1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Van Den Born và chuyến bay ở Bangkok

    Ở Saigon hơn một tháng thì Van Den Born được tin chính phủ Thái Lan chấp thuận dự định của ông tiếp tục bay ở Bangkok. Tháng 2 năm 1911, ông đến Thái Lan và đã bay thành công trước sự chứng kiến của nhà vua Thái Lan và hoàng gia ở trường đua ngựa Sa Pathum (Bangkok) trên chiếc máy bay Farman mà ông đã bay trước đó vào tháng 12/1910 ở Saigon. Chiếc máy bay Farman sau đó đã được trưng bày cho công chúng thưởng lãm tại trường đua Sa Pathum.

    Van Den Born và chiếc máy bay của ông đã tạo một ấn tượng to lớn vào dân chúng Thái ở Bangkok. Ông được nhà vua thưởng chiếc cúp bạc và nhiều tiền thưởng. Ngày 28 tháng 2 1911, chính phủ Thái Lan đã quyết định gởi 3 sĩ quan qua Pháp học lái và thành lập đội phi cơ. Sau 2 năm học ở Pháp, họ trở về ngày 2/11/1913 với 8 chiếc phi cơ đầu tiên và thành lập không lực hoàng gia Thái Lan. Một năm sau phi trường đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập ở làng Don Muang, cạnh Bangkok. Ngày nay Don Muang chính là phi trường quốc tế Bangkok.


    [​IMG]


    Chuyến bay trình diễn đầu tiên thu hút các nhà báo và các khách mời nổi tiếng.
    Trên đây, Hoàng thân Chakrabongse, Tư lệnh quân đội Thái, ngồi trong máy bay với phi công Bỉ, Van Den Born.
    (Ảnh của Bảo tàng Không lực Hoàng gia Thái Lan)

    [​IMG]

    Hoàng thân Purachatra, Tư lệnh kỹ thuật quân đội,
    được hưởng một trãi nghiệm tương tự


    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Van Den Born và chuyến bay ở Bangkok

    Nhà vua Thái đã có chuyến thăm bất ngờ đến ngày hội hàng không này. Ông đã đi xem chiếc máy bay và nói chuyện với Van den Born vài phút, sau đó phi công đã thực hiện một chuyến bay ngắn để vua có thể nhìn thấy máy bắt đầu bay như thế nào từ một cự ly rất gần.

    [​IMG]
    Nhà vua Thái Rama XI chụp hình kỷ niệm trước chiếc máy bay Farman IV


    [​IMG]

    Lần đầu tiên ở châu Á, người ta có thể trả tiền để leo lên chiếc máy bay bay một vòng
    Giá vé là 50 Baht

    [​IMG]
    Trên đây, các cảnh trong các cuộc bay biểu diễn đầu tiên, được tổ chức trên sân của Câu lạc bộ thể thao Hoàng gia Bangkok . Ở phía trên, phi công người Bỉ Van den Born cất cánh từ đường đua, trong khi bên dưới là một nhà chứa máy bay tại câu lạc bộ.
    (Photos courtesy Chakrabongse Collection)​
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Năm 1997 người Thái đã tái hiện lại chuyến bay Farman năm xưa

    [​IMG]


    [​IMG]


  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Van Den Born và chuyến bay ở Quảng Châu
    (đang dịch)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=&quot]
    [/FONT]Nhìn chung Van Den Born là người "mở hàng" rất có duyên mà ngày nay cả Thái Lan và Hongkong sở hữa những hãng hàng không hàng đầu châu lục. Riêng Việt Nam thì khác, do chiến tranh tàn bạo, ta không được như hai nước trên nhưng ta có quyền hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

    ----------------------------
    La jeune aviatrice française Hélène Boucher qui doit tenter le raid Paris-Saïgon, photographiée au Bourget, avec son avion : [photographie de presse] / Agence Mondial
    [​IMG]


    Share

    [​IMG]
  6. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Lịch sửa hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu từ năm 1956.
    Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đó là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN).

    Nếu tính lịch sử hàng không của các nước "mẹ" thì có lẽ Việt Nam sẽ nằm trong nhóm vài chục nước có lịch sử hàng không sớm nhất thế giới, vào năm 1900.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Trong quyển sách giáo khoa Pháp Ngữ dành cho bậc tiểu học, do nhà in Extrême-Orient ( Viễn-Đông Ấn-Quán ) ở Hà-Nội ấn hành và xuất bản năm 1917 , có một bài lecture ( tập đọc ) có tựa đề là : L’aéroplane .
    Aéroplane dịch cho đúng nghĩa là “ tàu bay “ ( aéroplane = ‘ thủy tổ ‘ của từ ‘ avion ‘ => máy bay ; phi-cơ )

    Bài dịch :
    Tàu bay .
    Từ vài năm qua , có nhiều người du hành trong không trung trên những cái máy giống như những con chim lớn ; những người đó là những phi-công và những cái máy đó gọi là tàu bay .
    Hai phi-công Pháp , ông Verminck và ông Pourpe , đã bay đến Đông-Dưong vào năm 1913 . Tôi đã thấy một trong hai ông bay bổng lên trong cái máy của ông ta . Ông ấy ngồi bất động trong lòng tàu bay giửa hai cái cánh . Một ông xoay cánh quạt được gắn cố định phía trước tàu bay . Cái cánh quạt đó khi quay đã tạo ra một tiếng động lớn . Rồi chiếc tàu bay bắt đầu chuyễn bánh . Nó chạy trên hai cái bánh xe* . Bổng nhiên tôi thấy nó rời mặt đất , bay là là phạt ngang những bông cỏ cao , một lúc sau nó từ từ cất cao lên trong không trung , giống như nó đang leo lên một ngọn núi vô hình . Tiếp đó , con chim máy to lớn quay lại ngay phía trên chúng tôi . Nó đã bay ngang qua đầu chúng tôi nhiều lần . Người ta nghe rất rỏ tiếng vù vù của cái cánh quạt .
    Một hồi sau , nó cất lên rất cao trong bầu trời , thoáng chốc , người ta không nhìn thấy nó nữa . Rồi nó lại trở xuống . Mới đầu là một cái chấm đen nhỏ xíu ; rồi cái chấm nhỏ đó nhanh chóng trở thành to tướng , người ta đã bắt đầu nhận thấy rỏ ông phi công . Sau cùng , cái tàu bay sà xuống sát đất , chạm bánh rồi chạy đi một đoạn , rồi ngừng ngay trước chúng tôi .
    Những chiếc tàu bay đã được người Pháp phát minh ra * và rất nhiều phi công Pháp được cả thế giới biết đến . Trong Đại Chiến *, những phi công đã góp rất nhiều chiến công lớn cho quân lực Pháp Quốc . Hai trong số họ rất nổi tiếng tại Đông Dương :
    Một là Roland Garros *, con trai của một luật sư tại Sài Gòn . Ông là phi công đã bay băng ngang qua Địa Trung Hải chì với một chuyến bay , xuất phát từ những bờ biển nước Pháp trực chỉ qua Tunisie , nghĩa là ông ta đã ở trên không trung suốt tám tiếng đồng hồ * , giửa trời và biển .
    Người kia là Đỗ-Hữu-Vị , con trai của cố Tổng Đốc Chợ Lớn S.E.* Đỗ-Hữu-Phương *. Ông đã chết khi phục vụ cho nước Pháp và tên tuổi của ông sẻ được thành kính khắc ghi trong tâm tưởng của những người Pháp và người An-na-mít . / .

    Như vậy:

    [FONT=&quot]1/ [/FONT]Ông Verminck và ông Pourpe là [FONT=&quot]hai vị phi công người Pháp đầu tiên bay tới Đông-Dương năm 1913.
    2/ Người phi-công Việt-Nam tử vong đầu tiên trong lịch sử là [/FONT]Đỗ-Hữu-Vị , con trai của cố Tổng Đốc Phương[FONT=&quot].

    [/FONT][​IMG]
    Nó chạy trên hai cái bánh xe*
    Trong ảnh là Roland Garros
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Người Việt Nam đầu tiên lái máy bay…

    [​IMG]

    [​IMG]


    Đỗ Hữu Vị (1883 - 1916) là con trai của Đỗ Hữu Phương (còn gọi là Tổng đốc Phương), một điền chủ giàu có lừng lẫy tiếng tăm ở nam k ỳ khi người Pháp mới chiếm miền Nam.

    Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Lasan Taberd (Sài Gòn), Đỗ Hữu Vị được cha gửi qua Pháp du học tại trường Collège St.Barbe ở Paris, nói và viết Pháp văn như người Pháp. Sau 3 năm ra trường, Ngày 10 Tháng Mười Hai 1910, ông xin theo học không quân tại Trường Võ bị Saint-Cyr của Pháp. Sau đó một năm, ông đã có được bằng lái máy bay
    n°649 ​
    do Aéroclub de France cấp và tham gia quân đội Pháp.

    Ông đã gặp Trung úy Victor Menard và sẽ trở thành đồng đội của nhau trong đua Tour de France 1911. Vào đầu năm 1912, ông được giao cho một phi đội ở miền tây Maroc, vì thế ông được xem là người tiên phong của hàng không quân sự ở Morocco và do đó có một đường phố mang tên ông tại Casablanca.

    .

    Lúc bấy giờ thế giới mới phát minh máy bay nên lái máy bay được xem là rất phi thường. Tạp chí Nam Phong số tháng 2-1920 có bài viết nói rằng, Đỗ Hữu Vị là một trong những người đầu tiên bay vòng quanh nước Pháp. Khi máy bay hiệu Caudron được đem ra thử nghiệm, ông là người đầu tiên lái thử. Khi bay lên độ cao 300m thì máy bay rơi, nhưng ông may mắn thoát chết.

    Năm 1914, ông trở lại Sài Gòn để nghiên cứu thực nghiệm tàu cánh quạt Lambert trên sông Mekong và sông Hồng,

    Khi Đại chiến thứ I bùng nổ, đang có mặt tại Việt Nam để thực tập, ông đã quay trở lại Pháp để ra chiến trường chống lại quân Đức. Bị thương rất nặng, ông bị từ chối để lái máy bay; nhưng vẫn được tham dự với tính cách là thám sát viên trong phi đoàn có nhiệm vụ trải bom bên Đức, với chức vụ đại uý. Ngày 09.07.1916, Đỗ Hữu Vị đã tử thương dưới nhiều vết đạn thù. Năm 1921, linh cửu của ông, từ Pháp, đã được người anh là đại tá Đỗ Hữu Chân (trong quân đội Pháp) đưa về cố quốc trên tàu Porthos và an táng tại Sài Gòn vào ngày 12.5.1920 tại Đỗ Phủ từ đường.

    Pháp cho in hình ông trên con tem phát hành khắp Đông Dương, lấy tên ông đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố ở Việt Nam thời đó.

    [​IMG]


    [​IMG]

    Đỗ Hữu Vị trên con tem Đông Dương và trên ảnh tư liệu (thứ hai, trái qua). (Nguồn: Forum pages 14-18)

    Nhiều tài liệu cho rằng Đỗ Hữu Vị “là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay chiến đấu, tham gia Thế chiến thứ nhất trong quân đội Pháp” như bài viết “Nhì Phương” trong tứ đại phú (trong loạt bài Những nhân vật “Sài Gòn đệ nhất”) đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 24-8-2010.

    Có vài trang web giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Hữu Vị, như trang Diễn đàn về Thế chiến thứ nhất (Forum pages 14-18 tại địa chỉ http://pages14-18.mesdiscussions.net, viết bằng tiếng Pháp). Trang này cho biết, với những công lao đóng góp thành công như một nhà tiền phong cho không quân tại Maroc (1912-1913), ông đã được đặt tên cho một con đường tại Casablanca - thành phố được coi là thủ đô kinh tế ở miền tây Maroc, nằm trên bờ Đại Tây Dương. Trang này cũng nhắc lại câu nói của ông lúc sinh thời: “Il me faut être doublement courageux, car je suis à la fois Français et Annamite”. (“Sự can đảm của tôi phải cần gấp đôi người thường, vì tôi vừa là dân Pháp, vừa là dân Việt”.


    Qua đó có thể khẳng định rằng, Đỗ Hữu Vị là một sĩ quan không quân đầu tiên của Việt Nam.

    Xem thêm:
    http://aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm108/gm108_DoHuuVi.pdf
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Nhân dịp Van Der Born, phi công người Hà Lan, vừa thực hiện thành công một số cuộc bay biểu diễn ở Sài gòn và Băng Cốc, tháng hai năm 1911, Besse, Chủ tịch hiệp hội Thuyền Buồm mở cuộc lạc quyên để tổ chức một tuần lễ hàng không ở Hà Nội. B ắc kỳ phải mời cho được Van ghé qua biểu diễn trước khi anh đi Hồng Công. Trước đây đã có một số phi công đàm phán với B ắc kỳ nhưng họ đòi ít nhất từ 30.000 tới 40.000 quan trong khi Van bằng lòng với cái giá từ 15.000 tới 20.000.

    Ý đồ của Besse không thành nhưng lại được thực hiện dưới hình thức khác. Số là khi đó một Uỷ ban do Trú sứ Trung B ắc là Henn de Monpezat làm chủ tịch quyết định mua một chiếc máy bay cho Liên đoàn Hàng không. Uỷ ban gồm toàn người Pháp trong đó có dược sĩ, trưởng phòng vô tuyến điện báo, quản trị khách sạn Métropole, một kỹ sư, một ông cò phụ mãi tận cuối năm 1912 chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện trên bầu trời sân đua ngựa ở Hải Phòng mà lại do một người Nga tên là Cuminski lái.

    Người Pháp tự an ủi cho rằng người Nga là bạn và đồng minh của mình; hơn nữa động cơ máy bay là động cơ Blériot của Pháp. Mỗi lần bay kéo dài khoảng 10 phút. Vài ngày sau đó, buổi biểu diễn bay được thực hiện ở Hà Nội trước một cử tọa đông đảo và nồng nhiệt. Chỉ có người Trung Quốc không có mặt vì nhận được lệnh tẩy chay. Nguyên nhân tẩy chay là quốc tịch của phi công.

    Mãi năm sau, chuyến bay trên bầu trời B ắc kỳ mới do phi công Pháp thực hiện. Phi công này tên là Marc Pourpe. Ngày 13 tháng 6 năm 1913, Marc Pourpe tụ hội bạn bè ở Hải Phòng. Ngày hôm sau, anh bay đi Hà Nội và hạ cánh thành công. Ngày 16 anh bay đi Lạng Sơn nhưng bị chói nắng khi hạ cánh nên phải quay lại Kép và hạ cánh trên một thửa ruộng ở Seno(? ND) không có hư hại gì. Vài ngày sau đó, anh lại bay đi Lạng Sơn và hạ cánh an toàn vì đã tính toán để quay lưng lại phía mặt trời khi hạ cánh.
    [​IMG]
    Phi công Marc Pourpe, người Pháp đầu tiên bay trên bầu trời Hà nội

    [​IMG]
    Marc Pourpe with his Bleriot in the Orient circa 1912-1913.


  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử hàng không dân dụng ở Việt Nam

    Ngày 28 tháng 2 năm 1913 ông Gégeors Vemỉnck là người đầu tiên bay đến Cam pu chia trong chuyến bay Sài gòn Phnom Penh với tổng hành trình 330 Km vì ông này bay ghé Tân Châu (An Giang). Phi công Marc Pourpe cùng bay trên một chiếc [FONT=&quot]Blériot-Gnome[/FONT][FONT=&quot]50[/FONT][FONT=&quot]HP khác[/FONT]

    Verminck đã không được may mắn: ông chết trong lần bay biểu diễn ở Mỹ Tho vào ngày 8/4/1913. Máy bay của ông rơi xuống sông Tiền. Có lẽ đây là phi công đầu tiên chết trên bầu trời Đông Dương.


    [​IMG]

    [​IMG]


    Vua Sisowath và người Cam pu chia nồng nhiệt chào đón Verminck ở Nam Vang[FONT=&quot]. Ông này lái chiếc Blériot-Gnome[/FONT][FONT=&quot]50[/FONT][FONT=&quot]HP.

    [/FONT]

Chia sẻ trang này