1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điểm tiêu cực trong thuyết tiến hoá cua Dacuyn

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Akiross, 15/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Akiross

    Akiross Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Những điểm tiêu cực trong thuyết tiến hoá cua Dacuyn

    -Quan niệm về quan hệ trong xã hội loài người lệch lạc cho rằng trong cùng loài quan hệ đấu tranh là chủ yếu là cơ sở của " thuyết hậu Dacuyn-Mãn nhân " là tư tưởng phát xít và cực hữu (một từ rất hay dùng gần đây ) cho rằng một số dân tộc là thấp kém cần quét sạch để nhường nguồn tài nguyên sống cho một số dân tộc được coi là thượng đẳng.Đây là một tư tưởng sai lầm rất nguy hiểm!!!
    -Quan niệm về di truyền hoà hợp cho rằng có sự trộn lẫn vể vật chất di truyền của các giao tự tạo ra tính trạng trung gian mang đầy tính suy đoán cảm tính đã làm sụp đổ Thuyết Tiến Hoá ; làm cho nguồn gốc các biến dị cơ sở của tiến hoá bị nghi ngờ, làm nhà khoa học lớn nay nhắm mắt không yên lòng.
    -Dù vậy Dacuyn vẫn là một nhà khoa học lớn đáng kính trọng. chúng ta chỉ ngậm ngùi " giá như Dacuyn biết đến Menden và lý thuyết về Giao Tử Thuần Khiết "

    tuan
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnequation.de/forum/index.php?board=5;action=display;threadid=88
    Tìm Hiểu: Thuyết Tiến Hóa

  3. Nicelooking

    Nicelooking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    THôi ông ơi,ông đừng bốc phét nữa,người ta cười cho đấy.Ông nói một thôi một hồi mà tôi chả hiểu ông định nói gì cả.Lần sau ấy,định mở topic thì xin phép tôi nhé,tôi cho mở thì mới được mở.Hiểu chưa?
    Doi nguoi co han ma su hieu biet la vo han(Trang Tu-Trung Quoc)

    NgocTu

  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Có phải loài người đã ngừng tiến hóa?

    Liệu con người có tiếp tục tiến hóa theo hướng này?
    Nếu bạn hy vọng một ngày nào đó con người có thể to lớn hay thông minh hơn nữa, hãy dẹp ý tưởng đó đi. Giáo sư Steve Jones (Anh) đã tuyên bố rằng, đây là trạng thái tốt nhất mà con người có thể có. Chúng ta đã tới ngưỡng tiến hóa và không thể thay đổi thêm nữa.
    Quan điểm của Steve Jones, Đại học London, đã làm bùng lên cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học theo những trường phái khác nhau. Phe phản đối tranh luận rằng loài người vẫn đang tiếp tục bị chi phối bởi áp lực tiến hóa, vốn tạo ra vô số các loài từng ngự trị trái đất trong hơn 3 tỷ năm qua.
    Giáo sư Chris Stringer, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết: ?oNếu bạn nhìn vào thời kỳ đồ đá ở châu Âu khoảng 50.000 năm về trước, bạn sẽ kết luận rằng xu hướng của loài người là ngày càng to hơn và khỏe mạnh hơn. Nhưng thực tế là sau đó, một loài người thông minh, cao và nhẹ hơn đã từ châu Phi tới và chiếm cứ toàn thế giới. Vậy đấy, đơn giản là bạn không thể dự đoán được sự tiến hóa theo cách này. Ai biết đằng trước chúng ta là gì??.
    Một số nhà nghiên cứu tin rằng loài người đang kém thông minh đi và dễ bị kích thích hơn. Người khác lại nhận thấy có những dấu hiệu của sự khôn ngoan hơn và giảm sút về sức khỏe, trong khi những đại diện như Steve Jones lại cho rằng chúng ta đã "đến đỉnh".
    Con người đang ở trạng thái "trì trệ"
    Theo học thuyết của Darwin, những động vật đơn lẻ thích nghi tốt nhất với môi trường sẽ sống lâu hơn và có nhiều con cái hơn, vì thế, chúng sẽ truyền gene của mình qua các quần thể. Điều này tạo ra những thay đổi theo hướng tiến hóa. Chẳng hạn, động vật móng guốc với chiếc cổ dài có thể vươn tới những lá cây ngon nhất trên cao và nhờ đó ăn được nhiều hơn, sống lâu hơn và đông con cháu hơn. Cuối cùng, chúng tiến hóa thành hươu cao cổ. Trong khi những con cổ ngắn hơn thì bị chết.
    Con người chúng ta cũng đã trải qua quá trình tiến hóa tương tự, nhưng nay, quá trình này chững lại vì gene của hầu như tất cả mọi người đều được truyền lại cho thế hệ sau, mà không chỉ là những người thích nghi nhất với môi trường.
    GS Jones nhận định: "Ở London, trong hầu hết chiều dài lịch sử của thành phố, tỷ lệ chết luôn vượt xa tỷ lệ sinh. Nếu nhìn vào các nghĩa địa từ thời cổ đại đến thời Victoria, bạn có thể thấy nửa số trẻ sinh ra chết trước tuổi thành niên, có thể do bộ gene không giúp họ chống đỡ được bệnh tật. Nay, 98% trẻ em có cơ hội sống đến 25 tuổi. Không có gì thay đổi cả. Chúng ta đã rơi vào trạng thái trì trệ".
    Hơn nữa, theo ông, các quần thể người nay không ngừng pha trộn. Nếu như trước kia, người ta sống quanh quẩn ở một thành phố và kết hôn lẫn nhau, thì nay, con người công tác, học tập và di cư khắp thế giới. Sự kết hợp giữa họ cuối cùng sẽ tạo ra một chủng người thống nhất có màu da nâu. Ngoại trừ điều này, còn lại sẽ chỉ còn những thay đổi rất nhỏ. Tuy nhiên, những tranh luận như vậy chỉ đúng trong thế giới phương Tây, nơi mà thức ăn, điều kiện vệ sinh và tiến bộ y học giúp cho hầu hết các thành viên trong xã hội được sống và truyền gene cho con cháu. Tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, những yếu tố bảo vệ như thế chưa nhiều.
    Nếu có tiến hóa, điều gì sẽ thay đổi?
    Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tin rằng áp lực của tiến hóa vẫn đang ảnh hưởng đến loài người. Chẳng hạn, những người sắc sảo hơn trong suy nghĩ và có khả năng tích lũy tiền cao hơn sẽ có ưu thế hơn. Họ có nhiều con hơn và cơ hội sống sót tốt hơn. Nói cách khác, trí tuệ của loài người vẫn buộc chúng ta phải tiến hóa.
    Quan điểm này bị Peter Ward của Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) bác bỏ. Trong cuốn Tiến hoá trong tương lai của ông, Ward cũng cho rằng lối sống phương Tây đã loại con người khỏi dòng chảy tiến hóa chung của muôn loài. Theo ông, sẽ không có gì thay đổi, trừ phi chúng ta áp dụng công nghệ gene để con người có thể sống lâu hơn hoặc khỏe mạnh hơn.
    Tuy nhiên, Stringer phản đối quan điểm này. Ông cho rằng tiến hóa luôn luôn diễn ra, chỉ có điều rất khó dự đoán. Chẳng hạn, não bộ từng bé đi trong vòng 10.000 năm qua. Và vóc dáng chúng ta cũng chịu sự suy giảm tương tự. Chúng ta yếu ớt hơn và có bộ não bé nhỏ hơn so với tổ tiên chỉ vài nghìn năm trước. Vì thế mặc dù chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi sự tiến hóa, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều được cải thiện.
    Cho đến nay, mọi giả thuyết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ gây tranh cãi.
    B.H. (theo Guardian)
    VNEXPRESS


  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Darwin có xứng đáng được kỷ niệm không?

    Darwin (1809-1882).
    Là cha đẻ thuyết tiến hóa, Darwin đã "tước đoạt" quyền năng tạo ra loài người của Chúa trời, và chỉ ra mối liên hệ họ hàng giữa người và động vật. Kẻ ngưỡng mộ coi Darwin như thánh nhân, nhưng không thiếu kẻ xem ông như ma quỷ. Đến nay vẫn chưa có một ngày kỷ niệm quốc tế cho Darwin.
    Tuy vậy, nhiều nhà khoa học đang vận động một ngày kỷ niệm quốc tế cho Darwin: 12/2, ngày sinh của nhà khoa học, tác giả của thuyết tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên. "Bên cạnh Shakespeare và Newton, Darwin là đóng góp lớn nhất của dân tộc chúng ta cho nhân loại", ông Richard Dawkins, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Ngày Darwin ở Anh, nói.
    Cuộc vận động tìm một ngày kỷ niệm Darwin bắt đầu cách đây hai năm ở Mỹ, do những thành viên chủ trương chống lại những tín đồ của chủ nghĩa Thiên chúa thuần túy khởi xướng. Cuộc vận động sẽ gồm nhiều khóa học, bài giảng, các buổi chiếu phim về cuộc đời và sự nghiệp của Darwin, và tất nhiên, về thuyết tiến hóa.
    Nếu phong trào thành công, Darwin có thể sẽ được kỷ niệm chính thức vào ngày 12/2/2009.
    Thuyết tiến hóa
    Charles Darwin xuất thân trong một gia đình có truyền thống Thiên chúa giáo. Tuổi trẻ, ông là người ngoan đạo. Ông từng tin rằng tất cả là do Chúa sắp đặt, và chỉ có Chúa mới tạo ra những điều kỳ diệu như vậy trên mặt đất. Tuy nhiên, sau khi đã đi khắp nơi trên thế giới, sau nhiều năm quan sát và nghiền ngẫm, ông rút ra kết luận, sự phát triển của các loài trên mặt đất là kết quả của quá trình lựa chọn tự nhiên. Theo đó, động vật cấp thấp đã tiến hóa lên cấp cao, và khỉ đã tiến hóa thành người.
    Những sinh vật thích nghi tốt hơn với môi trường sẽ sống sót và duy trì nòi giống. Những sinh vật không thích nghi được sẽ bị đào thải. Đó là nguyên tắc của sự chọn lọc tự nhiên. Triết gia Daniel Denentt nói: "Đó là một ý tưởng kỳ diệu nhất mà con người có thể có... ngay cả với Newton, Einstein hoặc bất kỳ ai cũng vậy".
    Điều kỳ lạ là ý tưởng của Darwin khá đơn giản, người ta có thể giải thích nó cho bất kỳ một học sinh cấp hai nào. "Bạn khó hiểu được Newton, và càng khó hơn với Einstein, nhưng Darwin lại không phức tạp như vậy", nhà sinh học Anh John Maynard Smith nói.
    Maynard Smith nói rằng, nhiều nhà xã hội học, tâm lý học và tín đồ tôn giáo căm ghét thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên. "Họ không chấp nhận một điều hiển nhiên là hành vi con người bị chi phối bởi gene và tiến hóa. Họ tin rằng con người không có liên hệ gì với động vật. Đó là một suy nghĩ tồi tệ, và xét về mặt trí tuệ, đó là sự lười biếng. Và đây chính là nguyên nhân vì sao chúng ta cần có một Ngày Darwin".
    Minh Hy (theo Guardian Unlimited)
    VNEXPRESS


  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Charles Robert Darwin

    Darwin: "Bác học không có nghĩa là ngừng học???.
    Ai là người đã đi một chuyến thám hiểm ly kỳ chẳng kém Magellan, và sau đó công bố một học thuyết gây chấn động thế giới, thách thức tất cả những quan niệm tồn tại hàng nghìn năm? Ai là người đã nói câu nổi tiếng: ??oKhi tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết??? và chỉ thực sự ngừng nghiên cứu 2 ngày trước khi qua đời?
    Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
    Sinh tại Shrewsbury, Shroshire, Anh, vào ngày 12/2/1809, Darwin là con thứ 5 trong một gia đình giàu có. Ông nội của ông là nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 18, Eramus Darwin. Năm 16 tuổi Charles R. Darwin theo học y khoa ở Edinburgh, nhưng 2 năm sau đó ông chuyển sang học làm thư ký cho nhà thờ. Sau khi kết thúc quá trình học tập vào năm 1831, chàng trai Darwin 22 tuổi được giới thiệu lên con tàu khảo sát Beagle, với tư cách ??onhà tự nhiên học??? thực tập, bắt đầu một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới.
    5 năm trên tàu Beagle, Darwin đã có cơ hội quan sát những cấu tạo địa lý, hoá thạch và sinh vật sống khác nhau trên tất cả các châu lục và hải đảo. Vấn đề ám ảnh ông nhiều nhất là ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên đối với sự hình thành bề mặt trái đất. Vào thời Darwin, các nhà khoa học vẫn còn tin vào thuyết tai ương. Thuyết này diễn giải rằng các sinh vật trên trái đất đã được tạo ra theo thứ tự kế tiếp nhau, và rồi mỗi loài đã bị một tai ương nào đó huỷ diệt. Cơn đại hồng thuỷ, thảm họa cuối cùng trên trái đất, đã quét đi tất cả sự sống, trừ những sinh vật được đưa lên con thuyền của Nô ê.
    Sau nhiều quan sát, Darwin nhận thấy có một số hoá thạch rất giống với những sinh vật đang còn hiện hữu trên cùng địa điểm. Ngoài ra khi đến quần đảo Galaspagos (Ecuador), ông cũng để ý rằng mỗi hòn đảo ở đây có những loài rùa, chim họ sẻ??? riêng, không hoàn toàn giống nhau. Từ những quan sát này, Darwin đi đến kết luận rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các loài khác nhau nhưng có nét tương tự nhau.
    Trở về nước Anh năm 1836, đến năm 1859, Darwin công bố học thuyết của mình trong cuốn ??oNguồn gốc các loài", cuốn ??osách làm rung chuyển thế giới???, theo cách gọi của người thời đó. Ngay trong ngày đầu tiên, sách đã được bán hết sạch và sau đó còn được tái bản thêm 6 lần liên tiếp.
    Về cơ bản, thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng do nguồn thức ăn trên thế giới quá hạn hẹp nên tất cả các loài ngay từ khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh gay gắt để sinh tồn. Những loài nào sống sót được để tiếp tục sinh con đẻ cái có xu hướng biến hoá ít nhiều về diện mạo cơ thể, quá trình chọn lọc tự nhiên, và sau đó những biến thể này sẽ được truyền cho thế hệ con cháu. Mỗi loài sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường, và quá trình này diễn ra dần dần, liên tục, là nguồn gốc tiến hoá của sinh vật.
    Darwin còn cho rằng tất cả các loài sinh vật có liên quan đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Ông góp phần ủng hộ ý tưởng đã có từ trước, rằng trái đất không tĩnh mà trái lại, luôn trong trạng thái động - tiến hoá không ngừng.
    Học thuyết của Darwin bị phản đối dữ dội. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng ông đã không chứng minh được giả thuyết của mình, không giải thích nguồn gốc của các biến thể cũng như tại sao chúng lại được truyền qua các thế hệ liên tiếp nhau (mãi đến khi ngành di truyền học hiện đại ra đời, vấn đề này mới được giải thích). Nhưng ý kiến phản đối mãnh liệt nhất là từ nhà thờ. Tư tưởng của Darwin quá mới mẻ, sinh vật tiến hoá qua các quá trình tự nhiên, phủ nhận câu chuyện Chúa tạo ra loài người và dường như đã đặt loài người ngang với động vật. Điều đó mâu thuẫn kịch liệt với thần học chính thống.
    Bất chấp những lời công kích, Darwin vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Ông đã từng nói: ??oNếu tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết???. Nhà tự nhiên học vĩ đại qua đời vào tháng 4/1882, để lại học thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay.
    Đoan Trang (theo Encarta)
    VNEXPRESS


Chia sẻ trang này