1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hình ảnh “độc nhất vô nhị” bên trong chuyên cơ từng chở Bác Hồ


    (GDVN) - Trải qua nhiều năm tháng sau chiến tranh, chiếc chuyên cơ từng chở Bác Hồ đã bị hỏng hóc khá nhiều trước khi được phục chế.

    Bên trong chiếc IL 14 VN-C482 đã từng chở Bác Hồ lúc sinh thời.

    [​IMG]

    Cửa sổ hai bên.


    [​IMG]



    [​IMG]
    -
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Khoang lái bị hỏng hoàn toàn.


    [​IMG]

    Trải qua thời gian dài nằm im lìm, khoang lái của chiếc chuyên cơ đã bị hư hại.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, bộ vỏ vẫn khá tốt.




    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Mặt trong của khoang lái.
    [​IMG] Cửa sổ khoang lái.
    [​IMG]


    Đây là chiếc máy bay được Liên Xô tặng Việt Nam thuộc vào chiếc chuyên cơ thế hệ cũ, động cơ pittong cánh quạt, máy bay buồng hở, tốc độ 430km/1h, trọng tải cất cánh tối đa là 18 tấn, độ cao trung bình lúc bay là 7km (7000m).

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Toàn cảnh bên trong chiếc chuyên cơ từng một thời chở Bác Hồ đi công tác.

    [​IMG]

    Một số chỗ trên thân máy bay đã bị bung ra.
    [​IMG]

    Cửa chính vào thân máy bay.
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Sàn máy bay.




    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hông máy may.
    [​IMG]

    Hệ thống cánh quạt đã bị hỏng.
    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phần đuôi cũng bị hỏng khá nặng.

    [​IMG]

    Cửa chính vào khoang lái.

    [​IMG]

    Phần sàn dưới máy bay phía sát đuôi cũng bị hư hại khá nặng.

    [​IMG]

    Những hình ảnh hư hại này hiện nay đã không còn. Dưới bàn tay phục chế của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và các đơn vị liên quan, chiếc chuyên cơ đã được hồi sinh. Được biết, trong giai đoạn 2, hệ thống nội thất bên trong chiếc chuyên cơ sẽ được phục hồi cả hệ thống nội thất như khi Bác sử dụng.


    [​IMG]

    Hoàng Lâm - Lâm Phú

  7. nongdanonline

    nongdanonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Báng bổ cái nhà bác này, sao chuyên cơ chở Bác Hồ mà bác cho vào phần tai nạn máy bay :-w
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Điều chưa từng biết về những chuyến chuyên cơ của Bác Hồ




    Chuyến chuyên cơ IL14-C482 sang Quế Lâm, Trung Quốc cũng là lần duy nhất Bác Hồ được phi công người Việt chở trên chiếc máy bay này.Chỉ thị tối mật

    Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm gắn bó với chiếc máy bay chuyên cơ IL14 VN – C482 gần như suốt cuộc đời quân ngũ và đã nhiều lần được ngồi trên chiếc chuyên cơ này để chở các vị lãnh đạo đi công tác như: Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Võ Nguyên Giáp… Nhưng có lẽ, ấn tượng và hạnh phúc nhất vẫn là người đầu tiên ngồi trên buồng lái của chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 đưa Bác Hồ sang Quế Lâm – Trung Quốc. Mặc dù thời gian bay không lâu, và cũng không được tâm sự được cùng Bác trên chuyến bay nhưng chỉ riêng việc được đưa Người đi công tác đã là cả "một trời hành phúc" với chiến sĩ phi công trẻ Nguyễn Khắc Nhâm lúc đó.


    "Tôi là người nhận được lệnh chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 cùng đoàn bay. Đó cũng chính là lần duy nhất Bác Hồ được người Việt Nam chở trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842. Lần thứ 2 Người cũng đi trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C482 sang Liễu Châu - Ấn Độ nhưng do lái trưởng là người Liên Xô".



    [​IMG]
    Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm là người Việt Nam duy nhất chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842

    Tháng 8 năm 1960, ông Nhâm nhận chỉ thị tối mật: "đưa Bác sang Quế Lâm, Trung Quốc bằng chuyên cơ IL14 VN - C182". "Trời tang tảng sáng, chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 bắt đầu cất cánh từ sân bay Gia Lâm, qua cửa khẩu Lạng Sơn đến Nam Ninh (Trung Quốc). Bình thường các chuyến bay khác phải "transit" ở Nam Ninh thường để kiểm tra, nhưng chuyến bay chuyên cơ IL14 VN – C482 chở Bác Hồ được ưu tiên và bay thẳng đến sân bay Quế Lâm (Trung Quốc)", Đại tá Nhâm bồi hồi nhớ lại.

    "Khi đến, trên bầu trời sân bay Quế Lâm sương mù còn rất đậm đặc. Sân bay rộng khoảng 50m2 hiện ra như một thung lũng đá, ở giữa rất nhiều cỏ.Trong lúc đến chuẩn bị hạ cánh, Bác Hồ có bảo với tôi là cho bay một vòng để Bác được ngắm phong cảnh ở đây. Anh em phi hành đã rất cố gắng những cùng đã cáo lỗi với Bác bởi hôm đó thời tiết ở đây rất xấu, đành phải hạ cánh chứ không thể chiều lòng Bác được".


    Kể về chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 đại tá Nguyễn Khắc Nhâm cho rằng: Chiếc máy bay được Liên Xô tặng Việt Nam thuộc vào chiếc chuyên cơ thế hệ cũ, động cơ ping cánh quạt, máy bay buồng hở, tốc độ 430km/1h, trọng tải cất cánh tối đa là 18 tấn, độ cao trung bình lúc bay là 7km (7000m), và đặc biệt là trong quá trình lái hoàn toàn bằng cơ năng cho nên việc điều chỉnh, lái rất khó.

    "Học được Bác khó lắm"


    Cũng giống như Đại tá Nhâm, Đại tá Trần Ngọc Bích luôn tự hào mình là người may mắn và hạnh phúc khi được gắn liền với những chuyến đi công tác cùng Bác Hồ trên những chuyến chuyên cơ. Đại tá Bích nhớ nhớ lại: Năm 1958, Liên Xô tặng Việt Nam một chiếc máy bay Mi-4 và cử ba chuyên gia phụ trách.

    Nhưng mãi đến năm 1960, sau khi ông Trần Ngọc Bích tốt nghiệp lớp phi công loại xuất sắc trở về nước, và được biên chế vào Trung đoàn Không quân vận tải 919. Thiếu uý Trần Ngọc Bích được phân công phụ trách lái máy bay trực thăng Mi-4. Đây là loại trực thăng do Liên Xô sản xuất, tốc độ bay tối đa 220km/giờ, tải trọng 1,4 tấn. Năm 1972, Trần Ngọc Bích được cử sang Nga học 1 năm để chuyển sang loại trực thăng Mi-8, tải trọng 10 tấn, vận tốc 320km/giờ.

    Ngoài Trần Ngọc Bích còn có ông Hoàng Trọng Khai, hai người đã tiếp nhận nhiệm vụ thay chuyên gia nước bạn, đảm nhận các chuyến chuyên cơ chuyên chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chuyến công vụ ngoại giao trong nước.


    [​IMG]
    Chiếc IL-14 số hiệu VN-C 482 là một trong số những máy bay do chính phủ Liên Xô tặng nhân Nam từ năm 1958, được Quân đội nhân Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.


    Tháng 3 năm 1963, Đại tác Bích đưa Bác Hồ về thăm chiến khu Tân Trào bằng máy bay trực thăng. Lúc ấy ngồi cùng máy bay có Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch. Sau khi hạ cánh, mấy Bác cháu cùng đi bộ vào thăm lại đình Hồng Thái, gốc đa Tân Trào và dừng chân ăn cơm ăn trưa dưới gốc cây. Bữa ăn rất đơn giản chỉ có cơm nắm đã chuẩn bị sẵn, cắt ra từng khoanh chấm với chút thức ăn khô. Chín năm theo chân Bác (1960 – 1969) Đại tá Bích cảm nhận đươc một điều rằng, phong thái Bác rất giản dị, gần gũi, chân tình. "Cá nhân tôi, được theo Bác nhiều, luôn noi gương Bác nhưng nhiều cái khó lắm, có nhiều cái là "bản năng" rồi", ông Bích cười vui cho biết.


    Lần đầu tiên gặp Bác, lúc đó là một chàng thanh nhiên trẻ, gắn trên người hàm thiếu uý. Mặc dù được Bác Hồ ân cần hỏi thăm quê quán, hoàn cảnh gia đình và dặn dò cố gắng công tác cho tốt. Nhưng trong trong lòng những chàng phi công trẻ luôn có một chút e ngại. Đại tá Bích chia sẻ.


    Có những hôm tốp bay của Đại tá Trần Ngọc Bích nhận nhiệm vụ chở Bác Hồ đến khu vực tuyệt mật là Đá Chông thuộc Ba Vì, Hà Nội. Khu vực này rộng 234 ha, có hai hồ nước rộng, nhiều ngọn đá nhọn chĩa lên trời, là địa điểm bí mật do chính Bác Hồ chọn, được đặt biệt danh là K9.


    Trao đổi về kinh nghiệm Đại tá Bích cho rằng: Trong trường thầy dạy một thì biết một, nhưng trong thực tế bay thì phải chủ động, sáng tạo. Có nhiều cái mình phải vận dụng và biết xử lý, không phải ngồi chờ sự hỗ trợ. Phải hết sức nghiêm túc, cẩn thận bao nhiêu cũng không thừa. Vì chỉ một sơ suất dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, không thể khắc phục được".


    Ngoài việc cầm lái chở các vị lãnh đạo đi công tác thì Trần Ngọc Bích còn tham gia phục vụ chiến trường, không ít lần Trần Ngọc Bích thoát chết nhờ trình độ lái chim sắt đã thuần thục.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chuyện về nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Việt Nam và vị “hành khách” đặc biệt


    Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, song những kỷ niệm về chuyến bay ngày 2-11-1960 đối với nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Việt Nam, cô Nguyễn Phi Phượng vẫn mới như ngày hôm qua. Bởi đó là chuyến bay hết sức đặc biệt với cô khi “hành khách” của phi hành đoàn chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chuyên cơ IL 14 mang số hiệu VN-C482.
    Vị “hành khách” đặc biệt
    Trong những ngày này, Bảo tàng quân sự Việt Nam phối hợp với Quân chủng phòng không không quân đang gấp rút thành lập đoàn công tác, khảo sát và xác minh lý lịch khoa học cho chiếc máy bay IL 14 mang số hiệu VN-C516 mà Bác đã từng sử dụng nhằm khôi phục và đưa vào trưng bày dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác sắp tới.
    Tại thành phố mang tên Bác, tôi đã may mắn được gặp người nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Việt Nam năm xưa phục vụ Bác trong chuyến công tác ở nước bạn Trung Hoa. Chính tại buổi gặp này, tôi đã được nghe cô Phi Phượng kể về những “khoảnh khắc vàng” của cuộc đời mình khi được phục vụ Người.
    Trước mặt tôi, cô tiếp viên hàng không xinh đẹp ngày nào giờ đã là một bà lão vào tuổi xưa nay hiếm, song gương mặt vẫn toát lên vẻ thanh tú của một thời xuân sắc. Với giọng đều đều cô kể cho tôi nghe: Đó là vào một sáng mùa đông năm 1960, lúc này cô mới chuyển từ Cục Tình báo – Bộ Công an về công tác ở Cục Hàng không được 4 tháng thì được lệnh cấp trên thông báo: “Ngày mai 2-11-1960, đồng chí Phi Phượng cùng với các đồng chí trong tổ bay IL 14 VN-C482 đi phục vụ Bác trong chuyến công tác tại nước bạn Trung Quốc”.
    Nhận lệnh từ cấp trên xong, một cảm giác khó tả vừa hồi hộp, sung sướng và tự hào nhưng cũng xen lẫn lo âu vì không biết mình có hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý được Đảng và Nhà nước giao phó này không. Bởi thực tế ngành Hàng không nước ta lúc bấy giờ vẫn còn sơ khai, chủ yếu phục vụ cho Chính phủ với những lần chở các phái đoàn của Chính phủ đi công tác trong và ngoài nước. Còn hàng không dân dụng hầu như chưa có. Vậy nên tiếp viên cũng không được đào tạo nhiều về nghiệp vụ, chuyên môn mà chỉ học sơ qua về nguyên lý bay, ngoại ngữ…
    [​IMG]
    Nữ tiếp viên Phi Phượng được chụp ảnh cùng với Bác Hồ trên chuyên cơ IL 14 VN-C482 trong chuyến công tác Trung Quốc 2-11-1960 (người thứ ba là đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Bác) Những ngày bên Bác
    Theo cô Phi Phượng, thời đó để đáp máy bay từ Hà Nội sang Bắc Kinh - Trung Quốc phải mất khá nhiều thời gian. Bởi lẽ chuyên cơ IL 14 là máy bay hai động cơ tua bin cánh quạt, tầm bay xa chỉ khoảng 1.700 km, tốc độ 450 km/h, trần bay 6.500m… nên không thể bay thẳng một mạch như ngày nay được. Hơn nữa máy bay nhỏ nên tất cả mọi thứ phục vụ ăn, uống cho Bác và phi hành đoàn trên chuyến bay đều được chuẩn bị sẵn từ mặt đất.
    Sáng sớm ngày 2-11-1960, máy bay cất cánh từ sân bay Gia Lâm – Hà Nội bay đến Nam Ninh hạ cánh tiếp nhiên liệu rồi mới tiếp tục đến Vũ Hán lại phải hạ cánh nạp nhiên liệu, cho đoàn nghỉ ngơi dùng cơm trưa, sau đó mới bay thẳng đến Bắc Kinh. Vậy nên từ Hà Nội sang Bắc Kinh phải mất gần 10 tiếng đồng hồ.
    Trên chuyến bay hôm đó, cô Phi Phượng vẫn còn nhớ như in khoang hành khách của máy bay có hai hàng ghế thường dành cho đoàn công tác, tiếp đến là chiếc giường của Bác với tấm rèm cửa, bên cạnh chiếc giường là chiếc bàn nhỏ để cho Bác dùng làm việc hoặc tiếp khách. Chiếc giường còn lại ở phía đuôi máy bay dành cho tiếp viên và anh em trong tổ lái nghỉ ngơi.
    Trong suốt hành trình bay và những ngày sau đó, nữ tiếp viên Phi Phượng của chúng ta luôn được ngồi cạnh Bác, được Bác quan tâm hỏi han về gia đình, công việc… Chính phong cách giản dị, thân mật của Người đã xua tan hết mọi lo âu lúc đầu, khiến cho nữ tiếp viên Phi Phượng không còn nghĩ đến vị trí của người phục vụ bên cạnh vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Mà ở đó chỉ còn lại tình cảm thiêng liêng giữa người cha đối với con, người ông đối với cháu…
    Kỷ niệm sâu đậm của cô Phi Phượng là cô thường được đọc báo cho Bác nghe, rồi một lần cô được hát cho Bác nghe bài “Câu hò bên bến Hiền Lương”, sau khi hát xong, Bác vỗ tay khen hay làm cho cô vô cùng sung sướng và cảm động. Hay như lần khi máy bay hạ cánh ở Vũ Hán (Trung Quốc), đoàn thiếu nhi nước bạn mang hoa ra tặng Bác, một em bé đã quàng lên cổ Bác chiếc khăn quàng đỏ. Sau đó, khi lên máy bay Bác tặng lại cho cô chiếc khăn đó làm kỷ niệm, cô nói đó là kỷ vật vô giá của cô và gia đình…
    Khi ở Bắc Kinh, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác sắp xếp cho cô được ở cùng nhà khách với các anh bí thư, bác sĩ và bảo vệ của Bác. Vậy nên sáng nào cô cũng có vinh dự pha cà phê cho Bác uống. Mặc dù khi ở thăm nước bạn được phục vụ rất chu đáo và thịnh soạn, song Bác vẫn thích ăn món canh chua cá, thế là cô lại được “trổ tài nữ công gia chánh” phục vụ Bác… Bữa ăn nào cô cũng được ngồi cạnh Bác, còn được Bác gắp thức ăn cho…
    Mặc dù thời gian đã rất lâu, song đối với cô mọi hình ảnh của vị “hành khách” đặc biệt trong chuyến bay đầu tiên của đời tiếp viên hàng không đối với cô sẽ không bao giờ phai. Bởi theo cô thì từ ánh mắt, nụ cười, giọng nói, phong cách sống giản dị của Bác không thể phai mờ trong tâm trí của cô và cô tin những ai đã từng làm việc và phục vụ Người cũng sẽ như vậy.
    (Theo VHO)
  10. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Thằng Pacific mà có 747 hả?

Chia sẻ trang này