1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

    Topic này sưu tập những câu chuyện và hình ảnh về các tai nạn máy bay xảy ra ở Việt Nam hay tai nạn máy bay của Việt Nam xảy ra ở nước ngoài, bao gồm cả quân sự lẫn dân sự
    Kính mời các bác tham gia
  2. duongquazz

    duongquazz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    trước em đọc trên báo hàng không VN thấy VNA có cái vụ gì máy bay thủng lốp trong chuyến bay BKK-SGN thì phải :-?
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Danh sách các vụ rơi máy bay tại Việt Nam
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Danh sách này không tính đến các vụ rơi máy bay do hành động quân sự trong chiến tranh hay tai nạn của máy bay Việt Nam nhưng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    1954-1975
    * Ngày 20 tháng 9 năm 1969, một chiếc DC-10 Air Vietnam trên đường bay từ Pleiku đến Đà Nẵng thì va chạm với chiếc F-4 của Không quân Hoa Kỳ làm 74 trên 75 người trên máy bay và 2 dân thường dưới mặt đất thiệt mạng. Chiếc F-4 hạ cánh an toàn.
    * Ngày 27 tháng 11 năm 1970: một chiếc C-123 của Không lực Hoa Kỳ đâm vào núi gần Nha Trang làm 79 nhân viên thiệt mạng [1].
    * Ngày 5 tháng 6 năm 1972, chiếc C-46 của Air America rơi khi đang hạ cánh tại Phú Bài, Huế làm 32 người thiệt mạng.
    * Ngày 15 tháng 6 năm 1972, chuyến bay CX700Z của hãng Cathay Pacific từ Bangkok đến Hong Kong bị nổ tung trên bầu trời Việt Nam giữa Gia Lai và Quy Nhơn. Tất cả 81 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. Điều tra cho thấy chiếc máy bay Convair này bị đặt bom bởi mâu thuẫn cá nhân [2].
    * Ngày 26 tháng 8 năm 1972, chiếc C-123 của Air America rơi gần Pleiku làm 8 người trong máy bay thiệt mạng.
    * Ngày 24 tháng 9 năm 1972, chiếc C-54 của Air Vietnam rơi gần Bến Cát, Củ Chi làm 10 trên 13 người thiệt mạng.
    * Ngày 19 tháng 3 năm 1973, chiếc máy bay DC-4 cuả Air Vietnam từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột bị nạn trong khi đang hạ cánh do một vụ nổ xảy ra trong khoang hành lý làm tất cả 58 người thiệt mạng. Có khả năng là do đánh bom khủng bố [3].
    * Ngày 17 tháng 11 năm 1973, chiếc Douglas DC-3 của Air Vietnam rơi tại Quảng Ngãi làm 27 người thiệt mạng.
    * Ngày 8 tháng 3 năm 1974, một chiếc Antonov 24 của hãng Pathet Lao Airlines bị rơi gần Hà Nội làm tất cả 18 người trên máy bay thiệt mạng. Trong số hành khách có 15 nhà báo và đoàn ngoại giao Algerie đang đi chuyến thăm các nước châu Á [4].
    * Ngày 15 tháng 9 năm 1974, một người đàn ông khống chế chiếc máy bay Boeing 727 của Air Vietnam; trên đường bay từ Đà Nẵng đến Sài Gòn và ra lệnh bay ra Hà Nội]. Ông ta cho nổ hai trái lựu đạn và chiếc máy bay rơi ở Phan Rang khi nó vượt quá đường băng trong lúc đang cố gắng hạ cánh. Tất cả 75 người trên máy bay đều thiệt mạng.
    * Ngày 12 tháng 3 năm 1975, chiếc DC-5 C54-D của Air Vietnam bị rơi gần Pleiku sau khi cất cánh từ phi trường Vientiane-Wattay đến Sài Gòn làm cả 26 người trên máy bay thiệt mạng [5].
    * Ngày 4 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay C-5 Galaxy chở hơn 240 trẻ em và hơn 50 hành khách khác rời khỏi Sài Gòn trong chiến dịch Babylift thì bị nổ khoang hành lý và mất áp suất khi đang ở trên không phận Vũng Tàu. Phi công cho máy bay quay lại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng máy bay đã đâm xuống ruộng lúa khi chỉ còn cách sân bay vài cây số. Có từ 144 đến 155 người bị thiệt mạng trong vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam này nhưng nhờ vào hành động mau lẹ của phi hành đoàn, hơn 175 người trong hơn 300 người trên máy bay được cứu sống [6].
    1975-2000
    * Ngày 8 tháng 7 năm 1989: Một chiếc An-12 của Không quân Liên Xô đâm vào núi gần căn cứ Cam Ranh làm 20 nhân viên trên máy bay thiệt mạng [7].
    * Ngày 12 tháng 1 năm 1991: Một chiếc Tupolev Tu-134 với 76 hành khách đã bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh xuống thành phố Hồ Chí Minh. Từ 9 mét, chiếc Tu-134 bỗng nhiên mất độ cao, rơi mạnh xuống với càng trái chạm đường băng trước tiên. Không có thương vong nào nhưng chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn.
    * Ngày 14 tháng 11 năm 1992: Chuyến bay VN-474 của Vietnam Airlines được thực hiện bởi một chiếc Yakovlev Yak-40 (sản xuất năm 1976) xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh với 31 hành khách đâm vào vùng núi gần sân bay Nha Trang trong một cơn bão nhiệt đới. 29 người thiệt mạng và chỉ có một người Hà Lan sống sót do phải mất gần 8 ngày để đội cứu trợ đến được hiện trường. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn [8].
    * Ngày 12 tháng 12 năm 1995, đội bay biểu diễn có tên Russkie Vityazi (hiệp sĩ Nga) của Nga đang trên đường trở về nước sau khi tham dự biểu diễn hàng không tại Malaysia thì gặp tai nạn khi ghé qua căn cứ Cam Ranh để tiếp xăng. Chiếc IL-76 đột ngột trở hướng trong điều kiện mây mù làm ba chiếc phản lực cơ Su-27 bay kèm theo đâm vào núi gần Cam Ranh làm bốn phi công Nga thiệt mạng [9][10].
    * Ngày 3 tháng 9 năm 1997 chuyến bay VN-815 rơi tại Phnompenh
    2000-2009
    * Ngày 7 tháng 4 năm 2001, một chiếc Mi-17 chở các nhân viên quân sự Việt Nam và Hoa Kỳ đi tìm lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh (MIA) đã đâm vào vùng núi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm thiệt mạng toàn bộ 16 người trên máy bay gồm 9 người Việt và 7 người Mỹ. Nguyên nhân gây ra tai nạn hiện vẫn chưa được biết rõ .[cần dẫn nguồn]
    * Ngày 26 tháng 1 năm 2003, chiếc trực thăng Mi-8 xuất phát từ đoàn bay trung đoàn 954, sư đoàn 372 tại Đà Nẵng chở đoàn cán bộ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và phóng viên từ sân bay Vinh đi đảo Hòn Mê (thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Lúc 15h 43 cùng ngày chiếc máy bay cất cánh từ Hòn Mê ra Hòn Mắt trong thời tiết sương mù dày đặc. Khi vừa rời mặt đất được 2 phút, do không nhận ra hướng bay nên máy báy đâm vào vách núi tại Hòn Mê, gây tiếng nổ lớn khiến toàn bộ chiếc máy bay bốc cháy. Tất cả 15 người cùng phi công trên máy bay đều tử nạn, trong đó có Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh Quân khu, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4. [11]
    * Ngày 9 tháng 3 năm 2004, một chiếc Yak-52 bay huấn luyện cất cánh từ sân bay Nha Trang đã rơi xuống nhà dân ở thôn Suối Lau, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà làm một cụ già thiệt mạng và một cháu bé bị thương nặng. Hai phi công nhảy dù an toàn và chỉ bị xây xát nhẹ [12] .
    * Ngày 24 tháng 8 năm 2004, một chiếc MiG-21 số 5321 cất cánh từ sân bay Kiến An, Hải Phòng bị nạn rơi xuống xã Kim Lý, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương làm phi công Nguyễn Văn Thái thiệt mạng.
    * Ngày 4 tháng 11 năm 2005, một chiếc máy bay trinh sát M-28 Mielec của không quân (thuộc trung đoàn 918) đột ngột bốc cháy và rơi xuống khu vực bãi cỏ xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội làm tất cả 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng [13].
    * Ngày 29 tháng 4 năm 2005, chiếc bay huấn luyện YAK-52 thuộc E910 của Trường Sĩ quan không quân Việt Nam đang bay trên bầu trời Nha Trang thì đột ngột chết máy. Hai phi công đã điều khiển máy bay bay ra biển và nhảy dù. Người phi công bị thương nhẹ, còn người thượng tá, trung đoàn phó đã thiệt mạng [14].
    * Ngày 11 tháng 5 năm 2006, một chiếc Mig-21 đâm vào nhà dân tại xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Hai phi công nhảy dù ra an toàn nhưng một số nhà dân bị thiệt hại hay phá huỷ [15].
    * Ngày 9 tháng 8 năm 2006, một chiếc Su-22 khi đang bay diễn tập đã đâm thẳng vào chân núi Hòn Khô, thuộc địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Phi công đã nhanh chóng bung dù thoát nạn. Đây là máy bay quân sự thuộc sân bay Thành Sơn, tỉnh Ninh Thuận, đang bay diễn tập tại khu vực Láng Za Ó, thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn thì gặp sự cố [16].
    * Ngày 6 tháng 6 năm 2007, một chiếc L-39 bay huấn luyện thuộc E910 Học viện Không quân Nha Trang, Quân chủng Phòng không Không quân - Bộ quốc phòng xuất phát từ sân bay Nha Trang thì bị trục trặc và đâm xuống vùng biển thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách bờ 2 km. Tai nạn làm hai phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương bị thiệt mạng.
    * Ngày 24 tháng 11, 2007: Khoảng 14h chiều, một chiếc MiG-21 thuộc Trung đoàn Không quân Sao Đỏ thuộc Sư đoàn không quân Thăng Long xuất phát từ sân bay Kép, bị nạn tại xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhưng may mắn không có thiệt hại về người[17].
    * Ngày 8 tháng 4 năm 2008: lúc 10 giờ sáng, chiếc máy bay An-26 thuộc E918 Không quân (Gia Lâm) bị rơi do trục trặc động cơ tại một cánh đồng thuộc địa phận xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội), cách trường học và khu dân cư vài trăm mét khiến 5 người trên máy bay tử nạn [18][19].
    * Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2009, một chiếc máy bay quân sự Su-22 khi đang bay luyện tập thì bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Tại hiện trường, máy bay khi rơi xuống đã nát vụn và bốc cháy dữ dội, người phi công đã thiệt mạng sau khi cố điều khiển cho chiếc máy bay đâm cách xa khu vực dân cư[20][21][22].
    * Chiều ngày 12 tháng 11 năm 2009, máy bay MiG-21 hai chỗ ngồi xuất phát từ sân bay Yên Bái đâm vào một nhà kho tại thành phố Yên Bái và phát nổ khiến hai phi công tử nạn. [23]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tai nạn Tu-134 của Vietnam Airlines tại Phnom Penh
    Chuyến bay VN-815
    Ngày 3 tháng 9 năm 1997: Chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines (sản xuất năm 1984) mang số hiệu VN-A120 rơi khi đang đến gần Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh, Campuchia, làm thiệt mạng 65 trong số 66 hành khách. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn.
    Chiếc may bay xấu số
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tai nạn Tu-134 của Vietnam Airlines tại Phnom Penh
    Chuyến bay VN-815
    Chiếc may bay xấu số
    Ảnh chụp tại Quảng Châu
    [​IMG]
    Tupolev Tu-134 (tên hiệu NATO: Crusty) là một máy bay chở khách hai động cơ Liên xô, tương tự như chiếc Douglas DC-9 của Mỹ. Là một trong những máy bay quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất tại các quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw cũ, số lượng máy bay này đang hoạt động hiện giảm sút vì các hạn chế tiếng ồn. Chiếc máy bay này đã hoạt động trên các đường bay dài ở 42 quốc gia, và một số hãng hàng không Châu Âu đã sử dụng nó với tần suất dày đặc (tới 12 lần cất hạ cánh trên mỗi chiếc hàng ngày). Ngoài hoạt động chở khách thông thường, chiếc máy bay cũng được dùng trong nhiều lực lượng không quân, với các vai trò hỗ trợ quân đội và hải quân; cho huấn luyện phi công và hoa tiêu; và cho nghiên cứu hàng không cũng như các dự án thử nghiện. Những năm gần đây, một số máy bay đã được chuyển đổi thành máy bay chở VIP. Tổng cộng 853 chiếc Tu-134 đã được chế tạo (với mọi phiên bản, gồm cả máy bay nghiên cứu/thử nghiệm) và Aeroflot là hãng sử dụng lớn nhất: tới năm 1995, Tu-134 đã chuyên chở 360 triệu hành khách cho hãng này.
    Sau khi kiểu động cơ lắp đặt trên các mấu cứng phía sau thân được Sud Aviation Caravelle Pháp giới thiệu, các nhà sản xuất máy bay trên khắp thế giới vội vã tìm cách ứng dụng kiểu thiết kế mới. Các ưu điểm của nó gồm dòng khí trên cánh không bị nhiễu loạn bởi các vỏ động cơ hay mấu cứng và giảm tiếng ồn trong cabin. Cùng lúc ấy, việc đặt các động cơ nặng ở phía sau cũng tạo ra các khó khăn cho việc xác định trung tâm trọng lực liên quan tới trung tâm lực nâng, nằm ở hai cánh. Để tạo chỗ cho động cơ, cánh ngang đuôi máy bay phải bố trí lại ở bộ phận thăng bằng đuôi, có nghĩa bộ phận này phải khoẻ hơn và vì thế nặng hơn, càng khiến kiểu bố trí này thêm nặng đuôi.
    Trong một chuyến thăm Pháp năm 1960, lãnh tụ Xô viết Nikita Khrushchev quá ấn tượng trước sự tĩnh lặng trong cabin chiếc Caravelle, tới mức ngày 1 tháng 8 năm 1960 văn phòng thiết kế Tupolev nhận được một chỉ thị chính thức để chế tạo chiếc Tu-124A với kiểu bố trí động cơ tương tự. Năm 1961, hãng hàng không quốc gia Liên xô, Aeroflot, nâng thêm các yêu cầu kỹ thuật này với trọng tải và sức chở hành khách lớn hơn.
    Nguyên mẫu Tu-124A đầu tiên, CCCP-45075, cất cánh lần đầu ngày 29 tháng 7 năm 1963. Sau đó, ngày 22 tháng 10 năm 1963, BAC One-Eleven của Anh, có kiểu thiết kế tương tự, tai nạn khiến toàn bộ tổ lái thiệt mạng. Chiếc máy bay đã bị tròng trành ngay sau khí cất cánh và rơi vào tình trạng pitch-up: Bộ phận thăng bằng đuôi đặt cao bị vướng vào luồng khí nhiễu loạn do cánh sinh ra (xem tròng trành sâu), khiến máy bay không thể hồi phục khỏi tình trạng tròng trành. Tupolev lưu ý tới điều này và bộ phận thăng bằng đuôi trên chiếc Tu-124A được mở rộng 30% để có được khả năng điều khiển lớn hơn. Bởi các yêu cầu của Aeroflot với mệnh lệnh là một chiếc máy bay lớn hơn kế hoạch ban đầu, phòng thiết kế Soloviev đã phát triển các động cơ phản lực cánh quạt đẩy D-30 low-bypass mạnh. Ngày 20 tháng 10 năm 1963, chiếc máy bay mới chính thức được gọi là Tu-134. Những điểm kỳ lạ trong thiết kế của Tu-134 gồm cánh nghiêng hẳn về phía sau với góc 35 độ, so với 25-28 độ ở những chiếc máy bay tương tự của phương Tây. Các động cơ trên những chiếc Tu-134 đầu tiên thiếu các bộ đổi chiều luồng khí phụt, khiến nó là một trong số ít máy bay chở khách phải sử dụng phanh dù khi hạ cánh. Đa số các thiết bị điện tử trên máy bay sử dụng điện một chiều. Dòng máy bay chở khách đầu tiên của Liên xô có thể xuất xứ trực tiếp từ chiếc máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-16, và Tu-134 có sáu miếng kính trên mũi để hoa tiêu dễ quan sát và bộ bánh đáp sử dụng lốp áp suất thấp thích hợp hoạt động trên những sân bay không trải nhựa.
    Năm 1968, Tupolev bắt đầu làm việc với một biến thể Tu-134 cải tiến. Thân được kéo dài thêm 2.1 m (6 ft 10 in) để tăng khả năng chở khách và một thiết bị năng lượng phụ phía đuôi. Các động cơ D-30 cải tiến đã có bộ phận đổi chiều hướng phụt, thay thế cho chiếc dù cồng kềnh. Chiếc Tu-134A đầu tiên, được biến đổi từ một chiếc Tu-134 đang sản xuất, cất cánh ngày 22 tháng 4 năm 1969. Chuyến bay dân sự đầu tiên diễn ra ngày 9 tháng 10 năm 1970.
    Lịch sử hoạt động
    Tháng 9 năm 1967, Tu-134 thực hiện chuyến bay kế hoạch đầu tiên từ Moscow tới Adler. Tu-134 là chiếc máy bay chở khách đầu tiên của Liên xô nhận được chứng nhận quốc tế từ Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế, cho phép nó được sử dụng trên những đường bay quốc tế.
    Chiếc máy bay này vẫn được sử dụng rộng rãi tại Nga và các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ, nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu cao cùng các chi phí bảo dưỡng đã khiến số lượng sử dụng bị hạn chế. 69 chiếc Tu-134 đã bị phá huỷ trong các vụ tai nạn và các cuộc chiến, 35 trong số đó không gây thiệt hại nhân mạng, và một trong 34 vụ tai nạn chết người còn lại không một ai trong máy bay thiệt mạng. Tu-134 cũng đã được hoán cải trở thành máy bay riêng với nhiều chiếc được trang bị nội thất sang trọng. Với sự ra đời của các quy định tiếng ồn mới của ICAO, Tu-134 đã bị cấm hoàn toàn khỏi hầu hết sân bay Châu Âu vì các động cơ D-30 ầm ỹ với kỹ thuật của thập niên 1960.
    Phi đội Tu-134 lớn nhất vẫn còn tại Nga (146 trong khoảng 230 chiếc thuộc kiểu này). Tháng 3 năm 2007 Bộ trưởng vận tải Nga Igor Levitin đã tuyên bố rằng những chiếc Tu-134 (cũng như Tu-154) đã cũ và lỗi thời và cần phải được thay thế bằng Sukhoi Superjet 100 hay những chiếc tương tự của nước ngoài trong vòng năm năm.
    Được vaputin sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 10/04/2010
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Tai nạn Tu-134 của Vietnam Airlines tại Phnom Penh
    Chuyến bay VN-815
    Chiếc may bay xấu số
    Ảnh chụp tại Bangkok
    [​IMG]
    Vietnam Airline có tổng cộng 16 chiếc TU-134 với các biến thể
    Tu-134A
    Serie thứ hai, với động cơ cải tiến, hệ thống điện tử được nâng cấp, sức chứa 84 hành khách. Tất cả các biến thể A đều được chế tạo với mũi kính dễ phân biệt và vòm radar dưới cằm, nhưng một số chiếc đã được sửa đổi theo tiêu chuẩn B với radar được chuyển vào trong mũi.
    Tu-134A-3
    Serie thứ hai, sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy Soloviev D-30.
    Tu-134AK, AK-1, AK-3
    Tu-134B
    Serie thứ hai, 80 ghế, radar được chuyển vào mũi, hạn chế kính mũi. Một số model B có các bình nhiên liệu cho các chuyến bay tầm xa lắp dưới thân; chúng trông như những cái bướu lớn
    Chiếc đầu tiên mang số hiệu VN-A102 đã bị rơi ở Bang kok năm 1987
    Chiếc mang số hiệu VN-A120 thuộc biến thể Tu-134B3
    Trong trường hợp của Vietnam Airlines thì 102 hay 120 đều là "không hay"
  7. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua xem thời sự có vụ máy bay rơi, máy bay của Ba Lan làm 87 ng thiệt mạng , trong đó coa Tổng thống Ba Lan và phu nhân cùng các quan chức cấp cao khác như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao , Tổng tham mưu truởng QĐ, Thống đốc ngân hàng ,.... Ông Tổng thống này số đen nhỉ !
  8. thocondangyeu_01

    thocondangyeu_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Anh có thông tin vụ máy bay ta rơi bên lào làm cho hơn chục vị tướng tá hi sinh k ạ, vụ này khá lâu rồi ạ
  9. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tai-nan-may-bay-truc-thang-o-Nghe-An/40065027/157/
    Vụ ấy mất luôn ban lãnh đạo quân khu 4.
  10. thocondangyeu_01

    thocondangyeu_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ tai nạn làm chết Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Đào Trọng Lich cơ, mới chợt nhớ ra tên bác này nên vào google sợt vậy

Chia sẻ trang này