1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết để giữ gìn Sức khỏe và Hạnh phúc gia đình

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi harrykism, 30/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết để giữ gìn Sức khỏe và Hạnh phúc gia đình

    Chế biến đậu hũ bằng công nghệ... kinh hoàng!
    23:24:36, 29/05/2005




    [​IMG]

    Dùng tay hòa tan thạch cao với nước
    Đậu hũ là món ăn phổ biến vì rẻ tiền và lành tính nhất trong số các món ăn bổ sung nhiều chất đạm. Thế nhưng, khi chúng tôi được chứng kiến tận mắt công nghệ chế biến đậu hũ tại cơ sở, thì chỉ có thể thốt được hai từ: "kinh hoàng!".

    Tiếp cận một "công nghệ điển hình"
    Từ lâu chúng tôi đã nghe râm ran chuyện nhiều cơ sở chế biến đậu hũ vì lợi nhuận đã bỏ thạch cao vào để tăng độ đông kết, trọng lượng đậu thành phẩm. Nhưng nghe nhiều mà chưa lần nào được mắt thấy, dù cứ có cơ hội là năn nỉ và đã năn nỉ. Lý do gần như duy nhất để các cơ sở từ chối là "bí quyết gia truyền", vì hầu hết các cơ sở chế biến đậu hũ ở TP.HCM, theo chúng tôi biết, đều chỉ ở quy mô gia đình, dù mỗi ngày cho ra lò hàng trăm ký thành phẩm...
    Cho đến một ngày cuối tháng 4/2005, sau nhiều lần "làm quen" với một chiến hữu  V. mới chịu giới thiệu chúng tôi với "ông anh kết nghĩa" chuyên làm đậu hũ ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM để học nghề. Lời giới thiệu của V. quả có trọng lượng, vợ chồng H. - chủ cơ sở kiêm... công nhân sản xuất - đã vui vẻ tiếp và hẹn chúng tôi 9 giờ tối hôm sau đến "học việc". Đúng hẹn, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất. Đó là một căn nhà cấp 4 xập xệ, phía trước được dùng làm nhà ở, phía sau ngăn ra khoảng 30m2 để làm "phân xưởng" sản xuất. Chừng đó diện tích mà được bố trí một máy xay, hai lò nấu, một giàn khung ép đậu, một bể nhỏ dự trữ nước và hơn chục thùng, xô, chậu lớn nhỏ bày tứ tung trên nền xi măng ướt, rêu mốc loang lổ, để sản xuất đậu. Mùi chua nồng, hôi hám của xác bã đậu để lâu lên men, của nền nhà ẩm ướt và hình như của cả chuồng heo cách đó không xa... khiến chúng tôi không khỏi rùng mình...


    [​IMG]
    Đổ thạch cao hòa sẵn vào thùng nước cốt đậuKhi chúng tôi đến, vợ H. đang ép những khuôn đậu hũ của mẻ đầu tiên, còn H. lui cui xúc từng rổ đậu đã ngâm sẵn bỏ vào máy xay mẻ thứ hai. Chưa đầy 10 phút sau, khoảng 10 kg đậu hạt đã biến thành một thùng nước cốt đậu trắng nõn nà. H. lấy chiếc xô nhỏ múc nước đậu mới xay đổ vào vạc đặt sẵn trên lò lửa đỏ rực. Thêm hơn chục phút nữa, vạc nước đậu sôi lên ùng ục. Từng ca nước đậu lại được múc đổ vào chính chiếc thùng lúc nãy đựng nước đậu sống mà chẳng cần rửa, trong đó có để sẵn miếng vải xô đã ngả màu cháo lòng để lọc bã. Khi đổ đầy thùng, H. túm bốn góc miếng vải kéo lên, lắc vài cái rồi ném cả miếng vải bọc bã vào chiếc thùng đầy bã đậu cũ gần đó. Trong lúc thùng nước đậu còn nóng hổi, H. lấy ca nhựa đến bên chiếc thùng ở góc xưởng, múc từ đây 3 thìa bột trắng mịn như xi măng trắng cho vào ca, đổ đầy nước, dùng tay hòa tan rồi đổ thẳng vào thùng nước đậu. Tiếp đó, anh ta lấy thìa nhôm dài đảo đều thùng nước đậu lên. Thật kỳ lạ, chỉ vài phút sau, cả thùng nước đậu bốc hơi nghi ngút từ từ đông đặc lại thành... cốt đậu. Rồi cứ thế, cốt đậu được múc lên những dãy khuôn chờ sẵn để ép thành những miếng đậu...
    Phụ gia mua từ cửa hàng... vật liệu xây dựng!
    Thứ bột trắng mịn như xi mắng trắng được H. cho biết là thạch cao. "Theo cách làm dân gian, đậu sau khi xay và nấu phải cho nước chua vào để tạo độ đông kết. Nhưng dùng nước chua thì độ đông kết thấp, khi ép sẽ rất hao. Thay nước chua bằng thạch cao, độ đông kết vừa cao vừa nhanh, khi ép rất ít hao mà đậu thành phẩm lại rắn, lợi nhuận gấp 2-3 lần dùng nước chua mà người tiêu dùng lại rất thích!" - H. "bật mí". Hằng ngày, vợ chồng H. sản xuất từ 19 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, được khoảng 10 mẻ đậu, mỗi mẻ xay 10 kg đậu hạt và sử dụng khoảng trên dưới nửa ký thạch cao. Loại thạch cao này do Công ty N.H sản xuất, H. cho biết có thể tìm mua ở các cửa hàng vật liệu xây dựng với giá 60.000 đồng/bao 40 kg. "Có phải loại thạch cao để dùng nặn tượng không?" - chúng tôi hỏi. "Em cũng chẳng biết. Chỉ biết có hai loại thạch cao, một loại bột to, một loại mịn. Làm đậu thì mua loại mịn về làm, đông nhanh mà ăn không sạn". Như hiểu được nỗi băn khoăn của chúng tôi, H. cười: "Em làm đậu 5-6 năm nay, bán ra mấy chợ trong thành phố mà thấy người ta ăn có ai chết đâu. Mà ở thành phố này đâu phải có mỗi cơ sở của em dùng thạch cao làm đậu hũ?".


    [​IMG]
     Múc nước cốt đậu vào khuôn épĐem chuyện thạch cao bỏ vào đậu hũ kể cho một chủ cơ sở ở P.Hiệp Thành, Q.12, nghe thì ông này khẳng định đó là "chuyện nhỏ". K. - một chủ cơ sở sản xuất đậu hũ ở Thủ Đức, cho biết anh ta cũng dùng thạch cao để sản xuất đậu hũ từ mấy năm nay. "Tôi học được bí quyết này từ một cơ sở trong Chợ Lớn. Lúc đầu không biết, lại tham pha nhiều nên nếm đậu cứ thấy tê cả lưỡi. Giờ thì tốt rồi. Mỗi ngày tôi làm 1 tạ rưỡi đậu, đem giao cho các bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, trừ hết chi phí cũng còn lời khoảng 500 ngàn đồng".
    Không chỉ dùng thạch cao để tăng lợi nhuận, D. quê ở Bắc Giang, một chuyên gia sống bằng nghề bán "công nghệ" làm đậu hũ cho một số gia đình từ miền Bắc vào, cho biết để tận dụng cả bọt đậu (nước đậu khi nấu lên thường có nhiều bọt, nếu hớt đổ đi sẽ rất hao), một số cơ sở còn dùng hóa chất khử bọt. "Loại hóa chất này sền sệt như mỡ heo, mua ở chợ Kim Biên giá chỉ 12-15 ngàn đồng/lít dùng cho cả tấn đậu. Trong lúc đang nấu, chỉ cần bỏ vài giọt hóa chất này pha loãng với nước rồi đổ vào là cả vạc đậu không có chút bọt nào" - D. giải thích. Cũng theo D., dùng thạch cao thì đậu sẽ bớt béo, vì thế một số cơ sở còn sáng chế cách bỏ bột béo vào trong đậu để đánh lừa cảm giác người tiêu dùng...
    Thạch cao: Nung nóng... là hết độc hại?
    Để tìm hiểu thêm về thạch cao làm đậu hũ, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với Công ty N.H theo chỉ dẫn. Một người nữ xưng là nhân viên Công ty N.H cho biết công ty không sản xuất thạch cao dùng trong thực phẩm, chỉ sản xuất thạch cao dùng cho công nghiệp. Tuy nhiên, ông H. - Giám đốc Công ty N.H lại khẳng định chắc nịch là N.H vẫn thường bán thạch cao làm đậu hũ với giá đến các đại lý là 1.450 đồng/kg. Khi chúng tôi hỏi loại thạch cao này được cho phép dùng trong thực phẩm không thì ông H. "ậm ừ" rồi giải thích: "Nói chung về mặt kiểm nghiệm thì nguồn thạch cao từ xưa đến nay cũng chưa cho đưa vào danh mục để kiểm nghiệm trong thực phẩm, rất là khó. Nhưng mà tụi tui sản xuất bán cho trong thực phẩm thì tụi tui vẫn bán. Tại vì nó nung ở nồng độ cao mấy ngàn độ thì nó cũng đảm bảo vệ sinh lắm, không có gì mà ảnh hưởng (?). Tất cả các đậu hũ làm trên thị trường đều phải có thạch cao hết. Vì thạch cao làm chất xúc tác cho đậu hũ đông đặc. Cả các loại bánh kẹo, mứt cũng phải dùng thạch cao vì không có thạch cao nó đâu đông đặc được" (!).


    Thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho cơ thể như thế nào?
    Để kiểm chứng độ an toàn của thạch cao, chúng tôi đã lấy thạch cao vợ chồng H. dùng làm đậu đem đi thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TT3). Kết quả cho thấy, trong 1 kg thạch cao có 89,8% sulfat canxi (CaSO4), 17 mg kẽm, 8 mg đồng, 4 mg chì và 0,9 mg asen (thạch tín)... Trong khi đó, theo quy định hiện hành, những chất như kẽm, đồng, chì, asen bị giới hạn rất thấp trong thực phẩm, như asen là 0,05 mg/l... vượt quá những giới hạn này có thể gây ngộ độc, gây ung thư...
    Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm có thể bị ô nhiễm các kim loại nặng (như: chì, asen, kẽm, đồng, thủy ngân...) do việc sử dụng các nguyên liệu, phụ gia để chế biến không tinh khiết, có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen (thạch tín), người bị ngộ độc có những biểu hiện như: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh chóng. Nếu ngộ độc cấp tính do chì, ban đầu có cảm giác thấy vị ngọt, chát, sau đó là cảm giác nghẹn ở cổ, phỏng miệng, thực quản và dạ dày, tê tay chân, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, co giật và có thể tử vong. Ngộ độc mạn tính các kim loại nặng là tình trạng thường gặp do ăn phải thức ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao trong một thời gian dài. Kim loại nặng nhiễm từ từ vào cơ thể rồi tích lũy dần và gây hại cho cơ thể về sau. Kim loại nặng khi vào cơ thể thường tích lũy ở các cơ quan: gan, thận, não. Nếu cơ thể bị tích lũy một lượng chì đáng kể, dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc như: hơi thở hôi, sưng lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau các khớp xương, bại liệt ở tay, nước tiểu ít, thường gây sẩy thai ở phụ nữ. Nếu cơ thể nhiễm độc mạn tính đối với asen do tích lũy asen với liều lượng dù nhỏ trong một thời gian dài sẽ gây nên các biến chứng: da mặt xám, tóc rụng, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, cảm giác về sự di động bị rối loạn, làm kiệt sức... Trẻ em rất nhạy với kim loại nặng, cơ thể trẻ em hấp thụ chì có trong thực phẩm cao gấp hai lần so với người lớn.
    T.Tùng
    Minh Đức - Hoài Nam
  2. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Rượu dỏm miền Tây

    [​IMG]

    Chỉ cần một dĩa mồi, chai rượu đế là đủ... nhậu
    TTCN - Cứ mỗi buổi sáng, đi ngang chợ Cao Lãnh, nếu để ý bạn sẽ thấy có một bà cụ tội nghiệp lẳng lặng ngồi đập từng trái chuối hột rồi quăng ra đường phơi khô. Bất kể trời mưa hay nắng, đường lầy lội hay bụi bặm, chuối hột vẫn được vô tư phơi khô.
    Có bữa mắc mưa, chúng ướt nhẹp rồi nổi rêu mốc lốm đốm, trắng ngời. Chắc chắn rồi chuối hột đó sẽ được vào keo rượu. Và dân nhậu vẫn cứ mãi vô tư mà uống.
    Khi tôi hỏi đường vô mấy lò kháp rượu, anh bác sĩ ở đội y tế dự phòng TX Cao Lãnh (Đồng Tháp) trợn mắt: ?oÔng vác xác vô đó coi chừng dân lấy chổi chà rượt. Đó là nồi cơm của họ?. Mấy anh công an thì lắc đầu: ?oKhó mà bắt quả tang các tay pha chế rượu lậu, bởi họ xóa dấu vết rất kỹ?.
    Loay hoay, tôi sực nhớ tới Phước, trước đây từng kiếm sống bằng nghề bỏ mối rượu cho các quán nhậu, rồi kháp rượu tại nhà lấy hèm nuôi heo, hiện đã giải nghệ. Anh có mối quan hệ khá rộng với các chủ lò và ?olái? rượu.
    Nấu rượu không men
    Phước dẫn tôi đi lòng vòng qua những xóm vườn xã Tân Thuận Tây (TX Cao Lãnh). Tới nhà Ba Đúng, anh đưa thẳng ra phía sau. Ở đó có một cái lò, kiểu lò đắp đất thông ống khói lên nóc nhà, đốt bằng trấu. Trên miệng lò bắc sẵn cái nồi to tướng, nắp nồi có một ống nhôm thông qua cái bình lớn để bên cạnh. Ba Đúng đang hứng rượu ra lò từ cái bình lớn. Anh than: ?oMấy bữa nay gió nhiều, rượu thất quá. Một nồi 10 lít gạo nấu ra có 7 lít rượu. Rượu lại đục, khó bán?.
    Rồi anh lấy đầu đũa nhúng vô chai thuốc trừ sâu để ở góc nhà. Anh đem tới can rượu vừa chiết ra từ lò, nhúng đầu đũa dính thuốc sâu vô. Lập tức can rượu từ đục bỗng chuyển sang màu trong veo, hệt như mắt mèo. Tôi hỏi: ?oUống rượu này có bị trúng độc không??. Ba Đúng thản nhiên: ?oChút đỉnh mà, có sao đâu. Tui còn pha loãng ra nữa mà?.

    [​IMG]


    Những quán rượu bình dân ở miền Tây đều bày đủ các loại rượu như thế này mà không biết chất lượng ra saoNói rồi anh mở lu nước mưa múc ra bốn ca đổ vô can rượu. Anh giải thích: ?oThêm bốn lít nước nữa cho rượu nhẹ bớt. Mình vừa được lợi mà người uống cũng đỡ bị gắt. Một chút thuốc sâu sẽ làm cho nồng độ rượu tăng từ 18 lên 35 độ. Để vậy bị phát hiện liền, phải pha nước thêm?.
    Phước cho biết trước đây nhà vườn kháp rượu bán cốt đủ vốn. Phần lời là hèm để dành nuôi heo, đỡ tốn tiền thức ăn. Bây giờ dân nhậu nhiều quá, các chủ lò cũng chạy theo lợi nhuận nên tìm mọi cách để có ?onăng suất rượu cao?. Trong xóm này mười lò thì pha hết chín.
    Chúng tôi băng qua sông Tiền tìm đến lò rượu ông Năm Thành ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang). Đây cũng là một ?omối? rượu quen thuộc của Phước. Nghe Phước giới thiệu tôi đến đặt 40 lít rượu cho nhà làm đám cưới, ông Năm xăng xái tiếp đón niềm nở.
    Ông không ngần ngại dẫn ra sau nhà, nơi có đặt hai lò nấu rượu và hàng dãy lu hũ lỉnh kỉnh. Lúc này bà Năm Thành đang vô men, đưa nồi lên nấu. Phước khều tay tôi ra hiệu. Tôi để ý thấy bà Năm rót một ly nước màu trắng đổ vô nồi nấu.
    Phước nói nhỏ vô tai tôi: ?oCồn đó. Bây giờ người ta cho cồn vô nồi trước khi nấu, lúc ra rượu không còn mùi. Cồn đó là cồn công nghiệp, ra chợ mua thiếu gì. Có khi dân nấu rượu cho luôn cả cồn khô - một loại cồn dùng nấu bếp - vô cho gọn. Nó làm cho rượu lúc nào cũng có nồng độ cao, năng suất tăng lên 2-3 lít/nồi?.


    Theo kết quả kiểm tra 51 mẫu rượu ở hai địa bàn TX Sa Đéc và TX Cao Lãnh (tháng 4-2005) của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, có 30 mẫu rượu có hàm lượng furfurol cao hơn mức qui định. Đây là một loại tạp chất có tác động ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm nhức đầu, buồn nôn. Trong 46 mâu rượu lấy từ các lò nấu, có 15 lò sử dụng men trôi nổi không rõ nguồn gốc, không có nhãn hiệu đăng ký. Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện hai cơ sở sản xuất men lậu và đề nghị thanh tra ngành y tế tiếp tục làm rõ. Ngoài ra, trong một số mẫu rượu lấy ngẫu nhiên ở các quán nhậu để xét nghiệm có hàm lượng furfurol vượt mức cho phép.Tôi đưa tiền đặt cọc rồi hẹn bốn ngày sau quay lại lấy rượu. Trước khi ra về, ông Năm tặng tôi một chai rượu ?ođặc biệt?. Ông rót một ly cho tôi nhấp thử. Quả là có mùi thơm nếp mới rất hấp dẫn. Trên đường về, Phước đợi đò ra tới giữa sông thì lấy chai rượu quăng bỏ xuống nước.
    Tôi lấy làm lạ thì anh giải thích: ?oNếp mới con mẹ gì, toàn là tinh mùi, hương hóa chất không đó. Loại này bán tràn lan ở các quán nhậu bình dân cóc ổi lề đường. Một lít rượu pha vô một giọt là thơm nức mũi. Nhưng uống vô rồi qua bữa sau ?ongặt mình? chịu không thấu?.
    Hôm sau Phước lại dẫn tôi về phía huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). Qua khỏi cầu Cần Lố, quẹo tay phải đường quốc lộ 30, anh tấp xe vô. Lần này không phải lò rượu mà là lò men. Anh không cho tôi vô mà bắt đứng ở ngoài chờ. Chỉ năm phút sau, Phước trở ra với bịch men lủng lẳng trên tay. ?oMen là chuyện nhỏ, cái này mới là chuyện lớn?.
    Nói rồi Phước móc trong túi quần ra một bịch nhỏ đựng bột màu trắng. ?oPhụ gia của men đó - Phước tiết lộ - có cái này một kháp rượu sẽ tăng được 3-4 lít mà giá chỉ có 1.000đ/bịch. Nghe nói ở Trung Quốc đem về, và là ?obí mật công nghệ? của các lò men. Chỉ những người tâm phúc mới mua được. Chủ lò không bao giờ bán cho người lạ. Độ độc hại thế nào không biết nhưng coi cái cách mua bán bí mật của chủ lò men, tôi thấy hơi ngờ ngợ vì có điều gì đó không bình thường?.
    Nước lã khuấy? rượu

    [​IMG]


    Một lò nấu rượu ở xã Tân Thuận TâyChúng tôi ngồi nhậu thịt cầy ở quán Cây Ổi (phường 3, TX Vĩnh Long), một ?olái? rượu chạy xe máy từ ngoài vô vác can rượu 20 lít. Tới bên quầy có để sẵn 6-7 keo rượu đã vơi hơn phân nửa, anh đổ ào vô keo cho đầy. Xong, chủ quán bước ra đưa tiền. Hai bên không ai nói với ai tiếng nào. Tay ?olái? rượu lẳng lặng ra ngoài nổ máy xe vọt mất. Tất cả diễn ra chưa đầy hai phút.
    Chúng tôi gọi thêm một chai rượu. Cô phục vụ vui vẻ đong rượu từ keo vừa đổ đầy khi nãy. Phước hỏi: ?oRượu gì vậy em??. Cô gái nhỏ nhẹ: ?oDạ, chuối hột đó anh. Chú em ở vườn nấu rồi ngâm chuối hột, cả tháng mới dùng được đó?. (Trời ạ!) Phước lại hỏi: ?oCó rượu gì khác không em? Cái gì ?osung sung? ấy?. Cô gái sáng mắt lên: ?oDạ có. Em có bìm bịp, ngọc dương, rắn, sâm cúc, cả hải mã nữa?. Tôi làm bộ bước vô trong thử rượu. Các keo đều có dán nhãn in vi tính tên các loại rượu cô gái vừa kể. Bên trong quả là có chuối hột, rắn, bìm bịp thật, cả hải mã nữa. Nếu không tận mắt thấy anh chàng ?olái? rượu khi nãy đổ rượu mới vô, chắc có lẽ chúng tôi đều lầm tưởng đây là rượu ngâm thứ thiệt.
    Phước đúc kết: ?oRượu ngâm thứ thiệt không bao giờ có giá 8.000đ/lít như các quán thường bán. Hơn nữa, nếu ngâm thuốc bắc hoặc đồ bổ phải mất ít nhất ba tháng mới dùng được. Các quán bán cho khách nhậu hằng ngày không bao giờ ngâm kịp. Với tốc độ nhậu chóng mặt mỗi chiều của các bợm như hiện nay, rượu kháp trong lò cũng không thể đáp ứng đủ. Vậy thì làm sao ?ocung? đủ ?ocầu?? Phước không trả lời. Anh lên xe chở tôi đi vô một con hẻm ở phường 8 (TX Vĩnh Long).
    Dừng xe trước một căn nhà cửa sắt đóng kín mít, Phước bắc loa tay lên miệng kêu vọng vô trong: ?oLong ơi! Long...?. Cánh cửa xịch mở. Bên trong thò ra khuôn mặt xanh tái, bơ phờ của một người đàn ông ít ra ánh nắng mặt trời. Nhận ra Phước, Long mở cửa mời vào. Phước làm bộ nói đi ngang ghé thăm bạn cũ, hỏi thăm tình hình làm ăn bấy lâu nay. Phước cũng kể chuyện mình đã gác kiếm, tìm được một chân trong cơ quan nhà nước. Long tâm sự: ?oMình cũng muốn giải nghệ thôi. Cái nghề này độc ác quá, sợ không để đức cho con?.

    [​IMG]

    Men nấu rượu không rõ nguồn gốc. Hai gói nhỏ là ?ophụ gia?, bí mật nghề nghiệp của các lò men Trong lúc hai người nói chuyện thì tôi đưa mắt quan sát xung quanh. Gian nhà chật chội, tối tăm. Cả nhà sau để đầy thau, can nhựa, đặc biệt là một bao cau khô nằm rơi vãi. Phía trước nhà, hơn chục can nhựa đã vô rượu sẵn chờ đi bỏ mối. Bỗng dưng cánh cửa xịch mở. Một cái bóng bước vô, lẳng lặng tới chỗ góc nhà bưng một can rượu đi ra ngoài. Cái dáng lẳng lặng, nhanh nhẹn, có vẻ quen quen làm tôi giật mình. A, nhớ rồi! Tay ?olái? rượu khi nãy. Thì ra tôi đang ở trong một lò rượu... lậu.
    Phước kể: ?oLong làm rượu toàn bằng... nước lã. Nước máy xả vô thau, Long quậy cồn pha vô, cho thêm một chút tinh mùi. Muốn cho rượu có màu đo đỏ, Long lấy cau khô ngâm vào, cho thêm một chút phẩm màu. Bợm nhậu uống vô nghe chan chát tưởng là rượu chuối hột. Lầm chết. Loại này bỏ mối cho các quán chỉ có 2.800đ/lít. Quá dễ ăn?.
    Phước lại dẫn tôi đi dọc bờ sông Tiền, tìm thằng bạn ?orượu? của anh lúc trước. Khuất sau một con rạch nhỏ, chúng tôi tìm được một chiếc ghe ?ocóc? đang đậu. Thoạt nhìn ai cũng tưởng là ghe câu.
    Phước rủ tôi xuống ghe chơi. Thành - bạn của Phước - đang loay hoay chiết rượu từ thau vô can. Rượu có màu trắng đục. Tôi để ý thấy có 4-5 cái bọc vải bằng trái bưởi để dưới sạp ghe. ?oTro đó - Phước nói - mà phải là tro đốt từ rơm mới được nghen. Dùng để lọc nước trước khi chế?. ?oNước ở đâu?? - tôi hỏi. ?oThì dưới sông múc lên chớ đâu? - Phước cười. Công thức pha chế giống như ở Vĩnh Long. Có nghĩa là rượu = nước lã + cồn + cau khô + phẩm màu.
    Riêng Thành còn có ?ochiêu? riêng: thêm gói bột trắng. Nó có tác dụng làm cho rượu trong lại và tăng độ. Tôi hỏi Phước ?ocó phải gói bột trắng ở cầu Cần Lố không??. Phước nói: ?oKhông. Cái này mua ở tiệm thuốc bắc. Nghe nói cũng là hàng Trung Quốc?. Để tránh công an, Thành phải mò xuống ghe, nửa đêm ra sông Tiền múc nước lên chế. Được can nào anh bán hết can đó rồi lại chế. Nếu rủi ro bị khám xét bất ngờ, Thành chỉ cần quăng hết đồ nghề xuống sông phi tang là xong. 
    DƯƠNG THẾ HÙNG
  3. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Kinh hoàng... chợ thực phẩm

    [​IMG]

    Bơm nước vào gà để ăn gian trọng lượng
    15h chiều, tại lề đường đối diện cổng chính chợ Hòa Bình, TP.HCM, một người đàn ông nhúm một nắm bột màu vàng  từ chiếc hộp thiếc, thả vào trong thau nước rất to, rồi quăng từng con gà đã đục mắt, bợt da trắng dã vào đó. Trong chốc lát gà được vớt lên có màu vàng ươm. Còn người đàn bà bên cạnh nhanh tay vớt từng bộ phận của gà (cánh, đùi, đầu, lườn...) được ngâm trong một thùng nhựa đầy bọt nước lăn tăn đặt lên chiếc mâm chào mời khách mua.
    Những hành vi ''''giết người âm thầm'''' ấy có thể gặp ở rất nhiều chợ của TP.HCM mỗi khi vắng bóng lực lượng kiểm tra thú y, quản lý thị trường.
    Năm 2002, Chi cục Thú y TP.HCM xét nghiệm 1.1.04 mẫu thịt tươi tại các cơ sở giết mổ, chợ... thì có đến gần 85% mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh, trong đó chủ yếu nhiễm E.coli (89% tổng số mẫu nhiễm), ngoài ra còn có clostridium sinh H2S (một loại vi khuẩn hiếu khí sinh ra mùi hôi thối), và đáng ngại nhất có mẫu nhiễm salmonella (gây bệnh thương hàn).
    Từ thịt ướp hàn the, mắc bệnh truyền nhiễm...
    Mới sáng sớm ngày 16/7, tại số 130/20A Phạm Văn Hai, P2, Q.Tân Bình, TP.HCM, Trạm Thú y Tân Bình đã phải chuẩn bị để chuyển 200kg thịt heo xay và thịt bò đã bị ướp hàn the đi tiêu hủy...  Theo các bác sĩ thú ý, hầu hết lượng thịt này được bỏ mối để làm nhân bánh bao, bún chả, nhân hoành thánh, tiệm cơm, hủ tiếu....
    Ở khu bán thịt heo chợ này, thịt được pha ngay trên nền nhà. Ngoài trời mưa rả rích, những đôi chân mang dép cáu bẩn chạy ra, chạy vào bưng bê thịt heo... mang theo những vệt nước, vệt máu loang lổ. Xương heo lẻ hay những bọc xương heo nằm vương vãi phái sau con hẻm nhỏ. Một thanh niên đang xách từng giỏ xương heo bỏ lên xem máy cho biết chủ hàng bảo chở đi bỏ mối cho mấy nơi bán hủ tiếu, bán phở để nấu nước lèo. Giá bán chỉ 5.000-8.000đ/kg, tùy loại xương.
    Không chỉ thịt heo ướp hàn the, mà ngay cả heo mắc bệnh truyền nhiễm cũng được giết mổ lậu để bán và sản xuất lạp xưởng. Đầu năm 2003 tại Tân Bình, đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng Hồng Phước (1988 Trịnh Đình Trọng, P.19, Tân Bình) đang giết mổ lậu bảy con heo với số lượng gần 400kg và còn 24 con đang chờ giết mổ. Qua kiểm tra, những con heo này đều bị bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.
    ...Tới cá ướp hoá chất

    [​IMG]

    Làm các ngay trên nền nhà tại chợ Phạm Văn Hai
    17h, chiều 15/7/2003, tại chợ Hòa Hưng, tuy đã cuối giờ nhưng những miếng cá thu, cá lóc, cá thát lát, cá cơm, mực ống... trông vẫn có vẻ tươi mới. Nhiều người sà xuống mua. Trả lời thắc mắc của những người mua  về ''''an toàn thực phẩm'''' cô bán hàng ''''thật thà'''' bảo: ''''Mấy thứ này bán chậm mà không có tí muối diêm thì ai mua'''' (!?).
    Khu vực bán cá ở chọ Phú Nhuận, Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Hai, Bà Chiểu... nước thải từ những hàng cá ra do không có cống thoát nước, hoặc cống đã bị nghẹt ứ rác, tràn ra đường, hẻm, đọng thành nhiều vũng đen, tanh ngòm. Có những điểm bán cá như ở chợ Phú Nhuận nằm kề đống rác bốc mùi xú uế, ruồi nhặng vo ve từ bãi rác bay sang đậu vào những con cá, con tôm được bày bán ở chợ.
    Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, năm 2002 chi cục có lẫy mẫu thủy sản (mực ống, các chim, các xô, cá thu, mực nang, bạch tuộc) để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 3/44 mẫu có hàn the (mực ống và mực nang được lấy mẫu ở chợ Bà Chiểu và chợ Tân Bình). Phát hiện có nitra (NO3) với hàm lượng từ 7,6-25,8mg/kg ở 44/44 mẫu thủy sản của các chợ Bình Tây, Bà Chiểu, Tân Bình, Rạch Ông, Bình Hưng (huyện Bình Chánh), chợ Nhỏ (Q.9), chợ 200 (Q.4).
    ...Và gà, vịt bơm nước
    7h30, ngày 11/7/2003, tại chợ Trần Chánh Chiếu (Q.5). Cả một khu vực dọc theo đường Phú Hữu và đường Trần Chánh Chiếu bốc lên nồng nặc mùi hôi thối của phân gà. Nước thải từ một số họ bán gà, làm gà tràn ra đường Phú Hữu đọng từng vũng lớn đen kịt, tanh nồng. Những con gà, vịt đã được cắt tiết, vặt lông bỏ lăn lóc trên nền nhà cáu bẩn. Vỉa hè đầy những lông, phân và máu gà.
    Nhiều hộ tận dụng cả bã của diều gà đã giết mổ, xổ vào xô đem nhồi tiếp cho những con còn sống. Nước làm gà được bơm vào những con gà đã giết mổ  để tăng trọng lượng.
    Ở một hộ ngay đầu đường Phú Hữu, một người đán ông khoảng 35 tuổi và một người đàn bà cầm một cái bơm (giống bơm xe đạp) và vạch mỏ từng con gà, đặt một chiếc ống vào rồi bơm bã đậu, bã diều của những con gà đã giết mổ vào con gà còn sống. Chỉ cần hai phát bơm là bọc diều của gà đã căng cứng ngắc.


    Thực phẩm kém vệ sinh, ướp hoá chất gây hại ra sao cho sức khỏe?
    Tác hại của hoá chất
    Hàn the, muối diêm, phân đạm đều có tác dụng giữ cho cá được tươi về mặt cảm quan. Nhìn bên ngoài thực phẩm có vẻ cứng, tươi đỏ...dễ đánh lừa cảm giác người mua.
    Borax (còn gọi là hàn the): Có tác dụng làm cho thực phẩm dai, có màu đỏ nhưng có thể gây tử vong cho người lớn (15-20g), trẻ em (3-6g). Nếu ngộ độc cấp tính, triệu chứng thường gặp là tổn thương da, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy cấp tính, triệu chứng thần kinh, sốc dẫn đến tử vong. Nếu lâu dài sẽ làm tổn thương gan, sinh dục... dẫn đến ung thư.
    Muối diêm: NaNO2, NO2...làm cho thịt có màu đỏ bền vững. Chất chuyển hóa cuối cùng là NO2 (nitrit) là chất gây độc nhất do tác dụng chuyển từ NO3 sang NO2 của vi khuẩn. Các nitrit làm cho hồng cầu không tiếp nhận được ôxy, đặc biêt ở trẻ em. Một liều nhỏ muối NaNO2 cũng có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, có thể có các triệu chứng kèm theo khác như đau bụng, ói mửa, tím tái.
    Phân urê: Trong môi trường nước sẽ cho các phản ứng hoá học và cùng tạo ra các chất NO3-NO2 và gây độc. Gây tác hại cho sức khoẻ con người giống như muối diêm.
    Tác hại của vi sinh vật
    Salmonella: Gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn này thường gặp ở súc vật, gà, vịt, rùa, cá, ốc.... Triệu chứng: gây viêm đường ruột làm bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mửa, sốt. Vi khuẩn cũng có thể phát triển ở ruột vào máu...
    E.coli: Có trong phân người và động vật, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 
    (Theo Tuổi Trẻ)
  4. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Nỗi kinh hoàng... cốc, chén, bát, đĩa
    Khá khó khăn, PV Báo Lao Động mới xin được làm chân phục vụ trong mấy điểm bán cơm, đồ ăn, giải khát tại Hà Nội và chui được vào ngõ ngách đằng sau để chứng kiến "chất lượng phục vụ" ở những điểm ăn uống này. Điều khủng khiếp và kinh hãi nhất là mức độ mất vệ sinh của việc chế biến đồ ăn cũng như của cốc chén, bát đĩa. Tại những điểm đông khách ăn, người phục vụ chỉ khoắng vội mấy cái bát ăn, thìa, đũa vào chậu nước đã đục lờ rồi úp ngay lên cái rổ, chưa kịp ráo nước đã phải bê ra để phục vụ khách...
    Kỹ năng rửa bát: "Khuất mắt trông coi"Theo như lời hẹn có một chân chạy bàn phục vụ ở một quán cơm trên phố Đình Ngang (Hà Nội) - con phố khá nổi tiếng về cơm ngon và đắt, sáng ngày 23.4, chúng tôi có mặt ở đây. Người làm chân phục vụ cần nhất 3 điều: Phải có sức khoẻ và sự nhanh nhẹn; phải có một chút kỹ năng bưng bê, nhất là bê một lúc mấy loại đồ ăn liền; phải tươi cười với khách. Khi chúng tôi trở thành nhân viên phục vụ mới biết, ngoài 3 kỹ năng kể trên còn phải có thêm kỹ năng nữa là biết "khuất mắt trông coi". Ông chủ quán, quyển sổ trên tay và dường như đã quá quen với việc tuyển và thải nhân viên như cơm bữa nên giao việc rất nhanh. Chưa đến 11 giờ mà hàng cơm nào ở Đình Ngang cũng đông nghịt khách. Khách đứng chen vai tranh nhau gọi món ăn, đội quân phục vụ của các quán chạy đi chạy lại như thoi đưa, nháo nhác gọi nhau đưa khách vào nhà. Xe máy dựng dọc phố, tốp khách này chưa đi thì tốp khách khác đã tới. Tranh thủ vừa bê đồ ăn, chúng tôi vừa cố gắng chui vào bên trong khu chế biến và rửa dọn để tìm hiểu. Phía trong ngõ, có khoảng 4-5 nhân viên như chúng tôi đang rửa bát đũa, nước thải đổ lênh láng, dềnh lên cả lối đi. Tôi quan sát, tất cả các loại bát đĩa đều chỉ được rửa qua một nước, một số ít những chiếc bát đĩa bám đầy mỡ thì được xếp riêng, rồi được rửa một lượt nước rửa bát sau đó được tráng lại qua loa. Tất cả được úp vào một chiếc rổ to, ruồi bậu từng đàn. Cả một chồng bát đĩa tới vài chục chiếc, nhưng cũng chỉ được rửa bằng một xô nước. Nếu như ai đó không may nhìn thấy xô nước rửa bát đen ngòm, váng mỡ, thì có lẽ người đó sẽ không thể nuốt nổi dù cơm có "ngon" đến mấy. Mấy người rửa bát ngồi vào giữa đoạn ngõ rộng chừng vài mét vuông. Cứ cái bát nào được rửa xong thì một người lại lấy chiếc giẻ đen bẩn lau lại cho chóng khô. Chúng tôi phải đi lách qua họ một cách khó khăn và thận trọng, vì rất có thể sẽ bị trượt chân và ngã. Nền đất ở đây trơn ướt, nhầy nhụa mỡ. Căn gác khoảng hơn chục mét vuông, nhưng được nhồi tới 4 bàn ăn. Bát, đũa, muôi, thìa đều bẩn, dính mỡ nhờn nhợt. Những nắm đũa vừa được rửa xong, vẫn rớt nước tong tỏng. Mấy cái cốc thuỷ tinh có một lớp mỡ bám xung quanh, nếu khách cầm không cẩn thận sẽ đánh rơi ngay lập tức. Giấy lau tay, lau miệng thì trắng đục và đặc biệt là khi ngửi có mùi hơi hôi. Loại giấy này hầu như hàng ăn nào cũng sử dụng. Chúng tôi quan sát, những khách xung quanh sau khi dùng bia tráng qua cốc một lượt, họ cầm lên uống ngon lành. Một nhân viên rửa bát ở đây vừa chuyển cho chúng tôi rổ bát để bê ra vừa nói: "Ai vào đây mà biết được rửa như thế nào. Rửa kỹ có mà chết luôn". Đến chiều thì chúng tôi không thể chịu nổi cái cảnh ngột ngạt, bẩn thỉu ở khu chế biến và dọn rửa, liền chẳng dám xin tiền công của ông chủ, vội đánh bài chuồn.Tại cửa hàng "mỳ vằn thắn" trên phố Hàng Phèn khá nổi tiếng của Hà Nội, khách cũng tới đông như trảy hội. Để lên được tầng 2, chúng tôi cũng phải đi qua nơi rửa bát và rửa rau. Bát đũa đều được rửa qua loa để kịp phục vụ khách. Cầu thang tối hẹp và rất trơn, xâm xấp nước. Tại tầng hai, người ta vứt giấy lau chùi đầy trên mặt đất, bàn ăn thì bẩn thỉu, đầy nước dùng và hành tươi của khách làm văng ra. Một em phục vụ vội vàng lấy giẻ lau bàn, nhưng như thế chỉ càng làm cho chiếc bàn nhựa thêm nhếch nhác bẩn thỉu. Khu nhà số 14 Lý Thường Kiệt có khoảng 11 hộ gia đình và gần 30 nhân khẩu sinh sống. Gần đây, người dân ở khu nhà này đã không thể chịu nổi sự bẩn thỉu của một hiệu cơm được mở ở đây. Tại đây, lối đi chung, sân chung, khu bể nước và không gian phía trước cổng nhà bị biến thành nơi chế biến thức ăn. Lối đi chung lúc nào cũng ẩm ướt và dễ trơn trượt, thức ăn rơi vãi bị giẫm nát, ruồi nhặng bay vo vo. Mùi thức ăn bay lên nồng nặc. Cống liên tục bị tắc do lượng nước, thức ăn thừa đổ ra đây một cách vô tội vạ. Trong môi trường ngập sũng nước thải như thế, bộ phận rửa bát vẫn điềm nhiên ngồi giội nước ào ào, có khi quá tay, nước thải bắn cả vào bát đũa... Thế nhưng phần vỉa hè phía trước ngôi nhà, khách vẫn ăn uống ầm ầm.Thực khách: "Coi trời bằng vung"Trên phố Lý Thường Kiệt, đoạn đối diện với khách sạn Melía còn có một số hàng cơm bình dân rất đông khách. Cơm ở đây rẻ, chỉ khoảng 5.000đ-8.000đ/suất ăn. Canh được đưa vào một chiếc xô to. Chúng tôi quan sát, người phục vụ đang rửa bát thì có khách gọi canh, liền vội vã cầm chiếc bát đang rửa vục vào xô canh, mang... cho khách. Trước đó, chị này đã nhanh tay kín đáo lấy muôi vẩy bỏ mấy chú ruồi trót rơi vào xô canh. Tại nhiều cửa hàng bia hơi, quán rượu, nhà vệ sinh nằm ngay cạnh nơi sơ chế đồ ăn, rửa rau sống, rửa bát... Cá biệt có cửa hàng, nhà vệ sinh cách nơi rửa rau chưa đầy 1m, mùi khai thối bốc lên nồng nặc. Khách có nhu cầu đi vệ sinh phải lựa lách một lúc mới vào được bên trong. Tại những cửa hàng bia hơi, phổ biến tình trạng cốc chỉ được tráng qua một lượt nước lã, tới khi xô nước tráng trở nên đen bẩn, nhân viên nhà hàng mới thay xô khác. Thật lạ là nhiều người nhìn thấy những cảnh trên tận mắt, nhưng những cảnh kinh hoàng như thế dường như cũng chẳng làm họ bận lòng. Tại một hàng bún chả trên phố Nguyễn Trãi, khách ăn ngồi ngay cạnh rãnh nước thải, ruồi nhặng bay tứ tán. Bà bán bún tay băm thịt lợn sống côm cốp.Đang băm thì có khách gọi, bà tiện tay bốc bún vào bát, móng tay dài nguều và bẩn đen. Sau khi đưa bát bún cho khách, bà tiếp tục quay ra... băm thịt.Khách trả tiền, bà bới tiền lẻ trả lại khách... Một lát sau có khách gọi trà đá, bà bán hàng lau vội tay vào chiếc giẻ bẩn đen để cạnh thớt thịt băm dở, quay ra đập đá pha nước. Đôi tay bà thoăn thoắt không lúc nào ngơi nghỉ. Tất cả công việc và tất cả vi khuẩn đều dồn lên đôi tay ấy: đôi tay bốc bún, đôi tay đếm tiền trả lại. Khách nhìn tận mắt sự mất vệ sinh, song vẫn ăn bún, uống trà ngon lành!Chỉ qua khảo sát gần chục cửa hàng bán đồ ăn, uống ở HN thì chỗ nào cũng mất vệ sinh khủng khiếp, nhưng kỳ lạ là chẳng hề thấy có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý cũng như chẳng có thực khách nào tỏ ra sợ cả. Họ có thể nhăn mặt, lắc đầu một tí khi nhìn thấy, nhưng sau đó vẫn vô tư ăn và uống.
  5. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     
    Chui vào lò mổSẽ ít người còn dám ăn thịt heo, bò khi tận mắt chứng kiến cảnh giết mổ gia súc mất vệ sinh và "ngoài tầm kiểm soát" như hiện nay ở Đà Nẵng. Không có điểm giết mổ tập trung, hàng trăm hộ gia đình mổ "chui" tại gia. Nhà nước không quản lý, thú y không kiểm dịch, y tế dự phòng không đến... Gia súc chết hoặc mang mầm bệnh ngang nhiên tuồn ra thị trường. Khắp nơi bị ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, nguy cơ ngộ độc thức ăn, dịch bệnh lây lan luôn tiềm ẩn... nhưng các biện pháp chấn chỉnh vẫn còn... trên giấy.

    [​IMG]


    Lò mổ "chui" hộ bà Đàm Thị Xuân bên cạnh nhà vệ sinh "Đồ tể" ăn thịt hộpTiếp kiến "đồ tể" Dũng - một người hành nghề giết mổ hơn 10 năm nay ở Đà Nẵng. YÁ định đó của tôi bị láng giềng anh ngăn cản. Họ ái ngại vì ngoài giờ làm việc (2-6 giờ sáng) "đồ tể" Dũng luôn trong tình trạng say xỉn và chửi bới. Hễ uống rượu vô là mắt y long sọc lên, đỏ ngầu, lông mày dựng ngược, miệng bành ra và gào thét, chửi bới. Khác với nhân vật Chí Phèo (trong nguyện ngắn của Nam Cao) là y chửi không thành từ, vô cớ và không chủ đích, cứ như mắc bệnh tâm thần. Nhưng đám trẻ con trong xóm thì bảo chú ấy "hiền như cục đất". Khi "đồ tể" Dũng không uống rượu, trẻ con tha hồ đùa vui, hát đồng dao trên sân nhà anh. "Mỗi đêm tôi giết 10 con bò. Nhóm làm cùng có 5 người. Tiền công 20.000 đồng/con bò. Tại lò tôi làm, mỗi đêm còn giết trên 200 con heo..." -  ông Dũng kể trong hơi rượu. "Không uống rượu, khó làm nghề này chuyên nghiệp. Trong bóng điện nhập nhoà, hàng trăm người tất bật, hàng chục bàn mổ rộn ràng cảnh đập bò, chọc tiết heo, cạo lông, tưới nước sôi. Mùi phân, lông, nước thải... quyện lẫn với mùi mồ hôi người đồ tể, không có rượu thì làm sao chịu nổi hả chú". Ông Dũng cho biết thêm: "Chúng tôi có thể chọc tiết và uống ừng ực máu tươi của bò, giẫm đạp, quần nhau trên rác thải, nước ô nhiễm suốt cả 4 giờ làm việc, nhưng ăn thịt thì không!". (...?). "Chú bảo vì sao à? Trâu, bò, heo bị lở mồm long móng, bị tụ huyết trùng chi chi đó, mổ tất". "Thế có cán bộ thú y kiểm dịch kia mà?". "Họ chỉ đến lăn dấu khi con vật đã giết, cạo sạch lông. Mà làm sao họ kiểm tra cho xuể. Đó là cơ sở có giấy phép hẳn hoi, có thú y lăn dấu. Còn những chỗ mổ chui thì có trời mà biết. Nửa đêm về sáng, đồ tể lôi heo từ trong rọ, chích điện cho ngất xỉu rồi mới cắt tiết, làm thịt. Cả chục con heo được thịt không một tiếng ồn ào nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Thịt heo chết, bệnh bán cho lò quay". Như để chứng minh lời mình, ông Dũng lôi tôi xuống nhà bếp, chỉ dãy thịt hộp nhà ông dùng. "Tôi chỉ lẻo cục thịt ngon để làm mồi cùng bạn nhậu. Lũ con cho ăn thịt hộp an toàn hơn (?), dẫu sao cũng khuất mắt, ăn ngon miệng".
    [​IMG]


    Những chú heo này không hề được kiểm dịch trước khi thịtLò mổ của chị ruột chủ tịch phườngĐể thực mục sở thị, tôi đã đến lò mổ của bà Đàm Thị Xuân, chị ruột ông chủ tịch phường. Thật khủng khiếp khi chứng kiến bàn mổ heo đặt liền kề chuồng heo và nhà vệ sinh. Nền cát vấy bẩn, rọ, rác, phân, nước thải nhếch nhác... không còn dám nghĩ đến miếng thịt mỗi bữa ăn. Bà Xuân rất "hồn nhiên": "Heo chết dại gì bỏ chợ hả chú. Người mua giờ tinh ý lắm, họ biết ngay. Mất uy khó làm ăn lắm. Thịt chết, bệnh thì bỏ cho lò quay". Đáng sợ hơn là lò mổ của bà Xuân là nơi cung cấp thịt mỗi ngày cho Trường Mầm non Bạch Yến với trên 300 cháu học bán trú (ăn 3 bữa tại trường). Cô Trần Thị Mỹ Vân, hiệu trưởng của trường cũng "hồn nhiên" như bà chủ lò mổ: "Tui chẳng biết họ mổ trái phép. Trường cũng không để ý thịt không có dấu thú y. Hơn nữa, bà Xuân là chị ông chủ tịch phường... Ơ đây, bà bán thịt bò cũng có con học tại trường, bà "mối" cá, rau sạch cũng có con cháu gửi tại đây... Tui nghĩ có việc gì họ không thể chạy được vì họ ở sát nhà ông chủ tịch".
    TS Trần Đáng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Hàn the tên khoa học là Natri borat (Na2B4O7), có tính sát khuẩn nhẹ, được sử dụng phổ biến trong chế biến giò chả, bún, bánh tráng, dưa chua, củ kiệu, bánh xu xê, bánh da lợn, kể cả ướp thuỷ sản bởi có thể làm cho sản phẩm tinh bột, thịt, cá trở nên dai, giòn. Hàn the cản trở quá trình hấp thu protein và glucid, nên khi sử dụng các thực phẩm có hàn the, cơ thể người sẽ xuất hiện các triệu chứng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi. Liều lượng 5gr trở lên sẽ gây ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong. Hàn the tích tụ trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng. Còn phẩm màu trong chế biến thực phẩm có những quy định nghiêm ngặt về chủng loại, liều lượng. Nếu lạm dụng hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các sản phẩm ngoài danh mục cho phép, đặc biệt là phẩm màu tổng hợp dễ gây ngộ độc cấp tính, và tích luỹ cao lâu dài có thể gây ung thư. Bác sĩ Trần Văn Lạng - GĐ Trung tâm Y tế dự phòng HN: Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ tháng 7.2003, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn xử phạt răn đe. Việc xử lý vụ 6 tấn giò chả có hàn the phát hiện dịp tết 2003 minh chứng cho việc những văn bản  pháp quy về quản lý thực phẩm hiện hành hầu như chỉ có tính chất tham khảo. Tất cả 21 chủ cơ sở sản xuất giò chả có hàn the đã bất chấp sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng mà chỉ bị xử phạt hành chính... 5 triệu đồng. Trên Bộ Y tế, mỗi khi có vụ việc cần thanh kiểm tra thì Cục An toàn thực phẩm sẽ huy động lực lượng y tế nói chung (dược, luật, bác sĩ...), chứ chưa có thanh tra viên chuyên ngành thực phẩm. Còn ở cấp tỉnh/thành, đi kiểm tra phải "rồng rắn" liên ngành mới đủ "thiêng".  Ng.HÔng Chi cục trưởng thú y thành phố Huỳnh Ngọc Lưu khuyến cáo mọi người hãy tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và gia đình bằng cách ăn chín nấu sôi. Trong số 200 con bò giết thịt mỗi đêm, thú y Đà Nẵng chỉ kiểm soát, lăn dấu được 120 con. Hơn 600 con heo tiêu thụ mỗi ngày trên thị trường, chỉ 60-70% được thú y giám sát. Trên 200 cơ sở giết mổ trái phép dưới dạng hộ gia đình, chi cục thả lỏng. Ông Lưu kiên quyết: "Việc cho phép hay không là của chính quyền. Nơi không có giấy phép giết mổ, chúng tôi biết cả nhưng không đến kiểm dịch, lăn dấu. Vì nếu đến thì vô tình thừa nhận việc giết mổ trái phép của họ à?". Được biết hiện nay, cán bộ thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch, lăn dấu và giám sát giết mổ chỉ chưa đầy 20 người. Giờ giết mổ theo quy định chỉ kéo dài từ 2-7 giờ sáng. Thịt ngoài vùng kiểm soát là khó tránh khỏi. Chủ hộ giết mổ trái phép Nguyễn Văn Trọng ở quận Sơn Trà cho biết: "Cán bộ thú y kiểm tra thường xuyên lắm. Thịt không có dấu là bị phạt nghiêm 50.000-100.000 đồng. Nhưng lâu lâu mới bị, so với chi phí đem đi giết mổ tập trung ở xa như hiện nay thì còn lãi chán. Thịt kém chất lượng, gian thương giấu trong giỏ, dưới bàn. Hàng trăm chợ, thú y đâu mà soát kỹ cho nổi chứ".
  6. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     
    Bia "bẩn"
    Mùa hè đến, bia được coi là "nước giải khát" không thể thiếu đối với nhiều người. Chẳng có chuyện gì đáng nói nếu không có một lượng bia đáng kể do các cơ sở bia tư nhân sản xuất không đảm bảo vệ sinh đang "ào ào" tuôn ra thị trường. [​IMG]500 nghìn lít bia "bẩn"/ngàyƯớc chừng HN hiện có khoảng 100 lò sản xuất bia hơi thủ công, và mỗi ngày họ "rót" ra thị trường trung bình chừng 500 nghìn lít bia với giá 1.500 - 2000 đồng/cốc. Lượng bia này không chỉ tiêu thụ trên địa bàn HN, mà còn được một số địa phương lân cận "ưa dùng" vì cái mác "bia hơi HN" chính cống. Nhưng nếu biết công nghệ làm bia của các lò tư nhân, hẳn không ít người phải... giật mình lo sợ cho sức khỏe của mình.
    Các loại bia "xịn" đang bán trên thị trường (trừ bia hơi của các lò thủ công) được sản xuất ra từ một dây chuyền khép kín và phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu để làm bia là hoa houblon, lúa mạch, men, nguồn nước tinh khiết.... Tất cả các nguyên liệu này đều phải trải qua khâu xét nghiệm, kiểm tra vệ sinh hết sức khắt khe trước khi đưa vào sản xuất. Lúa mạch được nấu, rồi đem ủ men trong khoảng thời gian chừng 15 ngày, sau đó chuyển sang công đoạn trưng cất. Tiếp đó, bia được chuyển sang khu vực làm lạnh trước khi đóng chai vô trùng.
    Trong khi đó, quy trình sản xuất bia của các xưởng tư nhân đơn giản đến mức nhìn thôi ai cũng có thể về bắt chước làm. Chỉ cần đầu tư vài bể chứa có đổ ít cát là chủ lò có thể thoái mái hút nước giếng khoan lên lọc qua loa, rồi cho vào sản xuất. Nước giếng khoan bơm lên nhìn qua có vẻ trong xanh, nhưng để một lúc nó "biến" thành đục ngàu với một lớp đất đọng vàng khè, mùi tanh đến rợn người.
    [​IMG]Để đủ bia cung cấp cho thị trường trong những ngày nắng nóng, chủ lò càng tiến hành các công đoạn lọc nước một cách chóng vánh. Các lò "bia cỏ" (bia hơi thủ công) ven đô còn bất chấp sức khoẻ của người uống bia đến mức dùng cả nước ao để làm bia. Nhiều chủ lò thản nhiên lý giải rằng, nước có mất vệ sinh một tý, qua công đoạn lên men sẽ chẳng có loại vi khuẩn nào sống nổi.
    Nguồn nước đã vậy, còn khâu lên men thì sao? Tính ra để có một mẻ ủ bia thành phẩm, các nhà máy phải mất ít nhất nửa tháng, trong khi các lò bia tư nhân chỉ cần đến  3 - 4 ngày, thậm chí 1 ngày. Vì ủ chưa "nhừ" nên lượng cồn trong bia hơi còn rất cao. Đây là lý do giải thích tại sao sau khi uống bia hơi, nhiều người thường có cảm giác nhức đầu. Ai "yếu" bụng còn có thể bị đi ngoài, nặng hơn là ngộ độc vì khâu ủ men quá ẩu và vô trùng không tốt, nên sau khi uống đã xảy ra tình trạng bia lên men... trong bụng. Đáng tiếc là khi uống "bia cỏ" chẳng may bị đau bụng, người uống thường nghĩ "thủ phạm" chính là đồ nhắm không đảm bảo vệ sinh.
    Khâu đóng "bom" bia thành phẩm cũng có nhiều yếu tố mất vệ sinh đáng ngại. Bom bia gom từ các điểm tiêu thụ về, chẳng được chủ lò cọ rửa, hay thực hiện bất cứ thao tác vô trùng nào, mà cứ việc bơm bia ào ào vào lại mang đi bán. Cơ chế bán hàng "thông thoáng" của các chủ lò bia thủ công, làm cho người bán bia vô cùng "thoải mái" khi bán hàng. Chủ quán chỉ việc nhận bom bia bán được đâu hưởng đến đấy, chẳng phải lo ế, vì bia thừa đã có chủ lò cho người đến nhận lại. Số bia thừa đó lạiđược mang về san sẻ ra và "trộn" với bia mới, rồi tiếp tục bơm vào bom mang đi bán. Những bom bia ôi này thường có vị đắng, chua khác thường. Đắng vì bia bị mất hết ga, nên không át được át vị đắng vốn có của hoa houblon. Chua vì do vi khuẩn latic rất "nghiện" bia xâm nhập. Bia để lâu còn bị vẩn đục vì chất axit kết hợp với protein trong bia.
    Biết bẩn nhưng vẫn uốngKhông ít người thừa nhận rằng uống "bia cỏ" không được "sạch" cho lắm, nhưng vì quá rẻ nên cứ uống. Với không ít người, việc chỉ bỏ ra dăm bảy nghìn để có được cảm giác ngà ngà vì bia thì còn gì tuyệt hơn. Chứ bỏ ra mấy chục nghìn thì xót quá!
    Đã có cơ sở để "nhìn thấy" những biểu hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn của "bia cỏ" thế nhưng các cơ quan chức năng chẳng hề có biện pháp chấn chỉnh nào. Nên chăng đã đến lúc cần đưa các cơ sở sản xuất bia thủ công vào danh mục kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm định kỳ, để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm nảy sinh, bảo vệ nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. (Theo TTXVN)
  7. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da camChúng tôi không khỏi bàng hoàng khi nhận được những thông tin mới về việc sử dụng hoá chất bảo quản trong hoa quả mà tiến sĩ Nguyễn Đức Tuấn - Trưởng phòng Thí nghiệm môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 vừa cung cấp.

    [​IMG]

    Một mẫu chất diệt cỏ được dùng trong bảo quản hoa quả.´ Được biết, phòng thí nghiệm môi trường của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 thời gian qua đã tiếp nhận được khá nhiều mẫu hoá chất và mẫu hoa quả từ mọi miền đất nước gửi về xét nghiệm hoá chất bảo quản,  tiến sĩ có thể cho biết về tình trạng sử dụng hoá chất trong việc bảo quản hoa quả như thế nào?- Mấy năm nay, chúng tôi thường xuyên tiến hành phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản trong hoa quả và thực phẩm. Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả Trung Quốc và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Theo nguồn tin từ các tỉnh cung cấp thì các loại hoá chất này đang được nông dân sử dụng vào mục đích bảo quản hoa quả. Một trong những ví dụ cụ thể là tháng 9.2003, Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ Trung Quốc với hình ảnh quả hồng tươi rói, qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hoá chất 2,4-D dạng kỹ thuật có hàm lượng 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hoá chất 2,4,5-T.

    Cho đến thời điểm này bà Nguyễn Thị Kim, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khảo sát xong tình trạng nhập lậu các loại thực phẩm, hoa quả qua con đường tiểu ngạch ở biên giới như Báo Lao Động đã nêu và trở về Hà Nội. Tuy nhiên, về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết đến ngày 13.5, đại diện Bộ Y tế sẽ có trả lời chính thức Báo Lao Động về những cảnh báo mà báo đã nêu, đó là tình trạng sử dụng các hoá chất độc hại trong việc ngâm tẩm để bảo quản hoa quả và thực phẩm.  ´ Tiến sĩ có thể nói rõ hơn về hai loại hoá chất này và một số loại hoá chất bảo quản khác có trong hoa quả Trung Quốc hoặc người dân Việt Nam sử dụng vào việc bảo quản?- Theo kết quả điều tra của cán bộ khoa học Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Hà  Giang, hai loại thuốc trên đang được sử dụng phổ biến để bảo quản cam, thời gian bảo quản có thể lên tới 6 tháng trong môi trường thường. Qua phân tích của chúng tôi, cả hai loại thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T có thể diệt cỏ với hàm lượng cao, nếu sử dụng với hàm lượng ít sẽ kích thích tăng trưởng thực vật. Tuy nhiên một vấn đề mà khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra hoá chất 2,4,5-T và 2,4-D là các thuốc diệt cỏ này  cũng đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dưới tên gọi chất độc màu da cam. Đặc biệt loại hoá chất 2,4,5-T rất độc đã bị cấm sử dụng do có chứa hàm lượng dioxin được hình thành trong quá trình tổng hợp. Bên cạnh đó, một chất cũng ít khi thiếu trong các hoá chất bảo quản hoa quả này là thành phần lưu huỳnh. ´ Hàm lượng hoá chất trên được tìm thấy trong hoa quả tồn dư như thế nào, khả năng độc hại ra sao, thưa tiến sĩ?- Từ kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng sử dụng chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T ở mức 0,4mg/kg ở vỏ hoa quả và 0,04mg/kg ở ruột hoa quả. Hiện nay chưa có phát hiện nào từ việc nhiễm độc tức khắc đối với người sử dụng các loại hoá chất này. Song về lâu dài nếu có hàm lượng dioxin trong hoa quả mà người tiêu dùng sử dụng có thể làm người sử dụng bị nhiễm độc từng ngày. Sự nhiễm độc này không chỉ cho người tiêu dùng mà cho chính cả những người sử dụng và những người bán hàng hàng ngày phải tiếp xúc với hoá chất độc hại. Đây chính là điều mà chúng ta cần cảnh báo tránh tình trạng ảnh hưởng đến thế hệ mai sau do 2,4-D và 2,4,5-T có khả năng gây đột biến gene. Những chất bảo quản này có giá rất rẻ, chỉ từ 1.000-2.000 đồng/gói (10 gam) thì quả thật rất khó ngăn cản người dân sử dụng nó. Đó là mối nguy hiểm rất rõ ràng. - Xin cảm ơn tiến sĩ!
  8. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Quả ngọt mà không ngon"Chỉ thò tay vào bể hoá chất ngâm hoa quả là đã phải đi cấp cứu vì bỏng, còn lỡ ngã xuống bể ngâm thì coi như... toi mạng" - giới lái buôn hoa quả nhập khẩu (NK) thường kể với nhau về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật để bảo quản hoa quả có rất nhiều điều rùng rợn kiểu như vậy. Rõ ràng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để ngâm tẩm hoa quả là chất độc hại thực sự. Nhưng để ngăn không cho những loại hoa quả NK tẩm ướp những loại hoá chất độc hại tới sức khoẻ con người thì gần như chẳng có biện pháp gì từ phía các cơ quan chức năng. Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), nơi được coi là vị trí quản lý chặt chẽ về kiểm dịch hoa quả, thực phẩm thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.
    [​IMG]

    Xe container chở hoa quả từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh vào Việt Nam.Kiểm dịch cho có lệ Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày cửa khẩu này có tới 100 tấn hoa quả nhập khẩu (NK) chính ngạch. Với lưu lượng hàng hóa NK lớn như vậy, cửa khẩu này trở thành "điểm nóng" của hoa quả ngoại NK vào VN. Khẳng định với PV Báo Lao Động về vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng NK, ông Phạm Tất Trường - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết: "Tất cả các nhóm hàng hoá thuộc loại này, chúng tôi yêu cầu phải chấp hành nghiêm ngặt quy định về kiểm dịch. Hồ sơ làm thủ tục NK phải có xác nhận của kiểm dịch y tế và hồ sơ kiểm dịch thực vật đúng yêu cầu, Hải quan mới làm thủ tục NK".
    [​IMG]

    Xe ô tô chở hoa qua rnhập từ TPtập kết tại chợ Long Biên (HN).Quả thật, mọi vấn đề kiểm dịch ở cửa khẩu này diễn ra đúng như lời ông Trường nêu. Bởi chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự mẫn cán của các nhân viên kiểm dịch khi thi hành công vụ. Khi chủ hàng đến làm thủ tục khai báo, các cán bộ kiểm dịch ra tận xe hàng lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn quy định. Ngoài việc kiểm tra bằng cảm quan như: Mắt nhìn, mũi ngửi, tay sờ... anh em còn sục sạo sâu bên trong từng xe hàng để  lấy mẫu kiểm tra xem có các loại côn trùng, nấm bệnh, vi sinh vật gây hại hay không. Tất cả các mẫu kiểm tra đều được đưa ngay về trạm để thử "test". Rất thận trọng khi trả lời từng câu hỏi của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Học, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh nói: "Nếu... chưa phát hiện được có biểu hiện vi phạm, chúng tôi phải làm thủ tục cho lô hàng NK". Cũng theo lời ông Học cho biết, mới ngày 8.4.2004 vừa qua trạm đã phát hiện được một lô hàng là giống dâu có chứa rệp, trước đó anh em cũng phát hiện ra một lô hàng khoai tây giống có chứa nấm bệnh. Cả hai trường hợp này, kiểm dịch không làm thủ tục cho NK mà buộc chủ hàng phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ.
    [​IMG]

    Dùng xe ba gác đưa vềcác chợ nhỏ hơn.Lực lượng chủ công trong việc bảo vệ an toàn thực phẩm hoa quả ở cửa khẩu Tân Thanh là trạm kiểm dịch y tế. Ông Triệu Văn Má, tổ phó tổ kiểm dịch cho biết: "Chưa hề phát hiện được". Tuy nhiên, ông Má cũng thừa nhận là phương tiện kiểm dịch của trạm còn quá nghèo nàn. Đứng ở vị trí tiền tiêu để bảo vệ an toàn thực phẩm cho hàng triệu người tiêu dùng, nhưng trạm mới chỉ được trang bị các "test" thử nhanh chỉ có khả năng phát hiện các hoá chất bảo vệ thực vật có gốc Carbamat, phốtphát, thio phốt phát và loại độc tố vi nấm có thể gây bệnh ung thư (Aflatoxin). Nếu dân buôn hoa quả sử dụng những loại hoá chất bảo vệ thực vật khác để chống nấm mốc, vi khuẩn gây ôi thối... theo những tỉ lệ tuỳ thích, có thể gây tác hại cho sức khoẻ người tiêu dùng thì các phương tiện kiểm soát của trạm này coi như... "tịt". Trước câu hỏi của chúng tôi: Nếu hoa quả thực phẩm NK là những sản phẩm biến đổi gene, liệu có thể phát hiện để ngăn chặn? ông Má lắc đầu "Điều đó vượt quá khả năng của chúng tôi". Để 6 tháng, hoa quả vẫn không héoTheo lời của các thương lái chuyên kinh doanh mặt hàng hoa quả NK, Pò Chài chỉ là chợ trung chuyển hoa quả từ khắp đất nước Trung Quốc đưa về để chuyển sang VN tiêu thụ qua cửa khẩu Tân Thanh. Để bảo vệ được hoa quả không bị ôi thối trong quá trình vận chuyển cả hàng ngàn cây số, các chủ hàng  đã sử dụng rất nhiều loại hoá chất bảo vệ thực vật có nồng độ sát khuẩn cao để diệt khuẩn, nấm mốc phá hoại.
    [​IMG]

    Chợ bày bán hoa quả nhập lậu từ TQvà người tiêu dùng vẫn vô tư "tống" chất độc vào người.Chính nhờ có sự tẩm ướp theo kiểu này mà các mặt hàng lê, táo, cam... để hàng tháng trời vẫn tươi rói như vừa mới thu hoạch. Để chứng minh cho những điều nêu trên, một cán bộ hải quan nói với chúng tôi: "Mùa thu hoạch táo bên Trung Quốc đã qua từ lâu, nhưng táo Trung Quốc NK vẫn chở kìn kìn qua biên giới". Theo lời các chủ hàng buôn hoa quả cho hay, hàng đã được tẩm ướp hoá chất có thể để từ 4 - 6 tháng mà không sợ héo và không ôi thối, hư hỏng. Còn đó là hoá chất gì thì đến ngay cả giới thương lái buôn hoa quả cũng không thể biết, bởi chủ hàng giấu kín bưng không hề tiết lộ. Một đồng nghiệp chúng tôi cho biết, có lần trót dại sục tay vào bể hoá chất đang ngâm táo, đêm đó anh phải đi cấp cứu vì bỏng rát không thể chịu nổi. Vậy mà người tiêu dùng của ta vẫn cứ vô tư ăn những hoa quả đã được tẩm ướp những hoá chất này. Vậy mà trên thị trường Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng... hoa quả TQ vẫn vô tư bày bán. Nhiều loại quả như lê, táo, dâu tây... bày cả tháng trời, dưới mưa nắng mà vẫn tươi nguyên như vừa hái trên cây xuống. Nhóm pV Điều tra
    Không thể phát hiện thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản ngoài danh mục Trao đổi với ông Bùi Sĩ Doanh - Giám đốc Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật khu vực phía Bắc sáng ngày 28.4, chúng tôi được biết: Hiện nay các loại hoa quả có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc hoá chất bảo quản có trong danh mục, hoạt chất hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng, các thiết bị máy móc có thể phân tích được hàm lượng, loại thuốc sử dụng. Tuy nhiên ngoài 436 hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản có trong danh mục, 19 hoạt chất hạn chế sử dụng và 28 hoạt chất cấm sử dụng thì các thiết bị phân tích hoá chất bảo vệ thực vật không thể phát hiện được. Đây có thể là một trong những khó khăn trong việc phát hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo quản hiện nay.
  9. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Vào "hang ổ" chân gà, tim lợn
    [​IMG]

    Tim, lòng lợn từ Trung Quốc đang được bán tại VN.Trong vai một "đại gia" đi buôn chân gà, tim lợn từ Hà Nội lên, PV Báo Lao Động đã thâm nhập được vào "hang ổ" chuyên tập kết, chế biến các loại lục phủ ngũ tạng của động vật như chân gà, tim lợn... tại thị xã Hà Khẩu (Trung Quốc), nơi chuyên cung cấp nguồn hàng cho chợ Tả Cái, Tả Xéo và chuyển về Việt Nam. Tại đây, PV đã được tận mắt chứng kiến cơ man các loại "lục phủ ngũ tạng" của gà, lợn đã qua "sơ chế" để chuẩn bị xuất về VN cùng những mánh lới làm ăn của các ông chủ, bà chủ người Hoa... Đầu mối từ quán nhậu đêmLên Lào Cai lần này, tiếp xúc với công chức một số cơ quan quản lý các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh quản lý, khi hỏi: "Có còn chân gà, tim lợn nhập lậu không", ai cũng đáp một câu chắc nịch: "Làm gì có, hiếm lắm". Nghi hoặc, 6 giờ chiều ngày 23.4, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp tờ báo tỉnh nhà lượn vài vòng xe máy qua các quán nhậu trên địa bàn thị xã.

    [​IMG]

    Một chủ hàng người Trung Quốc tại thị xã Hà Khẩu đang "chào hàng" với PV.Tại quán 136 - đường Cốc Lếu, trên mặt bàn bày khoảng 2kg chân gà nướng, tất cả đều bị chặt phần cẳng, chỉ còn phần bàn chân và các ngón, to mập khác thường. Thấy lạ, tôi hỏi: "Chân gà Trung Quốc hay gà ta"? Bà chủ béo tốt cười xởi lởi: "Trung Quốc mới to và béo thế, chứ gà ta nướng xong chỉ gặm xương". Thế mỗi tối quán tiêu thụ bao nhiêu- tôi hỏi tiếp, bà chủ bảo khoảng 2- 3kg gì đó, dĩ nhiên muốn bao nhiêu sẽ có người mang đến, giá nhập 40.000đ/kg (20 chiếc), bán lẻ ăn lãi 500 đồng/chiếc. Lướt dọc phố Cốc Lếu đếm được khoảng mươi quán bán kèm chân gà như của "bà béo", rồi rẽ sang khu vực cửa ga cũng thấy dăm bảy quán, ngược về quán 47- Nguyễn Huệ cũng thấy một khay chân gà Trung Quốc tươi rói. Mấy thực khách đêm bảo, cả Lào Cai này không dưới 30 quán bán kèm chân gà, tất cả đều nhập lậu từ Trung Quốc. Nhẩm tính, mỗi tối, riêng thị xã vùng biên này tiêu thụ khoảng 60kg chân gà - một số lượng không hề nhỏ. Dĩ nhiên, có "cầu" phải có "cung", vậy hành trình của chân gà "vượt biên" thế nào?  Lần đến "hang ổ" chân gà, tim lợn
    [​IMG]

    Chân gà được ướp đá và đóng sẵn vào các túi nilông.Đóng vai một "đại gia" buôn chân gà, tim lợn từ Hà Nội lên, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp làm chuyến xuất ngoại "tiểu ngạch" sang thị xã Hà Khẩu (Trung Quốc) trên một con thuyền sắt mỏng manh ở bến Kim Thành vào trưa 24.4. Như duyên trời định, cùng thuyền bữa ấy có một phụ nữ trạc ngoại tam tuần, với khuôn mặt khá mặn mòi. Vận bộ đồ huyết dụ, cổ, tay vận đầy vàng ta sáng choé, chị ta xưng tên B., chuyên hành nghề đánh hàng "lục phủ ngũ tạng" động vật từ bên kia biên giới về VN.Sau 5 phút qua sông, chúng tôi đã có mặt ở Hà Khẩu, nhảy lên chiếc xe điện, qua cây số nữa là đến chợ Tả Cái nằm giữa trung tâm thị xã. B. giới thiệu rất vô tư đây là chợ chuyên bán thực phẩm, nhưng chỉ có 2 "đại gia" cung ứng nguồn hàng cho các khách hàng VN. Dẫn bọn tôi vào một ngôi nhà 3 tầng khá bề thế có mặt tiền nhìn ngay ra chợ, B. bảo đây là 1 trong 2 ông chủ cung cấp hàng chân gà, tim lợn cho khách hàng VN ở cái chợ Tả Cái này. Chủ nhà nói tiếng Việt lơ lớ, tự xưng là Lưu Kh., 43 tuổi. B. giới thiệu tôi là "ông chủ lớn" từ VN sang tìm nguồn tiêu thụ một lượng chân gà, tim lợn lớn. Kh. sốt sắng, tươi tỉnh hẳn, chỉ mấy mẹt chân gà ruồi bu đen kín đang bày ra trước mặt: "Đây là hàng đã bị các ông bà chủ người VN loại để dành bán cho dân Hà Khẩu tiêu dùng tại chỗ". Sau đó, Kh. xăng xái dẫn chúng tôi đi sâu vào gian trong, quan sát thấy có 5- 7 hòm lạnh kê sát tường. Vừa mở hòm, hơi đá bay mù mịt, Kh. nói: "Chân gà mới nhập, tươi nguyên, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng mấy hôm nay giá hơi mắc: 20 tệ (tiền Trung Quốc - tương đương 40.000 VNĐ)/1kg".
    [​IMG]

    PV Báo Lao Động đang thâm nhập vào một "hang ổ" chân gà, tim lợn tại thị xã Hà Khẩu (Trung Quốc). Ngó vào hòm thấy từng túi chân gà được đóng vào các bao ni lon, xếp chồng lên nhau. Mở một túi ni lon thì thấy tất cả đều được ướp đá cứng đơ, lác đác có những cái chân gà đã ngả màu vàng. Tôi hỏi sao vậy, chủ nhà bảo đấy là máu gà thấm ra đá! Mở tiếp các hòm khác thì thấy không chỉ có chân gà mà còn cả cánh, cổ, trứng non, lòng mề... tóm lại là "lục phủ, ngũ tạng" của con gà đều có đủ. Tuy nhiên, Kh. bảo, các anh sang giờ này (11 giờ trưa) thì hàng bán đã vãn, nếu muốn, sáng mai đến sớm sẽ có hàng mới về. Chúng tôi ngỏ ý xin mấy kiểu ảnh mang về làm tin cho khách hàng ở Hà Nội, ông Kh. vui vẻ ngay và còn đứng làm mẫu bên cạnh các thùng hàng cho chúng tôi chụp nữa. Chia tay, Kh. đưa chúng tôi tấm danh thiếp có đầy đủ địa chỉ và số phôn 0873. 673..., di động 130134... kèm theo câu nhắn gửi chắc nịch: "Cần thì cứ gọi trước 1 ngày, bao nhiêu cũng sẽ có đủ"! Rời cửa hàng của Kh., B. dẫn chúng tôi sang một "đại gia" khác cũng thuộc chợ Tả Cái. Cũng một ngôi nhà 3 tầng và với các hòm lạnh y chang như hiệu ông Kh., chỉ khác chủ nhà là một người đàn bà người Hoa nhỏ thó, song rất nhanh nhẹn. Chị tự giới thiệu tên là A Tr., cũng là người chuyên đánh hàng "lục phủ ngũ tạng" từ Côn Minh về tập kết tại đây rồi xuất sang VN. Ngoài các thùng chân gà (có phần nhiều hơn quán của Kh.), chúng tôi còn thấy nhiều hòm khác chứa đủ loại: Dạ dày, lòng, phèo, và đặc biệt là tim lợn... nhiều vô kể. Những quả tim to như tim trâu, ước tới 1,5- 2 kg, tẩm đá lạnh toát được đích thân bà chủ giơ cao cho chúng tôi xem và chụp hình. Cũng giống ông chủ Kh., chị Tr. cho biết lấy bao nhiêu cũng có, chỉ cần phôn trước 1 ngày. Rời 2 cửa hàng này, B. cho biết, bên chợ Tả Xéo (cách chợ Tả Cái 1 cây số) cũng có 2 chủ nữa kinh doanh lục phủ ngũ tạng động vật nhưng quy mô nhỏ hơn. Theo B., cứ 5 giờ sáng và 6- 7 giờ chiều hàng ngày, hai xe hiệu "Kamaz" chở chân gà, tim lợn và các loại thực phẩm khác được đóng gói, ướp đá cẩn thận từ Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) về đổ hàng cho 4 "đại gia" này với số lượng không dưới chục tấn/ngày. Và B. khẳng định: 4 chủ này là các đầu mối cung cấp chính mặt hàng "lục phủ ngũ tạng" gà, lợn cho thị trường VN.
  10. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
     Đường về đất ViệtTheo lời của B. thì mỗi ngày cao điểm của năm ngoái (2003), không dưới 5 - 7 tấn "lục phủ ngũ tạng" gà, vịt, lợn được thẩm lậu về VN. Song năm nay, một phần do các cơ quan chức năng làm gắt gao, phần nữa vào thời điểm này (mùa hè) "đầu ra" hạn chế nên mỗi ngày nhỏ giọt chỉ vài tạ chân gà, còn tim cật thì vài ba chục cân vì dễ bị ôi thiu. Các "nhà phân phối" ở Lào Cai đang chờ mùa cưới, lúc đó kể cả hàng tấn tim, cật cũng không đủ mà bán...
    [​IMG]

    Một "con đường" đưa chân gà, tim lợn Trung Quốcvào Việt Nam.Buôn lậu "lục phủ ngũ tạng", siêu lợi nhuậnTheo lời hẹn của B. từ bên Hà Khẩu, tối ngày 24.4, chúng tôi tìm đến căn nhà gỗ ọp ẹp mà B. thuê đã 4 năm nay. Căn nhà nằm sát bờ sông Hồng, chỉ nhảng sang bên kia đã là Hà Khẩu, mới nhìn tuyềnh toàng như một túp lều bỏ hoang. Vậy mà nó lại là tụ điểm trung chuyển những chuyến hàng lậu xuyên biên giới. Chỉ vào mấy thùng các-tông đựng trứng gà để ở chân giường, B. bảo: "Mùa này cánh, chân gà không ăn nên em quay sang buôn trứng gà trúng ghê lắm". Theo B., mỗi thùng các-tông là 780 quả trứng, B. mua bên Hà Khẩu giá 600 đồng/quả, về Lào Cai giao thẳng 800 đồng/quả, vị chi mỗi thùng lãi cỡ 150.000 đồng. Thường mỗi đêm, B. nhập về 20 thùng (có đêm cao điểm 40 thùng), như vậy số tiền lãi B. thu được hàng ngày vào cỡ 3- 6 triệu đồng. Khi được hỏi: Hải quan, biên phòng, kiểm dịch động vật bủa lưới vây kín tứ phía, đi sao cho thoát, B. bảo: Chúng em đi ban đêm, không bao giờ đi ban ngày. Tôi hỏi: Ban đêm cũng có các lực lượng mai phục, lùng soát làm sao qua mắt được, B. bảo: Cả quãng sông này dài hàng chục cây số, đêm xuống có trăm quân cũng chả bắt nổi. Hơn nữa, chỗ nào "khó" bọn em đã làm luật! Rồi để tăng niềm tin cho tôi, B. kể: Chỉ cần anh báo số lượng trước 1 ngày, bọn em sẽ vận chuyển về tận nơi (Hà Nội) cho anh, đảm bảo tiết kiệm, chu đáo, an toàn.
    [​IMG]

    Kiểm tra gắt gao tại cửa khẩunhưng chân gà, tim lợn vẫn lọt vào nội địa.Nói rồi B. kể vanh vách: Sáng nào em cũng qua đò sang Hà Khẩu kiểm hàng, loại những chân gà nhỏ, tím, giập, tim lợn thì chỉ lấy loại 2- 2,5 lạng/quả, kiên quyết loại quả to (như sáng nay các anh thấy). Sau đó đóng hộp, ướp đá. Chờ đêm xuống, có người sẽ vận chuyển qua sông rồi đưa thẳng đến các xe tải đường dài. Năm ngoái, khi chưa kiểm soát gắt gao, bọn em đi hàng tấn vô tư, nhưng năm nay chỉ dám đi dăm bảy chục cân, vài ba chục cân hàng được đóng vào hộp xốp đá, gửi theo các xe tải nặng (không bao giờ gửi trên xe ca vì sợ bốc mùi), về Hà Nội hẹn người ra đón đưa về các ổ tiêu thụ, chi phí cỡ 100.000 - 110.000đ/thùng các- tông (70kg)s. Vậy những loại thực phẩm này có được tẩm ướp các loại hoá chất độc hại hay không? Theo một chủ hàng ở Hà Khẩu thì mặt hàng "lục phủ ngũ tạng"sẽ rất khó xơi, dù lợi nhuận cao vì chỉ cần để sau 1 ngày là bốc mùi, dù có được ướp đá cũng chỉ tươi trong vòng 10 ngày là cùng, nhưng các loại thực phẩm này có thể vô tư "tươi" lâu tới cả tháng trời. Bí quyết là dùng hoá chất để tẩm ướp. Còn hoá chất gì thì ngay cả các đại gia chuyên đánh hàng cũng không được phép biết. Theo một cán bộ của ngành kiểm dịch Hà Nội thì công tác kiểm dịch chỉ thực hiện trên việc nhập hàng chính ngạch, chứ hàng nhập lậu về phân tán nhỏ lẻ thì chịu. Chính vì vậy mà các loại thực phẩm nhập lậu này cứ  ồ ạt chảy về các nhà hàng quán nhậu và người tiêu dùng cứ vô tư ăn.
    [​IMG]

    Các loại lục phủ ngũ tạng gia cầmđược tẩm ướp trong thùng đá.Thành tích xử lý "siêu khiêm tốn"Nếu về đêm, khúc sông Hồng và sông Nậm Thi biên giới là bạn đồng hành dung túng bọn buôn lậu tuồn hàng tấn chân gà, tim lợn bất hợp pháp về VN, thì tại các cửa khẩu chính ngạch và tiểu ngạch của Lào Cai, các cơ quan công quyền tỏ ra khá lạc quan. Bà Nguyễn Thị Khang - Trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật biên giới đưa cho tôi bản "thành tích". Theo đó, năm 2003: Tiêu huỷ 156kg tim lợn, 6.000 quả trứng gà, 156kg thịt gà Trung Quốc nhập lậu; 4 tháng đầu năm 2004: Tiêu huỷ 51kg tim lợn, 200kg thịt gà, 5.000 quả trứng và 50kg phủ tạng các loại (đều của Trung Quốc). Trộm nghĩ, nếu những lời "gan ruột" của B. là chính xác thì tổng lượng tiêu huỷ cả năm của cơ quan công quyền chưa bằng một mẻ chợ của cô. Ông Đào Duy Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai cũng lạc quan: Mấy năm trước đúng là có mầm dịch lở mồm long móng lây lan từ Mường Khương, Simacai tiếp giáp Hà Giang sang, nhưng vài năm nay đã không còn xuất hiện các mầm bệnh qua con đường xuất nhập khẩu. Dĩ nhiên nhập lén lút qua biên giới vào ban đêm thì không thể nào kiểm soát nổi. Quan sát tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai vào chiều 23.4, chúng tôi cũng thấy nhiều xe thồ chở mỗi xe hơn tạ rau bắp cải, nếu bọn buôn lậu có giấu chân gà, tim lợn trong đó cũng khó kiểm soát được vì nếu hải quan dỡ cả xe xuống kiểm hoá sẽ bị coi là phiền nhiễu, còn kiểm tra đại khái, qua loa sẽ là kẽ hở cho bọn buôn lậu tung hoành, lợi dụng. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là tình trạng thẩm lậu các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch và kiểm tra độ an toàn thực phẩm đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Chia sẻ trang này