1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết về môi trường biển

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi NTA, 11/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết về môi trường biển

    1/. Những nguồn lợi mà biển mang lại

    Biển và đại d­ương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối n­ước 1,37 tỷ km3.
    Những lợi ích mà biển mang lại:
    +Nhiên liệu hoá thạch: chủ yếu là dầu và khí tự nhiên
    +Chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, giải trí,
    +Nguồn lợi sinh vật biển. Thực l­ượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại d­ương toàn thế giới ngày càng gia tăng,
    Ví dụ: năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lư­ợng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
    +Các loại khác. Các loại khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con ng­ời.

    Biển Đông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ l­ợng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản l­ợng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2.000.


    2/. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển

    Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như­ sau:

    -Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nư­ớc biển như­ dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.
    -Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
    -Suy thoái các hệ sinh thái biển như­ hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v...
    -Suy giảm trữ l­ượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
    -Xuất hiện các hiện t­ượng nh­ư thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.


    3/. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển

    a. Do các hoạt động như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển.

    Hiện t­ượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phư­ơng tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu h­ớng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên mặt nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong n­ước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển.
    Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển th­ờng chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phư­ơng tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi n­ước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.

    b. Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển

    Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển nh­ư dầu và sản phẩm dầu, n­ước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác.
    Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nư­ớc biển.
    truyền trong toàn khối n­ước biển. biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi tr­ường biển.


    c. Loài ng­ười đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức

    Loại hoá chất bền vững như­ DDT hiện đã có mặt ở khắp các đại d­ương. Theo tính toán, 2/3 l­ượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con ng­ười sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong n­ước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển.
    Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ đ­ược đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn d­ược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.

    d. Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển

    Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho l­ượng CO2 hoà tan trong n­ước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực n­ước biển và thay đổi môi trư­ờng sinh thái biển.




    NTA


    Được nta sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 11/01/2003
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    4/. Biển Việt Nam đứng tr­ớc nguy cơ bị ô nhiễm
    Theo thống kê của Cục Môi tr­ờng (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trư­ờng), kể từ năm 1989 đến nay có gần 20 vụ tràn dầu lớn nhỏ được ghi nhận. Điển hình là:
    +Sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989, hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra Vịnh Quy Nhơn.
    +Sự cố Bạch Hổ ngày 26/11/1992, khoảng 300- 700 tấn dầu thô đã tràn ra biển do đứt đường ống mềm.
    +Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640km2.
    Thiệt hại kinh tế ­ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa, hàng năm khoảng 200 triệu tấn dầu thô của các n­ớc vận chuyển thông qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tạo nguy cơ không nhỏ về sự cố tràn dầu.
    5/. Giải thích vì sao n­ớc biển biến thành màu đỏ (thuỷ triều đỏ)
    Năm 1971, vào một buổi sáng sớm người­ dân ở vùng biển Kagosin (Nhật Bản) bỗng chứng kiến một hiện tư­ợng kỳ lạ, chỉ trong một đêm n­ước biển đang từ màu xanh chuyển sang màu đỏ. Tin tức truyền đi rất nhanh, dân chúng ở các vùng kéo nhau đến bờ biển Kagosin ngắm cảnh đẹp hiếm có, ai cũng tấm tắc khen. Họ đâu biết rằng, đó không phải là một cảnh đẹp mà là một tai hoạ lớn. Chẳng bao lâu, gió từ biển khơi đưa vào mùi tanh nồng rồi xuất hiện vô số cá chết nổi trôi dạt vào bờ biển. Đến lúc đó người­ dân vùng biển Kagosin mới hiểu rằng nguồn sống của họ sẽ bị cạn kiệt.
    Nguyên nhân là do các chất dinh dư­ỡng có quá nhiều khiến nước biển bị bão hoà, vi sinh vật tiêu hoá lượng chất dinh dưỡng trên làm hết oxy hoà tan trong n­ước biển khiến tôm cá không còn oxy để thở, ng­ược lại các sinh vật phù du như­ tảo sinh sôi rất nhanh. Màu đỏ của n­ước biển chính là màu của một loại tảo. Do các loại tảo có màu khác nhau nên có khi n­ước biển chuyển thành màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
    Điều đặc biệt là tồn tại khá lâu, có nơi kéo dài tới hơn 1700 ngày nh­ư tại vùng biển Nhật Bản.
    Tháng 8/1978, vùng biển Bột Hải ở Trung Quốc cũng xuất hiện hiện t­ượng nư­ớc biển đỏ trên một diện tích 560 km2 suốt hơn 20 ngày. Các nhà khoa học đã kết luận đó là do nguồn n­ước thải ra từ thành phố Thiên Tân và Bắc Kinh gây ra. Qua đó có thể thấy rằng, hiện t­ượng nư­ớc biển đỏ không phải lây lan từ nước khác sang mà là "sản phẩm" của chính những n­ước không biết bảo vệ môi tr­ường biển.
    Muốn phòng ngừa hiện t­ợng n­ớc biển đỏ, con ngư­ời nhất thiết phải giảm bớt việc đổ các chất hữu cơ và các chất giàu dinh dưỡng ra biển.
    6/. Vì sao biển sợ nóng?
    Năm 1969 n­ớc Mỹ xây dựng một nhà máy điện nguyên tử trên bờ vịnh Bistan. Tr­ớc khi xây dựng nhà máy, thuỷ triều lên theo hướng tây nam và xuống theo hư­ớng đông bắc. Nh­ng sau khi nhà máy điện nguyên tử đi vào hoạt động, mỗi phút có hơn 2000m3 n­ớc làm mát xả ra biển khiến thuỷ triều ở bờ vịnh Bistan thay đổi theo h­ớng ng­ược lại. Không những vậy, n­ước nóng do nhà máy xả ra đã làm cho khắp một vùng biển rộng lớn 60 ha vốn có nhiệt độ mặt n­ớc 30 - 310C tăng lên tới 33 - 350C, trong đó có 10 - 12 ha mặt biển nhiệt độ lên tới 35 - 360C. Xung quanh ống xả nư­ớc nóng nhiệt độ lên cao tới 400C. Nói chung có khoảng hơn 900 ha mặt biển bị nóng lên do nư­ớc xả của nhà máy điện nguyên tử. Trong khu vực 10 - 12 ha nóng nhất hầu như­ không tìm thấy bất kỳ loại động thực vật nào. Các loại tảo thư­ờng thấy như­ tảo xanh, tảo đỏ, tảo tím đều bị tuyệt diệt, chỉ còn sót lại loại tảo xanh lam. ở các vùng nư­ớc nóng khác, các loài động thực vật biển cũng giảm đi nhiều, nhất là vào mùa hè ng­ười ta th­ường thấy xác tôm và cua nhỏ chết nổi trên mặt n­ước.
    Nguyên nhân làm chúng chết
    Nước biển có nhiệt độ bình th­ờng, khi n­ước biển nóng lên, chúng sẽ chết hoặc chạy trốn tới vùng nư­ớc khác mát hơn. Một số loại cá do nhiệt độ nư­ớc biển tăng cao đã không tìm đ­ược tới nơi đẻ trứng thích hợp hoặc bị nhầm lẫn thời gian và địa điểm nên không thực hiện được việc đẻ trứng di truyền nòi giống. Nhiệt độ n­ước biển lên cao khiến các sinh vật thích ấm áp sinh sôi nảy nở nhanh chóng, trong khi đó các loại tôm, cá, trai, sò,... có giá trị kinh tế lại giảm đi nhanh, dẫn đến phá vỡ môi tr­ường sống trong vùng biển đó. Những hiện tư­ợng như­ vậy th­ường xảy ra khi nhiệt độ n­ước biển tăng lên trên 40C so với mức bình th­ường và ng­ười ta gọi là sự ô nhiễm nóng. Trong thực tế có khi không cần n­ước nóng đến như­ vậy cũng đủ gây ra hiện t­ượng ô nhiễm nóng.
    Ô nhiễm nóng chủ yếu là do các nguồn n­ước làm mát thiết bị, máy móc xả ra, trong đó chủ yếu là của ngành công nghiệp điện lực. Các ngành công nghiệp khác như­ luyện kim, hoá chất, dầu mỏ, cơ khí... cũng góp phần đáng kể gây ra ô nhiễm nóng, nhưng hậu quả của ngành công nghiệp điện lực là đáng l­u ý nhất. Hiện nay sản l­ượng điện của toàn thế giới mỗi năm tăng 7,2%, khoảng 10 năm sau sẽ tăng gấp đôi.
    Để ngăn chặn hiện t­ượng này, đã có những đề xuất dùng ống dẫn dài xả nư­ớc làm nguội máy ra vùng biển xa bờ, hoặc hút nước lạnh ở đáy biển để làm nguội máy. Những ph­ơng án này có hiệu quả hay không thì còn chờ thực tế trả lời trong thời gian sắp tới.

    NTA
  3. White_lilies_island

    White_lilies_island Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước mình có nhờ bạn tìm giúp một vài tài liệu về chủ đề: Ảnh hưởng của việc đánh bắt thuỷ hải sản (biển) đến môi trường biển. Lilie' rất cám ơn vì bạn đã gửi topic này lên. Nếu bạn có tư liệu khác về đề tài này, mong bạn giúp đỡ ! ( Càng nhanh càng tốt ), Gấp lắm rồi á !!
    Lilie'
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về hiện tượng El-Nino
    ­ Đường xích đạo dọc ngoài khơi bờ biển Pêru và Êcuađo vốn thường là lạnh. Hàng năm, vào mùa Giáng sinh, dòng hải l­ưu ấm chảy về phía nam dọc bờ biển Êcuađo thay thế cho nư­ớc lạnh ở đây và người­ dân địa ph­ương gọi hiện tư­ợng này là El-Nino (Chúa Hài đồng).
    Ngày nay, El-nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên bất thường của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn dài gần 10.000 km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Manrudơ ở khu vực giữa Thái Bình Dư­ơng. El-Nino th­ường gắn với một quá trình lớn của khí quyển - đại d­ương là dao động Nam bán cầu và đư­ợc gọi chung là ENSO. Hiện tư­ợng El-Nino thư­ờng lặp lại với chu kỳ từ 8 đến 11 năm, chu kỳ ngắn hơn là 2 đến 3 năm. Giữa các thời kỳ nóng lên bất thư­ờng của nư­ớc biển ở khu vực trên, đôi khi còn xảy ra hiện tư­ợng ngư­ợc lại, n­ước biển lạnh đi - Anti- El-Nino, hay còn gọi là La-Nina. Khi xuất hiện, El-nino gây ra những thiên tai nặng nề như mưa lớn, bão, lũ ở vùng này, hạn hán cháy rừng ở vùng khác làm thiệt hại lớn về người, thảm hoạ về kinh tế - xã hội và đặc biệt là những thiệt hại không thể khắc phục về môi trường.
    Trong khoảng 100 năm trở lại đây, những lần El-nino xuất hiện gây thiệt hại lớn là các năm 1877-1878, 1888; Lanina 1973-1975 và ?oEl-nino thế kỷ 1982-1983? gây tổng thiệt hại cho toàn thế giới là 13 tỷ USD
    Theo thống kê của ngân hàng thế giới, thiệt hại do El-nino 1997-1998 gây cho Indonexia, Malaysia, Singapo và các quần đảo Thái Bình Dương đã lên đến 20 tỷ USD
    Giải câu hỏi vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành !
    Không khí ở vùng biển chứa một lượng khá lớn anion. Các anion này được gọi là ?ovitamin không khí?, chùn theo đường hô hấp vào cơ thể con người, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ oxy và thải khí cacbonic. Thông th­ường ở những nơi công cộng trong thành phố, mỗi xăngtimet khối không khí có từ 10-20 anion, trong phòng ở có từ 40-50 anion/cm3, ở bãi cỏ hoặc công viên có 100-200 anion/cm3, trong khi đó ở vùng bờ biển có tới 10.000 anion/cm3, nhiều gấp mấy trăm lần so với trong phòng ở.
    Các anion này là các ion mang điện nên có tác dụng hạn chế các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường nhiều anion sẽ làm tăng cường công năng thần kinh giao cảm của con ng­ời, khiến con ng­ời cảm thấy sảng khoái vui vẻ, tăng thêm hồng cầu trong máu.
    Vì thế, không ở vùng biển rất có biệt có lợi cho sức khoẻ con người. Hầu như ai cũng cảm thấy không khí bờ biển rất trong lành, hít thở thật sảng khoái, đặc biệt là ở những ngư­ời mắc bệnh thiếu máu, sư­ng phổi, cao huyết áp, suy như­ợc thần kinh, hen suyễn,... Đó cũng chính là lý do vì sao các trại điều dư­ỡng ngày càng đ­ược xây dựng nhiều ở vùng bờ biển.
    Lời khuyên của tớ: các chàng trai cô gái muốn sống lâu, sống khoẻ thì hãy mau về vùng ven biển cưới vợ, tìm chồng nhé ! (tớ cũng đang ở Đà Nẵng đây ?hihi )

    Một số thông tin về Băng ở các vùng cực
    Băng là một thành phần quan trọng của thuỷ quyển, tập trung chủ yếu ở hai cực trái đất. Khối lượng băng trên trái đất chiếm tới 75% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối l­ượng thuỷ quyển. Băng tập trung nhiều nhất ở châu Nam cực với chiều dày hàng km và tuổi địa chất hàng vạn năm. ở một số vùng núi cao và các đảo gần hai cực, tồn tại những khối băng có quy mô nhỏ. Khối l­ợng băng trên trái đất thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của trái đất.
    Vào thời kỳ băng hà, lượng băng ở các cực tăng lên, ngược lại với thời kỳ tan băng, khi nhiệt trái đất tăng lên. Các nghiên cứu khoa học cho biết, 16-18 ngàn nnăm trước, tồn tại một thời kỳ băng hà lớn, mược n­ước biển thấp hơn hiện nay 120m. Sau thời kỳ trên là thời kỳ ấm dần, mực n­ớc biển tăng lên do tan băng ở hai cực. Trong bốn nghìn năm gần đây, tốc độ dâng lên của nư­ớc biển là 8 cm/ 100 năm. Bề mặt băng ở hai cực có tác động phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất.
    Trong nhũng năm gần đây , sự gia tăng của nhiệt độ khí quyển toàn cầu (khoảng 0,3 ?" 0,6o­­C trong 100 năm qua) bởi hiệu ứng nhà kính đang làm cho tốc độ tan băng ở hai cực và mực nước biển tăng. Với tốc độ tăng này, vào cuối thế kỷ 21, sự tan băng ở vùng cực và núi cao sẽ làm cho mực n­ước biển dâng cao từ 65 - 100 cm. Mực n­ước biển dâng cao do tan băng có thể gây ra các hiện t­ượng:
    Ngập úng tại các vùng đât thấp, đất trũng, các vùng bờ và đảo thấp. Hiện nay, đây là các vùng tập tập trung đông dân và các kho lương thực của loài người.
    Đư­ờng bờ biển lấn sâu vào lục địa, hiện tư­ợng xói mòn bờ biển gia tăng.
    N­ước biển với độ mặn đặc trư­ng sẽ xâm nhập sâu vào các l­ưu vực sông, các tầng n­ước ngọt ven bờ.
    Chế độ dòng chảy biển, chế độ thuỷ triều và ảnh hư­ởng của biển, đại d­ương tới khí hậu và thời tiết sẽ thay đổi.

    NTA
  5. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To White_lilies_island
    Tìm thông tin cho bạn thật là khó ... do không có nhiều thời gian nên mình chỉ tìm được ít thôi
    Bạn hãy vào trang web của bộ thuỷ sản ( www.vasep.com.vn )để tìm hiểu thêm nhé !
    +Dưới đây là bài viết "Ôxtrâylia đánh giá tác động về mặt môi trường đối với ngư trường tôm"
    http://www.vasep.com.vn/vasep/dailynews.nsf/E99ABBEE8AA623F047256B0D002BB19E/CD95C64804A9827F47256C630033CC08

    NTA
  6. White_lilies_island

    White_lilies_island Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Mình đã vào trang web này và kiếm được một số thông tin.Mình cũng đã làm xong bản báo cáo. Cám ơn bạn nhiều, hy vọng topic này dành cho những ai quan tâm đến môi trường biển.
    Thank you for sharing your friendship with me ...!!

Chia sẻ trang này