1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết về bệnh Trầm Cảm!

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi boysaigon, 05/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết về bệnh Trầm Cảm!

    Với chúng ta, bệnh trầm cảm vẫn còn mơ hồ, vì nhiều khi chúng ta mắc phải nhưng không biết, hoặc biết nhưng không biết cách giải quyết. Chính boy cũng từng có thời gian bị trầm cảm nhưng không đến nỗi nặng nề quá và đã vượt qua.
    Hôm nay, boy lập topic này để chúng ta cùng tham khảo, chia sẻ và vượt qua.

    Nhận biết sớm bệnh trầm cảm
    BS. Lê Đào Nghĩa (Bệnh viện Tâm thần Trung ương)


    Bệnh trầm cảm hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, việc phát hiện sớm trầm cảm để điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Để phân biệt các dạng lâm sàng của trầm cảm cần dựa vào các triệu chứng ưu thế, lứa tuổi, giới và dựa vào sự phát sinh theo mùa của trầm cảm.
    Dựa vào các triệu chứng ưu thế ta thấy có các dạng như sau:
    - Trầm cảm u sầu: Với các triệu chứng: cảm xúc sầu uất nặng nề, ý tưởng bị tội, ý tưởng không xứng đáng, tự kết tội bản thân, cho rằng bệnh của mình không thể chữa khỏi, mất ngủ nửa đêm về sáng (thức dậy từ 2-3 giờ), kèm theo các biểu hiện về cơ thể như đau mỏi, khó chịu,... nguy cơ tự sát cao.
    - Trầm cảm hoang tưởng: Với các triệu chứng hoang tưởng thường phù hợp với cảm xúc buồn rầu của bệnh nhân (đôi khi không phù hợp). Thường là các hoang tưởng bị tội, phẩm chất kém, đang phải chịu hình phạt và đặc biệt kèm theo các hoang tưởng nghi bệnh với các biểu hiện như cơ thể bị thối rữa, ruột gan không còn, máu bị đông cứng... Bệnh nhân kêu than: ?oKhông cần ăn nữa, bởi tôi không còn ruột nữa, đó là hình phạt cho những lỗi lầm của tôi? (hội chứng Cotard). Bệnh nhân thường năn nỉ, van xin, chống đối điều trị.
    - Trầm cảm sững sờ: Biểu hiện sự chậm chạp tâm thần vận động tới cực điểm, đôi khi như căng trương lực cơ, điều này che giấu một sự đau khổ tột cùng. Bệnh nhân thường ngồi im bất động, không nói, vẻ mặt đông cứng, lả đi. Bệnh nhân không ăn, tự sát có thể xảy ra với tính chất xung động đột ngột.
    - Trầm cảm lo âu: Với biểu hiện lo âu ưu thế hàng đầu thậm chí dẫn đến kích động, ở đây nguy cơ tự sát rất cao khi lo âu xuất hiện đột ngột kịch phát mà bệnh nhân không chịu được.
    - Trầm cảm lú lẫn: Với biểu hiện lú lẫn, không phân biệt được không gian, thời gian với sự rối loạn chú ý, tập trung, trí nhớ (quên tên người thân, quên đồ vật) và sự suy đoán. Trường hợp này hay gặp ở người già. Sự lú lẫn này được cải thiện nếu dùng thuốc chống trầm cảm.
    - Trầm cảm mỉm cười: Cái cười ở đây có tính chất giả tạo, cố tình che giấu trầm cảm. Nguy cơ tự sát rất cao vì biểu hiện mỉm cười làm cho khó chẩn đoán, thầy thuốc và người nhà không chú ý đến. Đây là một dạng điều trị cấp cứu.
    - Trầm cảm ẩn: Với đặc trưng không thấy rõ các biểu hiện trầm cảm thông thường như buồn rầu, đau khổ... mà biểu hiện với các dấu hiệu cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau bụng, đau khớp, đau mỏi toàn thân, rối loạn cảm giác... Nhưng khi khám không thấy có tổn thương, dùng các thuốc giảm đau thông thường không đỡ. Và cuối cùng chỉ dùng thuốc chống trầm cảm mới có hiệu quả và đây là một bằng chứng tốt nhất để chẩn đoán.
    - Trầm cảm chống đối thù địch: Với các biểu hiện chống đối, cáu kỉnh, xung động thậm chí tấn công người xung quanh làm cho người ta lầm tưởng với các rối loạn tính cách. Trước bệnh cảnh này, nếu các biểu hiện đó mới xuất hiện, khác hẳn với tính cách vốn có trước đây của bệnh nhân, điều này làm cơ sở để gợi ra chẩn đoán các triệu chứng trầm cảm.
    - Trầm cảm không điển hình: Với biểu hiện: ăn nhiều, ngủ nhiều, tăng cân, tăng sự nhạy cảm với các mối quan hệ gia đình xã hội và kèm cảm giác bị bỏ rơi và tình trạng dễ phản ứng với các sự kiện đời sống và môi trường quá mức, điều này thường trái ngược với trầm cảm thông thường.
    Dựa vào lứa tuổi ta thấy có các dạng trầm cảm sau:
    - Trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên: Với biểu hiện lo âu bất thường, kêu đau bụng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sợ đi ngủ, sợ ở nhà buổi tối, ám ảnh sợ, không muốn đi học hay có những hành vi chống đối bất thường, hoặc ngược lại thụ động không tham gia chơi cùng các bạn, nói ít, ăn ít, học kém. Còn ở những trẻ vị thành niên, các rối loạn hành vi như lạm dụng ma túy, bỏ học thường có nguồn gốc trầm cảm. Đặc biệt sau các stress (hỏng thi...). Ở đây cần phân biệt với cơn ?okhủng hoảng? lúc dậy thì và người ta thấy thuốc chống trầm cảm rất tốt trong trường hợp này.
    - Trầm cảm ở người già: Đặc trưng là rối loạn nhận thức, nổi lên hàng đầu; rối loạn trí nhớ, nửa lú lẫn, thậm chí mất trí. Đây là dạng trầm cảm giả mất trí, khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thì cho kết quả tốt và điều trị này có giá trị như là chẩn đoán.
    Các dạng trầm cảm khác ở người già: Trầm cảm hoang tưởng và các hoang tưởng bị thiệt hại như mất mát tài sản, bị truy hại bởi hàng xóm xung quanh, hay các hoang tưởng nghi bệnh với đau dai dẳng, ít tác dụng với thuốc giảm đau...
    Dựa vào giới: Trầm cảm có ở cả hai giới, nhưng ở nữ có một số nét đặc biệt cần phân biệt.
    - Trầm cảm trước khi hành kinh: Với biểu hiện loạn cảm, buồn rầu xen lẫn cáu kỉnh, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, bứt rứt, khó ngủ, ậm ạch... Các biểu hiện này xuất hiện trước khi hành kinh và mất ngay sau khi hành kinh, có tính chất lặp đi lặp lại hoặc có khi mất đi sau khi đẻ.
    - Trầm cảm sau đẻ: Xuất hiện sau đẻ vài ngày hay sau nhiều tuần với các biểu hiện mất ngủ, lo âu, cảm giác không có khả năng chăm sóc con, cảm giác không xứng đáng, cảm giác có tội... Đây có thể là bắt đầu của một rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Nó có nguy cơ tự sát và giết con. Trầm cảm này phải được phát hiện sớm, cần có sự săn sóc phối hợp cho mẹ và con.
    - Trầm cảm mãn kinh: Thường gặp ở tuổi mãn kinh, liên quan đến sự suy giảm hormon nội tiết. Bệnh nhân thường hay có những phàn nàn và những khó chịu trong cơ thể như đau mỏi, nhức đầu, ăn mất ngon, lo âu, mất ngủ, sợ hãi, ý tưởng tự sát...
    Dựa vào sự thay đổi mùa: Người ta thấy có những cơn trầm cảm phát sinh thường vào một mùa nhất định trong năm. Đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng lạnh rõ rệt. Trầm cảm hay xảy ra vào mùa thu - đông. Bệnh nhân vào mùa này thường cảm thấy buồn rầu, mệt mỏi, kém tự tin, lo âu sợ bị bỏ rơi hay có những ý tưởng bi quan... và những triệu chứng nặng nề đã lêu ở trên. Trầm cảm lặp đi lặp lại ít nhất hai lần trở lên... Ngoài việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, ở một số nơi người ta còn dùng liệu pháp tắm nắng kết hợp với điều trị phòng ngừa.
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chín quy tắc đối phó với trầm cảm
    Khi thời tiết chuyển mùa, cụ thể là hiện nay khi từ xuân sang hè, cơ thể chúng ta thường cảm thấy "khó ở". Mặt trời chiếu sáng, cỏ cây thay áo mới nhưng có vẻ trong lòng người u ám, ăn không ngon, ngủ không yên, người đau ê ẩm.
    Đã nhiều năm giới y học tranh luận về nghịch lý đó. Người ta đã đưa ra nhiều giả thiết để giải thích cho căn bệnh trên: tình trạng mệt mỏi trong suốt cả mùa đông, cơ thể thiếu vitamin: về mặt hoócmôn, cơ thể đang chuyển sang mùa hè, thiếu dưỡng khí, tình trạng thừa ánh sáng sau mùa đông tăm tối...
    Chỉ có một điều mà các nhà khoa học nhất trí là: phải khắc phục tâm trạng trầm uất với mọi phương tiện hiện có. Còn nếu cơ thể không đảm đương nổi thì cần sự trợ giúp của bác sỹ.
    Cả phần hồn lẫn phần xác
    Bệnh trầm cảm nhiều khi núp bóng những chứng bệnh khác. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng tim, dạ dày, ruột, cảm thấy khó chịu ở vùng lưng, khó chịu trên da và rụng tóc... Khi đi khám bệnh có vẻ như tất cả đều ổn sau khi chạy chữa, nhiều khi triệu chứng mắc bệnh kéo dài hàng năm trời. Những bác sỹ giàu kinh nghiệm cho rằng có tới 10% tổng số người hay đến khám ở các bệnh viện không mắc bệnh gì, cơ thể gần như khỏe mạnh, họ chỉ bị trầm cảm mà thôi.
    Phái yếu và người già
    Phái yếu hay bị trầm cảm gấp 2 lần phái mạnh, có lẽ do bản tính dịu dàng, nhẹ nhàng của phụ nữ hay cũng có thể do phái mạnh lười đến gặp bác sỹ. Vợ những người mới giàu thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh trầm cảm. Nhiều người trong số họ không đi làm, suốt ngày chăm sóc bản thân và sắc đẹp hoặc hòa tan trong các lợi ích của chồng.
    Thế giới của họ thu nhỏ lại, gói gọn ở trung tâm thể hình, thẩm mỹ viện và tổ ấm, còn đức ông chồng thì trở thành đối tượng quan tâm duy nhất. Chỉ một va chạm nhỏ với chồng là thế giới đó sụp đổ, những xúc cảm xấu bùng lên.
    Nhóm người thứ hai có nguy cơ mắc bệnh là những người mẹ trẻ chăm sóc con nhỏ. Công việc vất vả gánh nặng về tình cảm thường xuyên lo lắng cho con và khi chỉ có cớ nhỏ là thế giới trở nên đen tối.
    Cũng còn có hai nhóm người có nguy cơ mắc bệnh nữa: Những người đã ly hôn và những phụ nữ cô đơn trên 40 tuổi. Còn ở những người trẻ tuổi thì nguy cơ mắc bệnh cao là những năm 16-19 tuổi. Vào tuổi "khó bảo" đó thanh niên hay có hành vi càn quấy, còn con gái hay thu mình lại, tuyệt vọng.
    Hãy làm trắc nghiệm sau
    Các nhà tâm lý đã liệt kê 20 câu hỏi, bạn có 4 phương án trả lời "rất hiếm khi", "hiếm khi", "thường xuyên", "gần như luôn luôn", với số điểm tương ứng từ 1-4.
    1, Tôi cảm thấy mình cáu bẳn, lo lắng hơn bình thường.
    2, Tôi cảm thấy sợ hãi vô cớ.
    3, Tôi dễ suy sụp hoặc hay hoảng hốt.
    4, Tôi có cảm giác rằng tôi không thể làm chủ được mình.
    5, Tôi có cảm giác hoàn toàn bình yên, tôi cảm thấy chẳng có chuyện gì tệ hại sẽ xảy ra với tôi.
    6, Tay và chân tôi run rẩy.
    7, Tôi thường bị đau đầu, đau lưng, đau cổ.
    8, Tôi cảm thấy uể oải và mau mệt.
    9, Tôi thanh thản, tôi có thể bình tĩnh mà không cần nỗ lực gì.
    10, Tôi cảm thấy tim mình đập gấp.
    11, Tôi hay bị chóng mặt.
    12, Tôi hay bị rã rời cả người.
    13, Tôi thở bình thản.
    14, Tôi cảm thấy tê buốt ở các ngón tay và ngón chân.
    15, Tôi cảm thấy đau vùng dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
    16, Tôi thường hay mót tiểu.
    17, Bàn tay tôi khô và nóng.
    18, Mặt tôi đỏ và nóng.
    19, Tôi dễ ngủ và ngủ sâu.
    20, Tôi hay bị ác mộng về đêm.
    Khi cộng lại được 30-40 điểm thì bạn không bị trầm cảm, nếu từ 41-45 điểm thì bạn bị trầm cảm nhẹ, nếu từ 46-65 thì bạn cấn sự giúp đỡ của các chuyên gia.
    9 quy tắc đối phó với trầm cảm
    1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...
    Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.
    2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.
    3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc: bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...
    4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...
    5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...
    6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ: kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...
    7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.
    8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.
    9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.
    Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...
    Căn bệnh này không của riêng ai
    Theo tổ chức y tế thế giới, toàn cầu không có dưới 100 triệu người mắc bệnh trầm cảm... Riêng thành phố New York, có 20% phụ nữ và 7% nam giới bị bệnh. Điều trớ trêu là những người bị bệnh đặc thù này hay đến các bác sỹ không chuyên vì thế chỉ có 1-5% trường hợp là chẩn đoán đúng.
    Nếu bạn có vật nuôi trong nhà thì cũng nên nhớ rằng khi chuyển mùa không riêng bạn mà cả chó mèo, chim cảnh cũng bị trầm cảm. Bạn cần phải bổ sung vào khẩu phần ăn của thú cưng vitamin, sinh dưỡng và tất nhiên là cần tỏ rõ sự chăm chút và tình yêu thương đối với chúng.
    (Theo Newsinfo.ru)
    Bài báo trên VIET NAM NET:
    http://www.vnn.vn/khoahoc/suckhoe/2006/04/561331/
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bệnh trầm cảm và hội chứng tự sát
    Bệnh trầm cảm có thể trở thành mạn tính nếu không được điều trị.
    Ở Việt Nam, bệnh nhân trầm cảm chiếm 3-6% dân số, trong đó 1/5 luôn có tư tưởng tự sát. Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và là nguyên nhân của 2/3 trường hợp tự tử. Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có đến 60% người mắc trầm cảm không được phát hiện và điều trị.
    Trầm cảm thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một cuộc điều tra theo diện hẹp do Viện Quân y 103 tiến hành cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở người già cô đơn trên 60 tuổi là 50%.
    Tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, cho biết, trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc với các triệu chứng điển hình sau:
    - Khí sắc trầm, buồn, mất sự quan tâm thích thú, giảm khả năng tập trung chú ý, hay do dự, giảm vận động.
    - Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, có cảm nghĩ không xứng đáng, nhìn về tương lai một cách ảm đạm, bi quan, có ý tưởng và hành vi tự sát.
    - Thay đổi trọng lượng cơ thể, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, có khi xuất hiện các cơn vật vã.
    Ngoài ra, bệnh trầm cảm có thể biểu hiện bằng các triệu chứng thực thể như nhức đầu, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, đau ngực, đánh trống ngực, tim đập nhanh... Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu bị đau dạ dày chữa mãi không khỏi mà được bác sĩ giới thiệu sang chuyên khoa tâm thần. Chỉ cần điều trị khỏi bệnh trầm cảm là các triệu chứng kia sẽ tự mất.
    Ở Việt Nam, sau khi nghiên cứu lại các trường hợp trước đây được chẩn đoán là suy nhược thần kinh, các bác sĩ nhận thấy phần lớn bệnh nhân có đầy đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là trầm cảm.
    Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:
    - Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
    - Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột...
    - Trầm cảm do các bệnh thực tổn: Sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
    Trầm cảm thường tái diễn nếu không được điều trị kịp thời và theo dõi đầy đủ. Với trầm cảm nội sinh, dù điều trị hay không thì sau một thời gian, một số bệnh nhân sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục điều trị duy trì, sẽ có 50% trường hợp bị tái phát, 70% bệnh nhân có 2 giai đoạn trầm cảm sẽ bị thêm giai đoạn thứ 3; 90% bệnh nhân có 3 giai đoạn trầm cảm thêm giai đoạn thứ 4. Nếu được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm một cách hợp lý thì khả năng hồi phục hoàn toàn là 70%.
    Đối với trầm cảm do stress và thực tổn, việc điều trị theo nguyên nhân phối hợp với dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý có thể giúp hồi phục hoàn toàn. Để tránh tái phát, bác sĩ thường cho dùng các thuốc điều chỉnh khí sắc và thuốc chống trầm cảm trong ít nhất 6 tháng sau khi bệnh nhân hồi phục. Thuốc chống trầm cảm nếu được dùng với liều lượng hợp lý, có sự theo dõi sát sao của bác sĩ thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
    Nhiều người bệnh do cứ đi khám và điều trị ở các chuyên khoa khác trong một thời gian dài nên khi đến chuyên khoa tâm thần thì tình trạng đã nặng, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Cũng có người sợ rằng dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày sẽ bị ngộ độc nên không uống đủ liều, đủ thời gian, khiến bệnh có khuynh hướng mạn tính. Vì vậy, khi có biểu hiện trầm cảm, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị tích cực ngay từ đầu.
    Lao Động

Chia sẻ trang này