1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết về Quảng Trị thân yêu

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi robedan, 27/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết về Quảng Trị thân yêu

    [​IMG]

    [​IMG]

    Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Bắc giáp Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên - Huế, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp nước CHDCND Lào. Dân số 592.343 người (đến ngày 31/12/2000). Diện tích tự nhiên : 4.746,4 Km2 (theo số liệu TKKĐ của Sở Địa chính Quảng Trị cung cấp thống nhất sử dụng). Tỉnh Quảng Trị có 7 Huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, ĐaKrông và 2 thị xã: Đông Hà và Quảng Trị. Tỉnh lỵ là thị xã Đông Hà. Các dân tộc chính sinh sống ở Quảng Trị là dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Lợi thế của Quảng Trị trong phát triển kinh tế là có bờ biển dài, có 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay đang được chuẩn bị xây dựng lại, có đường sắt, quốc lộ 1A chạy qua. Đặc biệt đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu Lao Bảo sẽ tạo điều kiện cho Quảng Trị là nơi giao lưu hàng hoá qua tuyến đường bộ quan trọng này.

    Quê hương Quảng Trị từ thời xa xưa đã là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa, đó chính là bề dày lịch sử văn hóa của mảnh đất và con người Quảng Trị. Như GS Trần Quốc Vượng đã từng viết về nền văn hóa Quảng Trị: ?o Văn hóa Quảng Trị có gốc rất sâu, rễ rất bền. Các bão tố của thiên nhiên khắc nghiệt và phong ba của xã hội loạn li không dễ gì lay chuyển được? .

    Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, văn hoá được bảo tồn như: Thành Cổ Quảng Trị, văn hoá Chăm, ... Quảng Trị là ranh giới chia cắt, là chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ nên đã để lại một hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thế giới: Đôi bờ Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc, Hệ thống đường Trường Sơn...

    Người dân Quảng Trị từ bao đời nay đã phải vượt lên sự khắc nghiệt, khô cằn của thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Mảnh đất khô cằn của Quảng Trị đã từng là ?o Trọng trấn?, là ?oTrấn biên?, là ?o Phên dậu? của phía Nam Tổ quốc, là ?oTiêu điểm? khốc liệt trong những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm?Là ?oRanh giới? của những cuộc chia cắt đất nước. Mảnh đất Quảng Trị đi vào lịch sử dân tộc như những bản anh hùng ca đượm chất sử thi. Với địa hình thiên nhiên khắc nghiệt và quá khứ lịch sử hào hùng đã tạo nên cho người dân Quảng Trị một bản sắc riêng biệt: cần cù, chịu khó, giản dị, dũng cảm, thông minh và rất tự tin trong cuộc sống?

    Để hội nhập với cả nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời để tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, tỉnh Quảng Trị đã hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 - 2010. Trong đó, xác định một số khu công nghiệp: Khu Thương mại Lao Bảo, Khu Công nghiệp Cửa Việt, Khu Công nghiệp Nam Đông Hà?và đề xuất thực thi một số dự án lớn như : Xây dựng Nhà máy ThPhân bón NPK? ủy lợi - Thủy điện Rào Quán, Nhà máy Chế biến thủy sản, Nhà máy

    Hiện nay Tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng đề án thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Quảng Trị, thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc cấp giấy phép cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác với tỉnh Quảng Trị.

    Nhân dân Quảng Trị luôn mở rộng cửa chào đón du khách đến thăm quan, các nhà đầu tư và bạn bè gần xa quan tâm, hợp tác làm ăn trên quê hương Quảng Trị với một tình cảm chân thành và tha thiết nhất.

    ===========================
    Trích từ: www.quangtri.gov.vn

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.


    Được longqua sửa chữa / chuyển vào 19:32 ngày 01/06/2003

    Được felixdanang sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 19/06/2003
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN​
    [​IMG]
    Nhà dài của dân tộc Pakô ( miền Tây Quảng Trị ).​
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lèn đá Tân Lâm - di chỉ văn hoá thời kỳ đồ đá cũ
    Vào thời cổ đại, vùng đất Quảng Trị thuộc đất bộ Việt Thường - một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (179 tr.CN đến 192) Quảng Trị thuộc đất Nhật Nam. Từ năm 192 đến năm 1069, Quảng Trị thuộc vương quốc Chăm. Năm 1306, nhà Trần đổi Châu Ô thành Thuận Châu và Châu Ri thành Hoá Châu. Thuận Châu chính là dải đất từ sông Hiếu(Cửa Việt) trở vào phía Nam (bao gồm vùng đất nửa phía Nam tỉnh Quảng Tri và phần Bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Thời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 17(1446) đất Quảng Trị thuộc Thừa Xuyên Thuận Hoá. Năm1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê đưa vào trấn thủ đất Thuận Hoá, đóng dinh ở gò Phù Sa xã Aí Tử, huyện Vũ Xương. Từ đây Thuận Hoá thuộc khu vực đàng trong của các đời chúa Nguyễn.

    Sau khi đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, tháng 8 năm 1801, Gia Long lấy các huyện: Hải Lăng, Đăng Xương, Minh Linh để lập ra dinh Quảng Trị, riêng phía Tây lại đặt đạo Cam Lộ.
    Năm 1827(Minh Mạng thứ 8) đổi dinh Quảng Trị thành trấn Quảng Trị. Đến năm 1831 (Minh Mạng thứ 12) đổi trấn Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị và đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ. Năm 1853, Tự Đức bỏ Quảng Trị thành lập đạo Quảng Trị và sát lập vào phủ Thừa Thiên. Năm1876 lại đổi đạo Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị như cũ. Ngày 3 tháng 5 năm 1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: hợp 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị dưới quyền công sứ Đồng Hới. Ngày 23.1.1896, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: Quảng Trị không thuộc quyền công sứ Đồng Hới mà hợp lại với Thừa Thiên dưới quyền khâm sứ Trung Kỳ (đặt một phó khâm sứ đại diện cho khâm sứ tại Quảng Trị ).

    http://www.quangtri.gov.vn/viet/lsvh/images/***ich.JPG
    Năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị đinh: tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên và lập thành một tỉnh riêng biệt. Ngày 17.2.1906, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: thành lập thị xã Quảng Trị. Ngày 5.9.1929, phủ toàn quyền Pháp ở Đông Dương ra quyết định thành lập thêm thị xã Đông Hà.
    Từ sau cách mạng tháng Tám(1945) đến hoà bình lập lại (1954) về cơ bản tên gọi địa giới của tỉnh không có gì thay đổi. Sau năm 1954. theo hiệp định Giơnevơ, nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền Nam- Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, khi đó tỉnh Quảng Trị bị chia làm 2: phía Bắc sông Bến Hải là huyện Vỉnh Linh được thành lập đặc khu trực thuộc Trung ương, phía Nam sông Bến Hải do chính quyền Mỹ - Nguỵ Sài Gòn quản lý.
    Năm 1973, vùng giải phóng được mở rộng đến sông Thạch Hãn, sau hiệp định Pari, Đông Hà trở thành thị xã tỉnh lỵ mới của tỉnh Quảng Trị vừa giải phóng.
    Tháng 3.1975, QuảngTrị hoàn toàn được giải phóng.
    Từ tháng 7.1976 đến tháng 6. 1989, theo quyết định của Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam, Quảng Trị cùng với Quảng Bình, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thực hiện việc hợp nhất thành lập tỉnh mới là tỉnh Bình Trị Thiên.
    Tháng 7.1989, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lại quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như trước đây. Quảng Trị trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc Trung ương. Hiện nay tỉnh Quảng Trị có 2 thị xã: Đông Hà và Quảng Trị và 7 huyện(Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá và Đakrông ).
    Quảng Trị đã trãi qua nhiều thay đổi về địa lý hành chính, nhưng mỗi tên đất, tên làng ở Quảng Trị đều trở thành những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc: Nhà tù Lao Bảo, đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh ? vẫn sống mãi và vang vọng đến mai sau.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Một số di tích - Địa danh tiêu biểu​
    [​IMG]
    Cầu Hiền Lương ngày 18-8-1957​
    [​IMG]
    Trụ sở khu chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ở Cam Lộ​
    [​IMG]
    Dinh Trà Bát-Ái Tử (Triệu Phong). Nơi chúa Nguyễn Hoàng định đô trước khi tiến vào Phú Xuân (1558-1625)​
    [​IMG]
    Những người giữ cổ thành​
    [​IMG]
    Chủ tịch Phiđen-Catxtôrô(Cuba) thăm vùng giải phóng Quảng Trị​
    [​IMG]
    Tân Sở (Cam Lộ)-Nơi Vua Hàm Nghi dựng cờ Cần Vương (1885)​


    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG​
    Quảng Trị là tỉnh có truyền thống muôn màu muôn vẻ. Ðiển hình nhất là tiếng nói mang đặc điểm thổ ngữ vùng Trung Bộ còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Các phong tục khác nhau như ma chay, cưới xin, giỗ chạp với nghi lễ đơn giản. Chùa chiền được xây ít. Chỉ có một số chùa như chùa Thạch Hải, chùa Ðông Hà. chùa Linh Quang. Ðặc biệt các dân tộc ít người cư trú ở đây thường sử dụng cồng, chiêng,.đàn Amam, nhị, đàn môi, trống, sáo. Họ có nhiều truyện cổ truyền miệng, có điệu hát "oát" là loại hát đối giao duyên nam nữ, Prdoak là hát vui trong sinh hoạt, Adang Kon là hát ru trẻ con. Lễ hội, lễ tết không cầu kỳ.
    Hội Thượng Phước :
    Hội Thượng Phước thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng năm vào ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hoàng Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Ngày 13 - 14 tháng 3 âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15 tháng 3 âm lịch, làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ dâng cúng kéo dài đến hết ngày 15.
    Hội Cướp Cù : (Cái này ở Ba Đồn-QB cũng có lễ hội này)
    Ðây là hội làng được tổ chức tại đình An Mỹ, Cẩm Phổ, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vào ngày 4 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài hai ngày. Sau phần lễ, tế cầu an là trò cướp cù. Nét độc đáo của lễ hội là bên nào huy động được nhiều người tham gia thì càng dễ thắng cuộc. Người tham gia không kể già, trẻ, trai, gái. Ðây là một hình thức thể thao mang tính dân gian.
    Lễ hội La Vang :
    Hàng năm vào ngày 15 tháng 8 đều có tổ chức "kiệu". Song "kiệu" tổ chức vào các năm chẵn lớn hơn "kiệu" tổ chức vào các năm lẻ, cứ 3 năm một lần gọi là "kiệu đại hội" và "kiệu" 100 năm thì lớn hơn "kiệu" 50 năm, 40 năm... Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1998 vừa qua đã tổ chức cuộc hành hương kỷ niệm 200 năm Ðức mẹ hiện hình tại La Vang có hơn 20 vạn lượt giáo dân và quan khách tham dự. Ðây là lễ hội khá độc đáo ở Quảng Trị.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh ở Quảng Trị
    [​IMG]
    Quảng Trị từng là nơi diễn ra một số trận đánh trên bộ ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là từ năm 1966 đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975, và là mục tiêu của chiến dịch ném bom tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới ?" nhiều hơn lượng bom đạn được sử dụng ở châu Âu trong Đại chiến Thế giới II. Khi kết thúc chiến tranh năm 1975, toàn bộ tỉnh Quảng Trị đã bị tàn phá, và hầu hết dân chúng đã sơ tán đi nơi khác. Thị xã Quảng Trị, lúc đó là thủ phủ của tỉnh, và thị xã Đông Hà đều bị hủy diệt. Không một ngôi nhà nào còn đứng vững hay sử dụng được. Trong số 3.500 thôn làng trong tỉnh, đến khi kết thúc chiến tranh chỉ còn lại 11. Bom rải thảm cộng với việc Mỹ sử dụng chất Da cam làm rụng lá cây đã biến vùng đất này thành đúng như quang cảnh trên mặt trăng với chút ít rừng nguyên sinh ba tầng còn sót lại sau chiến tranh.
    Các đơn vị quân đội của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập căn cứ quân sự và đồn bốt ở khắp tỉnh và dọc DMZ. Một số địa điểm chiến sự nổi tiếng kéo dài từ ven biển tới vùng núi dọc biên giới với Lào gồm Nhà thờ La Vang, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ và sân bay ái Tử, Trại Carroll, Rockpile, cầu Dak Rong, căn cứ chiến đấu của lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh, trại đóng quân của lực lượng đặc biệt Làng Vây, căn cứ pháo binh Cồn Thiện, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Dốc Miếu, Khu Phi quân sự và sông Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc. Xung quanh nhiều căn cứ quân sự đã được cài mìn dày đặc. Việc ném bom và bắn đạn pháo từ các chiến hạm ngoài khơi mà đôi khi diễn ra 24 giờ một ngày, đã dẫn đến việc hàng tấn vật liệu nổ được trút xuống Quảng Trị. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính rằng khoảng 10 phần trăm trong số vật liệu đó đã không nổ như dự kiến, có nghĩa là còn rất nhiều bom đạn nguy hiểm và dễ phát nổ có thể vẫn nằm ngay dưới mặt đất, hay bị vùi sâu trong lòng đất trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Trị.
    Sau năm 1975, Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã gấp rút rà phá đất đai mà khả năng cho phép để việc đi lại của người dân được an toàn, tái định cư những người phải ly hương, phục hồi lại sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế khẩn cấp. Phần lớn nỗ lực đó, do cần thiết, được tập trung vào nhu cầu rõ rệt và cấp thiết nhất là mìn và các loại đạn dược nhỏ hơn còn vương vãi trên bề mặt hay ngay dưới mặt đất, có thể dễ dàng phát hiện và tiêu hủy. Trong nhiều năm, do điều này mà nỗ lực bắt đầu dần giảm đi cùng với việc ngày càng khó phát hiện vật liệu nằm sâu hơn dưới bề mặt, nên quân đội Việt Nam bắt đầu chuyển hướng nỗ lực sang các dự án xây dựng và hạ tầng cơ sở, đáp ứng những yêu cầu cụ thể về hỗ trợ phát triển, chẳng hạn như xây dựng trường học, trạm y tế hay đường sá.
    Quảng Trị kể từ năm 1975
    [​IMG]
    Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị bắt đầu dần dần trở lại và cố gắng xây dựng lại từ đống đổ nát của chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch rà phá mìn và UXO lớn, tháo gỡ và cho nổ hay xử lý hàng nghìn vật liệu nổ nằm trên bề mặt hay ngay dưới mặt đất. Việc làm này cho phép người dân bắt tay vào xây dựng lại những ngôi nhà nhỏ và cố gắng cấy cày mảnh đất chật chội, đầy hố bom, để trồng lúa, rau màu và các loại cây khác. Trong những năm qua, dân số đã tăng lên đến mức hiện nay là 500.000 người, thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị đã được tái thiết, đường sá và cầu cống được xây dựng, trường học, trạm xá, điện, nước và các dịch vụ khác được khôi phục. Ngày nay Quảng trị đã có bộ mặt gần như bình thường, ngoại trừ cái nghèo còn đeo đẳng, đặc biệt ở những vùng nông thôn mà dân số chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số ?" mà người ngoại quốc đôi khi hay gọi là ?odân miền núi?. Họ chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi phía tây của tỉnh.
    Tuy nhiên, mặc dù công việc hàng ngày và các hoạt động khác có vẻ bề ngoài bình thường, song sự đe doạ của mìn và UXO vẫn sờ sờ ngay dưới mặt đất, từ 10 inches đến 10 feet hoặc sâu hơn, và các trường hợp người dân địa phương bị thương vong được ghi nhận hầu như hàng tuần. Tai nạn xảy ra khi trẻ em đến trường và đi học về hay đi chợ, nông dân cày cuốc đất và gieo trồng, công nhân đào giếng hay làm móng xây nhà, những người chuyên đào tìm phế liệu thì cố thử tháo một quả bom hay đạn để bán đi lấy một chút tiền nhỏ.
    =======================
    Trích từ: http://www.vietnam-landmines.org
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  6. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG TRỊ​
    Diện tích: 4 588 km2
    Dân số(2001): 588 600
    Tỉnh lỵ: Thị xã Đông Hà
    Các huyện, thị: thị xã Quảng Trị; huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hương Hoá, Đa Krong.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Bru-Vân Kiều, Paco, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xu Đăng.

    [​IMG]
    Quảng Trị là một tỉnh miền Trung Việt Nam, nơi có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong gần 20 năm. Quảng Trị cách Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam.
    Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhét (Lào), phía đông giáp biển Đông. Bờ biển dài 75 km. Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhất là ở các huyện miền núi vì vậy tiềm năng thủy điện dồi dào. Khí hậu rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất khô nóng.
    Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì bom đạn. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng. Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử còn in đậm kỳ tích oai hùng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Thành cổ Quảng Trị là nơi gắn liền với chiến dịch lịch sử mùa hè 1972. Còn phải kể biết bao địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử Mác-na-ma-ra... Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là Hoàng hậu của các bãi tắm Đông Dương.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  7. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    ÐỊA ÐẠO VĨNH MỐC
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/dtlichsu/vinhmoc.gif​
    Vĩnh Mốc thuộc tỉnh Quảng Trị là nơi đầu tiên bị đế quốc Mỹ ném bom tàn phá trong cuộc chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.
    Tháng 6/1965 làng Vĩnh Mốc đã bị tàn phá hầu như không còn gì cả. Người dân Vĩnh Mốc đã đào một địa đạo sâu trong lòng đất để chuyển làng gồm có 82 gia đình với 300 con người để sống, sản xuất và chiến đấu.
    Ðịa đạo ở sâu dưới lòng đất khoảng 7 mét. Hệ thống địa đạo chi chít ngang dọc, nối liền nhau bảo đảm sinh hoạt cho cả làng. Mỗi gia đình có một ngăn rộng khoảng 4 m2 với đầy đủ khu phụ như giếng nước, bếp ăn, nhà tắm... Các căn hộ lại được nối liền với các công trình công cộng của "làng", có chỗ hội họp, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, có bệnh xá, nhà hộ sinh. Ðã có 17 cháu bé của làng Vĩnh Mốc ra đời trong địa đạo.
    Ðịa đạo Vĩnh Mốc là một bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/dtlichsu/vinhmoc1.gif
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  8. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Khe Sanh (Quảng Trị) Từ Hà Nội đi ô tô hơn 600km đến Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Trị. Ðây là một thung lũng mỗi chiều ngang, dọc chưa đến 10km, bốn bề là núi rừng trùng điệp. Về địa hình, Khe Sanh rất giống Ðiện Biên Phủ. Trong những năm 1966 - 1967 đây là một cứ điểm quan trọng bậc nhất của Mỹ, một tuyến phòng thủ được coi là bất khả xâm phạm.
    Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) Sông Bến Hải còn có tên là sông Rào Thành, bắt nguồn từ dải Trường Sơn chảy đến Cửa Tùng dài 100km. Lòng sông nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi bắc cầu Hiền Lương rộng 170m, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị.
    Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam: sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời và cầu Hiền Lương bắc qua sông cũng chia làm hai nửa.
    Cầu Hiền Lương do Công binh Pháp dựng năm 1950 (trước đấy dân hai bờ qua lại bằng thuyền). Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Ranh giới trên cầu Hiền Lương và sự chia cắt bờ sông Bến Hải đã kéo dài hơn 20 năm. Cho đến đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giới tuyến này được xoá. Nơi đây chỉ còn là một địa danh lịch sử, gắn liền với công cuộc kháng chiến hào hùng của nhân dân Việt Nam.
    Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn Tọa lạc trên một ngọn đồi giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như bông hoa 8 cánh tại xã Vĩnh Trường (Gio Linh, Quảng Trị). Tổng diện tích khu nghĩa trang 106 ha, trong đó diện tích chính đặt 10.327 ngôi mộ liệt sĩ là 46 ha chia làm 5 khu: khu trung tâm (có tượng đài chính) và 4 khu đặt mộ liệt sĩ theo địa chỉ từng tỉnh. Giữa khu 4 và 5 có quần thể tượng đài biểu trưng tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tình đoàn kết Việt - Lào.
    Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20000 lượt người trong nước đến viếng mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến với nghĩa trang Trường Sơn.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  9. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 22/12/2003
  10. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    KHU DANH THẮNG CỬA TÙNG
    Khu danh thắng Cửa Tùng là một điểm kỳ thú trong một không gian nên thơ của một vùng biển Cửa Tùng.
    Ðây là vùng bãi biển trải dài gần 1km từ cửa sông Minh Lương (Cửa Tùng Luật nơi sông Hiền Lương đổ ra biển ở địa phận hai làng Cát Sơn (phía Nam), An Hòa (phía Bắc) đến mũi Hàu). Ngày xưa đây là địa phận của phường Vĩnh An-Tổng An Du-phủ Vĩnh Linh.
    Bãi tắm Cửa Tùng tọa lạc trên một vùng đất có địa mạo đặc biệt: Vừa có những dải cát dài, những mũi đá và đồi đất đỏ,vẻ đẹp tự nhiên của bãi tắm rất hiếm có trên dọc suốt 3.260km bờ biển Việt Nam.
    Nguyên xưa, địa danh Cửa Tùng bao gồm một vùng rộng lớn của vùng phía đông huyện Minh Linh (Vĩnh Linh và Gio Linh ngày nay). Trước khi thuộc người Việt (thế kỷ XI) Cửa Tùng là một cảng thị sầm uất của người Chàm. Các phát hiện về khảo cổ học cho thấy: Cửa Tùng có nền văn hóa lâu đời hình thành từ thời Đại Đá mới.
    Sự giao lưu mạnh mẽ về kinh đô và văn hóa sau công nguyên biến Cửa Tùng thành một cảng thị sầm uất: Nhiều tàu bè, thương gia nước ngoài đã đến đây để trao đổi buôn bán. Các sản vật người Chàm trao đổi như nước ngọt, hồ tiêu, trầm hương, quế...
    Từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX, Cửa Tùng là một cảng thị sầm uất có vai trò to lớn, trong sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của xứ Ðàng Trong...
    Sau Hiệp ước Patơnốt(1884), cùng với việc củng cố chính quyền thống trị thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. Alaborde-một người Pháp rất am tường về Ðông Dương và Quảng Trị đã mô tả:
    Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m... Từ trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời... Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát.
    Năm 1896, Khâm sứ Trung kỳ Brieere vì thích thú Cửa Tùng đã cho xây dựng nhà nghỉ ở đây. Sau đó đến thế kỷ XX, các cha cố, chủ đồn điền,vua quan nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhà dây thép...tại đây, rất nhiều mỹ từ ca ngợi hết lời bãi tắm Cửa Tùng: Nữ hoàng của bãi tắm, Bà chúa của bãi tắm, Hòn ngọc của biển Thừa Lương...
    Thật vậy, từ sắc thái đổi màu trong ngày đến cảnh quan khá đặc biệt đã tạo nên một vẻ hấp dẫn: Phía Nam là những dải cát dài (mà Lê Quý Ðôn gọi là đại trường sa), phía Tây là những làng quê đất đỏ mướt xanh hồ tiêu, mít, chè, phía Bắc là mũi Hàu, mũi Si giống như những con khủng long khổng lồ phơi mình cho sóng biển vuốt ve.
    Cửa Tùng là một bãi tắm đẹp và an toàn, độ thoải của bãi tắm khá đặc biệt: từ trong bờ lội ra đến 400-500m nước chỉ sâu 1,5 đến 1,7m. Ðộ mặn của nước biển vừa phải: Nhạt hơn các vùng biển phía nam, đậm đà hơn các bãi tắm Nhật Lệ, Cửa Lò... Đặc biệt, Cửa Tùng tọa lạc trên một vùng cách xa các khu công nghiệp nên môi trường nước và không khí không bị ô nhiễm. Mặc dù là bãi tắm mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) song Cửa Tùng ***g lộng gió đông nam (mà dân địa phương gọi là gió nồm), vì thế cái nóng, bốc lửa của gió lào về cách Cửa Tùng từ 6 -7km bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
    Do đặc điểm cấu tạo của địa chất Cửa Tùng vừa là bãi ngang vừa là chân rạn. Ðặc điểm này không thuận lợi phát triển các ngư trường lớn,nhưng lại thuận tiện để phát triển nhiều loại hải sản quý hiếm và ngon nổi tiếng như: Chim, Thu, Nhụ, Đé, cá Cam, tôm Hùm; các loại, cua, ốc, cầu gai, tảo biển, hến...nói chung ở đây có đủ điều kiện, để đảm bảo nhu cầu ẩm thực của du khách bốn phương.
    Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Cửa Tùng được đầu tư xây dựng khá quy mô và đẹp. Người Pháp cho xây đường sá (tỉnh lộ 70) đặt trạm bưu điện, ngân hàng và nhà nghỉ cho các quan chức thực dân, nơi cách ly ru ngủ vua Duy Tân. Hệ thống nhà nghỉ bao gồm:
    - Nhà Thừa lương(nhà nghỉ cũ của tòa Khâm sứ Trung kỳ)
    - Nhà nghỉ của cố Cả (một cha cố, chủ xứ đạo Di Loan)
    - Nhà của Cai lục lộ Trung kỳ (chủ đồn điền tê-rôm(ở Khe sanh-Hướng hóa).
    - Ôten Cáp (Khách sạn đóng ở mũi Hàu), Ôten Plage ( nhà hàng) Tây đui (nhà hàng của một người Pháp chột mắt)v.v... ngoài ra họ còn mở ra hai con đường thượng ,để trồng hoa và tổ chức đua xe đạp...
    Tại đây vị vua yêu nước Duy Tân đã bàn luận về việc nước bằng một câu khẳng khái: ?oTay nhớp lấy nước mà rửa, nước nhớp lấy chi mà rửa? ?o
    Ngày xưa Cửa Tùng là bảo vật của thiên nhiên ban tặng, hiện nay qua dặm dài lịch sử đất nước Cửa Tùng là một điểm nhấn trong một không gian văn hóa du lịch nổi tiếng. Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương ; Làng Ðịa đạo Vịnh Mốc; Bãi Cửa Tùng; Rừng nguyên sinh Rú Lịnh .
    Quy hoạch và đầu tư đúng đắn, thích hợp khu danh thắng Cửa Tùng là một việc làm rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trên vùng đất Quảng Trị anh hùng./.

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!

Chia sẻ trang này