1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều ai cũng biết về nhạc cổ điển...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi n/a, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. n/a

    n/a Guest

    hic bác thông cảm, em tiếng Anh mù tịt nên mới hỏi các bác, vì tiếng Anh em cũng có xem qua nhưng mà sợ hiểu không đúng.
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  2. n/a

    n/a Guest

    Melody (giai điệu)
    Nếu như tra chính xác cái từ này ra thì nó được hiểu là một dãy các nốt nhạc được xếp cạnh nhau và được chơi một cách lần lượt, chính xác nhưng lại khó hiểu ?S . Tuy vậy, giai điệu lại là cái luôn được nhớ tới đầu tiên khi nhắc tới tên một bản nhạc. Một giai điệu tốt sẽ khiến chúng ta vui vẻ hơn, hoặc sẽ khiến chúng ta phải u sầu theo bản nhạc( hì, các bác chắc nghe nhạc buồn Chopin nhiều lần rùi, em thì lần nào cũng thấy buồn thật). Hic, theo một cái định nghĩa văn vẻ hơn và đúng đắn hơn thì nó là khả năng truyền cảm của tác giả tới người nghe.
    Giai điệu có rất nhiều vai trò trong âm nhạc và nó không chỉ thể hiện từng vai trò một lúc. Thứ nhất và tất nhiên là sự biểu lộ tình cảm. Trong các bài hát, các vở Opera khi mà âm nhạc được viết dưới dạng văn bản đôi khi người ta còn thấy dạng của văn bản đó biểu hiện cảm xúc của lời hát. Đặc biệt, ví dụ như nếu lời nói về khóc than, giai điệu sẽ được biểu diễn như những giọt nước mắt trên giấy (hic, em phải tìm lại sheet của bài La Grima xem có đúng không, hùi xưa hình như em nhớ có cả một bản Etude Nước mắt hay giọt lệ rì đó viết cho guitar thì phải hay sao ý nhỉ ?). Kỹ thuật này được xây dựng vào cuối thời kỳ Phục Hưng và đầu thời kỳ Baroque và được gọi là ??otext paiting???. (hic, đúng là cái thời kỳ Baroque loè loẹt có khác các bác nhỉ ?S )
    Không phải tất cả các bản nhạc có lời đều sử dụng kỹ thuật này. Bây rờ hãy xét một ví dụ rất nổi tiếng là chủ đề của phần kết trong bản giao hưởng số 9 của Beethoven được phổ từ một bài thơ tiếng Đức của tác giả Friedrich von Schiller(hic, em vừa đọc ở báo nào xong lại quên mất bác Nguyễn Đình Thi có nói bác ý được tiếp xúc với bản nhạc và lời lúc 9 tuổi nên mới ham mê văn chương đến thế). Lời là một bài ca nói về tình cảm anh em đồng chí, và chúng ta có thể cảm nhận được sự vui mừng, niềm hy vọng qua phần này. Hoặc là bây giờ đến với bản giao hưởng đầu tiên của Brahms(quen thuộc với chúng ta nhất là bản Hungarian Dance no 5). Mặc dù nó không có lời nhưng cũng nên thử mô tả xem nó định nói những rì. Nó có giống với bản giao hưởng số 9 của Beethoven không ?
    Khái niệm của giai điệu rất khác nhau qua từng nền văn hoá. Nền văn hoá phương Tây thì rõ ràng và đơn giản trên những khuông nhạc nhưng phương Đông lại đơn giản và có thể là phức tạp hơn khi ở rất nhiều nơi những bài nhạc được truyền thụ qua cảm nhận (vd Ấn độ) mà không qua bản nhạc.
    Giai điệu cùng với hoà âm và nhịp điệu là ba thành phần cơ bản nhất của âm nhạc và không thể trộn lẫn được với nhau. Nhịp là một thành phần quan trọng bên trong giai điệu, không chỉ vì mỗi nốt nhạc đều có một trường độ mà còn vì những nhịp điệu dàn trải ghép với nhau sẽ tạo hình và tạo nên sức sống cho giai điệu ; trong khi đó ít nhất đối với âm nhạc phương Tây , hoà âm đóng vai trò tạo nên đường nét cho bản nhạc và chiều hướng phát triển của nó(cùng một bản nhạc, cách hoà âm này có thể mang lại sức sống và cách hoà âm khác có thể giết chết nó). Ý tưởng thế nào là một giai điệu đẹp luôn thay đổi qua từng thời kỳ. Trong âm nhạc có xướng âm, từ những người hát rong thời Trung Cổ cho đến những nhạc sỹ thời Phục Hưng, giai điệu luôn là yếu tố quyết định chính và ảnh hưởng tới toàn bộ thời Classical cũng như Romatic cả đối với nhạc cụ lẫn xướng âm. Tuy vậy, sự tự do sử dụng gam bán cung và các quãng cách lớn khiến âm nhạc thế kỷ 20 bắt đầu khó nắm bắt giai điệu hơn.
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  3. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    khiếp, em nghe cứ ù ù cạc cạc, chả hiểu mấy thế mà các bác bảo ai cũng biết

    Nqh_bonbon

  4. n/a

    n/a Guest

    hic, em chỉ nghĩ là cổ điển có rất nhiều thứ, các bác thích cổ điển thì kiểu rì cũng biết mấy cái này, em thì rõ là không biết rùi nên mới phải tìm hiểu, mà em thấy có rì khó hiểu đâu ... (mấy cái em post ý ạ...)
    12h 21-4
    à à, em nhớ là đọc bài của bác đấy ở đâu rùi, báo Thể Thao Văn Hoá...
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
    Được sửa chữa bởi - zen vào 21/04/2002 12:01
  5. Madcat

    Madcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2001
    Bài viết:
    562
    Đã được thích:
    0
    nghe nhiều nhưng thực ra cũng mơ hồ cái nào là cổ điển cái nào không, dựa vào những tiêuc hí nào đẻ phân laọi ra các style, thế cho nên bên rock mới cãi nhau xem beatles là rocknroll hay pop mà chẳng ai đưa ra ý kiến gì khoa học cả
    --------------
    Genres: Rock & Roll
    Styles: British Psychedelia, Pop/Rock, Folk-Rock, Merseybeat, Psychedelic, British Invasion, Pop, Rock & oll
    ???
  6. n/a

    n/a Guest

    tớ cũng tìm thấy mấy trang Web phân tích kỹ mấy cái thời kỳ nhạc phương Tây, có điều nó khoa học (nhiều từ chuyên môn quá) đến độ tớ nghĩ rằng một đứa yếu về nhạc ký như tớ không thể hiểu được bạn cat à..., tớ nghĩ nhạc hùi xưa nó chặt chẽ và dễ phân biệt hơn bây rờ nhìu...
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  7. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói lạ nhỉ, theo em biết thì nhạc rock cũng là một phần của nhạc pop (viết tắt của popular music) chứ. Nói beatles hát rock'n'roll tức là hát pop chứ còn gì nữa, còn cãi nhau cái gì.
    Cái này học sinh VN không được dạy lịch sử âm nhạc/nghệ thuật , lại chẳng có thời gian tìm hiểu nên lẫn hết cả ! Nhiều khi đọc mấy tờ lá cải SV/HHT thấy chửi nhau òm tỏi về khoản rock/pop mà thực ra tác giả chả hiểu gì về âm nhạc cả, chán thật !

    CLASSIC FOREVER​

Chia sẻ trang này