1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết về môi trường không khí (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, lỗ thủng ozon ...)

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi NTA, 16/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết về môi trường không khí (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, lỗ thủng ozon ...)

    1./ Khí quyển trái đất hình thành như thế nào?

    Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

    Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, ammoniac, metan, các loại khí trơ và Hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời, hơi nước bị phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra sẽ tác động với amoniac và metan tạo ra khí N2 và CO2. Quá trình tiếp diễn, một lượng khí hidro nhẹ bay mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic và một ít ôxy. Thực vật xuất hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.


    2./ Khí quyển có mấy lớp?

    Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dới lên trên như sau: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly.

    Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão v.v...
    Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon.
    Bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km được gọi là tầng trung gian. Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao.
    Từ độ cao 80 km đến 500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm xuống thấp.
    Từ độ cao 500 km trở lên được gọi là tầng điện ly. Do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân huỷ thành các ion nhẹ nh He+, H+, O++. Tầng điện ly là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Giới hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông thờng người ta ước tính vào khoảng từ 1000 - 2000 kilômét.


    3./ Thành phần khí quyển gồm những gì ?


    Toàn bộ khí quyển có khối lượng 5.1015 tấn. Thành phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nớc, CO2, H2, O3, NH4, các khí trơ.

    Trong tầng đối lưu, các chất khí tương đối ổn định nhưng nồng độ CO2 và hơi nước dao động mạnh. Lượng hơi nước thay đổi theo thời tiết khí hậu, từ 4% thể tích vào mùa nóng ẩm tới 0,4 % khi mùa khô lạnh. Trong không khí tầng đối lưu thường có một lượng nhất định khí SO2 và bụi.

    Trong tầng bình lưu, luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá huỷ khí Ozon, dẫn tới việc xuất hiện một lớp Ozon mỏng với chiều dày trong điều kiện mật độ không khí bình thờng khoảng vài chục xăngtimet. Lớp khí này có tác dụng ngăn các tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt trái đất. Hiện nay, do hoạt động của con người, lớp khí ozon có xu hưởng mỏng dần, có thể đe doạ tới sự sống của con người và sinh vật trên trái đất.



    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải


    Được nta sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 19/01/2003
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    4./ Hiệu ứng nhà kính là gì?
    Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng l­ượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng l­ượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi n­ước, khí mêtan, khí CFC v.v...
    ?oKết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện t­ượng này diễn ra theo cơ chế t­ương tự như­ nhà kính trồng cây và đ­ợc gọi là Hiệu ứng nhà kính".
    Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
    Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau CO2 => CFC => CH4 => O3 => NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trư­ờng trái đất.
    Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nư­ớc biển. Như­ vậy, nhiều vùng sản xuất l­ương thực trù phú, các khu đông dân cư­, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm d­ưới n­ước biển.
    Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình th­ường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
    Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu h­ướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh h­ưởng nghiêm trọng.
    Nhiều loại bệnh tật mới đối với con ng­ười xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con ng­ời bị suy giảm.
    5./ Hiện tượng biến đổi khí hậu
    ?oBiến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".
    Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các ?~bể hấp thụ? và ?obể chứa? khí nhà kính như­ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
    Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
    + Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
    + Sự thay đổi thành phần và chất l­ượng khí quyển có hại cho môi tr­ường sống của con ngư­ời và các sinh vật trên trái đất.
    + Sự dâng cao mực nư­ớc biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
    + Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ng­ười.
    + Sự thay đổi cư­ờng độ hoạt động của quá trình hoàn l­uư khí quyển, chu trình tuần hoàn nư­ớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
    + Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất l­ượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
    6./ Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm?
    "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
    Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
    a. Nguồn tự nhiên:
    + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó đ­ợc phun lên rất cao.
    + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như­ tre, cỏ. Các đám cháy này th­ường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
    + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, m­ưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nư­ớc biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
    + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
    b. Nguồn nhân tạo:
    Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
    + Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
    + Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể đ­ược hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
    Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

    NTA
  3. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    7./ Tầng Ozon
    Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình l­ưu nằm trên tầng đối lư­u với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình l­ưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) th­ường đ­ược gọi là tầng Ozon. Hàm l­ượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Ngư­ời ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
    Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử sẽ chiếu thẳng xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật d­ưới biển bị tổn thư­ơng và chết dần.
    Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
    Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một lỗ thủng rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện t­ượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng đ­ược truyền khắp thế giới và làm chấn động dư­ luận.
    Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có lien quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm lâu được là vì trong hệ thống ống dẫn kép phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng. Dung dịch này có thể bay hơi thành thể khí, chúng bay thẳng đến tầng Ozone trong khí quyển trái đât và phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng đọ khí Ozone
    Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một l­ượng lớn hoạt chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con ng­ời tạo ra. Rõ ràng, con ng­ười là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
    Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng Freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozone. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ lỗ thủng lan rộng. Cuối cùng,112 n­ước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các n­ớc đang phát triển. Có như­ vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt đ­ược yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài n­ước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ đư­ợc tầng ozon của Trái đất.

    8./ M­ưa axit
    Mư­a axit đư­ợc phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thư­ờng chứa một l­ượng lư­u huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nư­ớc trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời m­ưa, các hạt axit này tan lẫn vào n­ước m­ưa, làm độ pH của nư­ớc mư­a giảm. Nếu nư­ớc mư­a có độ pH dư­ới 5,6 đ­ợc gọi là mư­a axit. Do có độ chua khá lớn, nư­ớc mư­a có thể hoà tan đư­ợc một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như­ ôxit chì,... làm cho n­ước m­a trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con ngư­ời.
    M­ưa axit ảnh h­ưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mư­a axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
    Mư­a axit ảnh h­ưởng xấu tới đất do n­ước mư­a ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như­ canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mư­a axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
    M­ưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại nh­ư sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.

    NTA
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    9./ Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con ng­ười và khí quyển trái đất?
    Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đât đã được nhận diện gồm: Cacbon dioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2); Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).
    a. Cácbon đioxit (CO2):
    CO2 với hàm l­ượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông th­ường, lư­ợng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với l­ượng CO2 đ­ược sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con ng­ời là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
    b. Dioxit Sunfua (SO2):
    Đây là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun, đốt nhiên liệu: than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng Sunfua .v.v. SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và n­ớc tạo thành axit, tập trung trong n­ước m­ưa gây ra hiện t­ượng m­ưa axit.
    c. Cacbon monoxit (CO):
    Đ­ược hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như­ than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật đ­ợc xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con ng­ười ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.
    d. Nitơ oxit (N2O):
    Là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một l­ượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.
    e. Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC):
    CFC là những hoá chất do con ng­ười tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một l­ượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí th­ường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi tr­ường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số l­ượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thư­ợng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn th­ương và các bức xạ cực tím tới đ­ợc những tầng khí quyển thấp hơn.
    f. Mêtan (CH4):
    Là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học như sự men hoá đường ruột của độn vật có guốc và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi n­ước ở tầng bình l­ưu. Sự gia tăng hơi nư­ớc gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x10 mũ12 g CH4.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  5. nnthinh

    nnthinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn bài bạn viết rất hay nhưng mình có một thắc mắc: khối lượng của ozone lớn hơn không khí vậy tại sao nó không bị rơi xuống mà lại tồn tại chủ yếu ở tầng bình lưu?
  6. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To nnthinh

    Theo mình biết thì ozone được sinh ra chủ yếu ở tầng đối lưu do sấm sét và do phản ứng quang hoá. Chúng sẽ lên tầng bình lưu bằng hai cách:
    + Do tính chất của khí: khí nóng bốc lên trên, khí lạnh di chuyển xuống dưới. Tia sét sẽ gây ra nhiệt độ rất lớn nên ozone vừa sinh ra sẽ có nhiệt độ khá cao, chúng sẽ có khuynh hướng di chuyển lên các tầng trên.
    + Chúng được xáo trộn trong tầng đối lưu, độ dày của 2 tầng này sẽ khác nhau giữa ngày và đêm do sự chênh lệch nhiệt độ. Khi các tầng co giãn, một phần ozone sẽ thoát khỏi tầng đối lưu và sẽ đi vào tầng bình lưu.
    Mặc dù nằm ở độ cao từ 20 ?" 50 km, nhưng lượng ozone lại khá ít. Nếu đem toàn bộ lượng ozone trong tầng này tinh lọc thành ozone tinh khiết rồi rải lên bề mặt trái đất thì lớp ozone thu được chỉ dày 3 mm.
    Một điều cần chú ý nữa là khác với ozone ở tầng bình lưu ozone ở tầng đối lưu lại gây ra nhiều tác hại: kích thích khí quản và mũi gây ra bệnh viêm phổi ở người, làm chết lá ở thực vật và ozone còn góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính (gấp 2000 lần so với CO2)


    Tiện đây mình cũng xin giải thích thêm một câu hỏi là tại sao các khí ở tầng ozone không đi lên trên nữa mà luôn luôn nằm ổn định trong tầng này ?
    Khi lên đến tầng này: càng lên cao nhiệt độ càng tăng (ở độ cao 90 km nhiệt độ là -93oC nhưng khi lên đến 160 km thì nhiệt độ sẽ lên tới 327oC) do đó chuyển động đi lên của các khí sẽ bị hạn chế rất nhiều
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT

Chia sẻ trang này