1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2010
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về chính trị CPC thời ấy rồi hẵng hỏi những câu hỏi thế này nhé
    Từ 1993, CPC có chính phủ liên hiệp với 2 thủ tướng, mỗi thủ tướng có lực lượng riêng, vậy Hun Sen cần ai chống lưng ? Đảng Funcinpec là của Sihanouk, nên không bao giờ có chuyện Sihanouk chống lưng cho Hun Sen
  2. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Vậy là VN ta rồi :-bd
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Tòa nhà này có lúc là trụ sở của AIR FRANCE ngày nay vẫn còn nguyên không thay đổi, nằm tại số 12 Lê Duẩn, cạnh bên Trung tâm Thương mại Diamond Plaza, và đối diện UBND Q1 (CLB Sĩ quan thời Pháp). Hiện nay là trụ sở Cty Xăng Dầu TPHCM
    .
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vụ M28 rơi, kế hoạch chở khách du lịch ra TS bằng may bay bị phá sản

    Thứ sáu, 4/11/2005, 15:05 GMT+7


    Máy bay rơi ở Gia Lâm

    Khoảng 8-9h sáng nay một chiếc máy bay hạng nhỏ đã đột ngột bốc cháy và rơi xuống khu vực bãi cỏ xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Một số người dân khu vực này cho hay, đã có người chết trong vụ tai nạn này.

    Một người dân chứng kiến kể lại, khi đang gặt cỏ, thấy một chiếc máy bay bốc khói đen sì bay sượt qua đầu, sau đó cắm đầu xuống bãi cỏ Chợ Gióng của xã Phù Đổng, nổ lớn. Xác máy vỡ tan, toác ra thành từng mảnh lớn nằm rải rác cách đồng trong phạm vi khoảng 500 m. Cách vị trí xác máy bay đang được vun lại từng đống khoảng 50 m vẫn thấy có mùi khét cháy của xăng.
    [​IMG]

    Hiện trường vụ tai nạn. Toàn bộ khu vực tai nạn đã được lực lượng công an, quân đội phong toả. Các đơn vị chức năng vẫn đang tiếp tục dò tìm các bộ phận của máy bay.
    Ông Nguyễn Tấn Chấn, Trưởng phòng đối ngoại của Vietnam Airlines xác nhận, ông có biết được thông tin máy bay rơi nhưng không phải là máy bay của Hãng hàng không VN. "Đã có người chết trong vụ tai nạn này nhưng hiện chưa xác định là bao nhiêu", ông Chấn thông báo vắn tắt.
    Theo thông tin ban đầu, 3 người trên máy bay đã chết. Nhiều người quan sát tại hiện trường cho hay, trước khi máy bay rơi xuống bãi cỏ, phi công đã cố gắng điều khiển tránh khu dân cư và chợ gần đó.
    Máy bay gặp nạn là loại M28, thuộc trung đoàn 918, Quân chủng phòng không không quân. Máy bay vừa cất cánh thì gặp sự cố. Chiều nay, một nguồn tin từ 918 cho hay, vụ việc đang trong quá trình điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn.
    Toàn bộ khu vực tai nạn đã được lực lượng công an, quân đội phong toả. Các đơn vị chức năng vẫn đang tiếp tục dò tìm các bộ phận của máy bay.
    Vụ việc đang được xác minh làm rõ.
    (Theo VnExpress)​

  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Máy bay huấn luyện rơi ở Gia Lâm, 3 người hy sinh


    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- 7h sáng qua, một máy bay rơi xuống đất nổ tung tại bãi cỏ xóm 4, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách đê Phù Đổng khoảng 500 mét.[/FONT]
    [​IMG]
    Động cơ cắm sâu xuống đất.
    Người dân địa phương thuật lại: Khi thấy chiếc máy bay xuất hiện với tầm bay thấp, chao đảo trên không, họ nghe có 2 tiếng nổ phát ra. Sau một tiếng nổ nhỏ, tiếp theo là một tiếng nổ khủng khiếp phát ra khi máy bay tiếp đất, kéo theo một cột khói bùng lên.

    Tại hiện trường, chiếc máy bay vỡ tung thành nhiều mảnh nhỏ, văng rải rác trong phạm vi chừng 1.000m2 (dài 200m, rộng chừng 50m). Chiếc máy bay rơi tại một bãi ctỏ rộng ven sông, giữa cánh đồng ngô nên không gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
    Những người dân địa phương cho biết thêm: Họ thấy chiếc máy bay gặp sự cố, hạ độ cao, chao đảo dữ dội khi đang bay gần đê, ngay trên khu vực xóm 3 (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
    [​IMG]
    Phần còn lại của chiếc M28 bị rơi sáng nay.
    Phi công đã cố gắng điều khiển máy bay ra khu vực bãi ngô, gần sông để hạ cánh nhưng không thành công. Địa điểm máy bay rơi là 1 bãi cỏ rộng, nằm giữa khu vực xóm 3 và xóm 4 cùng xã.
    Cho tới 14h chiều nay, phóng viên TS từ hiện trường điện thoại về cho biết: Phần đầu và hệ thống máy móc bị cắm sâu xuống lòng đất vẫn chưa thể đào lên nổi. Toàn bộ khu vực hiện trường đã được phong toả.
    Khu vực xung quanh nơi máy bay rơi vẫn nồng nặc mùi xăng. Trung đoàn 918 đã triển khai nhiều chiến sỹ đến bảo vệ hiện trường, thu gom các mảnh vỡ. Công an huyện Gia Lâm triển khai lực lượng hỗ trợ. Hàng trăm người dân hiếu kỳ nghe tin cũng kéo nhau tới để quan sát.
    [​IMG]
    Nhặt từng mảnh xác.

    Thông tin ban đầu cho biết, đây là chiếc máy bay huấn luyện của Trung đoàn 918 thuộc Quân chủng phòng không không quân, Bộ Quốc phòng đóng tại Sân bay Gia Lâm.
    Chiếc máy bay gặp nạn mang số hiệu 312, là loại máy bay M28 của Ba Lan sản xuất. Việt Nam mới nhập về loại máy bay này. Toàn bộ 3 người trên máy bay đều tử nạn.

    Báo Dân Trí đưa danh tính của 3 thành viên đội bay gồm: Trương Hoài Châu (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918), Trần Quang Dũng và Nguyễn Văn Toàn.

    Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được xác định.

    [​IMG]

    Một chiếc M28.
    M 28: Máy bay trinh sát tuần tiễu ven biển do Ba Lan chế tạo.
    Kíp bay: 6 người (2 phi công 1 kỹ sư, 3 nhân viên)
    2 động cơ PZL-10S (2 x 960 HP) 5 cánh quạt
    Tốc độ tối đa 350 km/h
    Độ cao tối đa : 6.000 m
    Tầm bay: 1230 km


    • Hà Trường



  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tin thêm về vụ máy bay rơi, 3 chiến sĩ hy sinh

    (TPO) Tin ban đầu cho biết nguyên nhân máy bay bị lâm nạn có thể do động cơ bị trục trặc, mất liên lạc với đài kiểm soát mặt đất. Các lực lượng đang tích cực tìm hộp đen để làm rõ nguyên nhân.

    Khoảng 8 giờ 45 sáng 4/11, chiếc máy bay lên thẳng loại M28 mang số hiệu 312 thuộc Trung đoàn 918 đóng tại Sân bay Gia Lâm đã rơi tại bãi cỏ Đổng Xuyên (thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) làm 3 cán bộ chiến sĩ thiệt mạng.
    [​IMG]
    Xe ô tô được huy động để chở xác máy bay. Chị Hương, người dân xã Phù Đổng, cho biết vụ tai nạn xảy ra tại bãi trồng cỏ và ngô nằm sát bờ sông Hồng thuộc khu vực giáp ranh giữa xóm 3 và xóm 4 của xã Phù Đổng. Một người dân đang cắt cỏ cho bò ở gần đó đã nhìn thấy một chiếc máy bay ở tầm bay thấp chao đảo từ trong đê hướng về phía bờ sông và đâm sầm xuống đất kèm theo một tiếng nổ lớn. Ngay lập tức ngọn lửa lớn bùng lên dữ dội thiêu cháy trụi vạt cỏ rộng chừng 500 m. Các mảnh vỡ của máy bay nằm rải rác trên khu đất rộng chừng gần 1000 m. Toàn bộ máy bay bị nổ tung, cháy và vỡ thành nhiều mảnh. Nơi máy bay rơi xuống là đồng cỏ trống, xa nhà dân nên không gây thiệt hại nào khác về tài sản và người.
    Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường hàng chục cán bộ chiến sĩ quân đội đang đào những mảnh vỡ của máy bay còn cắm sâu dưới đất và dùng xe ngựa, xe công nông để chở những mảnh vỡ của chiếc máy bay ra những chiếc xe tải quân sự để chuyển đi. Tại hiện trường mùi xăng và mùi máy bay cháy khét lẹt. Trên bãi cỏ còn vương vãi những mảnh áo mưa rách, những mảnh cao su cháy đen...
    Tổ lái gồm 3 sỹ quan: Cơ trưởng, Thượng tá Trương Hoài Châu - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 (sinh năm 1957), phụ lái Trần Quang Dũng (sinh năm 1962) và sĩ quan cơ giới Trần Quốc Toàn (sinh năm 1960) đều tử nạn.
    Đồng chí Hồ Quang Luyện - Công an huyện Gia Lâm có mặt tại hiện trường ngay sau khi xảy ra tai nạn cho biết: trước khi đâm xuống đất máy bay còn lượn vài vòng phía trên cánh đồng.
    Nhiều khả năng là đoàn bay do phát hiện sự cố kỹ thuật đã cố gắng tìm điểm đáp xuống ở cánh đồng trống, xa khu dân cư để hạn chế thiệt hại và thương vong.
    Tin ban đầu cho biết nguyên nhân máy bay này bị lâm nạn có thể do động cơ bị trục trặc, ngừng hoạt động, mất liên lạc với đài kiểm soát mặt đất.
    Ngay sau khi xảy ra tai nạn, Đoàn bay 918 cùng lực lượng công an, Ban chỉ huy quân sự huyện Gia Lâm, các xã Đặng Xá và Phù Đổng đã triển khai công tác cứu hộ, khoanh vùng bảo vệ hiện trường, tìm kiếm hộp đen của máy bay để làm rõ nguyên nhân máy bay lâm nạn.
    Phạm Tuyên - Nguyễn Tú - TTXVN




  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Những phút cuối cùng của chuyến bay định mệnh M28




    [​IMG]

    “Họ đã ra đi vì sự bình yên của nhân dân…”, nhiều chị, nhiều cô không giấu nổi niềm xúc động khi nói về 3 phi công tử nạn trong sự cố chiếc máy bay của quân chủng Phòng không Không quân rơi bên bờ sông Đuống

    . Trước lúc hy sinh, các anh đã "cứu" cả chục nhân mạng trong một phiên chợ nghèo ngoại ô Hà Nội.


    Họ là Thượng tá Trương Hoài Châu, trung đoàn trưởng trung đoàn 918, Trung tá Trần Quang Dũng và Thượng tá Trần Quốc Toàn.
    Chuyến bay định mệnh
    Sự cố xảy ra vào sáng ngày 4/11, chiếc máy bay nhãn hiệu M28 cất cánh từ sân bay Gia Lâm như mọi ngày để thực hiện công tác huấn luyện. Trong khoang lái là người phi công lái máy bay giỏi cấp quân chủng - Thượng tá Trương Hoài Châu. Trước lúc hy sinh anh là Trung đoàn trưởng trung đoàn 918. Tổ bay còn có Trung tá Trần Quang Dũng - dẫn đường kiêm lái phụ và Thượng tá Trần Quốc Toàn - cơ giới trên không.
    Chiếc máy bay huấn luyện M28 do Ba Lan sản xuất vừa được nhập về không lâu đã lên đến độ cao cần thiết. Trung đoàn trưởng Trương Hoài Châu đang hướng dẫn 2 người phụ tá những thao tác cơ bản trên không đối với loại máy bay mới thì đột nhiên sự cố xảy ra. Chiếc máy bay chao đảo và có dấu hiệu mất thăng bằng.
    Tại mặt đất, những người dân ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm vốn đã quen với tiếng máy bay quân sự cũng lấy làm ngạc nhiên về những âm thanh phát ra từ chiếc máy bay huấn luyện M28. Đầu tiên là tiếng động cơ è è chứ không đanh gọn như mọi khi, tiếp đến họ nghe có tiếng nổ nhỏ phát ra. Nhiều người chú ý quan sát đã phát hiện phía động cơ máy bay có khói đen bốc lên, máy bay chao đảo hạ độ cao nhanh chóng như đang lao thẳng xuống khu dân cư thuộc xóm 3 xã Phù Đổng (Gia Lâm). Những người chứng kiến bắt đầu chuyển sang lo sợ. Bên trong chiếc máy bay, ba phi công dày dạn kinh nghiệm vẫn đang bình tĩnh tìm phương án hạ cánh. Thượng tá Trương Hoài Châu vốn có biệt danh là “Châu Bun”, một người phi công kỳ cựu được đào tạo bài bản tại Bun-ga-ry, từng tu nghiệp tại Ba Lan đang cố gắng điều khiển chiếc cần lái không còn theo ý muốn để đưa máy bay vượt ra xa khu dân cư, hướng về bãi ngô ven sông Đuống. Tuy nhiên, nhưng cố gắng hạ cánh của các anh đã không thành công. Chiếc máy bay rơi xuống một bãi cỏ và nổ tung, mảnh vỡ tung tóe trên diện tích khoảng 1.000m2 nhưng nhân dân quanh khu vực này vẫn vô sự. Các anh đã hy sinh thân mình để không gây một thảm họa có thể xảy ra trong gang tấc.
    [​IMG]
    Hiện trường vụ tai nạn máy bay
    Những liệt sỹ giữa thời bình
    Chiều muộn sau ngày đồng đội và nhân dân đưa các anh về nơi yên nghỉ, chúng tôi đến thắp hương tưởng nhớ các anh. 3 gia đình liệt sỹ, 3 hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả toát lên một cái chung đó là trong niềm tiếc thương vô hạn, những người thân của các anh vẫn vững vàng, không bi lụy. Mọi người đều tiếc thương và tự hào về các anh.
    Chị Trần Thị Hiền, vợ liệt sỹ Trần Quốc Toàn, đã cố gượng dậy tiếp chúng tôi. Trong giọng nói nghẹn ngào chị nhắn gửi: “xin cảm ơn các đồng đội và nhân dân đã lo cho chồng tôi, giành tình cảm động viên gia đình tôi”. Chỉ mấy ngày trước thôi, ngôi nhà nhỏ trong khu tập thể Trung đoàn 918 có anh là trụ cột, nay chị phải gắng gượng thay anh. Cả hai anh chị cùng công tác tại trung đoàn 918, anh là phi công còn chị nhận nhiệm vụ hậu cần, chuyên chăm lo cho các phi công bữa ăn hàng ngày. Chị kể, trong thời gian phục vụ quân đội, niềm hạnh phúc nhất là suốt 20 năm liền chị được nấu cơm cho phi công, trong đó có chồng chị. Hai mươi năm anh và chị gắn bó cùng nhau nhưng thật cách biệt: anh bay trên trời còn chị phục vụ dưới mặt đất.
    Kể về anh giọng chị nghẹn ngào: “Anh mất đi, chị tưởng mình không vượt qua nổi. Bây giờ thì đã khá hơn rồi, sau mất mát quá lớn chị nhận ra bên mình còn có các đồng đội của anh. Các anh hy sinh được mọi người ca ngợi là dũng cảm, đó là niềm động viên lớn nhất của chị”. Chị kể, nhiều người không thân quen biết được điều này đã gọi điện đến chia sẻ cùng chị khiến nỗi đau của gia đình vợi bớt phần nào. “Số điện thoại nhà tôi rất nhiều người gọi điện đến, kể cả bạn bè người thân và những người không quen biết, họ chia buồn, thương tiếc một người lính dũng cảm”.
    [​IMG]
    Lễ truy điệu 3 phi công tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
    Ngôi nhà của liệt sỹ Trần Quang Dũng nằm trong một ngõ nhỏ gần bến xe Gia Lâm. Tuy đã vắng bóng anh được ba ngày nhưng với những người dân trong khu tập thể, anh như vẫn đang còn đâu đây. Chị Nguyễn Thị Dung, vợ anh Dũng kể, trước khi anh đi làm nhiệm vụ chị vẫn không linh cảm thấy điều gì bất thường. Có chồng là phi công, chị đã xác định rằng mình phải vững vàng để anh hoàn thành nhiệm vụ. Khi biết tin chồng hy sinh, chị ngồi lặng đi, nhưng rồi chị gượng dậy, chị tự động viên mình: anh đã hy sinh thì mình phải cố vượt lên, vì các con mình phải cố gắng làm gương trước đã. “Tôi rất vinh dự khi chồng tôi đã hy sinh vì sự bình yên của nhân dân” - chị nói.
    Hiền Đức



  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hiện trường vụ tai nạn ngày 23/11/2005, 19 ngày sau vụ tai nạn


    [​IMG]
    Sông Đuống và cầu qua sông Đuống

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    Mặt đất bị cày nát và cháy xém
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hiện trường vụ tai nạn ngày 23/11/2005, 19 ngày sau vụ tai nạn

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vụ rơi máy bay C-5A ở Sài Gòn 37 năm trước:


    Chuyến bay định mệnh


    TP - Ngày 4-4- 1975, một chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy của Không quân Mỹ mang theo hàng trăm trẻ mồ côi Việt Nam trong chiến dịch Babylift đâm xuống đất. 155 người với 98 trẻ em, trong số 328 người trên máy bay, thiệt mạng.

    [​IMG]
    Chiếc máy bay C-5A Galaxy của Không quân Mỹ bị rơi.

    Về sự kiện này, kênh truyền hình NatGeo của Hiệp hội Địa lý quốc gia (Mỹ) đã thực hiện một phóng sự tư liệu ghi lại lời kể của các nhân chứng và diễn biến của chuyến bay định mệnh.


    Tháng 4 – 1975, chính quyền Sài Gòn rơi vào hỗn loạn. Quan quân Sài Gòn tranh giành, tìm mọi cách chạy ra nước ngoài. Giữa lúc ấy, chính phủ Mỹ thông báo sẽ điều máy bay qua Việt Nam di tản hàng ngàn trẻ mồ côi, con lai Việt- Mỹ mất cha mẹ trong chiến tranh. Tổng thống Gerald Ford, người “bấm nút” chiến dịch Babylift ngày 2-4-1975 dự kiến sẽ đón chào chiếc máy bay khi nó đến San Francisco.

    Ký ức kinh hoàng


    “Hôm ấy là ngày 4-4-1975”, cơ trưởng, đại úy Dennis "Bud" Traynor nhớ lại. Chiếc vận tải cơ C-5A, lớn nhất thế giới thời bấy giờ (và hiện vẫn là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới) đậu sừng sững trên sân của phi trường Tân Sơn Nhất.


    Nhiệm vụ của Traynor là vận chuyển trẻ em mất cả cha lẫn mẹ trong bom đạn, con ngoài giá thú của lính Mỹ và trẻ bị bỏ rơi. Về chiến dịch Babylift, tác giả Danny Schechter nhận định trong cuốn sách Giải phẫu tin tức: “Có vẻ những người thiết kế chiến dịch mong muốn giảm nhẹ phần nào những khổ đau mà người Mỹ đã gây ra trong một cuộc chiến thất bại”.


    Chiếc C-5A, vừa hạ tải một số khẩu pháo tăng viện cho ngụy quân Sài Gòn, trước đó xuất phát từ căn cứ không quân Clark (Philippines) cùng ngày 4-4. Nó là một vận tải cơ, do vậy có rất ít ghế ngồi được lắp đặt và đương nhiên là có rất ít mặt nạ dưỡng khí trên khoang, cũng không có nhà vệ sinh cho hành khách. Ngoài 150 trẻ em, từ mới sinh đến 3-4 tuổi, trên chuyến bay này còn có một số nhân viên đại sứ quán Mỹ được di tản một cách bí mật. Thậm chí nếu diễn ra suôn sẻ, chuyến bay vẫn hứa hẹn một hành trình kéo dài 20 giờ chẳng mấy dễ chịu tới Philippines, rồi bay tiếp tới San Francisco, Mỹ.


    Với kinh nghiệm của mình, cơ trưởng Traynor hiểu rằng sẽ rất nghiêm trọng nếu có vấn đề gì xảy ra trên không. Sau này, khi giải mã hộp đen, các chuyên gia nghe thấy một giọng nói trong buồng lái trước khi cất cánh: “Nếu chúng ta ở độ cao 37.000 feet (khoảng 12km) và sự giảm áp suất xảy ra nhanh chóng, chắc chắn sẽ có người chết”.


    12 phút sau khi cất cánh, lúc phi cơ đang ở độ cao gần 29.000 feet (gần 10km, nơi không khí rất loãng, không đủ để con người hô hấp), việc không ngờ tới đã xảy ra. Cánh cửa hậu, nằm ở bụng dưới, nơi chất hàng của máy bay C-5A bung ra và bị thổi bay. Ngay lập tức, tình trạng giảm áp suất diễn ra nhanh chóng. Hành khách bị xô ngã, rất nhiều người bị thương. Một vài nhân viên phi hành đoàn ngồi gần cửa bị hút bay ra ngoài phi cơ. Những người còn lại đều bất tỉnh do thiếu dưỡng khí. Các phi công đeo mặt nạ dưỡng khí ngay lập tức và nhận thấy họ đang mất kiểm soát đối với chiếc phi cơ khổng lồ. Ray Snedegar, phụ trách việc lên hàng của chiếc C-5A Galaxy, tìm cách tiếp cận lỗ hổng cuối phi cơ và nhận ra vấn đề chết người: một vài mảnh vỡ của máy bay đã cắt phăng đống dây nhợ của máy bay, trong đó có dây dẫn khí giúp điều khiển phi cơ. “Tôi lặng người trong tiếng gió ù ù, nhìn trân trân vào đám dây cáp lòng thòng, phất phơ như những sợi mỳ Spaghetti”, Snedegar nhớ lại.


    Traynor và lái phụ quyết định quay về sân bay Tân Sơn Nhất ngay lập tức. Lúc này họ đang ở không phận của Vũng Tàu. Hai phi công tìm cách vật lộn để đưa chiếc máy bay to lớn quay lại Sài Gòn.


    Trong lúc ấy, tại khoang hành khách, một số người đã tỉnh, nhờ máy bay hạ độ cao đáng kể. Họ giúp trẻ em đeo mặt nạ dưỡng khí, chiếc C-5A không phải là một máy bay hành khách nên các mặt nạ không được thiết kế cho trẻ em. “Chúng tôi phải bế các em lên cao, gắn mặt nạ dưỡng khí vào”, Linda Adam, một y tá quân y nhớ lại.

    [​IMG] Tuy nhiên, việc điều khiển chiếc máy bay bị thương là vấn đề rất khó khăn đối với Traynor và đồng đội. “Có lúc chiếc máy bay vọt lên cao không cách nào can thiệp, có lúc nó lại lao xuống với tốc độ kinh hoàng”, Traynor kể. “Phải một lúc sau tôi mới nhận thấy, chỉ cần lái là còn hoạt động, các bộ phận hỗ trợ lái đã bị vô hiệu hóa. Vật lộn một lúc, tôi mới dần quen với việc điều khiển để máy bay bay ở một độ cao nhất định. Và tôi mở hết tốc lực để quay lại Tân Sơn Nhất”



    "Một sỹ quan Không lực sau này đã thừa nhận ông đã đốt bỏ hầu như toàn bộ các bức ảnh chụp hiện trường, trừ những bức ảnh chụp phần thân phi cơ nơi có nhiều người sống sót nhất.
    Gần tới Sài Gòn, Traynor quyết định hạ độ cao để hạ cánh. Tân Sơn Nhất hiện ra phía chân trời. Khi còn cách sân bay 5km, Traynor quyết định hạ càng, cua vòng để đưa chiếc C-5A hướng về phi đạo. Nhưng thật không may, máy bay bắt đầu mất độ cao nhanh chóng. Nó lao xuống đất ầm ầm với tốc độ 500km/giờ, gấp đôi tốc độ hạ cánh thông thường. “Tôi cố điều khiển chiếc máy bay ngóc lên nhưng không thể”, Traynor nhớ lại, mắt đỏ hoe. “Lúc ấy tôi đã nói lời tạm biệt vợ”. Chiếc C-5A khổng lồ quết bụng xuống một cánh đồng, bật lên không trung lần nữa rồi rơi xuống đồng lúa ở khu vực Cát Lái (nay là quận 2, TPHCM), trước khi đâm vào một cái mương thủy lợi và vỡ làm bốn mảnh. Bộ phận buồng lái rời khỏi thân, văng ra xa gần 100m. “Sau một tiếng ầm, mọi vật trở nên yên tĩnh”, Traynor nhớ lại.

    Một đội phóng viên truyền hình, khoảng 20 phút trước còn quay những cảnh vẫy tay cười nói khi người ta lên chiếc C-5A ở sân bay thì nay lại có mặt để ghi lại cảnh tang tóc với những xác chết nằm vương vãi trên bùn đất.
    Tuy nhiên, tổng thống Ford vẫn không mất cơ hội chụp hình với những người di tản. Một chiếc máy bay khác đã tới được San Francisco và một nhiếp ảnh gia của Nhà Trắng đã có mặt ở đó.

    Điều tra
    Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, các nhà điều tra của Không lực Mỹ cho rằng có bàn tay của những kẻ phá hoại. Hãng sản xuất Lockheed thì đổ cho không quân không bảo dưỡng máy bay đúng cách, còn các luật sư thì bóng gió rằng Lockheed có sơ suất trong thiết kế.


    Trong cuốn Giải phẫu tin tức, Danny Schechter viết: Ngày 5-4, ngay sau khi tổng giám đốc Lockheed Larry Kitchen, người sau này trở thành chủ tịch của hãng chế tạo vũ khí khổng lồ này, đến gặp tướng Carlson của Không lực Mỹ, tướng Warner Newby, người có quan hệ mật thiết với hãng Lockheed và cũng chính là chủ dự án C-5A của Không lực Mỹ, được giao chủ trì cuộc điều tra cho tới nay vẫn trong vòng bí mật. Một sỹ quan Không lực sau này đã thừa nhận ông đã đốt bỏ hầu như toàn bộ các bức ảnh chụp hiện trường, trừ những bức ảnh chụp phần thân phi cơ nơi có nhiều người sống sót nhất. Ông này nói đã nhận được lệnh hủy những tài liệu “không thích hợp”. Khi vụ việc được đưa ra tòa án, đã có thẩm phán gọi vụ này là “sự phá hoại có chủ ý” và “rất đáng đặt câu hỏi”.
    Sau này, người ta tiết lộ rằng không phải tất cả trẻ em trên máy bay là trẻ mồ côi. Một số là con em những người bị cho là “đồng cảm” với Cộng sản miền Bắc bị bắt cóc. Việc điều tra vụ rơi máy bay C-5A còn kéo dài mãi tới những năm 1990.


    Dù có vụ rơi máy bay thảm khốc, chiến dịch Babylift diễn ra trong tháng 4 và 5-1975 đã đưa 2.678 trẻ em Việt Nam và Campuchia qua Mỹ. Trong số này, không ít đã có dịp thăm lại quê hương và đến viếng những người đồng hành kém may mắn hơn mình.
    Xuân Thủy


    Bài trên đăng trên báo TP
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/536499/Chuyen-bay-dinh-menh-tpp.html

Chia sẻ trang này