1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Lạc rang đường.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam


    Saigon -những năm đầu của hàng không

    Cách đây 101 năm, Saigon vào năm 1910 chứng kiến một sự kiện lịch sử: đó là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Viễn Đông. Lúc 10:30 sáng, ngày 10 tháng 12 1910, phi công người Bỉ, Van den Born, bay trên chiếc máy bay Farman IV Boxkite cất cánh ở trường đua Phú Thọ trước sự hiện diện của một số người Pháp và Việt. Chuyến bay này xảy ra chỉ 7 năm sau khi hai anh em Orville và Wilbur Wright lần đầu tiên cất cánh bay ở Kittyhawk, North Carolina, Mỹ.

    [​IMG]
    Van den Born cất cánh ở trường đua Phú Thọ, 10 tháng 12 1910.​

    Cách đây 101 năm, Saigon vào năm 1910 chứng kiến một sự kiện lịch sử: đó là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Viễn Đông.

    Lúc 10:30 sáng, ngày 10 tháng 12 1910, phi công người Bỉ, Van den Born, bay trên chiếc máy bay Farman IV Boxkite cất cánh ở trường đua Phú Thọ trước sự hiện diện của một số người Pháp và Việt. Chuyến bay này xảy ra chỉ 7 năm sau khi hai anh em Orville và Wilbur Wright lần đầu tiên cất cánh bay ở Kittyhawk, North Carolina, Mỹ.
    Charles Van den Born sinh năm 1874 ở Liege, Bỉ. Ông qua Pháp trong thời kỳ đầu của hàng không đầu thế kỷ 20, lúc Pháp bắt đầu phát triển cao độ kỹ nghệ hàng không. Henri Farman, một trong những người tiên phong về phi cơ, lập ra công ty Farman sản xuất máy bay nổi tiếng Farman và lập ra trường dạy lái ở Chalon. Van Den Born bay chiếc Farman năm 1909 và sau đó trở thành phi công dạy lái máy bay cho hãng Farman. Khách hàng của công ty Farman là dân sự và quân sự từ nhiều nước đến học và mua máy bay. Với đầu óc mạo hiểm và là một trong những người tiên phong trong lãnh vực hàng không, Van Den Born có ý tưởng đi đến Viễn Đông, giới thiệu và trình diễn phi cơ cho quần chúng, tập lái cho những người thích bay và kiếm sống qua các buổi trình diễn, thù lao dạy lái và có thể môi giới bán máy bay cho hãng Farman (4). Ông cùng vợ và phụ tá cơ khí mang chiếc máy bay Farman đã được tháo rời lên tàu cùng đi Viễn Đông. Ông dự định xin phép nhà cầm quyền ở Singapore, Thái Lan, Đông Dương thuộc Pháp, Hồng Kông, Quảng Châu (Trung Quốc) để được bay tại các nơi này. Lúc đầu ông cặp bến ở Singapore trước để thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Đông Á, nhưng thống đốc Anh ở Singapore không cho phép nên ông đến Saigon để thực hiện chuyến bay lịch sử từ trường đua Phú Thọ.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Van Den Born trên chiếc máy bay Farman IV ở Saigon.​


    Tin Van Den Born cất cánh ở Saigon đã được gửi điện tín đến Âu châu, ngay ngày hôm sau tờ báo lớn ở Pháp, Le Figaro số 345 ra ngày 11/12/1910 (trang 6) đã đưa mẩu tin ngắn như sau (5):
    “Ở Saigon, phi công Van Den Born, đã bay trên máy cánh đôi (biplan) chiều qua giữa Saigon và Chợ Lớn, những chuyến bay đầu tiên ở Đông Dương và Viễn Đông. Thống đốc nam k ỳ và đại sứ Pháp ở Bangkok đã có mặt chứng kiến.”

    Không lâu sau tờ Journal Amusant số 605 ra ngày 28/1/1911, trang 14, đã đăng tin như sau (6):

    " Cất cánh bay đầu tiên ở Saigon


    Van Den Born, bằng bay máy bay ở Saigon, đã ghi tên của ông và trang đầu của lịch sử hàng không trong các thuộc địa Pháp.


    Đồng nghiệp của chúng tôi, tờ Courrier Saigonnais đã đăng những giòng khen tặng nồng nhiệt về người lái máy bay đầu tiên bay trên bầu trời thuộc địa Pháp, ông Van Den Born.

    Trong một bài dài, đồng nghiệp chúng tôi đã bổ sung vài dòng điện tín ngắn đã đánh đi về chuyến bay của phi công người Bỉ dưới bầu trời đẹp ở Đông Dương và Viễn Đông.

    Theo thường lệ của ông, nhà phi công đã thành công tuyệt đẹp, trong chuyến bay hoàn hảo, gây ra những tiếng hoan hô từ những người xem đầy ngạc nhiên và thán phục. Tất cả những người Việt và Hoa bản xứ tụ tập chung quanh phi trường theo dõi, miệng há hốc, ngạc nhiên cùng cực, bị thu hút bởi những bay lượn đẹp đẽ của con chim cơ khí.

    Và đồng nghiệp chúng tôi tiếp tục:


    ".. Trước các khán giả, người ta thấy máy bay chúi về phía trước, rời khỏi mặt đất, bay lên với sự dễ dàng thoăn thoắt như một con chim khổng lồ thật sự.Tiêng động cơ bớt ồn đi vì khoảng cách được thay thế bởi những tràng vỗ tay nồng nhiêt, liên tục các tiếng hoan hô kéo dài từ đám đông..."


    Sau khi thực hiện các chuyến bay, Van Den Born đã được chúc mừng bởi phó toàn quyền, đại sứ Pháp ở Siam (Thái Lan), thị trưởng Saigon, chủ tịch Hiệp hội Hàng không (Ligue Aerienne) chi hội Đông Dương, chủ tịch Ủy ban tổ chức lễ hội, ông Louis Caseau. Dễ chịu hơn là ông đã nhận được sự ngưỡng mộ duyên dáng từ các bà, các cô tất cả đều vui vẻ cười thán phục công trình của ông.

    Và đêm đến, trong bầu trời lúc nào cũng xanh ở đó, các công nhân, đứa bé, nhà quê (nhacués) có cái nhìn dò xét, mong muốn trong hy vọng là sẽ thấy người chinh phục không khí này một lần nữa bay lên không trung. “

    Cũng cùng ngày 10/12/1910, ở gần Tokyo, Nhật, chiều hôm đó một chiếc Forman IV cánh đôi khác cất cánh, điều khiển bởi viên sĩ quan quân lực Nhật tên là Yo****o Tokugawa. Chuyến bay này là chuyến bay đầu tiên ở Nhật nhưng đáng tiếc là Tokugawa đã trễ hơn Van Den Born vài tiếng ở Saigon.

    Sau đó vào ngày 22/12 Van Den Born đã biểu diễn lần bay thứ hai. Lần này máy bay có chở theo một hành khách.

    Ở Saigon hơn một tháng thì Van Den Born được tin chính phủ Thái Lan chấp thuận dự định của ông tiếp tục bay ở Bangkok. Tháng 2 năm 1911, ông đến Thái Lan và đã bay thành công trước sự chứng kiến của nhà vua Thái Lan và hoàng gia ở trường đua ngựa Sa Pathum (Bangkok) trên chiếc máy bay Farman mà ông đã bay trước đó vào tháng 12/1910 ở Saigon. Chiếc máy bay Farman sau đó đã được trưng bày cho công chúng thưởng lãm tại trường đua Sa Pathum.

    Van Den Born và chiếc máy bay của ông đã tạo một ấn tượng to lớn vào dân chúng Thái ở Bangkok. Ông được nhà vua thưởng chiếc cúp bạc và nhiều tiền thưởng. Ngày 28 tháng 2 1911, chính phủ Thái Lan đã quyết định gởi 3 sĩ quan qua Pháp học lái và thành lập đội phi cơ. Sau 2 năm học ở Pháp, họ trở về ngày 2/11/1913 với 8 chiếc phi cơ đầu tiên và thành lập không lực hoàng gia Thái Lan. Một năm sau phi trường đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập ở làng Don Muang, cạnh Bangkok. Ngày nay Don Muang chính là phi trường quốc tế Bangkok.

    Tháng sau Van Den Born cũng được phép chính phủ Anh ở Hong Kong cho ông được bay tại xứ này. Ngày 18 tháng 3 1911, trước sự chứng kiến của nhiều người ở bờ biển Sha Tin, trong đó có cả thống đốc Hong Kong Sir Frederick Lugard, đúng 5:10 chiều Van Den Born đã cất cánh đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Hong Kong trên chiếc phi cơ Farman mà trước đó ông đã cất cánh ở Saigon. Ngày hôm đó đã có một xe lửa đặc biệt chở người xem đến Sha Tin để chứng kiến sự kiện này.

    Tại phi trường quốc tế Hong Kong ngày nay, chiếc phi cơ Farman làm lại y hệt như chiếc máy bay của Van Den Born được treo trên sảnh đường to lớn của phi trường mà hàng triệu khách đã và đang đi qua để nhớ lại lịch sử hàng không ban đầu ở thành phố này. Cũng chính chiếc phi cơ làm lại này đã bay khánh thành phi trường mới của Hong Kong ngày 18/11/1997 trước sự hiện diện của 500 quan khách, trong đó nhiều người mặc lại y phục của thời 1911, 86 năm trước đó.

    Sau đó ông đến Quảng Châu và bay thành công ở đó vào ngày 11/4/1911 trước sự chứng kiến của lãnh đạo Quảng Châu là tướng Fu Chi, và quan khách. Nhưng khi phi cơ đáp xuống, thì một người ám sát bắn chết tướng Fu Chi. Trong sự hỗn loạn khi binh lính bắn vào nhiều thường dân, các giới chức Quảng Châu kêu nài ông phải rút đi ngay lập tức. Ông không thể kịp tháo phi cơ mang xuống tàu nên đành phải đốt chiếc Farman và vội vã lên tàu trở về Hong Kong và sau đó trở về Pháp (4).

    Trong thế chiến thứ 1, 1914-1918 ông đã huấn luyện nhiều phi công và vào năm 1930 ông trở lại Saigon tiếp tục phổ biến hàng không ở Đông Dương. Ông bị Nhật bắt quản thúc sau khi Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương. Sau khi chiến tranh thế chiến thứ hai chấm dứt, ông trở về Pháp và mất ngày 24/1/1958 (4).

    Saigon cũng chứng kiện một sự kiện hàng không khác. Hai mươi năm sau khi Van Den Born cất cánh ở Saigon, vào năm 1930, Marie-Louise Hilsz là phụ nữ đầu tiên bay một mình từ Pháp đến Saigon và trở lại Pháp trên phi cơ Moth-Morane.

    Đã 101 năm sau khi Van Den Born cất cánh đầu tiên ở Đông Á tại trường đua Phú Thọ. Ngày nay tại đây không có dấu tích gì ghi nhớ về sự kiện này. Ở Hong Kong và Bangkok, hiện nay ông được coi là biểu tượng xây dựng khởi đầu lịch sử hàng không ở hai nước này, thành tích của ông được ghi nhớ và họ đã dùng sự kiện lịch sử đầu tiên trên xứ họ để quảng bá và tiếp thị cho thành phố họ với thế giới bên ngoài. Đã đến lúc ta cũng nên làm như vậy với lợi điểm là Saigon đã là nơi đầu tiên có chuyến bay ở Đông Á sau hai anh em Wright ở Kittyhawk.

    Nguyễn Đức Hiệp
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam


    [SIZE=+3] TIỂU SỬ VAN DEN BORN[/SIZE]

    [​IMG]

    [SIZE=+1]Charles Van den Born[/SIZE]​
    [SIZE=-1]Bộ sưu tập của Dave Lâm, 1-6-04[/SIZE]

    [​IMG]



    [​IMG]

    21 L'Aviateur VAN DEN BORN en poste de Direction d'un biplan H. Farman.​
    [SIZE=-1]Bộ sưu tập của Dave Lâm, 8-3-07[/SIZE]

    [​IMG]

    [SIZE=-1]Bộ sưu tập của Dave Lâm, 8-3-07[/SIZE]



    [SIZE=-1]Van Den Born [/SIZE][SIZE=-1]là một trong 100 phi công đầu tiên của thế giới được cấp giấy phép bay.[/SIZE]

    [SIZE=-1]Sinh 11 tháng Bảy năm 1874 (một số nguồn tin cho biết năm 1873) ở Bỉ Liege, Ngài qua đời vào ngày 24 Tháng 1, 1958 tại Saint-Germaine-en-Laye (Yvelines, Pháp).[/SIZE]
    [SIZE=-1]
    [/SIZE]​
    [SIZE=-1]Mặc dù sinh ra ở Bỉ, mẹ của ông là người Pháp, và sau này ông trở[/SIZE] thành công dân Pháp. [SIZE=-1]Trước khi thành phi công, ông đã được biết đến như một tay đua xe đạp và đua ô tô[/SIZE] . [SIZE=-1]

    [/SIZE] [SIZE=-1]Ông đã lấy được giấy phép phi công Pháp vào ngày 08 tháng ba năm 1910 (# 37) với một chiếc Farman H., và giấy phép Bỉ vào ngày 31 tháng ba năm 1910

    [/SIZE][SIZE=-1]Sự nghiệp phi công của ông bao gồm các chuyến bay tại Ý, tại Nice, Đông Dương thuộc Pháp, và sau đó ở Thái Lan và Trung Quốc.[/SIZE]
    [SIZE=-1]
    Ông là người đầu tiên bay Đông Dương (Việt Nam), Hồng Kông, và Thái Lan[/SIZE] . [SIZE=-1]Trong WWI, ông chỉ đạo các trường hàng không Bỉ ở Pháp, và sau đó quay trở lại Đông Dương[/SIZE] . [SIZE=-1]Ông trở lại Pháp sau khi cuộc chiến tranh Đông[/SIZE] Dương chấm dứt.

    [​IMG]

    [SIZE=+1]Van den Born[/SIZE][SIZE=+1] bay Trên Biển[/SIZE]
    [SIZE=-1]Bộ sưu tập[/SIZE][SIZE=-1]Thư viện QH , 7-31-07

    [/SIZE][​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam


    [SIZE=+3] TIỂU SỬ VAN DEN BORN[/SIZE]

    [​IMG]
    [SIZE=+1]Charles Van den Born[/SIZE]
    [SIZE=-1]Photo courtesy of David Lam, 1-6-04[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]Charles Van den Born[/SIZE]
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Jean-Pierre Lauwers[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]Charles Van den Born[/SIZE]
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Jean-Pierre Lauwers[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]L'Aviateur VAN DEN BORN[/SIZE]
    pilote du Biplan H, Farman
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Hubertus Hentschel, 7-26-07[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]VAN DEN BORN (Belge) vainqueur du Meeting du Lyon [/SIZE]
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Hubertus Hentschel, 7-26-07[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]Le Biplan Van den Born[/SIZE]
    Construit par H. Farman. Envergure: 10m50, longueur 13m, moteur Gnome 50 HP, actionnant une hélice en bois de 2m30. Cet appareil est muni de patins et de 4 roues á l'avant. Celes intérieures sont d'un exterieures. A l'arriére deux roues. Le Gouvernail est remplacé par le gauchissement des a plans arriére.
    J. H.
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Hubertus Hentschel, 7-26-07[/SIZE]​


    [​IMG]
    [SIZE=+1]VAN DEN BORN sur Biplan "Farman"[/SIZE]
    [SIZE=-1]Photo courtesy of Hubertus Hentschel, 7-26-07[/SIZE]​

    Theo sách Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam chích quái thì ông Born này không phải là người đầu tiên bay ở Việt Nam[-X
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác nói đúng, nói chung là cái gì thằng Tầu cũng nhất. Number 1 cho nó. Nó cũng là thằng đầu tiên chế ra robot nữa cơ[:D]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Sân bay đầu tiên ở Việt Nam theo các tài liệu nói trên chính là trường đua Phú Thọ, nhưng theo một số tài liệu khác thì trường đua Phú Tho năm 1932 mới bắt đầu hình thành từ một khu nghĩa địa. Như vậy Van Den Born năm 1910 có thật sự bay trên khu nghĩa địa này?

    [​IMG]


    Cách đây hơn 100 năm, vào thời kỳ đầu Pháp thuộc, cả vùng quận 10 ngày nay (và một phần quận 3) được mệnh danh là đồng mả mồ, dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

    Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn với hàng trăm ngôi mộ nằm rải rác.

    [​IMG]


    Khu vực này cũng có một ngôi mộ tập thể gọi là “mả N gụy” chôn gần 1.250 người, trong cuộc nổi dậy của binh lính dưới quyền Lê Văn Khôi tại thành Phiên An (Gia Định) những năm 1833 - 1835, đến nay không tìm ra dấu vết. (những năm 60 khi lính Đại Hàn làm đường ở khu vực gần bệnh viện Bình Dân ngày nay đã đào được rất nhiều xương người, đó là mả N gụy?)

    Trước thời Pháp thuộc, khu vực này có tên gọi đồng tập trận, nơi Tả Quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định thành, thường xuyên thao dượt binh sĩ (tập trận).

    Theo học giả Vương Hồng Sển, tác giả Sài Gòn năm xưa, thời Pháp thuộc đường xe lửa giữa nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn chạy xuyên qua cánh đồng mả mồ, trong đó có đường Lý Thái Tổ ngày nay: “...Sách nói khi xưa, làm con đường này, gặp nhiều mồ mả (ắt chốn đồng tập trận cũ), Lang sa (thực dân Pháp - LN) có lệ phát ba quan tiền và một xấp vải cho mỗi ngôi mộ và mả bị cải táng...” (Sđd-NXB TP.HCM - 1997 - trang 148).


    [​IMG]

    Một bức ảnh xưa do người Pháp chụp đề rõ cụm từ Plaine des Tombeaux cũng cho thấy nhiều ngôi mộ nằm cạnh đường xe lửa.


    Căn cứ vào chút sử liệu trên, ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương là một trong rất ít những ngôi mộ xưa còn sót lại trong số hàng trăm ngôi mộ thuộc đồng mả mồ đã bị thực dân Pháp và chính quyền cũ giải tỏa vì những việc công ích. Vào thời kỳ này, đa số mộ cổ đều được làm bằng ô dước và được xây đắp khang trang. Phần đất xây dựng trường đua Phú Thọ năm 1932 cũng là một phần của Cánh đồng mả mồ

    Do đó việc hạ cánh của Van Den Born năm 1910 trên cánh đồng này là một điều không thể xảy ra do sự nguy hiểm chết người của nó.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Báo đăng về chuyến bay đầu tiên đó không nói rõ địa điểm chỉ nói là người ta xúm quanh rìa của "sân bay" để xem con chim sắt bay lượn.
    [​IMG]
    "sân bay" nào thời đó khi lần đầu tiên người dân và quan chức Việt Nam nhìn thấy chiếc máy bay? Phải chăng đó là bãi đất trống ngày nay là Tân Sơn Nhất?

    Theo Va mổ nhiều người đã nhầm lẫn: Sài gòn có đến hai trường đua ngựa và rất có thể Van Den Born đã biểu diễn ở trường đua Sài gòn, đối diên Vườn Bà Lớn (góc CMT8 và Điện Biên Phủ ngày nay)

    Trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) cũng hay bị chú thích nhầm thành trường đua Phú Thọ (thuộc Chợ Lớn) và theo ảnh dưới đây cũng không thấy tre trúc gì bao quanh

    [​IMG]

    Trường đua Phú Thọ chỉ có từ năm 1932 còn trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) được “Hội Đua ngựa Sài Gòn” lập vào năm 1893, bên trong bãi đất rộng lớn trên đường Général Lize trong khuôn viên khu đa giác pháo binh (đối diện Vườn Bà Lớn) (góc CMTT và Điện Biên Phủ ngày nay).

    Chiến tranh Thế giới lần I (1914-1918), trường đua ngựa này tạm ngưng hoạt động mãi đến năm 1920 mới bắt đầu trở lại.


    Năm 1921, nơi đây đã có dịp đón tiếp thống chế Joffre nhân chuyến thăm Đông Dương của ông này,

    Có khả năng rất lớn là Van Den Born đã bay biểu diễn cả hai lần tại nơi này. Và nếu như thế thì "sân bay" đầu tiên của Việt Nam ngày nay không còn nữa.

    Cần nói thêm rằng, Van Den Born không chỉ dành cho thành phố Sài Gòn cái vinh dự là “cái nôi” của hàng không ở châu á mà ông còn yêu qúy thành phố này đến mức đã gắn bó cả cuộc đời của mình ở đây. Chỉ trừ những năm diễn ra Thế chiến I (1914-1918) Van Den Born phải trở về Bỉ làm nghĩa vụ quân sự, còn tất cả thời gian còn lại cho đến gần cuối đời ông sống như một “công dân Sài Gòn”. Và tài liệu còn cho biết Van Den Born là người có nhiều đóng góp trong việc truyền bá nhiều môn thể thao của phương Tây vào Viêt Nam như đua xe đạp, boxing, đấu kiếm v.v…

    [​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử Trường đua Phú Thọ
    Vào năm 1893, “Hội Đua ngựa Sài Gòn” được một nhóm người Pháp, đa phần là sĩ quan và chủ đồn điền, nhà buôn lập ra và có trụ sở đặt trong cơ binh đường Deverdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám). . Vòng đua ngựa được xây dựng bên trong bãi đất rộng lớn trên đường Général Lize (tục gọi Vườn Bà Lớn) (góc CMTT và Điện Biên Phủ ngày nay). Ngựa đua còn ít nên chỉ có 3-4 đợt đua vào ngày Chủ nhật và mỗi đợt có khoảng 5-7 con ngựa tham gia.

    Chiến tranh Thế giới lần I (1914-1918), trường đua ngựa này tạm ngưng hoạt động mãi đến năm 1920 mới bắt đầu trở lại.

    Nhận thấy dân chúng càng ngày càng đến với đua ngựa càng đông nên Hội Đua Ngựa Sài Gòn lúc ấy đứng đầu là người Pháp tên là LORENZI, GAYLLET,DE MONTBÉZIAT đồng ý đứng ra vay tiền của ngân hang Đông Dươngđể mua một miếng đất rộng 48 mẫu tại Phú Thọ để xây dựng Trường Đua vào năm 1932. Đây là một miếng đất trống dùng làm nghĩa địa, sau khi mua xong Hội Đua Ngựa Sài Gòn cho bốc dỡ hài cốt đem cải tang nơi khác.

    Ngựa thời kỳ đó được Ban Tổ Chức phân chia làm ba hạng : A, B và C, cao thấp như dưới đây:
    Hạng C : chiều cao từ 1m25 trở xuống.
    Hạng B : chiều cao từ 1m255 đến 1m30.
    Hạng A : chiều cao từ 1m305 đến bao nhiêu cũng được.
    Về ngựa hạng lớn không gọi là A mà ghi là “Indochinois (Đông Dương).

    Lúc đầu đua ngựa, kết quả không thấy khả quan nhưng theo thời gian người Pháprất ham thích, lần lần hấp dẫn lôi cuốn thêm số khán giả (tuyệt phích) người Việt ở Sài Gòn, cộng them số khan giả các vụng ngoại ô : Giá Dục, Bà Điểm, Hốc môn, Đức Hòa… nơi có nhiều ngựa dự đua, vì vậy Trường đua trở nên tấp nập và náo nhiệt.

    Tuy vậy, ngoài tấm chương trình đăng tên ngựa, chưa có một tờ báo nào đề cập đến đua ngựa.
    Mãi đến năm 1935-1936 mới có tờ báo đặt biệt viết về ngựa đua bằng chủ Pháp do ông OUDOT chủ chương. Ông này đồng thời cũng là ủy viên của Hội Đua Ngựa Sài Gòn, kiêm nhiệm vụ phất cờ cho ngựa xuất phát.

    Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật đảo chính Pháp, các sĩ quan Nhật rất thích cưỡi ngựa lưng đeo kiếm “tòn ten” cho oai vệ, nên vào Trường ngựa giống lùa bắt hết đem đi. Trường Đua Phú Thọ cũng bị quân đội Nhật Chiếm đóng.

    Khi Nhật thua trận đầu hang, những con ngựa giống bị chúng bắt đem đi cũng mất tích luôn, chẳng tìm ra dấu vết.

    Sau khi pháp ra đi, Hội Đua Ngựa Sài Gòn thuộc hoàn toàn về người Việt dưới sự điều khiển của ông Hội Trưởng Bùi Duy Tiên năm 1961, đã cử hai ông Lê Văn Khá – Phó Hội Trưởng và ông Lâm Tuấn – Bác sĩ thú ý sang Pháp mua thêm 5 ngựa giống máu Ăng Lê cộng Á Rậpđể tiếp tục giúp giới chăn nuôi ngựa đua, gầy và sản phối giống thêm những ngựa hay cho Trường Đua Phú Thọ.


    Trường Đua Phú Thọ hoạt động như một Công Ty tư nhân cho đến ngày Sài Gòn được giải phong10/04/1975 thì ngưng hoạt động.


    [​IMG]
    Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ.

    [​IMG]
    Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ, ghế ngồi hạng bình dân.



    [​IMG]


    Trong chiến tranh, quân đội VNCH từng nhiều lần sử dụng trường đua như là nơi tập kết lực lương

    Năm 1968, nơi đây là chiến trường ác liệt của hai bên

    [​IMG]

    nhưng ông Lê Bửu chẳng thích ngồi văn phòng, quạt máy, uống trà, cầm bút mà luôn xông xáo. Quần xăn ống thấp ống cao, ông đi thị sát từng khu đất khi ấy còn những bàu rau muống, sình lầy ì ạch trong đó có khu đất thể thao Phú Thọ.

    Sau ngày giải phóng, khu đua ngựa Phú Thọ được giao cho quân đội quản lý. Một phần được dùng làm cơ sở giảng dạy của trường Trung học Thể dục Thể thao TW 2

    Thấy mảnh đất ở Phú Thọ hợp với việc phát triển thể thao, năm 1982, Giám đốc Sở TDTT TP.HCM Lê Bửu gặp thẳng Bí thư Thành ủy TP.HCM lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt. Nghe trình bày xong, ông Kiệt rút ngay tờ giấy trong cuốn sổ tay viết: “Đề nghị phía bên anh giao mảnh đất này cho người mang tờ giấy này”. Sau đó thì mảnh đất ở Trường đua Phú Thọ thuộc về ngành thể thao.

    Ông Bửu kể rằng có đất rồi giờ phải tiến hành mà vào những năm 1980 thì kinh phí nhà nước rất hạn chế. Thế mà ông vẫn xoay ra cả trăm triệu đồng để xây dựng khu thể thao cho quần chúng tập luyện, đồng thời dời Trường ĐH TDTT về đó.

    Vào những năm 1982 trở về sau, các loại hình thể thao chưa nhiều ngoài việc người dân của các quận Tân Bình, 10, 11… đến Trường đua Phú Thọ để tập thể dục. Các loại hình thể thao giải trí tinh thần cho người dân thì hoàn toàn chưa có. Thế là vị giám đốc sở đưa ra một quyết định táo bạo vào tháng 3-1989 là dời môn đua ngựa từ Đức Hòa về Phú Thọ để người dân có dịp vui chơi giải trí.
    [​IMG]
    Lê Bửu (trái) và Bảy Đực đã giúp môn đua ngựa trở lại Trường đua Phú Thọ sau ngày đất nước thống nhất. Ảnh: XUÂN HUY

    Trường đua Phú Thọ hồi đóng cửa trồng toàn rau cải nên phải dọn dẹp làm mới đường đua lại. Tiền không nhiều nhưng khéo làm thì một năm là xong.

    Một lối vào trường Trung học Thể dục Thể thao TW 2 Giai đoạn này trường đặt tại số 2 Lê Đại Hành-Q11 (1976–9/1990 )

    [​IMG]


    [​IMG]


    Ngày 11-3-1989, Trường đua Phú Thọ được hồi phục dưới tên gọi CLB Thể thao Phú Thọ với hơn 600 ngựa đua và 70 tay nài thường xuyên hoạt động. Từ năm 2004, CLB Thể thao Phú Thọ hợp tác với Công ty TNHH Thiên Mã nâng cấp trường đua và quản lý hoạt động đua ngựa với trang thiết bị hiện đại. Các đợt đua diễn ra vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Lợi nhuận cho TP.HCM bình quân mỗi năm 24 tỉ đồng và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trực tiếp lẫn gián tiếp.

    Sau bảy năm liên doanh, hoạt động đua ngựa đã tạm dừng từ đầu tháng 6-2011. Theo chủ trương của UBND TP.HCM, khu vực này sẽ được dùng để xây dựng Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao TP.HCM. Công ty TNHH Thiên Mã cũng đang liên hệ để chọn lựa địa điểm xây dựng khu trường đua mới tại Củ Chi theo quy hoạch của TP.


  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Năm 1920 Poulet cũng đáp máy bay xuống trường đua này
    [​IMG]

    Một tấm ảnh khác của trường đua ngựa Sài gòn (Vườn Bà Lớn)

    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Bản đồ Sài gòn năm 1881 cho thấy phía sau dinh toàn quyền (dinh Thống nhất ngày nay) là ruộng đất, lúc này chưa thấy có trường đua trên bản đồ
    [​IMG]

    Bản đồ Sài gòn năm 1903 đã có trường đua (góc trên phải) nằm trong khu "đa giác pháo binh" với chú thích là "Champ de course"

    Để dến trường đua người ta đi theo đường Thuận Kiều chạy ngang Jardin de Ville tức vườn Tao Đàn (trước 1975 là đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách Mạng tháng Tám). Bên cạnh khu pháo binh có trường đua là khu vườn bà Lớn chú thích trên bản đồ ghi là Phú Thạnh. Đây là đất của gia đình tổng đốc Phương kéo dài đến tận ngã Bảy

    Lúc này đường Điện Biên Phủ khúc CMT8 đến ngã Bảy vẫn chưa được phóng> Lưu ý là từ ga Sài gòn có một nhánh đi Chợ Lớn và Mỹ Tho còn một nhánh đi Hà nột thì chạy sát trường đua trước khi vào ga Hòa Hưng



    [​IMG]

    Bãn đồ này khoảng năm 1920 có thể nhìn rất rõ trường đua Sài gòn nằm trong ô A5, Đường ĐBP khúc CMT8 nối Nga Bảy đã được phóng mang tên là đường Polygone

    [​IMG]

Chia sẻ trang này