1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều cần biết về Quảng Trị thân yêu

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi robedan, 27/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Khái quát Đôi bờ Hiền Lương
    Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho cụm di tích hai bên bờ sông Hiền Lương là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Bắc - Nam và nó còn là một địa danh lịch sử chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ anh hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Cụm di tích này nằm ở chỗ giao nhau giữa sông Bên Hải và quốc lộ 1A (km 735). Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương - xã Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc thôn Xuân Hoà - xã Trung Hải - huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 22km về phía Bắc và cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam.
    Hiền Lương (sông Hời, Minh Lương, Bến Hải) là một trong những con sông lớn ở Quảng Trị, chảy dọc theo Vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông. Tên Bến Hải do người Pháp đọc chệch từ địa danh Bên Hai ở thượng nguồn sông mà thành.
    Hiệp định Giơnevơ được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm ranh giới tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Sông Hiền Lương đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
    Cầu Hiền Lương:
    Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Hiền Lương (từ cây cầu gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt: "Cầu chia làm hai phần, mỗi bên 89m. Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm" (Nguyễn Tuân).
    Tại đây, từ tháng 7/1954 đến tháng 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm giữa hai miền Nam - Bắc.

    Cột cờ Hiền Lương
    Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là cả một kỳ tích. Cùng với việc "chạy đua" về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ với kẻ thù trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Các chiến sĩ Đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ. Nhiều đồng chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tồn tại. Ngọn cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng về tình cảm miền Bắc XHCN, nới có Bác Hồ ngày đếm thương nhớ miền Nam .
    Chỉ tính riêng từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo hết 267 lá cờ các cở. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng.
    Để cột cờ và lá cờ - biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù đã có 13 đồng chí hi sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động của nhân dân ta ( như mẹ Nguyễn Thị Diệm, một người mẹ già yếu đã không đi sơ tán kiến quyết ở lại vá cờ).
    Đồn Công an Giới tuyến

    Theo hiệp định Giơ -ne - vơ, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương, Cửa Tùng (bờ bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ nam).
    Đồn công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955. Đây là nơi đặt trụ sở chỉ huy của công an bờ bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sỹ công an giới tuyến. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Hiền Lương có 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng công an vũ trang. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách quốc tế và khách trong nước...
    Đồn công an Cửa Tùng đóng ở bãi biển xã Vĩnh Quang (bờ bắc). Đồn có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân của hai bờ ra vào Cửa Tùng. Đồn có 16 người thuộc lực lượng công an vũ trang.
    Đồn Cát Sơn đóng ở làng Cát Sơn (bờ nam). Đồn có 16 người thuộc lực lượng của cảnh sát ngụy. Đồn Cát Sơn có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân 2 bờ ra vào.
    Đồn Xuân Hòa (bờ nam) do cảnh sát ngụy đóng. Đồn này tận dụng lại bốt cũ của thực dân Pháp xây năm 1954.
    Đến năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc thì hệ thống đồn bốt dọc 2 bờ sông Bến Hải tan rã...
    Các đồn công an giới tuyến của ta trong suốt 12 năm (1954 -1965) không chỉ là nơi để tố cáo sự vi phạm Hiệp định của Mỹ - Ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự
    Giàn loa và "Cuộc chiến âm thanh" có một không hai ở vĩ tuyến 17
    Để vạch trần âm mưu xâm lược đất nước ta của chính quyền Mỹ - Ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã xây dựng một hệ thống âm thanh quy mô lơn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át giàn loa bờ Nam của chính quyền Mỹ - Nguy. "Cuộc chiến âm thanh" ở đôi bờ đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước.
    Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa, nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, đôi bờ ấy mãi mãi là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh và thắng lợi giữa ta và địch trên quê hương Quảng Trị anh hùng./.

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  2. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    KHU DI TÍCH DANH THẮNG ĐAKRÔNG
    Khu di tích - danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích - danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm có:
    1. Sông Đakrông.
    2. Cầu treo Đakrông.
    3. Dãy núi Ta Lung, núi Klu.
    4. Suối nước nóng Klu nơi có di chỉ khảo cổ.
    5. Bản dân tộc Vân Kiều, bản Xa Lăng và bản Klu.
    6. Điểm khởi đầu 14 A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50
    Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng, và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái ?
    1. Sông Đakrông.
    Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn.
    Sông Đakrông có truyền thuyết về nguồn gốc đượm chất sử thi và nhân văn.Du khách vừa chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái Đakrông. Đoạn tại cầu treo được xem là đoạn sông đẹp nhất. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông.
    Những năm 1959 - 1964, đoạn sông này là điểm vượt bí mật của tuyến đường dây 559 - tuyến đường mòn Trường Sơn - Hồ Chí Minh đầu tiên. Ba điểm đầu Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xom Rò (cách trung tâm khu danh thắng 3 - 7km về phía Đông) đã được đưa vào danh mục những di tích quốc gia năm 1986.
    2. Cầu treo Đakrông.
    Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972 - 1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn Cu Ba một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn Cu Ba, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ.
    Cầu treo Đakrông không chỉ là ,điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích.
    3. Dãy núi Ta Lung, núi Klu.
    Những dãy núi Ta Lung, Klu ? đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên đường 9, đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ.
    4. Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ).
    Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi cacbônat và Canxi từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất Mêtasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm.
    Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới.
    5. Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu),
    Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ.
    6. Điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50
    Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích - danh thắng, cùng với đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường xuyên á Đông - Tây. Vì vậy khu di tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại.
    Đến với Quảng Trị, bên cạnh việc tham quan những di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến mang tầm vóc quốc gia, du khách còn được tận mắt thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên trữ tình, mang dấu ấn lịch sử, văn hoá sâu sắc của Đakrông. Sự phong phú về đối tượng tham quan trên mảnh đất lửa Quảng Trị chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước (hiện nay dù chưa đưa vào khai thác nhưng hàng ngày đã có trên 50 lượt khách đến tham quan./.
    Khe Hó - điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn Hồ Chí Minh (đường dây 559)
    Hiệp định Giơnevơ (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, nhưng đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ âm mưu của kẻ thù và đã có sách lược đối phó kịp thời. Vào thời điểm những năm 1958 - 1959, cách mạng miền Nam đang gặp thử thách vô cùng nghiêm trọng, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức,đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta.
    Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 1 năm 1959) đã nêu rõ đường lối của cách mạng nước ta lúc này là "từ đấu tranh chính trị" tiến lên "đấu tranh vũ trang" đánh đổ chế độ Mỹ - Nguỵ ở miền Nam. Thực hiện chủ trương đó, Quân uỷ Trung ương đã tổ chức việc chi viện lực lượng, vật chất cho miền Nam trong đó việc thành lập tuyến vận tải quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ; chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc" (theo "Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh" - NXBQĐND - Hà Nội - 1999 - Tr.21).
    Đó chính là tổ chức đầu tiên của bộ đội Trường Sơn và tuyến đường này với tên khai sinh là "Đường dây 559" - con đường đầu tiên của hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh sau này.
    Thượng tá Võ Bẩm được giao nhiệm vụ thành lập Tiểu đoàn vận tải đặc biệt này. Đó là Tiểu đoàn 301 gồm 440 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Chu Đăng Chữ làm Tiểu đoàn trưởng và ,đồng chí Nguyễn Danh làm chính uỷ Tiểu đoàn. Vừa mới hình thành, ban cán sự Đoàn 559 đã nhanh chóng liên hệ chặt chẽ với các đồng chí lãnh đạo các tỉnh giáp vùng phi quân sự là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh.
    Cuối tháng 5 năm 1959, Tiểu đoàn 301 đã chọn vị trí tập kết đầu tiên tại Khe Hó. Đây là một vùng rừng núi thuộc phía tây Vĩnh Linh (nay thuộc xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh), nằm cách sông Bến Hải khoảng 12km về phía Bắc, cách thị trấn Hồ Xá 15km về phía Tây và chỉ cách trục đường 15B 3 km về phía Tây Bắc.
    Lúc này tại Khe Hó đã có một số quân của Lữ đoàn phòng vệ giới tuyến và họ sát nhập với Tiểu đoàn 301 lo nhiệm vụ chung mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
    Đầu tháng 6/1959, việc xác định các tuyến đường vượt sông Bến Hải và đường 9 đã xong. Khe Hó trở thành nơi tập kết đủ các loại hàng hoá để đưa vào Nam. Tại khu vực này dày đặc các kho hàng được nguỵ trang chu đáo. Lúc đầu là loại kho nổi, về sau là kho ngầm dưới lòng đất. ngày 28/7/1959, miền Nam đã đón nhận chuyến hàng quân sự đầu tiên của miền Bắc ruột thịt. Từ đó cho đến tháng 11/1960, khi yêu cầu phát triển đường Trường Sơn ngày một lớn, đã có hàng nghìn chuyến hàng tiếp vận vào Nam xuất phát từ Khe Hó bằng những phương tiện hết sức thô sơ: dùng các chiếc gùi mây đeo lên vai, băng. dèo lội suối, vượt rừng, vượt qua sự canh gác của địch để đến nơi giao hàng. Tháng 11/1960, điểm xuất phát được dời ra làng Ho (Quảng Trị), Khe Hó không còn giữ chức năng như trước, trở thành nơi đóng trụ sở của Mặt trận B5.Sau đó Tiểu khu Công an vũ trang Vĩnh Linh đã đóng quân tại đây...
    Như vậy, cả về thời gian và không gian, Khe Hó được xem là điểm khởi đầu, Km0 của đường 559, là cái nôi của con đường huyền thoại mang tên Bác: đường Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã minh chứng hùng hồn vai trò to lớn của tuyến đường vận tải Trường Sơn - Hồ Chí Minh và Khe Hó, nơi khai sinh ra con đường đó là mốc son chói lọi, mở đầu cho cuộc trường chinh "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của dân tộc ta./.

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  3. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Khánh thành Bảo tàng Chiến thắng Đường 9- Khe Sanh và công trình trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Sân bay Tà Cơn
    Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày chiến thắng Khe Sanh giải phóng Hướng Hoá (9.7.1968-2003), ngày 7.7, Sở Văn hóa- Thông tin tổ chức lễ khánh thành Bảo tàng chiến thắng Đường 9- Khe Sanh và công trình trùng tu tôn tạo di tích lịch sử sân bay Tà Cơn. Các đồng chí: Võ Duy Chất, Phó Bí thư Thường trục Tỉnh ủy cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Nguyễn Minh Kỳ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Hướng Hóa và đông đảo đồng bào, chiến sĩ trong huyện đã đến dự.
    Trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh ta, di tích sân bay Tà Cơn là một trong những chứng tích tiêu biểu gắn liền với Đường 9-Khe Sanh đã từng được thế giới biết đến như một "Điện Biên Phủ thứ hai" của Việt Nam. Ngày 12.12.1986, Bộ Văn hóa -Thông tin đã công nhận di tích sân bay Tà Cơn trong hệ thống di tích đường mòn Hồ Chí Minh và được đưa vào các di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia.
    Với khuôn viên di tích rộng, hệ thống hiện vật trưng bày khá đầy đủ, di tích sân bay Tà Cơn và Bảo tàng Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh là hình ảnh thể hiện sinh động tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta đã đập tan sức mạnh quân sự, phương tiện chiến tranh của đế quốc Mỹ. Qua đó, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân ta cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; đồng thời đề cao tinh thần cảnh giác, phát huy nội lực, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
    Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Đức Chính đã phát biểu ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của quân và dân ta sau 170 ngày đêm chiến đấu giải phóng Khe Sanh năm 1968. Với chiến thắng này, ta đã tiêu diệt và bắt sống 11.900 tên địch; phá hủy 78 xe quân sự; bắn rơi, phá hủy 197 máy bay các loại; bắn hỏng 80 tàu vận tải, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa với 10.000 dân. Chiến dịch Đường 9- Khe Sanh trong đó có địa danh sân bay Tà Cơn là một trong những chuỗi các mốc lịch sử chói ngời những sự tích anh hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Di tích sân bay Tà Cơn và Bảo tàng Chiến thắng Đường 9- Khe Sanh là nơi ghi lại những biểu tượng sinh động về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường 9- Khe Sanh, Việt- Lào trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể biết thêm về Quảng Trị qua cái link này :
    http://www.vietnam-landmines.org/vietnamese/history.htm#Where%20is%20Quang%20Tri
    http://www.vietnam-landmines.org/vietnamese/history02.htm#The%20war%20in%20Quang%20Tri

    ----------***----------
    9399http://www3.ttvnol.com/quangtri.ttvn
  5. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Đây nữa, em vừa phát hiện trưa nay nè
    http://216.10.20.10/~vntung/qtolexpress/index.php
  6. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Đakrông - Khu sinh thái hấp dẫn

    Đối với những người đam mê thiên nhiên hoang dã, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có tổng diện tích trên 40.500ha, thuộc tỉnh Quảng Trị, miền Trung VN sẽ là điểm đến hấp dẫn. Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hang động với cảnh quan thiên nhiên, hệ thực vật rừng phong phú đa dạng và rất đẹp ở khu bảo tồn thiên nhiên này.
    Hiện tại Đakrông có 579 loài thực vật bậc cao thuộc 366 chi, 118 họ, trong đó có 5 loài đặc hữu là dâu da, thuỷ tiên hương và trầm hương; 5 loài trong sách đỏ thế giới là hoàng đàn giả, kim giao, de hương, sến mật, trầm hương, gụ lau và 14 loài thực vật nằm trong sách đỏ VN.
    Đakrông là nơi đã phát hiện ra loài gà lôi lam mào trắng - một loài mà vào năm 1996 bị cảnh báo đang trong tình trạng nguy cấp trên toàn cầu - gây sự kinh ngạc cho giới nghiên cứu động vật rừng trên thế giới. Đến nay, sau nhiều cuộc khảo sát, các nhà khoa học đều cho rằng Đakrông là quê hương của giống gà lôi nói chung và gà lôi lam mào trắng nói riêng, và là nơi còn lại quần thể lớn nhất trên thế giới của loài gà lôi lam mào trắng.
    Năm 2000, các nhà khoa học phải bỏ nhiều công nghiên cứu phân loại với sự phát hiện gà lôi lam mào đen. Đakrông hiện có khoảng 174 loài chim, trong đó có 20 loài trong sách đỏ thế giới. Ngoài khu hệ chim, Đakrông còn có 45 loài thú, 57 loài bò sát và ếch nhái, 209 loài **** trong đó có nhiều loài là những động vật đặc hữu hoặc động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới như, bò tót, sao la, sơn dương. Được thành lập năm 2002, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế), nối với khu bảo tồn Nam Quảng Bình sẽ tạo ra một quần thể sinh thái liên hoàn, một nơi trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài động, thực vật.
  7. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0

    Được li2000 sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 09/11/2004
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị - 21 năm, hai lần giải phóng

    Ái Tử là một ngôi làng nhỏ, bình dị. Phía đông và đông nam là dòng sông Thạch Hãn rộng lớn; phía tây là huyện lỵ Triệu Phong; cách 40km về phía bắc là sông Hiền Lương; cách 20km về phía tây bắc là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN).
    Lịch sử chẳng bao giờ là chuyện tình cờ. Khi người Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, Ái Tử trở thành sân bay quân sự lớn nhất bắc Hải Vân. Sau giải phóng, sân bay đã bị người dân đập dỡ để lấy bêtông làm móng xây nhà.
    Hiệp định Genève đã cắt đôi đất nước ở dải đất cực nhọc này. Ngày 21.7.1954 trở thành ngày mở đầu cho đau thương, máu và nước mắt suốt mấy chục năm liền. Vụ thảm sát Hướng Điền (7.1955) của chế độ Mỹ-Diệm tàn ác đến mức ngay cả sự hung dữ của gió phơn tây nam cũng phải run rẩy. Cầu Hiền Lương - cây cầu có cái tên dịu dàng đến thế tại sao lại phải chứng kiến sự xót xa, nhức nhối đến tận cùng?
    Giống như dải đất hình chữ S, sông Bến Hải cũng uốn cong lại để tạo thành cái lò xo bất khuất, quật cường. Bến Hải thực sự là bến bờ của những thăng trầm. Quảng Trị trở thành đầu cầu của con đường Nam tiến, nơi đúng nghĩa bắt đầu của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
    Thế trận giằng co giữa ta và địch diễn ra suốt 17 năm. Mãi cho đến đầu năm 1972, thời cơ chiến lược mới thực sự xuất hiện. Trước sự thất bại không thể nào tránh khỏi, chính quyền Mỹ vẫn ngoan cố, muốn tìm một lối thoát "trong danh dự". Bối cảnh quốc tế của cuộc Tiến công chiến lược xuân-hè 1972 là cực kỳ phức tạp. Chính phủ Mỹ muốn lợi dụng những bất đồng trong phe XHCN hòng cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn duy nhất của ta là phải giành một thắng lợi quyết định để buộc Mỹ phải từ bỏ mọi mưu đồ đen tối.
    Cuộc tiến công chiến lược diễn ra trên ba mặt trận chính: BắcTây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Quảng Trị. Mặt trận Quảng Trị là hướng tiến công chủ yếu. Cuộc tiến công bắt đầu từ 30.3.1972 và đến ngày 1.5 thì bắc Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng. Ý nghĩa của chiến thắng này rất to lớn.
    Thứ nhất, hàng vạn binh lực của địch bị tiêu diệt hoặc bị loại khỏi vòng chiến đấu (toàn miền Nam là 20 vạn) là một thiệt hại nặng nề của nguỵ quyền Sài Gòn. Nó giống như là sự mở đầu cho quá trình tuột dốc không thể gượng nổi mà mùa xuân 1975 là tất yếu lịch sử của quá trình này.
    Thứ hai, Bến Hải, sau 18 năm là dòng sông ngăn cách, lần đầu tiên sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam đã nối liền hai bờ xói lở của nỗi đau. Xét về ý nghĩa tinh thần, đây là một thắng lợi vô giá.
    Thứ ba, con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại có đoạn hiểm yếu nhất là tuyến biên giới thuộc địa phận Quảng Trị với "Cái cán soong" của Lào. Quân và dân ta đã chứng minh rằng, dù cố gắng đến mấy, Mỹ nguỵ cũng không thể nào chặn nổi bước tiến thần kỳ của quyết tâm thống nhất đất nước.
    Thứ tư, với việc giải phóng bắc Quảng Trị, lần đầu tiên ta có thể công nhiên tuyên bố một "thủ đô" chính thức của Chính phủ CMLTCHMNVN đóng ở Cam Lộ. Điều này chứng minh một cách hiển nhiên bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng nước ta.
    Thứ năm, bắc Quảng Trị từ đây sẽ trở thành hậu phương trực tiếp của cuộc chiến tranh giải phóng mà đại thắng mùa xuân 1975 là một minh chứng rõ ràng.
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị - 21 năm, hai lần giải phóng (tiếp theo)

    Chỉ có 4.745,74km2 diện tích mà Quảng Trị phải giải phóng đến 2 lần (1954 và 1975)! Đây quả thực là cái bất thường của một mảnh đất kỳ lạ. Điều đó cũng chứng minh cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân ta là gay go và gian khổ đến mức nào.
    Nếu như chiến thắng Tây Nguyên đã biến một cuộc tiến công chiến lược thành thời cơ để mở Tổng tiến công chiến lược thì quả thật, việc giải phóng Quảng Trị là chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công bất hủ đó.
    Còn nhớ, phương án tấn công theo kiểu da báo của Tết Mậu Thân đem đến hai bài học đắt giá: Ta sẽ bị địch phản công và khó có thể giành thắng lợi hoàn toàn. Quảng Trị đã chính thức mở đầu cho chiến dịch cuốn chiếu của cuộc Tổng tiến công chiến lược. Ngày 19.3.1975, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng. Tôi muốn nhấn mạnh hai chữ mở đầu vì từ Buôn Ma Thuột về Sài Gòn chỉ có chưa đầy 300km, trong khi đó khoảng cách giữa Quảng Trị và Sài Gòn là hơn 1.000km(!). Nói chính xác theo cờ thế của bàn cờ chiến tranh, Buôn Ma Thuột là những nước cờ khai cuộc hoàn hảo, còn chiến dịch Quảng Trị-Thừa Thiên-Đà Nẵng là những nước đi quyết định để mở đầu cho thế trận dồn địch vào kết cục cờ tàn.
    Một lần nữa, lịch sử lại chọn Quảng Trị làm điểm bắt đầu. Mất Quảng Trị, việc nguỵ quyền Sài Gòn muốn giữ Huế là một bài toán không thể tìm ra lời giải. Đòn tấn công phối hợp: 24.3.1975 giải phóng Tam Kỳ; 25.3 giải phóng Huế và Quảng Ngãi; 26.3 giải phóng Chu Lai, đã biến Đà Nẵng thành cái bẫy khổng lồ nhốt chặt 10 vạn quân nguỵ (!). Miền Trung và Tây Nguyên có địa hình hiểm trở nhưng quân đoàn 1 & 2 của nguỵ không giữ nổi thì việc giải phóng vùng đồng bằng (thuộc Vùng III & Vùng IV chiến thuật), chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong khi đó, Bộ Chính trị đã quyết định (25.3.1975): Thời gian là lực lượng, thần tốc là chiến thắng.
    5. Ba mươi năm đã trôi qua kể từ thời khắc lịch sử đó. Vùng bán quân sự - hay còn được gọi là Khu phi quân sự (Demi-Military Zone - DMZ) giờ đây đang và ngày càng trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn với du khách phương Tây - đặc biệt là người Mỹ. Rất nhiều người Mỹ đã đến Quảng Trị chỉ để cố mà hiểu rằng, "Tại sao lại thế?".
    Khe Sanh được người Mỹ gọi là Camp Carrol - căn cứ của thuỷ quân lục chiến; The Rockpile là cái tên mà họ đặt cho Làng Vây, doanh trại của lính đặc nhiệm - những người hùng không thể chết của Hollywood; Cồn Tiên - Dốc Miếu... được gọi là Hàng rào điện tử McNamara (McNamara line)...
    Người Mỹ có biệt tài trong việc đặt tên và vô cùng giỏi trong cách luận nghĩ về những vấn đề của chính họ. Họ là những siêu nhân thật sự của thế kỷ XX trong tư cách là vai trò số một của một thế giới đầy thử thách và khó nhọc - trừ ở Việt Nam. Trong tất cả những điều làm nên sự phi thường của dân tộc Việt Nam - dân tộc đầu tiên và cho đến nay là duy nhất đánh bại Mỹ.
    Quảng Trị hoàn toàn có quyền tự hào đã đóng góp thật xứng đáng cho niềm vinh quang và hạnh phúc của tổ quốc. Không có một tỉnh nào ở miền Nam phải giải phóng đến hai lần. Hơn nữa, đó là một trong rất ít tỉnh nghèo nhất và nhỏ nhất. Không có nơi nào hai lần chỉ là "thủ đô" tạm thời trong suốt 500 năm và cũng không ở đâu có một con sông hẹp đến thế - Bến Hải, lại trở thành điểm nóng nhất của 42 năm "Chiến tranh lạnh" (2.1947 - 30.12.1989).
    6. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp một vài người Mỹ ở địa đạo Vĩnh Mốc. Nhìn những con người to lớn dềnh dàng, mắt xanh như đang luôn mơ màng, phải cam khom trong con đường hầm nhỏ hẹp, tôi chợt hiểu vì sao người Mỹ phải thất bại trong cuộc chiến tranh cách đây 30 năm. Đêm Trường Sơn (Nghĩa trang Trường Sơn), nhìn thấy cả vạn ngọn nến cháy, tôi trông rõ trong mắt ai cũng bập bùng ánh lửa. Đó là ngọn lửa đã từng cháy đỏ suốt hai mươi mốt năm và chắc chắn sẽ còn cháy mãi. Ngọn lửa ấy là Khe Sanh - một cái khe mang nặng nghĩa sinh thành; là Cửa Việt, mang cái tên thật nặng niềm tự hào, vươn tới của giống nòi; là Lao Bảo - một cái tên nhọc nhằn của ký ức; là AÁi Tử - yêu con, yêu thầy... Và đó cũng là dòng sông Thạch Hãn - tảng đá lớn vô cùng (Hãn có nghĩa là biển lớn); nơi đã chia đôi hai lần giải phóng.
    Con đường Xuyên Á đã và đang được rộng mở. Một bên là quá khứ của chiến tranh và một bên là Quảng Trị đang thức đợi, chuyển mình. Mùa hạ. Những đợt gió phơn tây nam vẫn ngùn ngụt thổi. Những thân cây nghiêng mãi về phía biển. Quảng Trị đang nồng nàn chờ đón với những vòng tay thương lắm, nhọc nhằn. Cái gì cũng hai: Hai bờ, hai miền, hai lần giải phóng; hai lần chờ và đợi... Nhưng có một điều Quảng Trị chỉ có một mà thôi: Đó là chiếc cầu nối ánh mắt đắm say niềm vui nối liền tổ quốc.

Chia sẻ trang này