1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tiếp theo sau đó
    Nỗi đau của vợ người phi công tử nạn
    Mỗi khi được nghỉ phép về bên vợ con, anh Nghị luôn tận dụng từng giây phút bên người thân, gia đình nội ngoại. Nhưng trong một lần làm nhiệm vụ, người phi công trẻ tuổi đã hy sinh để lại vợ, con gái nhỏ, đứa bé trai vẫn trong bụng mẹ.

    Đại úy Trần Thanh Nghị, 33 tuổi, tốt nghiệp Học viện Phòng không - Không quân năm 2002. Sau 7 năm công tác trong ngành, đại úy Nghị đã có tới 500 giờ bay. Anh gặp nạn trong khi làm nhiệm vụ vào ngày 9/6.
    Người phụ nữ còn trẻ uể oải với chiếc bụng bầu khá to, ngồi dựa lưng vào ghế. Chỉ chưa đầy một tháng nữa, bé trai trong bụng chị sẽ chào đời. Không như nhiều những đứa trẻ khác, bé sinh ra không được nhìn thấy bố. Anh Trần Thanh Nghị, 33 tuổi, phi công Trung đoàn Không quân tiêm kích, thuộc Sư đoàn 372, thị trấn Sao Vàng, Thanh Hóa, chồng chị Trang đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ trên bầu trời tại Thanh Hóa ngày 9/6.

    Hơn một tuần lễ trôi qua sau ngày mất của anh Nghị, ngôi nhà ở số 55 phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội vẫn chất chứa nỗi đau. Thỉnh thoảng, có người lại tới để thắp hương cho người đã mất, dù không quen biết. Những người xa lạ này đến chia sẻ chỉ bởi một điều, họ quý mến anh phi công có nụ cười thân thiện, sống chan hòa, tình cảm cùng gia đình, hàng xóm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Anh Nghị và đồng đội trong một lần chuẩn bị nhảy dù. Ảnh: Gia đình cung cấp.

    Tiếng kinh cầu phát liên tiếp qua chiếc đài cát xét. Hương khói lúc nào cũng nghi ngút trên ban thờ của anh. Khi phóng viên Ngoisao.net tới thăm, gia đình chị Trang đang bày một bát cơm cùng miếng đậu phụ trên ban thờ để cúng cho anh. Bức di ảnh của người lính đã mất mờ ảo sau khói hương. Gương mặt anh nghiêm nghị nhưng luôn toát lên được sự hồn nhiên, vui vẻ.

    Chị Trang khá mệt mỏi sau những ngày làm đám tang, đưa chồng về nơi an nghỉ cuối cùng. Cô con gái hơn 3 tuổi mới được mẹ đưa lại đến trường học. Từ lúc anh Nghị mất, cả bên nội lần bên ngoại đều quây quần lại, động viên, an ủi lẫn nhau. Mọi người trong gia đình cố gắng chia sẻ bớt với nỗi đau của chị Trang để chị bình tâm, vì còn đứa con sắp chào đời. “Cũng an ủi cho chồng tôi, vì trước lúc ra đi, anh ấy đã biết mình có con trai và kịp đặt tên cho cháu là Trần Thanh Tuấn”, chị Trang tâm sự trong nước mắt.​
    Gia đình chỉ tội cho bé Tú. Mặc dù vẫn hồn nhiên chơi đùa, nghịch ngợm, cô bé vẫn thỉnh thoảng “hờn” vì “bố Nghị hư, bố Nghị không về với con”. Có những lúc bị mắng, cô bé lại gọi bố “cứu con”, khiến cả nhà đều rớt nước mắt. Hôm tổ chức tang lễ cho anh Nghị, bé Tú bê di ảnh của bố, thỉnh thoảng thấy có máy bay bay qua, cô bé lại ngước lên nói “con chào bố Nghị”. Đến lúc chôn cất xong, mọi người không cầm được nước mắt khi nghe bé nói khá ngây thơ “Bố Nghị nằm với đất, đá rồi”.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tấm hình chụp gần đây nhất của vợ chồng anh Nghị và bé Tú. Ảnh: Gia đình cung cấp.
    Chị Trang và anh Nghị kết hôn đã được 4 năm nay. Chị kể, vừa tốt nghiệp đại học xong, hai bên đã tổ chức đám cưới. Trước lúc lấy nhau, chị đã hình dung được phần nào về công việc của một người lính phi công. Trong suốt 4 năm chung sống, tính ra hai người chỉ ở gần nhau vỏn vẹn khoảng 6 tháng. Bình thường, cứ chiều thứ 6 hàng tuần, được nghỉ anh Nghị lại đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội với vợ con, hoặc thỉnh thoảng, chị Trang lại cho bé Tú vào đơn vị bố.

    Do hoàn cảnh nên chị Trang về nhà bố mẹ đẻ sống sau nhiều lần đi thuê nhà ở. Bên chồng, có tới 4 người con trai và bố mẹ sinh sống trên cùng một mảnh đất ở khu Sài Đồng, Gia Lâm nên lúc đầu cả hai vợ chồng quyết định đi thuê nhà. Sau đó, bố mẹ chị bảo vợ chồng con về ở chung để có điều kiện chăm sóc. Chị Trang cũng bỏ hẳn công việc làm báo từ lúc mang thai đứa con thứ hai.

    Mẹ chị Trang trông hiền lành cũng luôn khen con rể. Bà bảo, anh là người biết sống, đối xử trên dưới đều quý mến. “Tôi luôn coi Nghị như con đẻ của mình. Mọi người trong gia đình tôi có cả dâu rể đều đau xót”, bà vừa kể vừa rơm rớm nước mắt. Bà cho biết, anh Nghị sống giản dị như đúng bản chất của một người lính phòng không. Về thăm vợ, gặp gì ăn đó, dù chỉ là bát cơm nguội, canh rau muống với dưa cà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngày hai người cưới nhau, anh mặc quân phục chụp cùng vợ. Ảnh: Gia đình cung cấp.
    Mỗi lần về phép, anh lại quanh quẩn bên con gái, làm tàu hỏa, ôtô, máy bay, ngựa để bé Tú cưỡi. “Hồi tôi lên bàn đẻ cháu Tú, anh Nghị không về kịp vì còn bận công tác. Đến lúc ra được với vợ con, lại vào nhầm bệnh viện, nhầm phòng”, chị Trang tâm sự. Khi mang thai bé Tuấn, biết mình có con trai, đủ nếp, đủ tẻ, anh vui lắm. Anh nói với vợ, nghỉ công việc làm báo vất vả “anh sẽ lo lắng đủ cho cuộc sống của ba mẹ con”. Nhưng giờ trên quãng đời còn lại của người phụ nữ gần 30 tuổi, chị sẽ phải một mình nuôi nấng hai con.

    Trong suốt cuộc nói chuyện, chị Trang luôn nói về việc, chồng kiên quyết không nhảy dù khi được lệnh. Khi chiếc máy bay quân sự do anh lái gặp trục trặc, chỉ huy đã lệnh anh nhảy dù ra khỏi buồng lái. Nhưng thời điểm đó, phía dưới khá đông dân cư nên anh Nghị đã lái máy bay ra nơi vắng người rồi hy sinh. “Nghe mọi người nói có người cấp cứu trong trạm y tế, cả nhà cứ tưởng anh ấy đã nhảy dù nhưng không phải…”, chị Trang kể lại.​
    Người mẹ trẻ của hai đứa con, vợ của người lính đã hy sinh giờ tự an ủi rằng anh Nghị đã sống và hy sinh cùng với nghề nghiệp, mơ ước của anh… ​
    Quang Việt
  2. KhongChien72

    KhongChien72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bác Va à, theo tôi nhớ:
    - Còn một vụ rơi máy bay trực thăng trên đó có các cố vấn quân sự Nga quãng năm 82-84 gì đó (không nhớ chính xác) ở QK 2.
    - Vị trí rơi ở Sơn La, gần nơi sau này trực thăng (do phi công Pháp lái) của công ty bay dịch vụ của một bà Việt Kiều Pháp làm chủ (bà này hình như là vợ ông TGD KS Metro Ha noi) cũng bị rơi trong những năm khoảng từ giữa đến cuối 199x. Nơi máy bay rơi được người ta coi như một dạng "thung lũng Ô kha" của vùng rừng núi Tây Bắc.
  3. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Kon Mig-21 đứng một mình góc trên bên phải của tấm hình được sơn ****** trang "độc" quá các bác nhể!:-bd Đây là thông tin nhà em móc ở đống rác Wiki, kô bít kon này có phải là một trong hai con này kô?:-?? nếu đúng thì cụ tỷ nóa là con nào vậy ta?~X Nhà em dự nóa là kon Mig-21 PFM mang số hiệu 6122, kô bít có đúng kô!:-w Pác nào biết, nhất là các bác ở Đà Nẵng xác nhận dùm cái[r2)]

    1. Mig-21 PFM 5066: không có thông tin về phi công. Lúc đầu máy bay phục vụ trong đoàn Sao Đỏ với màu metal bình thường; sau đó được chuyển về đoàn Lam Sơn với màu sơn ****** trang bằng cách sơn đè màu xanh lá cây đậm lên trên lớp kim loại tự nhiên ở một sồ chỗ, không sơn phủ toàn bộ như 5040. Chiếc này từng đánh chặn (intercept) một chiếc B-52 vào ngày 13 tháng 4 năm 1972 trên bầu trời Thanh Hoá. Đồng thời không có thông tin nào về hoạt động quân sự của Mig-21 PFM 5071 trong cuộc kháng chiến.


    2. Mig-21 PFM 6122: chiếc này thuộc đoàn Lam Sơn, sau khi giải phóng miền Nam, toàn bộ Mig-21 PFM còn sử dụng được đều chuyển về cho đoàn 372 (Hải Vân) tại Đà Nẵng. Chiếc này của quân đội Xô Viết được sơn ****** trang theo kiểu của Khối Warszawa trước khi đến Việt Nam. Màu sơn ****** trang này không thay đổi, chỉ có số hiệu máy bay và huy hiệu được thay đổi theo Không quân Việt Nam. Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng của sân bay Đà Nẵng.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vụ 1 là BMQS nên chắc khó biết
    Vụ 2 thì báo có nói tới. http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=115122
  5. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Bác Vaputin ơi em nhớ đầu những năm 80 ở sân bay GL nhà em còn có đám YAK-52 mình trắng cánh đỏ nhào lộn suốt, trong thời gian đó em biết có 2 vụ tai nạn liên quan đến loại này, một vụ bay lên đâm vào đường sắt, một vụ rơi xuống ruộng ở Việt Hưng khiến phi công (nghe nói có 1 bác LX) và một bác nông hy sinh, bác có thông tin gì thêm không ạ?
  6. luongmy

    luongmy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    1
    Híc ! đang ngồi hóng tin của bác Vaputin đây thank bác nhiều lắm !
  7. anhoiyeuemdi90

    anhoiyeuemdi90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    đau lòng khi thấy các anh hy sinh
  8. ILTknight

    ILTknight Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    5
    bác Vaputin cho em hỏi, vì sao máy bay Thái lại bị ta bắn rơi? không lẽ Thái cố tình bắn vào quân ta khi đang ở biên giới? hoàn cảnh lúc đó thế nào ạ? cám ơn bác nhiều
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  10. ILTknight

    ILTknight Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    5
    vâng, cám ơn bác... nhưng hình như bài này cũng là dịch lại từ nguồn báo nước ngoài, tính xác thực có đáng tin không ạ? thấy nhiều chiến dịch lớn quá, chắc phải sang quansuvn hỏi rõ mấy vụ này thôi! Hỏi ở đây em sợ lạc đề, loãng topic của bác mất [r2)]

Chia sẻ trang này