1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điểm giống nhau trong phong cách, tách phẩm và nhân vật của Kim Dung và Cổ Long

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi masktuxedo, 13/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Những điểm giống nhau trong phong cách, tách phẩm và nhân vật của Kim Dung và Cổ Long

    Trong các Topic khác chúng ta đã đề cập khá nhiều đến những điểm khác nhau giữa KD và CL. Qua đó dường như hai tác giả này dường như ít có điểm chung nào (mặc dù có bạn cũng đã nói rằng CL ít nhiều chịu ảnh hưởng của KD). Có lẽ chúng ta cũng nên nêu lên những chi tiết về sự giống nhau giữa hai tác giả kiếm hiệp này. Nếu có thể, thì xin các bạn nếu xem có phải là người này đã học của người kia không, và ai đã học của ai nhỉ? Để mở đầu, xin nêu ra một số điểm sau:

    - Một đặc điểm của Kim Dung là nhân vật của ông thường hay hướng tới những mục tiêu "cao cả", ít khi mang tính đố kỵ. Nhân vật của KD cũng ít khi có màn "ôn nghèo kể khổ" như những nhân vật của Cổ Long. Tuy nhiên nhân vật "Mã phu nhân" trong truyện "Lục Mạch Thần Kiếm" lại mang rất nhiều dáng dấp của các nhân vật phản diện của CL: từ chi tiết hồi bé nghèo hèn, rồi khát vọng giàu sang phú quí đến mức cực đoan, cho tới thói xấu "ko ăn được thì đạp đổ" (xé rách áo con nhà hàng xóm khi còn bé, ám hại Đoàn Chính Thuần khi đã lớn lên) hay đức tính đố kỵ (ám hại Kiều Phong chỉ vì ông ta ko chịu ngắm nghía sắc đẹp của mình). Có một điều phải thấy là hầu hết các nhân vật phản diện khác cúa KD đều có những điểm đáng khâm phục nào đó (quật cường, tinh thần võ sĩ ...) trong khi nhân vật phản diện của CL thì thường "xấu đủ mọi nhẽ" (như là Mai Hoa Đạo, Thượng Kim Hồng ...). Vậy có thể nói nhân vật Mã phu nhân xấu đủ mọi nhẽ của KD có mang hơi hướng Cổ Long chăng?

    - Về kiếm đạo, võ đạo: Kiếm pháp Độc Cô của Lệnh Hồ Xung (Tiếu Ngạo GIang Hồ - KD) có nhiều điểm rất giống võ công của Phương Bửu Ngọc (Ân Thù Kiếm Lục - CL): đều có những điểm như vô chiêu thắng hữ chiêu, kiếm ý quan trọng hơn chiếm thế, rồi võ công phải như "nước chảy mây trôi" liền lạc (cả hai tác giả đều sử dụng nước để tả sự liên tục của kiếm chiêu). Ngoài ra cả hai võ công này đều chú trọng vào việc đánh vào điểm yếu của đối phương, và quan niệm rằng ko có chiêu nào là ko có điểm yếu. Thậm chí chi tiết LXH phá kiếm pháp của Xung Hư Đạo Trưởng cũng rất giống chi tiết Phương Bửu Ngọc phá thế kiếm "Đông Doanh Nhất Đao" do người áo trắng truyền cho Thiết Kim Đao: Kiếm chiêu của XH và TKD đều tạo ra một vòng tròn kiếm khí (hoặc sát khí) từ từ áp vào đối phương. Cả Lệnh Hồ Xung lẫn Phương Bửu Ngọc đều chỉ có đủ thời gian lờ mờ nhận ra điểm xung yếu ở bên trong vòng tròn (điểm mà đối với mọi người khác đều có vẻ là điểm mạnh nhất), đều lập tức đánh liều mà công kích vào điểm yếu đó (vì cũng ko kịp suy nghĩ) và đều tìm được sự sống từ trong cái chết (đều được khen ngợi là linh mẫn, sáng suốt và dũng cảm).

    Nếu các bạn thấy hứng thú thì xin bổ sung thêm :).
  2. daiyty

    daiyty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ thấy mỗi một điểm chung giữa Kim Dung và Cổ Long là hai ông này đều viết bằng tiếng Tàu, chứ một ông người Hồng một ông người Đài, em là em nghe nói thế chứ em không đọc đâu ạ.

    Theo tình, tình chạy. Chạy tình, tình theo.

Chia sẻ trang này