1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều ai cũng biết về nhạc cổ điển...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi n/a, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n/a

    n/a Guest

    Những điều ai cũng biết về nhạc cổ điển...

    ...chắc là chỉ tớ không biết . Gần đây có tranh luận với bạn lola, cũng nghĩ lại rằng vậy thì mình vào cái box cổ điển này nhưng có lẽ cũng chẳng hiểu nhiều lắm về kiến thức cơ bản. Nhân tiện thi thoảng rỗi rãi, tự bổ túc lại kiến thức cơ bản cho mình vậy, chắc là mọi người ai cũng biết cả, nếu có chỗ nào bổ sung được, xin mọi người cứ thẳng thắn nhào vô.

    Đầu tiên, vậy thì nhạc cổ điển là cái rì ?
    Thứ nhất, có lẽ không nên mơ hồ quá về khái niệm này để nhầm sang khái niệm về thời gian. Tất cả mọi người nghe nhạc Classical có lẽ đều biết rằng thuật ngữ "Classical Music" chỉ về thời kỳ Classical(1770-1830, có tài liệu cho là 1750-1820) với những nhạc sỹ thiên tài như Beethoven, Haydn và Mozart. Đây là một trong vài thời kỳ mà các sử gia đã chọn ra vì nó có ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sau(Ngay trước thời kỳ này là thời kỳ Baroque với Bach và Handel là những nhà soạn nhạc kiệt xuất, sau thời kỳ này là thời kỳ Romantic).
    Thứ hai, đây không phải là thứ âm nhạc mà chỉ có vài trăm năm trước đây mới có. Bản thân ngày nay có rất nhiều nhạc sỹ viết nhạc theo trường phái cổ điển, cũng không phải là phải viết cho các dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng, thính phòng... mới là cổ điển, có khá nhiều các nhạc cụ điện tử ngày nay cũng chơi được theo phong cách cổ điển.
    Cuối cùng, nhạc cổ điển rất chặt chẽ, do vậy không có những đoạn tuỳ hứng (improvisation) như Jazz và Rock ngày nay.

    Nói rõ hơn về thời kỳ cổ điển, dựa trên các ý tưởng của Hy lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ cổ điển đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong việc cân đối hình thái âm nhạc. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vàng son của âm nhạc, vì những dạng chính của nhạc cổ điển(xin được nói rõ hơn trong phần sau) đều được phát triển trong thời kỳ này : giao hưởng (symphony), sonata, concerto, tứ tấu đàn dây.
    Sonata là dạng thức quan trọng nhất trong thời kỳ cổ điển vì nó ảnh hưởng tới hầu hết các mặt của nhạc giao hưởng và thính phòng sau này. Mặc dù sonata thường được sử dụng trong phần đầu tiên của bản nhạc, thi thoảng có thể thấy sonata được sử dụng trong phần kết luận.
    Sonata được xây dựng dựa trên cấu trúc 3 phần : mô tả, phát triển và tóm tắt cũng tựa như một câu truyện với phần đầu, giữa và cuối. Kết quả là sau thời kỳ này, âm nhạc đã được hệ thống hoá khá hoàn chỉnh.


    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  2. lola

    lola Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    bác nhảy vào đây thì em cũng nhảy vào vậy,
    bác hiểu lầm ý của em ở cái bài bên kia rồi,
    em chẳng phản đối gì cái chuyện có 5 cái cấu thành ấy cả,
    chỉ có điều em nói rằng cái bài lịch sử của liss ấy cũng chỉ nói qua về làm sao để nhận ra nó là rockn roll hay blue,
    ngay cả cổ điển cũng vây,
    nghe nhiều nhưng thực ra cũng mơ hồ cái nào là cổ điển cái nào không, dựa vào những tiêuc hí nào đẻ phân laọi ra các style, thế cho nên bên rock mới cãi nhau xem beatles là rocknroll hay pop mà chẳng ai đưa ra ý kiến gì khoa học cả,
    bác có lòng thì post lên những tư liệu hay hay cho bà con học hỏi nhé,
    thanks
  3. n/a

    n/a Guest

    ơ bác lola này, tớ tranh luận với tinh thần xây dựng đấy chứ, đâu có rì hiểu nhầm hay phản đối rì đâu mà
    Mặc dù thời kỳ Classical là thời kỳ vàng son của âm nhạc, chúng ta cũng không thể bỏ qua các thời kỳ khác với những thiên tài không kém phần sáng tạo.
    Âm nhạc văn hoá phương Tây là kết quả giao thoa của nhiều luồng văn hoá, bao gồm sự thành hình của âm nhạc ngẫu hứng, sự phát triển của nốt nhạc, của hệ thống lên dây, sự thống nhất về ký hiệu, vai trò của những quý tộc đỡ đầu những nhạc sỹ thiên tài, sự miệt mài và mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ???
    Âm nhạc phương Tây còn chịu ảnh hưởng của các hệ thống đối ngẫu : quan niệm thiêng liêng và trần tục, đơn và đa (giai) điệu, khuynh hướng bảo thủ và bùng nổ, sự bình dân và quyền quý, các bản nhạc theo tiêu chuẩn và phá cách???
    Trước hết phải nói tới đầu tiên là những bản thánh ca trong thời kỳ trước công nguyên(early Christian era). Âm nhạc đơn điệu của các bản thánh ca đã thống trị thời Trung cổ(Middle Ages) thêm vào các khúc sequence và các câu thơ. Giữa thời kỳ này, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của âm nhạc đa điệu trong các bài tế lễ.
    Vào thế kỷ 15, thời kỳ tiền-Phục hưng đã thấy xuất hiện dấu hiệu của một style mới dựa trên những khúc dân ca ngẫu hứng. Vào thời kỳ này, các khúc nhạc đã có cao độ từ giọng thấp tới giọng kim. Những bản motet(thánh ca ngắn) và ca khúc thời kỳ Phục hưng có chất liệu lấy từ âm nhạc Hà lan được tạo thành phong cách bởi nghệ sỹ Josquin Desprez. Trong thời hậu Phục Hưng, càng ngày càng có nhiều những nét nhạc dân ca của các nước trộn lẫn với nhau mà điển hình là các khúc ca ở Anh và Pháp(chanson).
    Cuối thế kỷ 16, âm nhạc lại cố gắng quay trở lại với các vở bi kịch Hy Lạp. Những đoạn độc xướng đã trở thành tiền thân cho những vở Opera và cuối cùng trở thành động lực để Monteverdi phát triển một loại hình âm nhạc mới, Opera. Các vở Opera của Ý ngay lập tức đã có ảnh hưởng tới thời kỳ tiền Ba-rôc của thế kỷ 17 và phát triển thành Oratorio.
    Trong thế kỷ 17, các nhạc cụ phát triển mạnh, việc phối bè trầm/bổng đã khá hoàn thiện. Đã xuất hiện rất nhiều sáng tác bao gồm fugue, sonat ba phần (Corelli) cho các nhạc cụ. Âm nhạc cho các dàn nhạc cũng xuất hiện với concerto và các khúc mở đầu nhạc kịch (sifonia).
    Tâm điểm thời kỳ Ba-rôc vào thế kỷ 18 đã chói sáng bởi hai thiên tài Bach và Handel. Bach đã sáng tác trên tất cả các lĩnh vực trừ Opera và có đôi nét ảnh hưởng của phong trào cải cách (Reformation) ở thế kỷ 16. Handel, nhà soạn nhạc người Đức đã theo học ở Ý và làm việc rất nhiều năm tại Anh đã cho chúng ta thưởng thức âm nhạc mang nhiều chất liệu của các vùng khác nhau. Giống như Bach, ông viết trên tất cả các thể loại và hơn nữa, cả Opera và Oratorio. Thời kỳ của Bach và Handel đã làm cho phong cách Rococo(loè loẹt, hình thức, đầu thế kỷ 18) đã trở nên đơn giản với nhiều chất liệu trong suốt hơn.
    Sau đó muộn hơn, cũng trong thế kỷ này, thời kỳ Classical của Haydn và Mozart đã ảnh hưởng tới toàn âm nhạc châu Âu, với những bản giao hưởng, sonata, tứ tấu đàn dây, đồng thời tạo nên những nguyên tắc nền tảng cho sonata. Lối hát ngọt(bel canto) của Opera Italia đã biến dạng cũng với Mozart và sau đó quay lại với Rossini, Donizetti và Bellini.
    Thời kỳ này lên tới cực điểm với Beethoven, người đã nối một sợi dây giữa thời kỳ Classical và Romantic. Beethoven có thể nói là ??ochiến đấu trên toàn mặt trận??? :D âm nhạc, đồng thời đã mở rộng giao hưởng với những chú trọng về dạng thức, phối âm, chất liệu và nguyên tắc mỹ học.
    Như một sợi dây xuyên suốt, Beethoven đã là tâm điểm để phát triển rất nhiều loại nhạc sau này được gọi chung là thời kỳ Romantic với rất nhiều trường phái đối chọi nhau. Thời kỳ này đã phát triển giao hưởng lên thành một thể loại(genre), các vở opera lớn, lieder(xem Schubert) , hệ thống khoá và hoà âm. Những nhà soạn nhạc nổi tiếng thời kỳ này có thể kể đến Schubert, Weber, Berlioz, Mendelssohn, Schuman và Chopin, sau đó là Liszt, Wagner, Brahm và Verdi.
    Sự ảnh hưởng của Wagner trong thế kỷ 19 là khá lớn. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa ấn tượng với nhà soạn nhạc người Pháp Debussy và Ravel dựa trên nền tảng nguyên tắc hoà âm không chức năng. Một số nhà soạn nhạc đã đưa chất dân gian(folk) vào bản nhạc.
    Thế kỷ 20 có rất nhiều phong cách và xu hướng :
    Tân cổ điển(Stravinky-chống đối chủ thuyết cổ điển)
    Chủ nghĩa biểu hiện(Berg,Webern)
    Âm nhạc 12 âm
    Âm nhạc điện tử
    ???.
    Dân bao nhiêu triệu, ai người nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
    Được sửa chữa bởi - zen vào 17/04/2002 11:23
  4. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ không nhầm thì nhạc cổ điển với cả thời kỳ cổ điển trong nhạc cổ điển là khác nhau chứ nhể. Thời kỳ cổ điển Classical chỉ là một thời kỳ của nhạc cổ điển chứ ? Sao lại nói nhạc cổ điển là thời kỳ classical được !

    CLASSIC FOREVER​
  5. n/a

    n/a Guest

    ừ đúng đúng, chắc là mình nói không rõ lắm nhưng mình nói tới thuật ngữ "Classical Music" nói chung là trỏ tới thời kỳ này...
    11h17' : mình nghĩ kỹ thì chắc là do ở nước mình đánh đồng chữ "cổ điển" cho các loại nhạc cổ cổ, chứ bọn nó gọi là âm nhạc phương Tây nói chung, còn tuỳ theo thời kỳ nào....thì nói, ví dụ thời kỳ Cổ điển, Phục hưng...
    Dân bao nhiêu triệu, ai người nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
    Được sửa chữa bởi - zen vào 17/04/2002 11:20
  6. n/a

    n/a Guest

    Harmony(Hoà âm)
    Các âm thanh kết hợp với nhau thành Hợp âm. Sau đó, các hợp âm nối tiếp với nhau gọi là Hoà âm.
    Các thời kỳ khác nhau của âm nhạc phương Tây(nơi mà hợp âm được phát triển mạnh hơn tất cả các vùng khác) có những ý tưởng khác nhau về việc thế nào là hoà âm chấp nhận được và hay. Ở thời Trung cổ, khái niệm hoà âm liên quan tới việc kết hợp 2 nốt nhạc. Trong thời Phục hưng, hoà âm 3 nốt được coi là tiêu chuẩn và hợp âm 3 nốt (nốt Nền, nốt 3, nốt 5) đã trở thành thành tố chính trong hoà âm và vẫn còn ảnh hưởng lớn tới âm nhạc ngày nay. Bắt đầu từ thời kỳ Baroque(khoảng năm 1600), hoà âm bắt đầu được hiểu một cách rộng hơn là sự xếp đặt các hợp âm đệm cho giai điệu chính. Các hợp âm cũng bị áp đặt sao cho có tính liên tục không gián đoạn. Ví dụ, nếu một hợp âm là hợp âm nghịch(gây ra cho chúng ta cảm giác bất ổn, chói tai, gay gắt) thì hợp âm nghịch này sẽ phải giải quyết bằng các hợp âm thuận.
    Trong âm nhạc thời kỳ Trung cổ và tiền-Phục hưng, các hợp âm trưởng với cấu tạo một quãng 3 trưởng và 1 quãng 5 đúng (ví dụ C) thường không được sử dụng để làm hợp âm kết của bản nhạc. Trong thời kỳ 1600-1900, các hợp âm thuận thường được dùng để kết thúc bản nhạc, tuy vậy, trong thế kỷ 20 các nhạc sỹ đã xử lý các hợp âm nghịch một cách tự do hơn và không nhất quyết phải giải quyết hợp âm nghịch như các vị tiền bối trước đây vẫn làm. Trong thế kỷ 19, các gam(scale) bán cung đã được sử dụng nhiều bởi Wagner???
    Hoà âm không thể tách rời khỏi khía cạnh nhịp nhàng của âm nhạc. Trong thực tế, việc sử dụng các hợp âm thuận và nghịch có thể được các nhạc sỹ tự do sử dụng tuỳ theo cảm xúc và hướng phát triển của bản nhạc. Hoà âm đôi khi được xem là đối nghịch lại với ??ođối âm??? vì nó thường được xử lỳ theo hàng ngang trong khi đối âm được xử lý theo hàng dọc. Thực tế, hoà âm không hề đối nghịch với đối âm vì hầu hết các đối âm đều bị chi phối bởi quá trình hoà âm còn hoà âm lại bị chi phối bởi sự tiến triển của giai điệu chính.
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  7. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    đúng là tiếng Việt hơi lẫn lộn, cái thể loại nhạc này gọi là Western music. Nhưng mà em nhớ là em tra Encarta Enc thì mục classical music với lại Western music là một thì phải.
    Hic hic, kiến thức âm nhạc của bác trâu nhể, chắc bác chơi chuyên nghiệp chứ !

    CLASSIC FOREVER​
  8. n/a

    n/a Guest

    em chỉ là dân nghiệp dư, có một chút đam mê thui mà, mong các bác ủng hộ...
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  9. n/a

    n/a Guest

    có ai biết rì về đối âm(counterpoint) không ạ ? cái củ chuối này quả thật tớ đọc mãi nhưng tiếng Anh kém quá không hiểu được .
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  10. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác vác cái MS Encarta ra mà tra.

    CLASSIC FOREVER​

Chia sẻ trang này