1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều bạn có thể làm với chiếc máy ảnh du lịch bỏ túi.

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi ducsnipper, 23/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cách chọn độ nhạy sáng của máy ảnh
    Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.

    [​IMG]
    Với tất cả máy ảnh, việc tăng độ nhạy sáng thường đi kèm với một vấn đề nào đó, và điều này cũng đúng ở một mức độ nào đó đối với tất cả các loại máy ảnh số, từ những máy đắt tiền cho đến máy rẻ tiền. Khi độ nhạy sáng của cảm biến tăng lên - một quá trình tương tự như việc tăng âm lượng của một chiếc đài radio - nhiễu điện tử bắt đầu xuất hiện, giống như hiện tượng méo tiếng khi tăng âm lượng đài radio.
    Để cho đơn giản, chúng ta có thể hiểu như sau:
    Nếu chụp với ISO thấp, ảnh sẽ ít nhiễu và rõ hơn song lại cần nhiều ánh sáng hơn. Vì thế, cần phải có độ mở lớn hơn và/hoặc tốc độ chụp lâu hơn. Còn nếu chụp với ISO cao, ảnh sẽ có nhiều nhiễu, kém chi tiết song lại cần ít ánh sáng nên người chụp có thể chọn độ mở ống kính nhỏ hơn và/hoặc tốc độ chụp nhanh hơn.
    Thông thường, việc chọn độ nhạy sáng của cảm biến được căn cứ vào 2 nhân tố, đầu tiên là ánh sáng xung quanh; và thứ hai là tốc độ chụp cần thiết để ghi lại hình ảnh. Đôi khi người chụp còn cần phải căn cứ vào yếu tố thứ ba, đó là độ mở ống kính, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định khi chọn độ nhạy sáng cao.
    Theo nguyên tắc, để giữ được chất lượng ảnh ở mức cao nhất có thể, bạn nên chọn ISO càng thấp càng tốt. Ví dụ, để ghi lại được hình ảnh sắc nét của một đối tượng chuyển động trong một ngày nhiều mây, tốc độ chụp cần thiết phải là trên 1/125 giây. Nhưng, ở độ nhạy sáng 50 hoặc 100, điều này không thể thực hiện được ngay cả ở góc mở rộng nhất của ống kính camera. Trong trường hợp này, sự lựa chọn duy nhất là tăng độ nhạy sáng để máy ảnh có thể chọn tốc độ chụp nhanh hơn.
    Tuy nhiên, việc tăng độ nhạy sáng nên được tiến hành từng bước bởi nếu tăng độ nhạy sáng lên mức lớn nhất khi không cần thiết sẽ phát sinh một số vấn đề. Bạn nên chọn ISO tăng dần và thử chụp để biết được ở ISO nào thì có thể đạt được tốc độ chụp mà bạn cần để phục vụ cho mục đích của mình. Bằng cách đó nhiễu sẽ được giữ ở mức tối thiểu và chất lượng ảnh mà bạn chụp được là cao nhất trong những tình huống đó.
    Trong bất kỳ bức ảnh nào, người xem cũng thường nhìn thấy nhiễu đầu tiên ở những vùng ảnh tối và những vùng mà các tông màu gần như đồng nhất. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh minh hoạ dưới đây, thực chất là vùng ảnh nhỏ nằm trong vùng lấy nét của ảnh phía trên (đánh dấu bằng khung màu vàng) được phóng to, nơi nhiễu sẽ dễ nhìn thấy nhất. Vùng ảnh này hơi tối vì được chiếu ánh sáng nền.
    [​IMG]

    ISO 50, tốc độ 1/5, độ mở f3,2 ISO 100, tốc độ 1/10, độ mở f3,2
    [​IMG]
    ISO 200, tốc độ 1/20, độ mở f3,2 ISO 400, tốc độ 1/40, độ mở f3,2
    Những ảnh trên cho thấy, ở độ mở ống kính cố định (f3,2), tăng độ nhạy sáng ISO làm cho tốc độ chụp cũng tăng theo - từ 1/5 tới 1/40 giây.
    Trên thực tế thì điều này rất hữu ích. Khi máy ảnh được cài đặt ở ISO 50, tốc độ chụp 1/5 thì người chụp cần phải dùng một giá đỡ, trong khi với ISO 400 bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cầm máy trên tay để chụp với tốc độ 1/40.
    Nếu mức độ nhiễu ở những hình trên có thể nhìn thấy rõ ở vùng tối của khung hình thì chúng sẽ khó nhận thấy hơn ở những vùng sáng hơn, chẳng hạn như những vùng nằm giữa những điểm sáng nhất và tối nhất.
    Nói cách khác, lượng ánh sáng chiếu vào một vùng ảnh càng nhiều thì tác động của nhiễu càng nhỏ, như những hình minh hoạ dưới đây:
    [​IMG]
    ISO 50 ISO 100
    [​IMG]
    ISO 200 ISO 400
    Quan sát những hình trên có thể thấy, nhiễu vẫn xuất hiện ở những vùng được chiếu sáng tốt, nhưng rõ ràng là khó nhận thấy hơn. Trên thực tế, trong ví dụ này, ISO 200 hoàn toàn có thể sử dụng được, và lợi thế là cho phép chụp với tốc độ cao gấp 4 lần so với ISO 50. Một thực tế nữa là ảnh hưởng của nhiễu đối với ảnh giảm xuống khi chụp trong môi trường ánh sáng mạnh.
    [​IMG]
    Còn ở ảnh bông hoa vàng phía trên, đối tượng nằm dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chúng ta sẽ quan sát các ảnh phóng to của vùng nằm trong hình chữ nhật màu đỏ để thấy rằng với một đối tượng được hưởng ánh sáng chiếu tới có cường độ mạnh thì máy có thể sử dụng tốc độ chụp nhanh để hạn chế nhiễu ở mức thấp nhất có thể. Cần chú ý rằng trong ví dụ minh hoạ này, ISO 400 trên thực tế đã làm cho ảnh bị "thừa" độ phơi sáng vì máy ảnh đã sử dụng tốc độ chụp cao nhất đồng thời chọn độ mở ống kính nhỏ nhất.
    [​IMG]

    ISO 100.
    [​IMG]
    ISO 200.
    [​IMG]
    ISO 400, ảnh bị "thừa" độ phơi sáng.
    Tóm lại, mặc dù độ nhạy sáng ISO cao luôn làm tăng tỷ lệ nhiễu, song chúng cũng cho phép người sử dụng máy ảnh ghi hình với tốc độ chụp cao hơn, rất hữu ích trong việc chống nhoè hình. Cần nhớ rằng khi tăng ISO lên mức cao, nhiễu xuất hiện rõ nhất ở những vùng ảnh tối và những vùng có các tông màu gần như đồng nhất với nhau. Vì thế, bạn nên thử nghiệm trước để biết được vùng ảnh nào dễ bị nhiễu. Sau đó, ngắm chụp lại để lại trừ nhiễu ra khỏi càng nhiều vùng ảnh càng tốt.
    Trong những điều kiện ánh sáng yếu, nhiễu luôn luôn xuất hiện rõ, và do đó tăng độ nhạy sáng có thể làm giảm chất lượng ảnh đi rất nhiều. Có một điều nghe có vẻ nghịch lý, song khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, tốt hơn hết là người chụp nên ổn định máy ảnh và chọn ISO ở mức tốt nhất có thể để giảm thiểu tỷ lệ nhiễu.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tìm hiểu chế độ bù sáng
    Hầu như mọi máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có một cách thức nào đó để điều chỉnh độ phơi sáng, kể cả những máy tự động hoàn toàn. Hệ thống đo sáng mà phần lớn máy ảnh sử dụng được gọi là "bù trừ độ phơi sáng".
    [​IMG]
    Về mặt lý thuyết, độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi căn cứ vào thông số đo sáng để chọn độ mở ống kính và tốc độ chụp để ảnh có độ phơi sáng hợp lý nhất.
    Thế nhưng, hệ thống tự động của máy ảnh không phải lúc nào cũng làm việc chính xác. Một số đối tượng nhất định có thể làm cho hệ thống đo sáng "nhầm lẫn", tức là định lượng độ sáng của ánh sáng từ đối tượng thấp hơn hoặc cao hơn trị số thực, và ảnh chụp được sẽ có độ phơi sáng cao hơn hoặc thấp hơn mức chuẩn. Trong những tình huống này, cách duy nhất để khắc phục sự sai sót của máy ảnh tự động là sử dụng chức năng bù trừ độ phơi sáng.
    Phần lớn máy ảnh số hiện nay có dải giá trị bù trừ độ phơi sáng là ± 2EV (cộng hoặc trừ 2 EV), nhưng một số máy lại có dải giá trị nhỏ hơn ((±1.5EV) hoặc lớn hơn (±3EV). EV là chữ viết tắt của Exposure Value (giá trị phơi sáng), và được sử dụng để định lượng độ sáng. Để hiểu thế nào là 1 EV, ta giả sử rằng một lượng ánh sáng nhất định đi tới cảm biến ảnh ở một độ mở ống kính và tốc độ chụp cho trước cho trị số x EV. Nếu giữ nguyên độ mở ống kính và giảm tốc độ chụp đi đúng một nửa giá trị ban đầu thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ giảm đi 1 EV; và khi độ sáng của ánh sáng đi tới cảm biến ảnh tăng gấp đôi thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ tăng lên 1 EV.
    Do đó, khi giá trị phơi sáng tăng, ảnh sẽ sáng hơn; và khi nó giảm thì ảnh sẽ tối hơn. Với hầu hết máy ảnh, giá trị phơi sáng có thể được điều chỉnh theo "gia số", "khoảng" hay "bậc", với giá trị nhỏ hơn 1 EV. Giá trị tương ứng của gia số, khoảng hay bậc này thường là 1/3 EV và đôi khi là 1/2 EV (tuỳ máy).
    [​IMG]
    Bức ảnh trên minh hoạ một đối tượng được chụp không có sự bù trừ độ phơi sáng (0,0 EV), khi tăng giá trị phơi sáng lên 5 EV và giảm đi 5 EV.
    Trên thực tế, chế độ chỉnh tay của máy ảnh số cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh một cách có mục đích bằng cách thay đối tốc độ chụp hoặc độ mở ống kính.
    Đối với những máy ảnh số, nguyên lý và quy trình diễn ra tương tự, nhưng có máy thay đổi độ mở ống kính, có máy lại thay đổi tốc độ chụp để đạt được một thông số bù trừ độ phơi sáng nào đó. Điểm khác biệt này do kiểu thiết kế của từng máy ảnh quyết định. Những người sử dụng máy ảnh tự động cần phải biết rằng việc thử nghiệm trước để biết được một cách chính xác máy ảnh của mình thay đổi độ phơi sáng theo cơ chế nào là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu máy tăng độ mở ống kính (để lấy được nhiều ánh sáng vào ống kính hơn) thì việc chọn một giá trị bù trừ độ phơi sáng dương có thể làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, nếu máy giảm tốc độ chụp để có thời gian phơi sáng dài hơn (do đó ảnh sẽ sáng hơn) thì hiện tượng nhoè hình có thể xuất hiện do máy rung. Tuy nhiên, phần lớn máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp trước, sau đó mới đến độ mở và chỉ khi sự thay đổi của tốc độ chụp xuống đến một ngưỡng mà tại đó rung động của máy ảnh có thể gây nhoè hình.
    Chúng ta cùng xem xét sự thay đổi của độ phơi sáng khi lần lượt thay đổi tốc độ chụp và độ mở ống kính qua những minh hoạ dưới đây.
    [​IMG]
    Ở trường hợp này, hệ thống đo sáng tự động chọn độ mở ống kính là f6,2 và tốc độ chụp là 1/100 để cân bằng nguồn sáng mạnh và nền ảnh tối. Trong trường hợp này, gia số bù trừ độ phơi sáng là 0 EV.
    [​IMG]
    Khi camera được yêu cầu giảm độ phơi sáng của ảnh, nó sẽ tăng tốc độ chụp trước (lên 1/500), còn độ mở ống kính vẫn được giữ nguyên ở mức f6,2.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, khi cần tăng độ phơi sáng của ảnh, máy không chỉ giảm tốc độ chụp mà còn tăng độ mở ống kính. Nếu độ mở ống kính được giữ nguyên thì máy sẽ phải giảm tốc độ chụp đến một mức mà rung động của máy có thể gây nhoè hình.
    Biết được khi nào cần sử dụng hệ thống bù trừ độ phơi sáng nghe qua thì có vẻ rất đơn giản. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì một số đối tượng có khả năng "đánh lừa" hệ thống đo sáng, đặc biệt là khi chúng "thống trị" khung hình, chẳng hạn như tuyết, nước, đại dương, cát dưới ánh nắng mặt trời. Khi chụp tuyết, nếu không biết cách xử lý ảnh rất dễ bị xám. Vì vậy, bạn luôn phải nhớ bù trừ độ phơi sáng ở mức giá trị dương bằng cách "ép" máy giảm tốc độ chụp để làm tăng độ sáng cho anh, nhờ đó khiến cho tuyết có màu trắng thay vì màu xám.
    Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý là trước khi chụp, bạn cần phải kiểm tra xem trong khung hình xem có một trong hai yếu tố sau hay không:
    Thứ nhất, khi một vùng rộng trong khung hình bị choán bởi một chất đồng nhất như nước, tuyết...vv
    Thứ hai, trong khung hình có sự tương phản về độ sáng, tức là sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa vùng ảnh sáng và vùng ảnh tối, và đối tượng chính nằm ở một trong các vùng đó.
    Trong những trường hợp trên, bạn phải cẩn thận khi ngắm chụp và nên chọn chế độ bù trừ độ phơi sáng nếu cảm thấy ảnh có khả năng không có độ phơi sáng chuẩn.
    Chế độ bù trừ độ phơi sáng cũng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm độ tương phản và độ mịn (cũng như độ nhám) của ảnh. Ở chế độ mặc định, hầu hết máy ảnh số luôn tìm cách cân bằng độ phơi sáng trên toàn bộ khung hình, mà trong một vài trường hợp thì sự cân bằng đó là không chính xác. Chẳng hạn như những bức tường đá thường có diện mạo hơi phẳng với độ phơi sáng tiêu chuẩn. Chọn mức bù trừ độ phơi sáng âm sẽ làm tăng độ tương phản của toàn ảnh, khiến cho độ nhám của đá trở nên rõ hơn (dễ nhận thấy đối với mắt người hơn). Những ảnh dưới đây sẽ minh hoạ hiệu ứng đó. Chúng được chụp ở chế độ đen trắng để bạn có thể nhận biết được sự khác biệt dễ dàng hơn so với những ảnh màu.
    [​IMG]
    Một tính năng khác, trước đây chỉ có mặt ở các máy cao cấp, đang ngày càng trở nên phổ biến ở máy ảnh số, là chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng tự động. Những máy có chế độ này tự thiết lập các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau và ghi lại từ 3 đến 5 hình tương ứng với các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau đó.
    [​IMG]

    Theo thứ tự từ trái sang phải: ảnh chụp có độ phơi sáng thấp hơn mức tính toán, đúng mức tính toán và cao hơn mức tính toán.
    Thường thì máy ảnh cho phép người sử dụng chọn mức bù trừ (chẳng hạn như 0,3, 0,7 hoặc 1 EV), sau đó máy sẽ chụp một ảnh ở độ phơi sáng mà nó tính toán được, một ảnh có độ phơi sáng thấp hơn và một ảnh có độ phơi sáng cao hơn độ phơi sáng tính toán đó.
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Trúơc khi trả lời câu hỏi của Khongtensokhong chúng ta cần phải hiểu rõ những khái niệm sau
    1.Độ nhạy sáng ( ISO) : tức là độ nhạy của film truyền thống đối với ánh sáng của khung cảnh xung quang, các mức nhạy sáng thông thuờng là 100,200,400,800 1600,3200. Khi thiết kế máy ảnh kts nguời ta đã chế tạo mạch điện tử sao cho nó cũng ?o hiểu ?o khái niệm này theo tiêu chuẩn film truyền thống,ISO càng cao thì khả năng nhạy với ánh sáng yếu càng cao, ngắn gọn là ta chọn ISO cao để chụp với nguồn sáng yếu và nguợc lại
    Thí dụ:
    ISO 100-200: Dùng chụp ở chế độ ban ngày
    ISO 400 trở lên dùng chụp khi trời u ám, tối trời,
    2.Độ mở màn trập của ống kính/ hay độ mở ống kính , còn gọi là khẩu độ (Aperture) đại diện là thông số F, thông thuờng có các khẩu độ như sau: F 1.4/ 2.8/ 3.2/ 4.5/ 5.6??..f.22
    Lưy ý là giá trị của F càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn có nghĩa là lượng ánh sáng lọt vào ống kính sẽ càng nhiều ( f=2.8 thì độ mở của ống kính là nhiều hơn f=3.2 hay f=4.5, f-5.6??.f=22)
    Ngắn gọn hơn nữa cho dễ nhớ: Khẩu độ lớn tương ứng với giá trị F nhỏ, ánh sáng lọt vào ống kính nhiều và nguợc lại
    3. Thời gian mở của ống kính hay còn gọi là tốc độ chụp ( Shutter speed) tính từ lúc màn trập của ống kính mở lên cho đến khi nó đóng lại , đại luợng này được tính bằng phần trăm giây ( s) cho đến phút y: 1/ 4000s, 1/2000s?.1/125 giây ?1/30s? 2s?.vài phút
    Thời gian mở của ống kính càng lâu ( tức là tốc độ chụp chậm) thì luợng ánh sáng đi qua ống kính sẽ càng nhiều và nguợc lại ( thí dụ: khi chụp ở tốc độ 1 phần 60 giây 1/60s thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ nhiều hơn khi chụp ở mức 1/65s hay 1/125s, 1/250s?.1/2000s?.
    Ba yếu tố trên kết hợp chung với nhau sẽ quyết định độ sáng của tấm ảnh ( và độ nét nữa nhưng không bàn về nó ở đây)
    Ttrở lại với câu hỏi của không tenso0
    Ánh sáng trong nhà thi đấu thể thao, sàn diễn thời trang thuờng là yếu do đó cần sử dụng đèn flash rời ( do đèn flash built in gắn sẵn trong máy không đủ mạh để cho ra ảnh đạt yêu cầu trong truờng hợp này ), đèn flash giúp ta tạo nguồn sáng " cuỡng bức" để chụp ảnh với tốc độ chụp cao mà ảnh không bị nhoè do nguồn sáng tự nhiên quá tối.
    Lưu ý là đối với nguời chụp ảnh, thông thuờng ảnh sẽ bị nhoè khi chụp ở tốc độ 1/30s trở lên ( tức là tốc độ càng chậm hơn 1/30s thì càng rung mạnh thí dụ như 1/15s, 1/8s?.2s, 3s) do đó ta bắt buộc phải dùng chân chống nếu chụp ở tốc độ chụp chậm hơn tốc độ này ( Một số cao thủ vẫn có thể chụp ở tốc độ 1/15 mà ảnh vẫn nét, hơi hãn hữu)
    Lý do tại sao khongtensokhong bấm máy một lúc lâu rồi mới chụp được là do bạn cài thông số ISO thấp, bắt buộc máy phải tự bù bằng cách thiết lập tốc độ chụp chậm để cho ra ảnh đúng sáng, và do bạn chụp kg có chân chống máy nên ảnh bị rung.
    Cách khắc phục:
    Bạn cần cài ISO ở chế độ cao từ 400 trở lên, cài khẩu độ lớn nhất có thể , xin nhắc lại nó có nghĩa là giá trị số học của F là càng nhỏ càng tốt ( theo tôi biết cái Nikon 5700 bạn đang dùng có khẩu từ F2.8-F8 nếu ống kính ở chế độ chụp góc rộng hoặc từ F4-F4.2 ở chế độ chụp tele. ISO tối đa là 800) và chụp ở tốc độ chậm một chút mà tay bạn có thể chịu nổi mà không rung, nếu chưa ok thì phải sử dụng thêm chân chống .
    Cụ thể hơn, bạn thử chọn chụp ở chế độ ưu tiên khẩu, set thông số khẩu độ lớn nhất có thể ( giả sử F 2.8), ISO chọn cao 400, hay 800, ( nhớ mở đèn flash nếu nguời ta cho mình sử dụng khi chụp, có những nơi họ không co mình dùng đèn flash khi chụp), xong xuôi ấn nhẹ ( 1/2 chiều sâu) của nút chụp ( shutter realease) để xem ở chế độ này máy tự chọn tốc độ là bao nhiêu, nếu tốc độ chụp là chậm hơn 1/40s thì tôi khuyên bạn nên dùng thêm chân chống khi chụp.
    @Lonesome
    Có lời cám ơn bác đã góp sức chung .
    Các bài bác post gần đây đều lấy từ từ trang web http://sohoa.net
    đơn cử như http://sohoa.net/News/Chuyen-gia/2006/08/3B9AE3C9/
    Tôi nghĩ rằng bác nên nêu rõ xuất xứ nguồn tài liệu khi bác sử dụng chúng cho dù được lấy từ trên net
    We kill people so that others can live [nick] [/]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 26/09/2006
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Đức nhiều, tối nay em ngồi mò chỉnh tùm lum các chức năng trong máy mới thấy nhiều và khó quá, em thử chụp macro cái đồng hồ mà chụp hoài không thể rõ được, chỉ duy nhất 1 tấm rõ thì em nhớ các thông số của mình thế nào (có cách nào xem lại được không ạ ?, em chỉ nhớ man mác là ISO 400, S1/125. F3.0, tuy nhiên trên số 400 nó còn có 1 vài biểu tượng mà em xem chú thích nó là Fluorescent, Fine hoặc Incandescent, Cloudy, ....)
    Đây là tấm chụp rõ nhất trong vài chục tấm mà em chụp cái đồng hồ :
    [​IMG]
    Còn đây là khi chỉnh Auto Leves :
    [​IMG]
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    E.KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG TRẮNG ( WHITE BALANCE) VÀ ẢNH HUỞNG CỦA NÓ TRONG MỘT BỨC ẢNH
    -Chúng ta vào menu trong máy ( rồi chọn một số buớc tiếp theo tuỳ thuộc vào từng loại máy) sẽ xuất hiện một cái chỉ số là WB,
    nếu chọn tiếp WB sẽ xuất hiện tiếp các chỉ số khác như Auto, Daylight, Tungsteng, Florescence, Cloudy, Shape?..vậy chúng có nghĩa gì ? Chúng liên quan đến khái niệm về cân bằng trắng WB ( White Balance).
    Ttrong nhiếp ảnh không phải vô cớ mà nguời ta chọn yếu tố màu trắng là một chuẩn để cân bằng màu sắc cho đúng vì màu trắng hều như hiện diện khắp nơi trong tự nhiên
    Mắt nguời chúng ta luôn phân biệt được đúng màu sắc xung quanh , bao gồm cả màu trắng trong hầu hết điều kiện ánh sáng khác nhau, thí dụ như bạn mặc một cái áo trắng đi dự tiệc cuới, nhà hàng sử dụng chủ yếu là đèn màu vàng thì mọi nguời xung quanh vẫn ?o nhìn? ra là bạn mặc áo trắng.
    Máy ảnh kts thi không thể thông minh như thế , trong thí dụ trên nếu ta không thếit lập thông số chó máy ?o nhìn đúng? nó sẽ nhìn ra áo của bạn sẽ hơi ngả vàng nhạt do ảnh huởng bởi ánh sáng màu vàng phát ra từ các ngọn đèn xung quanh.
    Vậy chúng ta phải cần xác lập điều kiên WB đúng cho máy truớc khi chụp, cụ thể là:
    Auto: Máy tự động cân bằng trắng, có thể sử dụng trong hầu hết các truờng hợp, theo kinh nghiệm của tôi chúng ta chỉ nên dùng nó khi chụp ảnh lúc ban ngày khảong từ 5h30-18h
    Daylight : Máy gỉa lập ảnh chụp ra là dưới ánh sáng ban ngày ( khoảng 6,500 độ K) vào buối trưa
    Cloudy : Ta nên chọn thông số này để chụp khi trời u ám, chuyển mưa, có suơng mù
    Shape: Sử dụng cái này chụp khi đối tuợng bạn muốn chụp đứng ở trong bóng râm khi xung quanh là trời nắng
    Florescence: Nôm na là nguồn sáng chính là bóng đèn dài đèn neon bình thuờng trong nhà, sữ dụng khi bạn chụp với diều kiệ ánh sáng xung quanh đa số có màu sáng như đèn neon sinh hoạt hàng ngày.
    Tungsteng : Sử dụng khi điều kiện ánh sáng xung quanh là mà vàng như bóng đèn tròn, đèn đường có màu vàng , đèn sân khấu?
    F. CÁCH BÙ TRỪ ÁNH SÁNG CHO ẢNH ?" LÀM SAO ĐỂ BIẾT ẢNH ĐÚNG SÁNG HAY THỪA/ THIẾU SÁNG
    Tôi xin cố gắng trình bày theo hướng đơn giản nhất cho dễ hiểu.
    Sơ đồ thể hiện giá trị bù trừ sáng có dang như sau ( muốn tìm nó thì vào menu trong máy của bạn rồi tự tìm, phần này tôi không giúp các bạn được vì mỗi nhà sản xuất có sự sắp xếp các tuỳ chọn option trong máy khác nhau, các bạn chịu khó xem bảng huớng dẫn sử dũng của nhà sản xuất, nếu mất thì thử dò tìm trong web sau: http://www.dpreview.com/reviews/specs.asp
    Sau khi đã truy cập vào địa chỉ này hãy chọn tên hãng sản xuất, rồi tiếp tục dò tìm theo model mà bạn đang sử dụng)
    - 4EV----|----|-------- ±0 EV------|--------|------- + 4EV
    ( Lưu ý giá trị số học 2,3,4 là tuỳ theo khả năng cho phép của máy bạn đang dùng)
    Thông thuờng nhà sản xuất cài mặc địnnh ở mức EV= 0 ) làm chuẩn.
    Bây giờ giả sử ta vừa chụp một ảnh ở giá trị EV=0 chuẩn này, làm sao biết ảnh chụp ra dư , thiếu hay đã chuẩn ? Mong các bạn theo dõi kỹ các buớc tiếp theo sau đây:
    - Xem lại ảnh vừa chụp trong LCD
    - Trong menu của máy chọn chức năng để xem phần được gọi là Histogram ( cách thực hiện cụ thể thế nào là tuỳ thuộc vào model máy bạn dùng, cần xem hướng dẫn sử dụng)
    - Tới đây bạn sẽ thấy ảnh như sau ( xin nói là bạn chỉ để ý cái dáng đồ thị trong ảnh minh hoạ duời đây, v2i ảnh này tôi cắt ra trong photoshop, bạn đừng để ý chữ infor hay những cái khác, chỉ để ý histogram thôi nhé)
    [​IMG]
    Trong ảnh trên là hơi dư sáng( phần dư sáng nằm trong vòng đỏ) các chi tiết ảnh chụp rơi trong trong vùng này sẽ mất, không hiện lên trong ảnh
    [​IMG]
    Còn ảnh này là thiếu sáng ( Phần thiếu sáng nằm trong vòng đỏ) , các chi tiết ảnh chụp rơi trong trong vùng này sẽ mất, không hiện lên trong ảnh .
    Tóm lại trong cái đồ thị biểu diễn histogram nếu hai đầu mút càng cao thì ảnh càng thiếu hay dư sáng ( đầu mút trái là thiếu, đầu mút bên phải là dư sáng )
    Vậy tuỳ vào ảnh dư hay thiếu sáng mà ta bù EV cho thích hợp, ảnh dư sáng thì giảm bớt EV, thiếu sáng thì tăng EV ( chụp kts suớng ở chỗ này đúng không hehehe) .
    Tăng giảm EV bao nhiêu thì đúng ?
    Hix, câu trả lời là bạn chụp nhiều đi thì sẽ tự rút ra kinh nghiệm, các bạn có thể thử ở các mức tăng giảm 1/3 hay 0.5 ( phân nửa) hay 1EV rồi tự rút kinh nghiệm nhe.
    Muốn cứu hình đã chụp mà bị thừa hay thiếu sáng ( Mời các bạn đón xem loạt bài sau liên quan đến phần ?o O bế ảnh sau khi chụp ?o).
    (Khongtenso0: phầngiải đáp thắc mắc của bạn vừa được trình bay xong ở trên :) )
    We kill people so that others can live! [nick] [/]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 27/09/2006
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Theo góp ý của bác Đức, mình xin ghi chú link của các bài mình post, mất công mang tiếng lấy kiến thức của thiên hạ về rồi khoe là của mình thì chết.

    - Tìm hiểu chế độ bù sáng
    - Cách chọn độ nhạy sáng của máy ảnh
    - 10 chiêu chụp ảnh kỹ thuật số
    - Bí quyết chụp và xử lý ảnh số

    @Bác Đức: em tưởng dân semi-pro như bác thì không thèm chú ý tới mấy bài dành cho dân amateur bên Số hoá chứ. Em thấy mấy bài em post cũng chỉ nhắc lại mấy cái mà bác mới nhắc tới thôi chứ co cái gì hay đâu, bác nhỉ.
    Còn 1 số bài viết cũng hay, các bạn nào quan tâm có thể xem tại các link sau:

    -Hai tuyệt chiêu dùng cho ảnh số
    - Kỹ năng chụp đẹp ảnh hoa quả
    - url="http://sohoa.net/News/Chuyen-gia/2005/09/3B9AD769/"]6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh[/url]

    @khongtenso0: cái ảnh chụp đồng hồ cậu để tốc độ chớp nhanh quá, không flash nên ảnh bị tối. Chụp tĩnh vật đơn giản như thế thì nên để tốc độc màn trập lâu lâu 1 tý (khoảng 1/2sec) và/hoặc kèm flash. Tớ nghĩ khi đó ảnh sẽ sáng hơn nhưng chất lượng ảnh cũng không được đẹp lắm (nhiễu, màu sắc không thực). Cậu thử chụp lại xem sao.
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 27/09/2006
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Bác Lonesome có lời hỏi thì tôi cũng nên trả lời cho phải phép .
    Tôi chưa bao giờ xem mình là semi-pro trong ảnh ọt, cái đó là do bác tuởng tuởng ra thôi.
    Do đó tôi không dám quan tâm tới những bài bên web Số hoá viết , bởi vì cách viết của họ rất là PRO , duới mắt tôi nó PRO ở chỗ là nó họ viết mà chẳng nhắm vào đối tuợng cụ thể nào , nguời chưa biết gì hay biết chút chút như tôi đọc vào có cảm gíac giống như là hoả mù, . Tôi thì chỉ là nguời mới tập tành chơi ảnh cho nên không dám đọc mấy cái đó vì sợ bị tẩu hoả nhập ma rồi chết bỏ vợ con bơ vơ tôi nghiệp lắm :)
    Khi nhắc tới web số hoá là do tôi muốn nhắc nhở khéo bác Lonesome ?ophàm khi xài đồ của nguời khác thì phải xin phép, không xin phép được thì ít ra cũng cần phải nói cho rõ mình lấy từ đâu, vì đó là cách một hành động có văn hoá.? :)
    Những gì tôi viết trong topic này thì chính xác là không có gì mới mẻ và hay ho duới mắt bác Lonesome và những nguời có hiểu biết về nhiếp ảnh khác ( Mấy nguời đó đọc vào có khi lại ôm bụng mà cuời tôi ấy chứ ) .
    Tôi viết bài cho topic này tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm bản thân ( đã phải trả giá cũng nhiều ) với những ai có cùng cùng sở thích chụp ảnh và cho dù các bạn ấy chưa hề có chút kiến thức gì về nhiếp ảnh cũng có thể hiểu được không mấy khó khăn
    Nhân đây cũng muốn hỏi các bạn là khi đọc bài tôi viết và bài do bác Lonesome cut rồi paste vô đây cái nào dễ hiểu hơn, nếu cách của tôi viết khó hiểu quá thì tôi sẽ học viết theo cách viết như trong web Số Hoá ạ .
  8. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Dạ em xin nộp bài, em ngứa tay ngứa chân mà không trốn sếp ra ngoài chụp được em bèn hành hạ đồng nghiệp và mấy cái tủ hồ sơ, sau một hồi cắt cúp, em xinh trình diện hai tấm ảnh mới nhất (cứ như là ca sĩ quảng cáo album). Anh Đức cho em biết em sai chỗ nào để sửa nha
    Đừng cười em tội nghiệp hihi
    [​IMG]
    Một góc nhỏ trong phòng làm việc, có mấy chậu xanh xanh
    [​IMG]
    Còn đây là cái tủ hồ sơ của em (khoái màu đỏ), em gọi nó là chaos and harmony (hỗn độn và hài hòa)
  9. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Bunnie này, hình như cái ảnh thứ 2 có đường chân trời nằm chính giữa. (Nói phét chẳng biết có đúng không? ).
  10. Gia_Khue

    Gia_Khue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Theo ý của GK thì chị Bún cố ý chụp như vậy.
    Hỗn độn, ngăn nắp mỗi fần 1 nửa. Nhưng theo ý kiến của em GK thì fần hỗn độn nằm fía dưới cùng của hình, làm giảm bớt cái ý đối nghịch của tấm hình.
    Hihi, lâu lâu vô chọt chị Bun vài câu.

Chia sẻ trang này