1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết khi thi TỐT NGHIỆP PTTH.

Chủ đề trong 'Hội học sinh Trần Phú' bởi otdo, 06/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết khi thi TỐT NGHIỆP PTTH.

    Đây là thông tin dành cho các bạn ôn thi TN cấp III , hy vọng giúp được các bạn 1 phần nào đó !!

    GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2002 CÁC MÔN TOÁN HỌC, VĂN HỌC, NGOẠI NGỮ, VẬT LÝ, HOÁ HỌC, LỊCH SỬ
    (do Bộ GD&ĐT hướng dẫn)
    Môn tóan
    Để kiểm tra và thi tốt nghiệp môn Toán không có câu hỏi lý thuyết, nhưng HS cần nhớ các định lý và công thức để vận dụng vào giải các bài tập cơ bản có kỹ năng tính toán là hết sức quan trọng. Các HS chú ý tới những nội dung sau:
    1. Đạo hàm và khảo sát hàm số:
    Các kiến thức cơ bản: đạo hàm của hàm số và ý nghĩa của đạo hàm cấp I; các quy tắc tính đạo hàm, đạo hàm của hàm số sơ cấp; điều kiện để hàm số đồng biến hay nghịch biến trong một khoảng; điếm tới hạn, các định lý và quy tắc tìm cực trị hàm số; tập xác định, tập giá trị của hàm số; hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn, tính đối xứng của đồ thị (tâm đối xứng, trục đối xứng), tiệm cận, điểm uốn của đồ thị, chiều biến thiên, cực trị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Các ứng dụng của đạo hàm: Xét chiều biến thiên, xét cực trị, tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; xét nghiệm của phương trìh, bất phương trình; bài toán tiếp tuyến của đồ thị (tiếp tuyết tại một điểm, tiếp tuyến đi qua một điểm, hệ số góc của tiếp tuyến, điều kiện tiếp xúc của hai đồ thị, không xét tiếp tuyến có phương oy của đồ thị hàm số y=f(x); khảo xát các hàm số sơ cấp thường gặp: hàm đa thức bậc 2 và bậc 3, hàm đa thức bậc 4 trùng phương, hàm phân thức có mẫu là đa thức bậc nhất còn tử là đa thức bậc không quá 2. Các ứng dụng của đồ thị, miền mặt phẳng để giải toán: Biện luận nghiệm của phương trình, bất phương trình. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số hoặc biểu thức hai ẩn; sử dụng đồ thị hàm số y=f(x) để biện luận số nghiệm của phương trình f(x)=m với m là tham số; viết phương trình đường thẳng d có hệ số k đi qua một điểm xác định, biện luận theo k số giao điểm của d và đồ thị hàm số sơ cấp thường gặp nêu trên; khi hàm số sơ cấp thường gặp cho ở dạng có tham số m, biện luận theo m tính đồng biến, nghịch biến của hàm số tìm giá trị của m để hàm số có cực đại, cực tiểu. Thực hiện việc khảo sát hàm số theo sơ đồ sau:tìm tập xác định và xét các tính chất đặc biệt (chẵn, lẻ, tuần hoàn (nếu có)) của hàm số; khảo sát sự biến thiên của hàm số: - xét chiều biến thiên (tính đạo hàm f'(x), tìm các điểm tới hạn, xét dấu đạo hàm f'(x), kết luận về chiều biến thiên của hàm số) - xét tính lồi, lõm và tìm điểm uốn của đồ thị hàm số (tính đạo hàm f'(x), xét dấu đạo hàm f"(x), kết luận về tính lồi, lõm và điểm uốn của đồ thị) - Tính các cực trị - Tìm các giới hạn của hàm số (khi x dần tới vô cực, khi x dần tới bên trái và bên phải những giá trị mà tại đó hàm số không xác định, tìm các tiệm cận (nếu có)) - Lập bảng biến thiên (bảng tổng kết các kết quả tìm được qua các bước trên): vẽ đồ thị (tìm giao điểm của đồ thị do tính đối xứng qua tâm, trục đối xứng hoặc do tính tuần hoàn (nếu có), vẽ tiếp tuyến ở các điểm cực trị, điểm uốn (nếu có). Lưu ý: trong sơ đồ trên, với hàm đa thức thường gặp thì không phải tìm tiệm cận, còn với các hàm phân thức thường gặp thì không phải xét tính lồi lõm và tìm điểm uốn.
    2. Nguyên hàm tích phân:
    Tìm các nguyên hàm theo bảng nguyên hàm cơ bản, sử dụng các tính chất của nguyên hàm và chỉ xét các dạng thêm bớt đơn giản - Tìm tích phân theo định lý Newton-Leibnitz hoặc các tính chất của tích phân, theo các phương pháp tính tích phân (đổi biến số, tích phân từng phần) với phép biến đổi dạng hàm số dưới dấu tích phân không qua hai lần và ở dạng đơn giản - Các ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng (giới hạn bởi các đường, đồ thị quy định trong chương trình); tìm thể tích khối tròn xoay theo công thức cơ bản.
    3. Giải tích tổ hợp:
    Giải các bài toán thông thương liên quan quy tắc công, quy tắc nhân và các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. - Giải các bài toán giải phương trình, bất phương trình có ẩn cần tìm liên quan các công thức tính số hoán vị, số các chỉnh hợp chập k của n phần tử. - Giải các bài toán liên quan công thức khai triển nhị thức Newton: Chứng minh đẳng thức, tính hệ số của một lũy thừa trong một khai triển.
    4. Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng:
    Các kiến thức cơ bản: Toạ độ của véctơ và của điểm; công thức toạ độ của các phép tính véctơ, tích vô hướng, tính côsin của góc giữa hai véctơ; khoảng các giứa hai điểm, trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác; mối liên hệ giữa các toạ độ của hai véctơ vuông góc, của hai véctơ cùng phương. Các bài toán về đường thẳng: Xác định được véctơ pháp tuyến; viết được phương trình tổng quát, phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng (đi qua hai điểm, đi qua một điểm và có hệ số góc k...); đường thẳng song song và vuông góc, vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, chùm đường thẳng; góc giữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng. Bài toán viết phương trình đường thẳng chứa cạnh, đường cao, trung tuyến, trung trực, đường phân giác của một tam giác biết toạ độ 3 đỉnh hoặc phươn trình 3 cạnh; tìm đường cao, chu vi, diện tích, tâm vòng tròn ngoại tiếp của tam giác đó. Các bài toán về đường tròn: viết được phương trình đường tròn biết tâm và bán kính, biết 2 điểm đầu đường kính, tìm phương tích và trục đẳng phương; viết phương trình tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. Các bài toán về đường côníc: Thiết lập phương trình chính tắc của elíp, hypebol, parabol khi biết các điều kiện xác định; tìm các yếu tố (tâm sai, tiêu điểm, đường chuẩn...) của một đường côníc khi biết phương trình của nó; viết phương trình tiếp tuyến của một đường côníc. Các bài toán quỹ tích.
    5. Phương pháp toạ độ trong không gian
    Các kiến thức cơ bản: toạ độ của một véctơ và của một điểm, biểu thức toạ độ của các véctơ cùng phương, cùng hướng, độ dài véctơ, véctơ bằng nhau; phép cộng trừ vectơ và các tính chất của chúng, tích vô hướng, côsin của góc giữa 2 véctơ, khoảng cách giữa 2 điểm; mối liên hệ toạ độ của 2 vectơ vuông góc, chia một đoạn thẳng theo tỷ số cho trước, trọng tâm tam giác, trọng tâm tứ diện, toạ độ điểm đối xứng qua một điểm (một đường thẳng, một mặt phẳng) với điểm cho trước. Các bài toán dùng véctơ và các phép toán về véctơ, dùng tích có hướng: để chứng minh một hệ thức véctơ, chứng minh tính thẳng hàng, song song, vuông góc, đồng phẳng (nhờ véctơ cùng phường, tích vô hướng, nhờ biểu diễn một véctơ qua 2 véctơ thích hợp); tính độ dài, tính góc, tính diện tích tam giác, thể tích hình hộp. Các bài toán về mặt phẳng: Tìm véctơ pháp tuyến của mặt phẳng, lập phương trình tổng quát, phương trình theo đoạn chắn của mặt phẳng, phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm không thẳng hàng; xác định vị trí tương đối của 2 mặt, chùm mặt phẳng, mặt phẳng song song, vuông góc; các vị trí đặc biệt của mặt phẳng. Các bài toán về đường thẳng: tìm véctơ chỉ phương của đường thẳng. Lập phương trình tổng quát, phương trình tham số, phương trình chính tắc; xác định các hệ thức véctơ, hệ thức toạ độ biểu diễn vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng (vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng (đồng phẳng, cắt nhau, song song, trồng nhau, chéo nhau), vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng (cắt nhau, song song, nằm trên, vuông góc)). Các bài toán tính toán: khoảng cách (điểm đến mặt phẳng, điểm đến đường thẳng, giữa 2 đường thẳng chéo nhau); góc (giữa 2 đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng). Các bài toán về mặt cầu: lập phương trình mặt cầu khi biết tâm và bán kính (biết hai điểm đầu đường kính, biết 4 điểm không đồng phẳng, biết tâm và mặt phẳng tiếp diện); tìm tâm và bán kinh mặt cầu, xác định vị trí tương đối giữa mặt cầu và mặt phẳng (cắt nhau, tiếp xúc, không cắt nhau). Lập phương trình mặt phẳng tiếp diện.
    Lưu ý: Luyện tập các bài toán nêu trên có yêu cầu phải áp dụng phương pháp toạ độ để giải quyết, kể từ bước thiết lập hệ toạ độ vuông góc, xác định toạ độ của các yếu tố hình học (điểm, đường thẳng...) trong hệ toạ độ đó, rồi mới áp dụng trực tiếp đến cấc biểu thức, hệ thức, phương trình đường, mặt, góc, khoảng cách.
    Môn văn
    Chương trình thi tốt nghiệp THPT môn Văn bao gồm toàn bộ phần Văn học VN và Văn học nước ngoài ở lớp 12, không có đề riêng về Lý luận văn học. Đáng lưu ý là so với sách giáo khoa Văn học 12, tập 1, phần Văn học Việt VN (mới được chỉnh lý và hợp nhất năm 2000) gồm các bài" "Văn cảnh", trích "Nhật ký trong tù" cùa Hồ Chí Minh; "Thời và thơ của Tú Xương" của Nguyễn Tuân; "Huệ Chi trước lễ cưới" (trích "Cửa biển" của Nguyên Hồng); "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi không có trong phạm vi ra đề thi vì những bài này đã được chuyển từ chính khoá sang đọc thêm.
    Ngoài ra, những bài thơ: "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu, "Bên Kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận, "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên chỉ học chính khoá các đoạn trích (phần còn lại ở mỗi bài cũng đã chuyển sang đọc thêm); do đó, đề thi chỉ đề cập đến đoạn trích đã học, không rơi vào phần đọc thêm.
    Phần văn học nước ngoài, chương trình thi gồm 6 tác giả với 6 tác phẩm hoặc trích đoạn sau: Gorki với tác phẩm "Một con người ra đời"; Lỗ Tấn với "Thuốc"; Ê-xê-non với "Enxa trước gương"; Hêminhguê với "Ông già và biển cả" (trích); Sôlôkhốp với "Số phận con người" (trích). Môn Làm văn có 2 đề thi, học sinh được chọn 1 trong 2 đề và làm bài trong thời gian 150 phút. Mỗi đề thi có thể bao gồm 2 hoặc 3 câu, trong đó câu chủ yếu yêu cầu tài hiện kiến thức và có câu thiên về đòi hỏi vận dụng kiến thức. Mỗi đề thi đều có thể đề cập đến nhiều khu vực khác nhau của chương trình. Không có đề thi chỉ có một câu. GV và HS cần hết sức chú ý đến vấn đề này trong quá trình giảng dạy và học tập.
    Yêu cầu ôn thi tốt nghiệp:
    Ở phần Văn học Việt Nam, đối với bài khái quát giai đoạn văn học, HS cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kỳ phát triển và một vài đặc điểm chung; đối với bài khái quát về tác giả, cần nắm chắc quá trình sáng tác và đôi nét về phong cách nghệ thuật của từng tác giả. Đối với những bài giảng văn, phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm; tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung tác phẩm (nếu là truyện), phải học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài thơ dài hoặc những đoạn trích dài; nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm; ngoài ra, HS phải biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, từ đó rút ra những nét chung của chúng, đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong nhóm tác phẩm.
    Ở phần Văn học nước ngoài, đối với mỗi bài đều phải nắm được sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả, giá trị bao trùm của tác phẩm hoặc đoạn trích đã học.
    Bên cạnh việc ôn tập về kiến thức, HS cần chú ý nhiều đến việc ôn luyện kĩ năng làm văn, mà cách tốt nhất là làm nhiều bài văn khác nhau theo những đề bài ở sách giáo khoa.

    Môn tiếng Anh
    Chương trình học 3 năm cần:
    - Đọc hiểu nội dung các đoạn văn (khoảng 100 ?" 150 từ) về các chủ điểm đã học như bản thân, sở thích cá nhân, việc làm, đất nước, con người nước Anh và việc học tiếng Anh; tiểu sử mốt ố nhà khoa học nổi tiếng, một số ngành khoa học, sức khoẻ, môi trường?
    - Kiến thức ngôn ngữ: phần từ loại gồm: đối với động từ cần nắm được dạng và cách dùng của các thì simple present, simple past, present perfect, simple future, present continuous, past continuous, dạng bị động (passive voice) của động từ với các thì trên, dạng V-ing của động từ. Đối với danh từ: danh từ số ít, số nhiều, đếm được, không đếm được , cấu tạo danh từ, sử dụng một số thành tố phụ (tiền tố, hậu tố). So sánh và cấu tạo của trạng từ, tính từ. Ôn tập củng cố cách sử dụng các đại từ quan hệ: which, who, that? trong các câu phức. Ôn tập và củng cố cách nhận biết các quán từ: a, an, the; cách sử dụng giới từ chỉ thời gian, nơi chốn, phương hướng, mục đíhc; cách sử dụng các liên từ nối, các câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, đặc biệt là trật tự từ trong câu; cách sử dụng câu phức với các liên từ, đại từ quan hệ, câu điều kiện loại I, loại II.
    Chương trình học 7 năm:
    - Đọc hiểu nội dung các đoạn văn (khoảng 150 ?" 250 từ) về các chủ điểm đã học như nước Anh và việc học tiếng Anh, cuộc sống của thanh niên, nghề nghiệp, mục đích ý nghĩa và biện pháp bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, giao thông, y tế và sức khoẻ, một số ngành khoa học.
    - Kiến thức ngôn ngữ: như yêu cầu của chương trình ba năm và thêm các nội dung: nắm được dạng và cách sử dụng các thì past perfect, present perfect continuous, dạng V-ing của động từ, động từ nguyên thể có và không có ?oto?, một số động từ có 2/3 từ đã học trong chương trình lớp 12, nắm được cấu tạo các loại từ và sử dụng một số thành tố phụ (tiền tố, hậu tố), một số tính từ có giới từ đi kèm đã học trong sách giáo khoa lớp 12, nắm vững cách sử dụng các loại câu điều kiện, sử dụng được cách nói gián tiếp (reported speech) trong các loại câu cơ bản.
    Môn vật lý
    - Phần dao động và sóng: Các nội dung về dao động và sóng cơ học, dòng điện xoay chiều, dao động điện từ, sóng điện từ.
    - Phần quang học: Định luật khúc xạ ánh sáng, hiện tượng phản xạ toàn phần, đường đi của một tia sáng đơn sắc qua lăng kính, thấu kính mỏng, ảnh của vật qua thấy kính, công thức thấu kính; kính lúp, kính hiển vi; hiện tượng tán sắc ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng; quang phổ liên tục quang phổ vạch; tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Ronghen: hiện tượng quang điện; thuyết lượng tử ánh sáng và các định luật quang điện; ứng dụng thuyết lượng tử trong nguyên tử hyđro.
    - Phần vật lý hạt nhân: sự phóng xạ; phản ứng hạt nhân; hệ thức Anhxtanh giữa khối lượng và năng lượng, độ hụt khối và năng lượng liên kết; sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch.
    Về bài tập, học sinh cần nắm được phương pháp và kỹ năng giải các loại bài tập: lập phương trình dao động điều hòa, tìm các đại lượng đặc trưng hoặc các giá trị tức thời của hệ dao động, tính năng lượng dao động; Bài tập về con lắc đơn, con lắc lò xo; Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phường cùng tần số, giải mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh; Bài tập về máy biến thế, máy phát điện xoay chiều, sự truyền điện, lăng kính, gương cầu, thấu kính mỏng, về mắt, kính lúp, kính hiển vi, thí nghiệm lăng, hiện tượng quang điện về phóng xạ, về phản ứng hạt nhân, năng lượng liên kết, năng lượng hạt nhân. Các bài tập sẽ gồm cả hai dạng: định lượng và định tính. Học sinh cần chú trong kỹ năng vẽ hình, phân tích hiện tượng vật lý, biện luận và nhận xét kết quả.
    Môn hóa học
    I. Rượu - Phenol - Amin: Khái niệm về nhóm chức hữu cơ; * Dãy đồng đẳng của rượu etylic: Đồng đẳng, đồng phân (đồng phân về mạch cacbon và đồng phân về vị trí nhóm hiđroxyl), danh pháp, bậc rượu. Tính chất vật lý. Liên kết hiđro. Tính chất hoá học: phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với axit bromhiđric, với axit axetic, phản ứng tách nước từ hai phân tử rượu, phản ứng oxi hoá rượu thành anđehit, phản ứng cháy trong không khí. Điều chế rượu (phương pháp chung và phương pháp lên men rượu). Ứng dụng của rượu metylic và rượu etylic.
    Phenol: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với bazơ, phản ứng với nước brom, điều chế, ứng dụng. Khái niệm về amin: Công thức cấu tạo. Tính chất chung (amin mạch hở trong nước đổi màu quì tím thành xanh, phản ứng với axit cho muối).
    Anilin: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng với axit (tính bazơ), phản ứng với nước brom. Điều chế. Ứng dụng.
    II. Anđehit - axit cacboxylic - este:
    Anđehit fomic: công thức cấu tạo của anđehit fomic. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hoá anđehit, phản ứng với phenol. Điều chế. Ứng dụng.
    Dãy đồng đẳng của anđehit fomic: Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hoá anđehit. Điều chế.
    Dãy đồng đẳng của axit axetic: Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tính axit (sự điện ly, phản ứng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat), phản ứng với rượu (phản ứng este hoá). Điều chế axit axetic (lên men dấm, chưng gỗ). Ứng dụng (axit axetic, axit panmitic và stearic). Khái niệm về axit cacboxylic không no đơn chức (axit acrylic, axit metacrylic, axit oleic): định nghĩa. Tính chất hoá học (tính axit, phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp). Ứng dụng. Mối liên quan giữa hiđrocacbon, rượu, anđehit và axit cacboxylic.
    Este: Công thức, cấu tạo và danh pháp. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học (phản ứng thuỷ phân). Điều chế. Ứng dụng.
    III. Glixerin - lipit:
    Khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm chức, hợp chất đa chức và hợp chất tạp chức.
    Glixerin: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng với natri, phản ứng với axit, phản ứng đồng (II) hiđroxit (phản ứng este hoá). Điều chế, ứng dụng. * Lipit (chất béo): công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá, phản ứng cộng hiđro.
    IV. Gluxit:
    Khái niệm về gluxit * Glucozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: tính chất rượu đa chức, tính chất anđehit, phản ứng lên men rượu. Ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ. * Saccarozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng thủy phân, phản ừng với đồng (II) hiđroxit. Ứng dụng. Đồng phân của Saccarozơ: mantozơ.
    Tinh bột: Công thức phân tử. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu với iot.
    Xenlulozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng với axit nitric (phản ứng este hoá). Ứng dụng.
    V. Aminoaxit và protit:
    Aminoaxit: Định nghĩa. Công thức cấu tạo và danh pháp. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng, khái niệm về phản ứng trùng ngưng, ứng dụng.
    Protit: Thành phần và cấu tạo phân tử. Tính chất của protit: Phản ứng thuỷ phân, sự đông tụ, phản ứng màu.
    VI. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime:
    Định nghĩa, cấu trúc của polime (dạng mạch thẳng, dạng phân nhánh, dạnh mạng không gian). Tính chất của polime: Tính chất vật lý. Tính chất hoá học. Các phương pháp tổng hợp polime: trùng hợp, trùng ngưng.
    Chất dẻo: Một số polime dùng làm chất dẻo (polietilen, polistiren, polivinyl clorua, polimetyl metacrylat, nhựa phenolfomandehit). * Tơ tổng hợp: Tính chất và ứng dụng của tơ poliamit (tơ nilon, tơ capron).
    VII. Đại cương về kim loại:
    Vị trí của các nguyên tố kim loại trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo của nguyên tử kim loại, cấu tạo của đơn chất kim loại và liên kết kim loại. Tính chất vật lý chung của kim loại: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Tính chất vật lý khác của kim loại như tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCL, H2SO4) và với dung dịch axit đặc (HNO3, H2SO4), tác dụng vói dung dịch muối. Cặp oxy hoá-khử của kim loại, so sánh tính chất những cặp oxi hoá - khử. Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của dãy điện hoá kim loại. Hợp kim: Định nghĩa, cấu tạo của hợp kim, liên kết hoá học trong hợp kim, tính chất và ứng dụng của hợp kim. Sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại. Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phương pháp điều chế kim loại (thuỷ luyện, nhiệt luyện và phương pháp điện phân).
    VIII. Kim loại các phân nhóm chính nhóm I, II, III.
    Kim loại phân nhóm chính I (nhóm kim loại kiềm): Vị trí của kim loại kiềm trong hệ thống tuần hoàn. Tính chất vật lý đặc trưng của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng). Cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học đặc trưng của các kim loại kiềm là tính khử mạnh nhất (minh hoạ qua tính khử của natri): Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCI, H2SO4), tác dụng với nước. Ứng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm. * Một số chất quan trọng của natri (natri hidroxit, natri clorua, natri cacbonnat): tính chất, ứng dụng, điều chế. Cách nhận biết hợp chất natri. Kim loại phân nhóm chính nhóm II trong hệ thống tuần hoàn. Tính chất vật lý và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại phân nhóm chính nhóm II (tính khử mạng). Ứng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính qua nhóm II. * Một số hợp chất quan trọng của canxi (canxi oxit, canxi sunfat): tính chất, ứng dụng, điều chế. Nước cứng, các loại nước cứng và tác hại của nước cứng, nguyên tắc và các phương pháp làm mềm nước. * Nhôm: Vị trí của nhôm trong HTTH. Cấu tạo nguyên tử nhôm. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học của nhôm là tính khử mạnh: nhôm tác dụng với phi kim, với axit, oxit kim loại, với nước ứng dụng của nhoom. Sản xuất nhôm. * Hợp chất của nhôm (nhôm oxit, nhôm hidroxit, nhôm clorua, nhôm sunfat): tính chất ứng dụng. Một số hợp kim quan trọng của nhôm (duyra, silumin, almelec, electron): thành phần, tính chất và ứng dụng.
    I. Sắt: * Vị trí của sắt trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử sắt. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học của sắt: Tác dụng với phi kim, axit, muối nước. * Hợp chất sắt (II), hợp chất sắt (III): Tính chất chng, điều chế. Sản xuất gang, thép: Nguyên liệu. Nguyên tắc sản xuất. Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất gang và luyện thép.
    II. Bài tập
    Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập hoá học. Lưu ý các dạng bài tập: * Xác định công thức cấu tạo, danh pháp, đồng phân cùng chức của các hợp chất hữu cơ. * Nhận biết: các hợp chất hữu cơ. * Nhận biết: các hợp chất hữu cơ (rượu, phenol, amin, anđehit, axit cacboxylic, este, glixerin, gluxit, protit); các hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, sắt. * Viết: phương trình phản ứng oxi hoá - khử; sơ đồ điện phân và phương trình điện phân; các phương trình phản ứng thực hiện dây chuyền hoá học; các phương trình điều chế rượu, phenol, amin, anđehit, axit cacbonxylic, este từ hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon và dẫ xuất hidrocacbon. * Tính theo phương trình hoá học. Xác định thành phần của hỗn hợp.
    Chú ý: Bỏ các nội dung: Tổng hợp axit axetilen. Khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp. Hợp kim sắt. Khái quát về phân nhóm phụ nhóm VIII.
    Môn lịch sử
    Lịch sử thế giới
    Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Á Phi - Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ - Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
    Lịch sử Việt Nam:
    - Chương 1 (Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất) tập trung vào nội dung Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
    - Chương 2 (Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ?" 1945) cần tập trung vào các nội dung: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến Cách mạng Việt Nam như thế nào; Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 ?" 1926); Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thànhd lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam; Những nét chính về sự ra đời và quá trình phát triển từtự phát đến tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam. Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, sự thống nhất ba tổ chức đó thành **********************, ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản và việc thành lập Đảng; Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái; Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh; cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939; Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương (11/1939); Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương; Tình hình đông Dương dưới ách thống trị Nhật - Pháp; Hội nghị lần 8 (5/1941) và việc thành lập Mặt trận *********. Nét chính về hoạt động của ********* từ tháng 4/1941 đến tháng 3/1945; Cách mạng Tháng Tám: nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó.
    - Chương 3 (Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945-1946) cần tập trung vào các nội dung: Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám; Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoát ra khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng 8.
    - Chương 4 (Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ 1946 ?" 1954): Vì sao Đảng và Nhân dân ta chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp? Nội dung cơ bản lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bản chỉ thị ?otoàn dân kháng chiến? và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi; Những chiến thắng lớn: Việt Bắc, Biên giới và chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    - Chương 5 (Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước 1954 ?" 1975): Phong trào Đồng Khởi; Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - nguỵ thực hiện chiến lược ?oChiến tranh đặc biệt?, ?oChiến tranh cục bộ?, ?oViệt Nam hoá chiến tranh?, quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng các âm mưu và thủ đoạn đó như thế nào? Mục đích của Mỹ tiến hành cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân dân ta đã đánh thắng cuộc tập kích đó như thế nào, ý nghĩa lịch sử? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Theo Bộ GD-ÐT)

    Copy từ topic của anh Khoai Tay Chien bên Box Đà NĂng.
  2. Black_or_White

    Black_or_White Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    copy nhưng dù sao cũng có giá trị đó..
    Yêu ai , ai yêu
  3. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    chà chà...Em BoL nhớ quảng cáo Trần Phú Club này cho bạn bè cùng biết , tham gia cho đông vui nhé em! Phải lôi kéo vào ...
  4. khoai_tay_chien

    khoai_tay_chien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    1.371
    Đã được thích:
    0
    Em chưa copy hết à ??
    Còn 1 phần chú ý của anh ở cuối cùng đấy !!! Quan trọng là cái đó đấy !!
    Anh không chịu trách nhiệm đâu nhé !!! Đọc cho kỹ vào nhé !!!
    * Chỉ là 1 hạt cát nhỏ nhoi ..... yêu Huế * Sống ở trên đời cần có 1 tấm lòng... Để làm gì ??? - Để gió cuốn đi ... - Trịnh Công Sơn
  5. lbaniusagi

    lbaniusagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    chán quá đi thôi!
    tưởng gì mới hoá ra là những gì người a đã biết hết rồi. update đi bà con ơiiiiiiiiiiiii
    có gf mới thì báo cho tui biết với nghe. mà này, có ai đoán đề văn năm nay chưa? và sủ học hết ha? thế này chắc chết mất.

Chia sẻ trang này