1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều bạn có thể làm với chiếc máy ảnh du lịch bỏ túi.

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi ducsnipper, 23/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    @Hoangthuy:
    Ảnh chụp ở miền Tây hả bạn ? ảnh của bạn đẹp cả về nôi dung lẫn bố cục.
    Ngoài việc vị trí chiếc xuồng rơi vào điểm mạnh của ảnh, ảnh này còn hay ở chỗ do thời điểm bấm máy chọn lúc chiếc xuồng đã tiến về phía trúơc một khoảng xa , cộng với yếu tố có sẵn là dáng của dòng kênh và các tàu lá dừa đan vào nhau điều này tạo cho ảnh có chiều sâu về không gian .
    Một góp ý nho nhỏ là có thể do điều kiện thời tiết không cho phép nên phần bầu trời sáng trắng chứ không xanh nên hơi bị chói , theo thiển ý của tôi bạn có thể crop bớt phần phía trên xuống một chút nữa thì ảnh sẽ tập trung hơn.
  2. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Vâng, chính là Mỹ Tho - Tiền Giang đấy anh ạ. Nghe anh nói em phấn khởi quá (đúng là đồ con gái hảo ngọt), thanks anh nhiều. Hẹn anh chủ nhật tới em đi Thung Nai sẽ post mấy cái ảnh Miền Bắc - Sông Đà. Anh lại xem giúp và cho vài đường chỉ giáo..
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    D. ẢNH LƯU NIỆM, ẢNH CHÂN DUNG ?" VÀI LƯU Ý CẦN THIẾT
    Phần này hơi khô khan, nhưng các bạn ráng đọc nhé
    1.Không gian ảnh:
    Lỗi thuờng mắc phải khi chúng ta mới bắt đầu cầm máy là ?o tham lam ? , tức là khi giơ máy lên thì cái gì cũng múôn đưa vào khung hình theo kiểu càng nhiều càng tốt, điều này là sai, vì ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa những thứ không cần thiết vào ảnh
    Diễn nôm ra thì như vầy:
    Chụp lưu niệm nguời - vậy nguời là chủ thể ảnh- vậy phần chủ thể phải được thể hiện trong ảnh nhiều hơn khung cảnh xung quanh.
    Xác định điều này xong ta mới chọn thêm MỘT HAY HAI ĐẶC TRƯNG CỦA KHUNG CẢNH XUNG QUANH nơi nguời đó đang đứng ( nằm , ngồi hay lê lết )để đưa thêm vào ảnh.
    2. Huớng chụp:
    Nếu nguời được chụp đang đứng, chúng ta nên ngồi xuống để có góc chụp thấp hơn nguời được chụp, khi đó chúng ta sẽ chụp theo huớng ?ohất lên trên? điều này tạo cho nguời trong ảnh có vẻ ?o cao? hơn chiều cao thật của họ do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiều cao trung bình vẫn còn hơi thấp.
    Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa góc máy hơi cao theo kiểu chụp từ trên xuống một chút vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa. ( vậy suy ra ai có cằm quá nhọn và dài thì mình chụp hơi chếch từ duới lên để cho khuôn mặt được hài hoà hơn)
    3.Tránh vật đè đầu:
    Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây?..đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà , khung cửa sổ chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp?.
    4.Bố trí mầu sắc:
    Màu sắc cần hài hoà, tránh bên ?onặng?, bên ?onhẹ? như có 5 người trong bức ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đều 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà về mỹ thuật.
    5.thứ tự xếp người đứng trong hình : Khi có nhiều người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đều đều như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điều này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất ?oai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn?, hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và ?ođộ rộng ngang? (mập hay ốm) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau.
    Tới đây chúng ta tạm kết thúc phần tìm hiểu về bố cục của ảnh , tất nhiên ngoài bố cục 1/ 3 mà tôi đã nói trong các bài trúơc nguời ta còn có nhiều kiểu bố cục về đường dẫn như chữ Z, đuờng chéo, chữ V nguợc?.rồi nào là tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh trong ảnh nhưng tôi xin phép CHƯA đề cầp đến vì sợ các bạn dễ bị tẩu hoả ,
    Trong phần tiếp theo tôi sẽ đê cập đến những vấn đề thú vị và ít khô khan hơn, đó là ?o retouch ảnh/ o bế ảnh sau khi chụp? tức là làm sao cho ảnh có màu sắc tuơi, sáng, ảnh trong không bị mờ mờ như bị một lớp suơng phủ), loại bỏ các chi tiết thừa mà khi chụp ảnh vì lý do khách quan mà chúng ta chưa thể loại bỏ được ( góc chụp, khoảng cách, hay do giới hạn độ zoom của ống kính?)
    We kill people so that others can live! [nick] [/]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 26/09/2006
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 26/09/2006
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Nhờ anh Đức hướng dẫn các chụp ảnh trong phòng có ánh sáng đèn (xem triễn lãm, thi đấu thể thao). Thông thường em chỉ để chế độ tự động (nhưng hình như vào phòng thì chụp rất chập, bấm xong thì vài giây sau mới nổ đèn flat), chụp lên thì ảnh hay bị tối, ví dụ :
    [​IMG]
    [​IMG]
    hoặc khi về chỉnh thêm Auto Levels hoặc Auto Exposure thì có hình được có hình không :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn nếu chụp không đèn flat thì hình rất bị rung, chỉ khi chụp tỉnh vật hoặc đối tượng chụp và cả người chụp ít cử động thì mới khả quan hơn :
    [​IMG]
    Hình chụp khi có đèn flat :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình chụp khi không đèn flat :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mong bác Đức và các bác khác có kinh nghiệm truyền kinh nghiệm cho anh em trong cái vụ này nhé ! Cám ơn các bác nhiều
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tranh thủ lúc bác Đức tạm nghỉ, theo yêu cầu của vài bạn, mình xin posst những tư liệu mình có và nghĩ (có thể) là bổ ích cho những ai sử dụng máy chụp ảnh du lịch (Loại point-and-shoot). Ai đọc qua rồi thì thông cảm nhé.
    Tính năng chủ chốt của máy ảnh số
    Muốn chụp ảnh đẹp thì không chỉ căn cứ vào bao nhiêu "chấm" mà cần phải xét đến nhiều các thông số khác nữa. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ tính năng một chiếc máy ảnh số là việc làm cần thiết đối với những ai tập tành làm nhiếp ảnh gia.

    Độ phân giải: Nếu như bạn chỉ cần máy ảnh chỉ để chụp và lưu lại trong máy tính, gửi e-mail thì bất kỳ máy ảnh số ở độ phân giải nào cũng có thể thực hiện được. Nhưng với những máy ảnh có độ phân giải cao thì bạn có thể in ảnh khổ lớn, hoặc có thể thu nhỏ lại hoặc chỉ in một phần mà ảnh vẫn sắc nét. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải 2 "chấm" thường tạo ảnh in đẹp ở kích thước tối đa là 5x7 cm; 3 "chấm" cho ảnh 8x10 cm; 4 "chấm" trở lên cho ảnh 11x17 cm.
    Độ zoom của các thấu kính: Camera giá thấp thường thiếu các thấu kính zoom quang. Nếu như bạn phải lựa chọn giữa một máy có chức năng zoom quang tốt hơn và một camera có độ phân giải cao hơn thì bạn nên chọn cái đầu tiên. Máy có zoom quang tốt hơn sẽ thuận tiện hơn trong việc phóng to các chi tiết, sử dụng phần mềm cắt ảnh mình cần. Vì vậy, việc bỏ qua yếu tố độ phân giải là tất yếu.
    Nhưng khi mua cũng cần nên chú ý để phân biệt giữa zoom quang học và zoom số bởi vì các nhà quảng cáo sản phẩm thường kết hợp giữa hai loại zoom này với nhau để tạo ra các sản phẩm được quảng cáo có độ zoom rất lớn.
    Trọng lượng, kích thước và thiết kế: Hiện nay có xu hướng người sử dụng thích những máy có trọng lượng nhỏ khoảng từ 130 g đến gần 200 g. Kích thước máy ảnh số nhỏ là cần thiết, nhưng việc điều chỉnh các nút bấm hay các chức năng điều chỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn.
    Thẻ nhớ của máy có nhiều loại như CompactFlash (CF), Secure Digital (SD), SmartMedia, Multimedia Card (MMC)... và các hãng thường hỗ trợ những loại thẻ nhớ khác nhau cho mỗi dòng sản phẩm của mình. Nhưng hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thẻ nhớ của Trung Quốc có tuổi thọ rất thấp. Vì vậy, khi mua máy ảnh, cần xem xét kỹ thẻ nhớ, hoặc yêu cầu thẻ nhớ phải đi cùng một bộ với máy ảnh.

    Thiết lập chế độ phơi sáng:
    Tất cả các camera số thông thường luôn luôn được mặc định ở chế độ tự động hoàn toàn. Các loại máy ảnh số "cao cấp" phải có thêm chế độ mở thấu kính và chế độ phơi sáng ưu tiên.
    Menu (trình thực đơn): Khi đánh giá camera, người sử dụng cũng nên quan tâm tới các chức năng thiết lập như: Độ phân giải, chế độ macro, điều chỉnh phơi sáng, xem lại hình đã chụp có dễ dàng hay không... Việc camera có menu thân thiện, dễ sử dụng cũng là một điều kiện ưu tiên khi chọn lựa.
    Hiển thị LCD: Một màn hình LCD đạt yêu cầu phải thể hiện được trung thực bức ảnh vừa chụp để người chụp có thể đánh giá và phải thể hiện được chế độ phơi sáng thiết lập đã thích hợp hay chưa. Chất lượng màn hình có thể bị thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện ánh sáng bên ngoài như bị mờ dưới ánh mặt trời, nổi hạt dưới ánh sáng yếu... Vì vậy, nếu có thể hãy thử máy ngoài trời trước khi mua.
    Xu hướng của các máy ảnh số trong thời gian gần đây là có màn hình LCD lớn, độ phân giải cao và góc nhìn rộng. LCD trung bình của một máy ảnh số thường là 1,8"; cũng có máy lên tới 2,5", thậm chí là 3".
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bí quyết chụp và xử lý ảnh số
    Không phải là máy ảnh số tự động thì dễ dàng chỉ việc bấm nút sẽ chụp được ảnh đẹp. Đôi lúc bạn hay thắc mắc sao hình lại tối thế này, nhòe nhoẹt thế kia? Dù không phải là thợ bạn cũng cần phải biết đôi chút về nguyên lý và kỹ thuật.
    Mỗi một chiếc máy ảnh đều có menu cài đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt, việc đầu tiên là chọn chế độ chụp. Thông thường những loại máy đời mới dù "xịn" hay không bạn cần phải chọn kích cỡ và chất lượng ảnh. Có những loại máy dùng ký hiệu là các dấu sao, càng nhiều sao chất lượng hình càng đẹp. Còn lại các dòng máy khác hiển thị bằng chữ (S, M, L) hoặc số cỡ ảnh (pixel), số càng to sẽ cho ra tấm ảnh đẹp hơn, có thể in ảnh khổ lớn.
    Chỉnh ISO: Giống như khi chụp bằng máy ảnh truyền thống, bạn phải mua phim có đội nhạy phù hợp với điều kiện ánh sáng thì với máy ảnh số cũng vậy, bạn nên để ISO (độ nhạy bắt sáng) làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhạy cao dễ dàng chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm, hay trong nhà, nhưng sẽ gây hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, bạn nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với 800 hoặc 1600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn chớp.  
    Trên nút điều khiển thường có 2 tới 3 chế độ lấy ánh sáng giúp bạn chọn theo ý muốn : 
    Vị trí A (Aperture), không dùng đèn flash : Cố định khẩu độ, tự động tốc độ. Bảng khẩu độ trên tất cả các máy có các con số f2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 mm. Số càng cao thì cửa điều sáng đóng càng nhỏ sẽ cho độ nét ảnh càng sâu. Chẳng hạn khi bạn chụp một hàng dài người mà máy ảnh gần người đầu tiên nhất, máy ảnh đóng f22 mm, ảnh sẽ nét rất sâu từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng (với điều kiện ống kính không zoom tiêu cự lớn hơn 50 mm). Nếu để f4 hoặc f2.8 mm thì ảnh chỉ nét được khoảng 1 đến 2 người đầu tiên. Tùy theo các con số trên mà độ nét nông, sâu cũng như lưu lượng ánh sáng vào ảnh thay đổi. Để chế độ A này khi chụp chỉ phù hợp với nguồn sáng mạnh, khoảng 8h sáng đến 6h chiều mùa hè (không áp dụng khi chụp trong nhà). Nếu bạn cố tình để chế độ này khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ tự động hạ xuống gây nên hiện tượng rung tay, ảnh nhòe nét trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng. 
    [​IMG]

    Ảnh chụp trong nhà có đèn neon, không phát đèn chớp, hậu cảnh sáng đều với đối tượng chụp.
    [​IMG]

     Chụp dùng Flash, hậu cảnh tối nhìn không rõ chi tiết phía sau đối tượng.
    Vị trí S (Speed), không dùng flash : Cố định tốc độ, tự động khẩu độ. Chế độ này các thợ ảnh chuyên nghiệp thường ít dùng vì rất khó chụp đối với máy ảnh số có độ nhạy ánh sáng cao. Các con số tốc độ trên máy thường là từ 2" (2giây) đến 1/2000" (một phần 2000 giây). Để đảm bảo cho một tấm hình không bị mất nét khi chụp, ánh sáng ngoài trời không sầm sì, một người hoặc vật đang chuyển động hoặc di chuyển với tốc độ nhanh bạn nên để tốc độ từ 1/125'''' cho đến 1/2000'''' (số càng to thì tốc độ đóng mở màn trập càng nhanh, ánh sáng vào càng yếu). Không như camera du lịch, các dòng máy chuyên nghiệp tốc độ nhanh có thể lên tới 1/4000'''', chậm là 32". Tuy nhiên tốc độ càng cao, độ nét sâu của hình ảnh càng giảm.
    Vị trí Auto (Automatic) : Chế độ này tự động hoàn toàn cả tốc độ lẫn khẩu độ. Trong điều kiện ánh sáng yếu, máy sẽ tự động phát đèn flash cho bạn đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí nào mà đèn với tới. Thông thường, những tấm ảnh dùng đèn flash, hậu cảnh bị tối trừ khi bạn chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Cái hay của chụp flash ngay cả khi có nắng là các điểm khuất của mặt người được chụp như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn khuôn mặt. 
    [​IMG]

    Ảnh chụp ngoài trời nắng không đèn, mặt người loang lổ, hốc mắt tối.

     [​IMG]

    Đèn flash phả nhẹ, mặt người đẹp và hài hòa hơn, mắt không bị quầng tối.
    Hình ảnh được chụp từ các loại máy du lịch với đèn flash tự động có thể sẽ xấu hơn so với các thợ chuyên nghiệp bởi các đèn phát sáng tháo rời có chế độ Manual (chọn mức xả nhẹ, trung bình hoặc phát hết năng lượng). Trong bất kỳ tình trạng ánh sáng nào, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng chế độ xả đèn hợp lý vừa đủ sáng mà lại không tối hậu cảnh, góc cạnh trên mặt hài hòa mà không bị bệt hay bị "lốp" sáng.
    Vị trí M (Manual) : Chọn tốc độ, khẩu độ theo ý muốn. Để dùng được chức năng này đối với máy ảnh số ngay cả các phóng viên ảnh, thợ chuyên nghiệp cũng phải rất lúng túng khi sử dụng, có khi không ai dám dùng. Tăng một khẩu độ hay giảm một tốc độ chỉ cần chỉnh sai một con số tấm ảnh có thể thiếu sáng hoặc dư sáng đến mức tội nghiệp. Có khi phải chỉnh đổi tốc độ đến ba bốn lần mới chụp được tấm ảnh vừa sáng.  
    Xử lý ảnh bằng Photoshop sau khi chụp
    Thông thường, sau khi chụp bằng chế độ tự động, đổ ảnh từ card vào máy tính sẽ thấy ảnh hơi tối đen. Bạn phải cần đến một chiếc máy tính có cài sẵn phần mềm Photoshop để xử lý chúng. Chỉnh sửa những tấm hình đó sao cho đẹp mỗi người một thủ thuật riêng. Sau đây là một bí quyết nhỏ cho bạn tham khảo. 
    Các thao tác chỉnh sửa sau khi mở một tấm hình vừa chụp :
    OpenImageAdjustmentCurves
    Ở bảng Curves, bạn có thể kéo dây căng chéo sao cho vừa độ sáng ảnh hoặc đánh số vào phần "Input", "Output".
    ImageAdjustmentAutocolor . Đây là phần tự động chỉnh màu phù hợp. Phần này thao tác xong mà bạn thấy màu xấu hơn có nghĩa là màu đã chuẩn bạn hãy bấm Ctr + Z hoãn lại.
    Chưa xong, bạn cần chỉnh contrast bằng cách : ImageAdjustmentBrightness/Contrast. Kéo thanh contrast lên khoảng 10 đến 12, nếu chưa thấy ổn có thể tăng thêm chút nữa. Bạn sẽ thấy độ tương phản cao hơn, màu đẹp hơn. 
    ImageAdjustmentColor Balance. Phương pháp chỉnh màu dư trên ảnh. Nếu hình thiên về màu đỏ, bạn hãy tăng màu xanh hoặc giảm chính màu đó đi.
    ImageAdjustmentSaturation. Ở bảng công cụ này bạn kéo thanh Saturation lên hoặc đánh một con số hợp lý mà không nhiều quá. Lúc này màu sẽ tươi hơn, rực rỡ hơn, bạn đã có một tấm ảnh tuyệt hảo.
    ImageAdjustmentSelective Color. Cuối cùng bạn chỉnh những màu riêng biệt theo ý muốn. Cần triệt tiêu hay thêm màu gì click vào màu đó rồi chỉnh. Bạn sẽ được tấm hình như ý.
  7. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Anh lonesome ơi, anh cho biết giữa
    Canon IXY700 - 7.1Mpx - LCD 2" - Zoom 3X - SD/MMC

    Canon A620 - 7.2Mpx - LCD 2" - Zoom 4X - SD/MMC
    thì nên chọn cái nào?
    Và nếu mua thêm thẻ nhớ và pin thì phải mua loại gì thì tốt nhất?
    Được hoangthuy sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 26/09/2006
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    10 chiêu chụp ảnh kỹ thuật số
    Bạn từng nghe nói rằng máy ảnh số càng tốt thì chất lượng ảnh càng cao. Nhưng sự thật là bạn có thể làm nên những tấm hình tuyệt đẹp với chiếc máy rất đơn giản, rẻ tiền và cũng có thể tạo ra bức ảnh xấu xí từ chiếc Nikon đắt giá nhất. Tất cả nằm ở thao tác của người chụp.
    Dưới đây là 10 bí quyết "nhà nghề" để bạn kiểm chứng:
    1. Làm ấm sắc độ 
    Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng, bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng tự động (auto).
    Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng mù (cloudy).
    2. Dùng kính mát 
    Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
    Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
    Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tấm ảnh này không được chụp qua bộ lọc.
    Tấm ảnh này dùng cặp kính mát đặt trước ống kính, tạo ra sắc độ đậm hơn và bầu trời sâu thẳm hơn.
    3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng 
    Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
    Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
     

    [​IMG]

    Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.
    Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn, không bị nheo mắt.
    Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
    4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode 
    Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần nằm dài ra nền đất nhờ dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.

    [​IMG]

    Bông hoa này được chụp ở chế độ Close up, đèn flash tắt.
    Nhưng chú ý, khi dùng chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.
    5. Chỉnh đường chân trời
    Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng.

    [​IMG]

    Bạn hãy tìm đường chân trời trong tự nhiên để định hướng. Đôi khi phải dùng đường thẳng nơi biển và trời gặp nhau hay một dải đất vắt ngang. Trong tấm ảnh này, bờ của hồ nước được dùng để căn chỉnh.
    Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường chân trời nằm thật ngang bằng.
    6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
    Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3 Megapixel cần ít nhất thẻ 256 MB, 4 Megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6 Megapixel cần thẻ từ 1 GB trở lên.
    7. Chỉnh kích cỡ ảnh 
    Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau, nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x 480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2.272 x 1.702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.
    8. Giá đỡ: Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh bị rung tay do thấm mệt.
    9. Đặt giờ chụp 
    Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Bạn có thể dùng "self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.
    10. Chụp hình nước chảy chậm
    Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.

    [​IMG]

    Bức ảnh dòng thác chảy chậm này được chụp bằng cách đặt máy ảnh lên giá đỡ, để cửa trập đóng sau hơn 1 giây.
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Theo mình thì bạn nên mua con A620:
    - Zoom quang lớn hơn
    - Màn hình chỉ có 2" nhưng có thể flip out nên rất thuận tiện cho bạn khi theo dõi đối tượng chụp ở các góc đặt máy khác nhau.
    - Có chế độ cân bằng trắng + 1 manual so với 6.
    - Tốc độ màn trập nhanh hơn: SSp : 15-1/2500sec so với 2-1/2000sec.
    http://www.dpreview.com/reviews/canona620/ : link của nó đây, bạn vào xem cho kỹ
  10. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Xin nói một chút về cách chọn đối tượng cho một bức ảnh :
    Xu hướng rất thông thường ở người mới cầm máy là muốn đưa vào trong khuôn hình càng nhiều thứ càng tốt tuy nhiên chính việc có quá nhiều đối tượng, quá nhiều chi tiết sẽ khiến cho con mắt người xem bị lạc, bố cục của ảnh trở nên rối rắm.
    Vậy trước một đối tượng như vậy, ta phải biết cách chọn: Người hay cảnh?
    Nếu chụp người: thì ta chụp gần lại, khuôn hình đầy hơn để có thể nhận ra đường nét và cảm xúc trên nét mặt. Cảnh vật sẽ đóng vai trò nền, đằng sau những bức "chân dung".
    Nếu chụp hoa (chụp đặc tả, cận cảnh (close up) hoặc chụp macro): chú ý đến các chi tiết của đối tượng cần chụp, các phần khác là background thông thường được làm mờ đi để nêu bật chi tiết của đối tượng
    Nếu chụp phong cảnh: thì phải cố gắng làm sao thể hiện được những đường nét nổi bật và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh, làm nổi lên vẻ đẹp của cảnh vật v.v... nếu như có người trong ảnh thì người chỉ là những cái chấm nhỏ xíu ở đằng xa, đóng vai trò "điểm đối về thị giác": con người trước thiên nhiên.
    Và cũng như bác Đức đã nói ở phần trên có một số điều cần chú ý để bố cục của bức ảnh chặc hơn là việc áp dụng quy tắc 1/3 (có khi là 1/6), tránh đặt chủ thể chí giửa khung hình, đường chân trời khi chụp ảnh phong cảnh không nên nằm chính giửa (dễ làm người xem có cảm giác tấm ảnh bị tách làm 2 phần riêng biệt, nhất là những trường hợp màu sắc, ánh sáng có độ tương phản cao)
    Khi chụp ảnh các bạn cũng nên lưu ý dùng các yếu tố phụ, các điểm nhấn có vai trò làm nổi bật yếu tố chính, nhưng những yếu tố phụ này phải có độ nhấn ?onhạt và mờ? hơn đối tượng chính chứ không được làm phân tán cái nhìn của người xem khỏi đối tượng chính (chẳng hạn một bức ảnh chụp bình minh trên biển sẽ đẹp hơn nếu có điểm nhấn là một vài con tàu...).

    Trên đây là một số lưu ý nhỏ nhưng sẽ giúp các bạn khá nhiều khi chụp ảnh. Chi tiết về từng thể loại bác Đức sẽ nói rõ hơn.

Chia sẻ trang này