1416). Khi Lê Lợi vây thành Nghệ An, ông cùng Lê Văn Linh được cử làm tướng văn, tướng võ. Cùng với Lê Triện, Ðinh Lễ đánh tan 5 vạn quân của Vương Thông ở Ninh Kiều, chặn đứng 2 vạn quân của Mộc Thạnh ở ải LT Hoa. Ông được phong tới chức Nhập nội thái uý, b>nh chương quân quốc trọng sự, thượng trụ quốc, được ban kim ngư trang kim phù, tước Quốc thượng hầu. Tháng 9 năm thứ 9 (1451), đời vua LT Nhân Tông, ông cùng con là Trịnh Bá Quát bị hại, vì có kẻ gièm pha với Thái hậu là cha con ông làm phản. Năm thứ 11 (1553), Lê Nhân Tông coi việc triều chính khôi phục lại quan tước cho ông. Ðời Thánh tông truy phong Hiển khánh vương.

    Lương Hữu Khánh (TK XVI): quê ở làng Hội Triều, nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hoá. Ông đậu cử nhân năm 12 tuổi, đậu thứ 2 thi hội, không thi đ>nh dưới triều Mạc Ðăng Doanh. Ông có công trong việc khôi phục nhà Lê, được thăng tới thượng thư bộ binh, tước Đạt quận công. Ông đă để lại các tác phẩm như Quan sử, Tân quan văn kT phú...

    Nguyễn Kim (? - 1545): là người Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay), là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc trung hưng nhà Lê. Sự nghiệp chưa thành, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, mất năm 1545. Ông đă sáng suốt nhìn nhận và giao quyền lực lại cho con rể là Trịnh Kiểm trước khi mất. Ông là người mở nghiệp cho dòng chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn.

    Lê Ðình Kiên (1620 - 1704): quê làng Thiết Ðinh, xã Ðịnh Tường (Yên Ðịnh). Ông có công trong việc xây dựng phố Hiến (Hưng Yên) thành một trung tâm buôn bán lớn của đất nước. Ông là nhà ngoại giao, ngoại thương tài năng, góp phần quan trọng vào việc mở mang đất nước.

    Trịnh Kiểm (1503 - 1570): quê làng Sóc Sơn, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc. Ông là người có công lớn trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông là người mưu lược đã cùng tướng sĩ đánh lui 5 đợt tấn công của nh. Mạc, bảo vệ vững chắc Thanh Hoá. Ông cũng đă hết sức chăm lo triều chính, lập chế độ thuế khoá, khuyến khích nghề nông, mở rộng thi cử để chọn nhân t.i... Ông là ông tổ của dòng chúa Trịnh.

    Lê Khôi (?- 1446): người Lam Sơn, huyện Thuỵ Nguyên (Thọ Xuân ngày nay), là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột và là một trong những người đầu tiên đứng dưới cờ nghĩa Lam Sơn. Ông lập được nhiều công lớn: đánh thắng trận Khả Lưu, hạ th.nh Xương Giang...; bình Chiêm mở mang bờ cõi, dẹp nội loạn Bế Khắc Thiệu, Nông Ðắc Thái, nhiều lần đánh thắng Ai Lao, giữ vững biên ải quốc gia. Ông có nhiều kế sách trị bình, lấy đức và chính làm đầu, dân được b>nh yên. Ông là người có công to, đức lớn, tài cao, nên các triều vua Lê (Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) đều tin dùng, cho tham dự việc triều chính. Mất truy tặng Thái uý Tam quốc công

    Lê Lai (1355 - 1418): quê ở xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, chức Ðô tổng quản, tước Quan nội hầu. Năm 1418, nghĩa quân bị nh. Minh vây đánh ở Mường Một, quân ít, lương cạn, để bảo vệ LT Lợi, ông đă giả làm Lê Lợi giải vây cho nghĩa quân và hy sinh anh dũng. Ðời Thánh tông truy phong ông làm Trung Túc vương.

    Ngô Cao Lãng (TK XIX): tự là Lệnh Phù, hiệu là Viên Trai, quê ở xã Hoằng Long (Hoằng Hoá). Năm 1807, ông làm quan tri phủ, sau đó vào Huế làm Quốc sử quán, ông là nhà nghiên cứu uyên bác, viết nhiều sách về lịch sử như Lịch triều tạp kỷ, Ngô Man phong thổ ký, Bắc kỳ tạp biên...

    Lê Liệt (? - 1462, họ gốc là Ðinh) là người sách Thuỷ Luân, Lam Sơn, (nay là xã Xuân Lam, Thọ Xuân), gọi Lê Lợi là cậu (ông vốn họ Ðinh được ban quốc tính). Ông cùng anh là Lê Lễ có mặt trong hội thề Lũng Nhai. Lúc thái bình đầu triều Lê, ông được khắc biển phong công thần thứ 2 được thăng nhập nội tư mă tham dự việc triều chính. Khi Lạng Sơn vương (Lê Nghi Dân) giết vua, ông cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng dẹp loạn đón LT Thánh Tông lên ngôi. Năm Hồng Ðức thứ 2 (1462), ông mất, triều đình truy tặng là Mục Vương.

    Lê Văn Linh (1376 - 1447): người làng Hải Lịch, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân), là một trong 18 người tại hội thề Lũng Nhai, ông luôn ở bên cạnh Lê Lợi bàn mưu, tính kế, soạn thảo văn thư. Năm Thiệu B>nh thứ 4 (1437) đời vua LT Thái Tông, ông ra sức can gián vua về việc giết Lê Sát nên bị giáng làm bộc xạ, sau đó ít lâu lại được phục chức, vì lời nói phải, được thăng Thiếu phó.

    Hồ Quí Ly (1336 - 1407): quê làng Kim Âu, xã Hà Ðông, Hà Trung là một vị quan lớn dưới thời triều Trần, ông tiến hành cải cách canh tân đất nước. Năm 1400, ông truất ngôi vua Trần, lập ra nh. Hồ, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Minh nhưng bị thất bại. Hồ Quí Ly không những là nhà cải cách táo bạo mà còn làm thơ, soạn sách...với tác phẩm tiêu biểu Minh đạo, một số bài thơ như Ðáp Bắc nhân vấn, An Nam phong tục, Từ trung uý Ðỗ Tử Trừng,...

    Lê Thái Tổ (Lê Lợi - 1385 - 1433): quê ở Xuân Lam, Thọ Xuân trong một gia đình ba đời làm hào trưởng. Năm 1407, cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại, biết Lê Lợi là người tài giỏi, giặc Minh vời ông ra làm quan nhưng ông nhất mực từ chối. Năm 1418, ông lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa. Sau 10 năm kháng chiến, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, sáng lập triều đại hậu Lê, không chỉ là nhà tổ chức, nhà quân sự lỗi lạc, ông còn là nhà quản lý đất nước xuất sắc trong lịch sử dân tộc.

    Ngô Chân Lưu (933 - 1011): quê ở huyện Tĩnh Gia. Năm 971, Ðinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt Ðại sư. Ông được Lê Hoàn tin cẩn cho tham gia những công việc quan trọng của triều đình, đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao... Ông là tác giả của bài Tống Vương Lang qui nổi tiếng.

    Lê Ngân (?): người Ðàm Di, Lam Sơn, tham gia ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông có rất nhiều công tích trong chiến trận quan trọng: thắng giặc ở ải Khả Lưu, lấy Tân Bình, Thuận Hoá, vây và hạ thành Nghệ An, bắt hàng Thái Phúc, được khắc biển công thần thứ 4 trong 93 người. Chức trọng, quyền cao, năm 1435 l.m Phụ tướng, ông bị lắm kẻ ghen ghét dèm pha, vua bắt ông tội chết với lý do có kẻ tố cáo nhà ông thờ Phật Bà Quan Âm, cầu mong con gái được vua yêu. Huệ Phi, con gái ông cũng phải giáng xuống làm tư dung. Ðến năm Hồng Ðức thứ 15 (1484), ông được giải oan truy tặng thái phó Trương quốc công.

    Lê Niệm (?- 1485): quê ở thôn Dậng Tú là cháu Lê Lai di cư tới xã Văn Lộc, Hậu Lộc, là một vị quan thanh liêm, có công lớn trong kháng chiến chống Chiêm Thành, được Lê Thánh Tông tin cẩn, giao cho coi sóc triều chính, khi vua về bái yết Sơn Lăng. Ông còn tham gia viết sách Anh Hoa hiếu tự. Làm quan tới Thái phó Tĩnh quốc công, mất truy tặng Thái uý.

    Dương Ðình Nghệ (? - 937): quê ở làng Giàng, xã Thiệu Dương (Thiệu Hoá), là một tướng cũ của Khúc Thừa Dụ. Ông là một vị hào trưởng yêu nước, biến trang trại của mình ở làng Giàng thành căn cứ khởi nghĩa chống giặc Nam Hán. Năm 931, ông chỉ huy nghĩa quân tấn công th.nh Ðại La (Hà Nội) và thu được thắng lợi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.

    [

    HẾT MÓM RỒI .QUẢ NÀY Ù LÀ CÁI CHĂC..HEHEHE
  2. j_bich

    j_bich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bùi Khắc Nhất (1533 - 1609): quê làng Bột Thái, huyện Hoằng Hoá (nay là xã Hoằng Lộc, Hoằng Hoá). Năm Chính trị thứ 8, đời vua LT Anh Tông, ông thi Chế khoa đậu Đệ nhất giáp Chế khoa đệ nhị danh, tương đương với học vị bảng nhăn của khoa thi tiến sĩ. Có nhiều công lao trong công cuộc trung hưng nhà Lê, được triều đ>nh nhiều lần cử đi sứ đ.m luận với nhà Minh để công nhận vua Lê, khẳng định nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Ông từng giữ chức tả, hữu thị lang bộ công, tả thị lang bộ hình, thượng thư bộ hộ, thượng thư bộ binh là những chức quan cao cấp của triều đình. Là người trực tiếp phụ trách tu sửa thành Thăng Long năm 1593, có nhiều công sức trong phát triển kinh tế, tu bổ đT điều, thuỷ lợi, giữ cho pháp luật nghiTm minh, thái bình thịnh trị. Sau khi mất được phong l. phúc thần với tôn hiệu cao nhất: Thượng đẳng thần.
    Nguyễn Quán Nho (1630 - 1709): người làn Vãn Hà, huyện Thuỵ Nguyên (nay là xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá) đỗ đồng tiến sĩ. Ông l.m quan đến chức tể tướng, luôn giữ đại thể l.m trọng, lượng thứ việc nhỏ, xử sự nhân hậu thiên hạ được nhờ, nên được lưu truyền đến ng.y nay "Tể tướng Vãn Hà thiên hạ âu ca". Ông còn là nhà ngoại giao tài giỏi (nhiều lần đi sứ Trung Quốc với tư cách phó, chánh sứ) nhà giáo dục mẫu mực đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Truy tặng Thượng thư Bộ lại, tước Quận công.
    Nguyễn Văn Nghị (?): người làng Ngọc Bôi, huyện Ðông Sơn, đỗ nhất giáp chế khoa (1554). Ông l. người học giỏi văn học, gi.u kiến thức, làm hầu giảng ở toà Kính Duyên giảng dạy vua Anh Tông, Thế Tông. Ông làm quan đến chức tả thị lang bộ lại, khi chết được truy phong thượng thư Bộ Công, gia Thái bảo, phúc thần thờ cúng tại quê hương "Phúc Khê tướng công từ". Ông là bậc danh nho đức nghiệp.
    Khương Công Phụ (? -805): quê ở xã Ðịnh Thành, Yên Ðịnh đậu Tiến sỹ năm 780 dưới thời Đường Ðức tông. Ông là vị tiến sĩ đầu tiTn của nước ta và nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông đã để lại tác phẩm Bạch vân chiếu xuân hải, một tác phẩm vào loại sớm nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay.
    Lê Quát: tự là Bá Ðạt, hiệu là Mai Phong, người làng Phủ Lý (nay là xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá). Ông làm quan đến thượng thư hữu bật, nhập nội hành khiển. Ông là người tài giỏi về văn học, chữ nghĩa cho đến ng.y nay vẫn còn được lưu truyền câu: văn chương LT - Phạm (tức là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh).
    Lê Sát (? - 1437): người thôn Bỉ Ngũ, Lam Sơn, Thọ Xuân, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu, có nhiều công lao lớn: đánh thắng Trần Trí, Sơn Thọ ở ải Khả Lưu, phá thành Xương Giang, đập tan 20 vạn quân Liễu Thăng ở Chi Lăng. Thái b>nh, thịnh trị, ông làm quan đến tể tướng, nhưng vì ngay thẳng và quá khuôn phép nên ông bị bọn gian thần xúc xiểm, ghép tội chết, đến năm Hồng Đức thứ 15 (1484), đời vua LT Thánh Tông, mới được minh oan, truy tặng Thái bảo Cảnh quận công.
    Nhữ Bá Sĩ (1787 - 1867): người làng Cát Xuyên (Hoằng Cát, Hoằng Hoá), đỗ cử nhân năm 1821, xin cáo quan về quT dạy học, sau đó ông mưu việc chống Pháp, việc chưa thành thì mất. Ông là người có học vấn uyên thâm, viết sách về giáo dục, văn hoá, lịch sử... tiêu biểu nhất là tác phẩm Việt sử tam bách vịnh, Thanh Hoá tỉnh chí.
    Trần Xuân Soạn (1849 - 1923): quê ở làng Thọ Hạc, TP Thanh Hoá, do chiến công làm tới Ðề đốc năm 1885, ông được phái kháng chiến trong triều đ>nh Huế giao chức đề đốc quân vụ cůng Tôn Thất Thuyết tổ chức chống Pháp. Khi về Thanh Hoá, ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân lập căn cứ Ba đ>nh, Mã Cao... và được giao nhiệm vụ đóng quân ở Thạch Th.nh hỗ trợ cho Ba Ðình. Ông mất tại Long Châu (Trung Quốc).
    Lê Tắc (TK XIV): quê ở Ðông Sơn, theo Trần ích Tắc hàng giặc Nguyên và làm quan Phụng nghị đại phu ở Hán Dương (Trung Quốc). ở Trung Quốc, ông đă hoàn thành bộ An Nam chí lược gồm 20 cuốn nói về lịch sử Việt Nam từ thượng cổ đến đời Trần.
    Tống Duy Tân (1837 - 1892): ông quê ở xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc). Ông đậu tiến sĩ năm 1875, l.m tri huyện Vĩnh Tường, án sát Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng Quảng Hoá. Năm 1886, ông cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng Phạm Bành, Hoàng Bật Ðạt, Trần Xuân Soạn... lãnh đạo nghĩa quân Ba Ðình, ông đã bị giặc Pháp bắt tại hang Niên Kỷ (Bá Thước) và hi sinh tại thị xã Thanh Hoá năm 1892.
    Nguyễn Ðôn Tiết (1836 - ?): quê ở xã Hoằng Ðức (Hoằng Hoá) đậu phó bảng năm 1879. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông đă mộ quân phối hợp với nghĩa quân Hoàng Bật Ðạt tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn. Sa vào tay giặc (1886), ông bị đầy đi tů Lao Bảo và hi sinh ở đấy.
    Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhân Tuất (1442) huý là Tư Thành, là con thứ tư vua Lê Thái Tông và Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao; là cháu nội vua Lê Thái Tổ, mất ngày 30 tháng 12 năm Ðinh Tỵ ( 1497). Năm 1460, ông lên ngôi vua trị vì được 38 năm với hai niTn hiệu: Quang Thuận ( 1460 - 1469) và Hồng Ðức ( 1470 - 1497). Ông là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Bộ luật thành văn đầu của nước ta, được soạn dưới thời ông. Ông l. người sáng lập hội Tao Ðàn, để lại nhiều tập thơ, 1 tập truyện ký và rất nhiều bài viết đặc sắc trong các tập Hồng Ðức thi tập, Thánh Tông di cảo...
    Lê Trạc Tú (?): người làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), ông nội là Tán Thiện, chú là Tán Tương cùng đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499), ông đỗ Ðệ nhất giáp chế khoa, khoa Ðinh Sửu (1577), khi làm Thượng thư bộ lại và Tể tướng ông cất nhắc người hiền tài, ông sống ngay thẳng, trong sạch, trong nhà không có của dư.
    Ðào Duy Từ (1572 - 1634): quê làng Hoa Trai, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia). Ông là một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hoá tài giỏi. Ông đã có công giúp nhà Nguyễn mở mang kinh tế, giữ yên lãnh thổ, được phong tước Lộc Khê hầu và thờ trong Thái Miếu, ông là tác giả của tác phẩm Hổ trướng khu cơ, Ngoạ Long cương Vãn, Tư Dung vãn...
    Lê Bật Tứ (1562 - 1627): quê ở xã Tân Ninh (Triệu Sơn). Năm 1598, đậu tiến sĩ. Năm 1619, được phong chức thượng thư bộ binh, rồi Tham tụng, ông còn là một nhà ngoại giao tài giỏi, một vị quan chính trực, nhiều lần khuyên chúa Trịnh trị tội bọn gian thần.
    Trịnh Tùng (1546 - 1623): người kế tục sự nghiệp của cha là Trịnh Kiểm và hoàn thành sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông là Chúa thứ 2 dòng chúa Trịnh, ở ngôi chúa 54 năm và thiết lập nên thể chế nhà nước mới: vua-chúa ở Việt Nam.
    Nguyễn Mộng Tuân (TK XV): quê ở xã Ðông Anh (Ðông Sơn). Năm 1400, đậu thái học sinh v. tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều công lớn. Dưới thời vua LT Nhân Tông, ông được cử đi đánh quân ChiTm Thành. Nguyễn Mộng Tuân còn là nhà thơ với các tác phẩm Cúc Pha thi tập, Chí Linh sơn phú,..
    Trịnh Tuê (còn gọi là Trịnh Huê) ( 1704 - ?). quê ở Biện Thượng, nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (trú quán ở xã Bất Quần, nay là Quảng Thịnh, Quảng Xương). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn (1736) đời Lê ý Tông. Ðây là người được phong trạng nguyên cuối cùng của nước ta. Ông từng giữ chức Tham Tụng, Thượng thư bộ Hình, Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc tử giám. Khi mất được tặng Hữu thị lang.
    Nguyễn Mậu Tuyên (1518-1599): người làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), dòng dõi công thần (cháu Thúc quốc công Nguyễn Nhữ Lãm). Ông học sâu, hiểu rộng, làm quan đến tể tướng, mẫu mực khuôn phép cho trăm quan. L.m quan tới Thiếu phó Quỳnh quận công. Mất truy tặng Thiếu sư.
    Nguyễn Thu (1799 - 1855): còn có tên là Nguyễn Bão, quê xã Nông Trường (Triệu Sơn), đậu cử nhân năm 1821, l.m án sát và tham dự biên soạn Thực lục tiền biên, sau thăng Thị lang Hộ bộ. Ông đă để lại 17 tác phẩm lịch sử, triết học, thơ văn như Lê Quí ký sự, Việt Thi tục biên,...
    Trịnh Duy Thuân (? - 1542): người sách Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân ngày nay), là cháu công thần An Quốc công Trịnh Khắc Phục. được phong Lỵ Quốc công, trấn giữ Thanh Hoá (1522) khi Mạc Ðăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527), ông là người bảo vệ che chở hoàng tử Lê Duy Ninh và cùng với chiêu huân công Nguyễn Kim sắm sửa binh lương, chiêu tập hào kiệt mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê, việc chưa thành, ông mất năm 1542.
    Cầm Bá Thước (1853 - 1895): quê ở Trịnh Vạn, Thường Xuân. Năm 1895, phong trào Cần Vương của nhân dân Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ, ông lãnh đạo nhân dân lập căn cứ Trịnh Vạn tổ chức chống Pháp. Ông được Tôn Thất Thuyết phong cho chức tán tương quân vụ v. tiến h.nh các trận đánh đồn Pů Lẹ, đồn Cửa Đặt... gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Bị sa vào tay giặc, ông không khai nửa lời, hy sinh anh dũng.
    Bà Triệu (226 - 248): quê ở vùng núi Quân Yên, xã Ðịnh Công (Yên Ðịnh). Năm 20 tuổi, cùng anh là Triệu Quốc Ðạt dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Ngô. Khi Triệu Quốc Ðạt mất, nghĩa quân tôn bà làm thủ lĩnhvà bà tiếp tục kháng chiến. Cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Ðức, Nhật Nam và làm rung động cả Trung Quốc.
    Trịnh Thị Ngọc Trúc(?): là con gái Trịnh Tráng, là chính cung hoàng hậu của vua Lê Thần Tông (1619 - 1643). Người ta cho rằng bà là tác giả bộ từ điển Hán - Nôm cổ nhất của nước ta "Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa"
    Hồ Nguyên Trừng (?): con trai Hồ Quí Ly, là nhà sáng chế kỹ thuật quân sự tài giỏi. Cuộc kháng chiến chống Minh thất bại, cha con ông bị bắt đưa về Trung Quốc, ở đây ông chế được nhiều loại đại bác. L.m quan đến Công bộ thượng thư. Ông còn viết sách, làm thơ với tác phẩm tiêu biểu như Nam ông mộng lục, tỏ rõ lòng nhớ quê hương đất nước của mình.
    Phạm Vấn (?- 1435): quê ở Nguyên Xá (Ðông Sơn). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1416, có công lao trong các trận Bồ Mộng, Bồ Đằng, giải phóng thành Nghệ An... Ông là một trụ cột của triều đình vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, với ngôi tể tướng. Mất, truy tặng Thái phó, năm 1484 truy phong Trấn quận công.
    Ðinh Củng Viên (- 1294): quê ở huyện Ðông Sơn, là một nhà ngoại giao tài giỏi dưới đời Trần Thánh Tông (1258 -1278), khi mất được phong tặng chức thái phó.

    HẾT MÓM RỒI .QUẢ NÀY Ù LÀ CÁI CHĂC..HEHEHE
  3. j_bich

    j_bich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Một câu truyện không biết có thật không về truyền thuyết mảnh đất Thanh Hoá. Nhiều người nói đây là mảnh đất đế vương và có một sự giải thích như sau : Số là khi đã xâm lược nước ta triều đình phong kiến Phương Bắc đã cho 1 thầy phù thuỷ đi yểm bùa tất cả các nơi, riêng khi đi ngang qua Thanh Hoá hắn thấy 1 con Rồng nhưng mà là Rồng què nên không yểm bùa. Không biết có phải vì thế mà sau này Thanh Hoá là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài không??????
    HẾT MÓM RỒI .QUẢ NÀY Ù LÀ CÁI CHĂC..HEHEHE

Chia sẻ trang này