1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    Buồn quá, không phải vì cảnh vợ goá con côi. Mà là vì chưa thoả ý chí của các anh chấp nhận hi sinh trên chiến trường lửa đạn.

    Mong các anh sớm từ bỏ để thanh thản, sớm siêu sinh siêu thoát
  2. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Mi-171 được gắn 2 động cơ tuốc bin khí TV3-117VM do hãng Motor Sich của Ukraina chế tạo
    [​IMG]

    Chiếc hộp màu cam này được gọi là "Hộp đen" ZBN-1-3 thuộc Hệ thống ghi chép dữ liệu bay BUR-1-2 của trực thăng Mi-171. HĐ điều tra phải trích xuất và đọc dữ liệu bay lấy từ hộp đen này trên thiết bị kiểm tra khách quan Topaz-M để xác định nguyên nhân gây cháy động cơ. Hộp đen ZBN-1-3 như phía dưới có khối lượng 9,7kg.
    [​IMG]
    bailamos_1986karate_hn thích bài này.
  3. alo_cho_anh

    alo_cho_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    268
    Việc đưa các chiến sỹ về nơi an nghỉ cũng đã xong, bây giờ quay lại vấn đề cần giải quyết là điều tra nguyên nhân tại sao máy bay rơi để đưa ra người chịu trách nhiệm và tránh các trường hợp đáng tiếc về sau này. Làm rõ các nguyên nhân sau:
    - 1 do lỗi người lái
    - 2 do lỗi sản phẩm ( cái nài liên quan tới việc mua bán )
    - 3 do lỗi người kiểm tra xuất kích ( mỗi lần trước khi xuất kích phải được kiểm tra rất kỹ, người kiểm tra phải ký nhận máy bay đã an toàn rồi mới đc xuất kích)
    - 4 việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên có được nghiêm túc không ( tránh trường hợp tiêu cực ăn bớt, hoặc mua linh kiện rởm)
    Trước khi chưa làm rõ và có biện pháp sử lý thì không nên cho mấy lô máy bay mi còn lại xuất kích. Quan điểm phi công và chiến sỹ của ta luôn đáng giá hơn nhiều lần mấy cái máy bay mi 171 này
    hanhgl thích bài này.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.890
    Đã được thích:
    17.412
    nhà em muốn hỏi là mi 171 trang bị tới 2 động cơ, chả nhẽ cả 2 động cơ cùng bị tuột công suất cùng lúc?
    Cụ nào có chuyên môn có thể giải thích rõ hơn "tuột công suất" là do những nguyên nhân nào không?
  5. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Mi-171 được gắn 2 động cơ tuốc bin TV3-117VM, mỗi động cơ này cho công suất kéo trục ở chế độ bay bình thường là 1500 mã lực. Khi 1 trong các động cơ bị trục trặc (mất dầu đỏ, hỏng điều khiển, tắc kim phun nhiên liệu, v.v) hoặc bị cháy dẫn tới mất (tuột) một phần tới toàn bộ công suất kéo trục của nó, thì động cơ còn lại phải bù công suất để cáng đáng công suất bị tuột của động cơ kia. Cụ thể, ở chế độ bù công suất toàn phần, động cơ còn lại có thể nâng công suất kéo trục lên thêm 50%, từ 1500 mã lực tới 2200 mã lực, nhưng chỉ chạy ở công suất đấy không quá 2,5 phút trước khi hạ cánh bắt buộc. Còn ở chế độ bù công suất một phần cho động cơ tuột công suất, động cơ kia có thể nâng công suất từ 1500 mã lực tới 2000 mã lực và chạy ở chế độ này không quá 30 phút để trực thăng kịp quay về sân bay hoặc bãi đáp hạ cánh.

    Trong vụ rơi chiếc Mi-171, do động cơ cháy nên phải tắt để dập cháy. Nếu cháy cả 2 động cơ thì trực thăng phải để quạt nâng ở chế độ tự quay và hạ cánh khẩn cấp. Nếu trực thăng chỉ cháy 1 động cơ thì động cơ còn lại phải bù công suất toàn phần và phải có thời gian để chuyển chế độ động cơ trước khi hạ cánh bắt buộc trong vòng 2,5 phút. Trường hợp điều kiện địa hình và độ cao trực thăng tại thời điểm phát hiện sự cố không cho phép thì sẽ dẫn tới tai nạn.
    kosmyn, engkhoi, OnlySilverMoon4 người khác thích bài này.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    MH370 và chuyện Việt Nam hơn 20 năm trước

    (Dân trí) - Thực sự tôi không muốn nói những chuyện thuộc về bí mật nghề nghiệp. Nhưng thấy sự hiểu biết của báo chí và cộng đồng về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không có thể gây nên những sự hiểu lầm nghiêm trọng, tôi đành phải chia sẻ chuyện này…

    Hơn 20 trước tôi là thành viên đội tìm kiếm cứu nạn trong vụ máy bay rơi ở gần Nha Trang khi chuẩn bị hạ cánh.

    Mặc dù biết máy bay bị mất liên lạc ở gần sân bay Nha Trang, nhưng không ai khẳng định được khu vực máy bay có thể rơi để khoanh vùng tìm kiếm.

    Vì vậy, công tác tìm kiếm cứu nạn đã được thực hiện theo tất cả mọi phân tích và nghi vấn, cả trên biển, trên núi và trên đồng bằng theo kế hoạch tìm kiếm của Chỉ huy sở.

    Chúng tôi đi qua nhiều vùng dân cư và dò hỏi nhiều người dân. Hỏi họ có thấy máy bay nào bay qua vào ngày giờ này không? Họ có nghe tiếng máy bay hay tiếng nổ to nào vào ngày giờ này không? Họ có tình cờ nhìn thấy vật gì lạ ở đâu đó không...? Chúng tôi hỏi đủ thứ để tìm ra manh mối.

    Khi chúng tôi gặp và hỏi, tất cả mọi người đều trả lời là họ không thấy gì, không nghe thấy gì. Tất cả đều trả lời "Không!", "Không!", "Không!".

    Nhưng rất nhanh sau khi chúng tôi đi qua một vùng dân cư, bắt đầu rộ lên thông tin "Có!", "Có!", "Có!".

    Chúng tôi quay lại những vùng đó và gặp người dân. Người này cung cấp thông tin này. Người khác cung cấp thông tin khác. Có rất nhiều thông tin. Người này nhìn thấy cái này ở chỗ nọ. Người kia nghe thấy tiếng máy bay ở chỗ khác. Người nọ thấy vật gì đó lạ ở chỗ khác nữa...

    Theo thông tin được người dân cung cấp, chúng tôi đã gọi trực thăng đến để tìm kiếm ở những vùng nghi vấn. Suốt cả tuần trôi qua, nhiều vùng trên một diện tích rộng lớn đã cày qua cày lại, nhưng không tìm thấy gì cả.

    Sau đó thì manh mối đã xuất hiện từ một bà cụ sống đơn độc tận trên núi Ô Kha. Bà là nhân chứng duy nhất đã thực sự nhìn thấy máy bay. Nhưng bà sống đơn độc trên rẫy, không mấy khi tiếp xúc với ai. Bà không biết có máy bay rơi và một bộ máy hùng hậu đang đi tìm nó, cho đến khi bà có việc đi ra uỷ ban và chúng tôi nhờ đó có thông tin để tìm đến gặp bà.

    Khi chúng tôi đến, bà kể sáng hôm đó trời mưa, bà ngồi trong nhà. Đói bụng quá, bà đành đội mưa ra vườn để nhổ cây mì (sắn). Rồi bà thấy máy bay bay ngay trên đầu, chỉ cao gấp đôi cái cây trong vườn bà. Bà chỉ cho chúng tôi cái cây mà bà so sánh. Bà bảo rồi nó bay về hướng đó. Theo hướng bà chỉ là một cái "yên ngựa" với hai ngọn núi nằm hai bên. Bà bảo, trời mù thì nhìn thấy hai cái núi thôi, chứ hôm nào trời trong, sẽ thấy một cái núi cao nằm ở ngay đằng sau. Bà nói, bà nghe thấy một tiếng nổ to, nghĩ là máy bay vừa bay qua để ném bom (?!)

    Vâng, thế là rõ rồi!

    Nhưng câu chuyện không chỉ có thế.

    Ngay sau đó, tôi có việc gấp phải bay về Hà Nội. Chiếc trực thăng tìm kiếm cứu nạn bay từ sân bay Nha Trang lên núi tiếp tế và đón tôi về Nha Trang để nối chuyến bay ra Hà Nội buổi chiều.

    Sáng hôm sau, chiếc trực thăng này lại bay chở đồ tiếp tế lên núi. Nhưng nó đã không đến nơi. Nó đã bị rơi không xa chiếc máy bay mà chúng tôi tìm kiếm. Những người đồng chí của tôi đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Những người ngay ngày hôm trước tôi còn ngồi ngay cạnh họ.

    Nhiều ngày sau, chiếc trực thăng rơi cùng các đồng chí của tôi được tìm thấy, mặc dù đã biết rõ khu vực.
    ...
    Tôi kể ra chuyện này chỉ với một mục đích: tìm kiếm cứu nạn hàng không là một việc hết sức phức tạp, vất vả và nguy hiểm, mọi người cần biết điều đó. Chiếc máy bay ở sân bay thì to, chứ giữa đại dương, giữa rừng nó chỉ nhỏ như cái kim. Rồi thông tin bị nhiễu bằng những lời đồn thổi, óc tưởng tượng của một số người. Mọi tình huống phải được đặt ra, cho đến khi biết chắc chắn máy bay ở đâu.

    Nếu bạn nghĩ bạn là người hiểu biết và có trách nhiệm, hãy gạt những nghi ngờ, suy diễn ra khỏi đầu bạn.
    Hãy nghĩ tới những nạn nhân và thân nhân của họ.

    Hãy chia sẻ những khó khăn, thậm chí nguy hiểm của những người tham gia tìm kiếm, cứu nạn và cầu chúc cho họ những điều tốt lành.
    Hãy đánh giá cao các nỗ lực tổ chức tìm kiếm của các nhà chức tránh Việt Nam và các nước. Họ đã và đang làm tốt các công việc của họ. Họ không thể trả lời ngay được mọi câu hỏi, thắc mắc của bạn. Họ đang nỗ lực cùng nhau tìm chiếc máy bay với hy vọng cứu được hành khách, tổ bay. Chính họ cũng bị thiếu thông tin và đang tìm thông tin, manh mối trong một cuộc tìm kiếm rất khó khăn.

    Hãy cảm thông với Malaysia Airlines trong tình hình khó khăn và rối ren do vụ việc chuyến bay MH370 ngày 8/3.
    Đừng suy diễn, nghi ngờ thiếu hiểu biết và vô căn cứ.

    Lương Hoài Nam

    (nguyên Tổng Giám đốc Jetstar Pacific Airlines)

    http://dantri.com.vn/xa-hoi/mh370-va-chuyen-viet-nam-hon-20-nam-truoc-848746.htm
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Câu chuyện tình yêu bất diệt phía sau vụ máy bay rơi ở Khánh Hòa

    (Dân trí) - Hay tin anh Vinh tử nạn trong chuyến trực thăng cứu hộ máy bay rơi ở Khánh Hòa, chị Lan như chết đi sống lại. “Hoài niệm về anh là “bạn đồng hành” của tôi suốt 22 năm qua và sẽ theo tôi suốt quãng đời còn lại... Tôi mãi yêu người phi công ấy”.
    Trong buổi chiều tà ngày 14/3, bên bờ biển Vũng Tàu, chị Nguyễn Thị Lan (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) bồi hồi kể lại những hồi ức về người chồng yêu quý đã ra đi cách đây hơn 20 năm. Chị nhớ rất rõ, anh chị cưới nhau được 2 năm, 2 tháng, 22 ngày thì anh rời xa chị vĩnh viễn.

    Tháng 11 năm 1992, anh Nguyễn Quang Vinh là cơ trưởng điều khiển chiếc máy bay đi cứu hộ một máy bay khác bị rơi ngày 14/11/1992 tại thung lũng Ô Kha (Nha Trang, Khánh Hòa). Đau thương chồng tang tóc khi chính chiếc máy bay cứu hộ ấy cũng bị rơi, cả 7 người tham gia chuyến cứu hộ đều tử nạn. Anh Vinh ra đi để lại trong lòng người vợ trẻ nỗi đau không gì bù đắp được. “Người phi công thường có thể trạng tốt, kiến thức rộng, luôn sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ. Phải trải qua những chuyến công tác đột xuất, dài ngày nên họ luôn trân trọng từng phút bên gia đình. Vì vậy, anh Vinh chu đáo lắm, lo lắng cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Hồi ấy tình cảm vợ chồng đang nồng thắm, chúng tôi sống trong niềm hạnh phúc của người sắp được làm cha mẹ…” - chị chia sẻ.

    [​IMG]
    22 năm trôi qua, con gái trưởng thành và bản thân chị Lan cũng có sự nghiệp vững vàng.
    Thông tin chiếc trực thăng cứu hộ bị rơi, chị Lan không hề hay biết vì mọi người giấu chị. Nghe tiếng trực thăng phành phạch trở về, chị hớn hở đem cặp ***g cơm chạy ra sân bay đón chồng nhưng đồng đội của anh bảo, anh Vinh còn lâu lắm mới về. Mấy ngày sau, chị Lan mới nghe tin dữ. Chị bàng hoàng như sét đánh bên tai, đầu óc trống rỗng, tưởng không thể sống nổi.

    Thiếu tá Nguyễn Quang Vinh khi ấy là phi công cấp 1 với kinh nghiệm gần 2.000 giờ bay, tay lái rất vững vàng. Đồng nghiệp của anh quả quyết: “Máy bay anh Vinh làm sao rơi được, anh ấy đi đồi A1 như đi chợ mà!”. Nghe vậy, chị tự nhủ rằng anh chỉ gặp sự cố gì rồi hạ cánh ở đâu đó thôi.

    Một tháng chờ tin chiếc trực thăng do chồng lái với chị Lan dài đằng đẵng như cả năm. Đang hoài thai con gái đầu lòng hơn 4 tháng, chị vẫn đi hết chùa này đến chùa khác cầu nguyện cho anh, tìm người để hỏi về tin tức của chồng. Có người khẳng định anh đang được người miền núi cứu giúp, chị lại bùng lên hy vọng, cứ muốn nghe đi nghe lại những lời huyễn hoặc ấy. Nhưng có sư thầy chùa Pháp Hoa ở quận Gò Vấp lại bảo: vận mạng của anh xấu lắm, chị lại ngất lịm đi. Cứ như vậy ròng rã một tháng trời, thai phụ ấy sống trong nỗi chờ mong và sợ hãi tột cùng.

    Rồi ngày ấy cũng đến, anh Vinh thật sự không còn nữa. Xác trực thăng được tìm thấy cách chiếc máy bay rơi trước đó 5km, 7 người trong tổ bay đều hy sinh. Lúc này chị đã không còn nước mắt để khóc. Lễ tang của anh, mọi người giữ chặt không cho chị chạy đến bên linh cữu chồng vì sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng…

    Suốt 2 năm đầu, đêm nào gối chị Lan cũng ướt đầm. Chị nghĩ: “Mình 28 tuổi mà vẫn còn được gặp cha, gọi cha, được cha chăm sóc mà con gái từ lúc chào đời đã không được gặp cha một giây phút nào”. Rồi chị nhận ra rằng nằm khóc mãi cũng không giải quyết được gì. Phải nuốt nước mắt vào trong, phải làm sao nuôi dạy con cho tốt để không phụ lòng anh Vinh.

    Bé Bảo Anh sinh ra nhẹ cân, khó ăn lại hay ốm khiến người mẹ đơn thân vất vả vô cùng. Có những lần một mình chị xoay vần cùng con trong bệnh viện, nỗi nhớ anh càng cháy ruột gan. Ngày đầu tiên bé đi mẫu giáo, buổi chiều đến đón con, cô giáo gặp riêng chị hỏi han: “Trong hồ sơ Bảo Anh là con của liệt sĩ nhưng sao em nghe bé kể rằng buổi tối nằm ngủ cùng ba mẹ, cuối tuần ba dẫn hai mẹ con đi chơi?”. Nghe cô giáo hỏi, chị Lan bối rối vô cùng. Hóa ra, Bảo Anh nhìn thấy bé gái hàng xóm được cha chăm sóc nên tưởng tượng mình cũng có cuộc sống gia đình như vậy.

    Để giúp người góa phụ trẻ, cơ quan bố trí cho chị làm việc tại bộ phận hậu cần, chuyên gấp khăn và sắp xếp muỗng, nĩa. Vừa chăm con nhỏ vừa đi làm nhưng chị hạ quyết tâm phải đi học tiếp: “Trước tiên, tôi muốn có thêm kiến thức để nuôi dạy con mình. Tiếp đến, tôi cần phải nâng cao nghiệp vụ để làm việc tốt hơn, cải thiện cuộc sống cho hai mẹ con”.

    Buổi chiều tan ca lúc 5 giờ, nửa tiếng sau chị đã có mặt ở giảng đường với cái bụng đói meo. Suốt 8 năm, từ 1995-2000 và từ 2005-2008 chị vừa học vừa làm, hoàn thành 2 chương trình đại học tại chức về kế toán và luật.


    Hiện tại, chị Lan đang là chuyên viên phòng nhân sự, phụ trách chế độ chính sách của người lao động tại Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam. Niềm tự hào lớn nhất của chị chính là cô con gái Bảo Anh ngoan ngoãn, học giỏi, nay đã là sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. Bảo Anh mong muốn mẹ có hạnh phúc mới nhưng chị Lan mãi nhớ về anh Vinh: “Làm sao tôi tìm được người đàn ông thứ hai tuyệt vời như anh ấy!”.

    Những ngày này, khắp nơi xôn xao tin tức về chiếc máy bay MH 370 của Malaysia mất tích trên biển Đông. Hơn ai hết, chị Lan rất đồng cảm với tâm trạng khắc khoải của thân nhân những người bị nạn. Chị thấu hiểu nỗi đau thương khi mất đi người thân. Nếu điều xấu nhất xảy ra, chị mong họ sẽ vượt qua để sống tiếp, sống tốt cho cả người đã khuất.

    Mới đây, đọc tin tức về người phụ nữ Hà Lan - nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ máy bay rơi ở thung lũng Ô Kha năm 1992, mà chồng chị và đồng đội được giao nhiệm vụ đi cứu hộ - đang có cuộc sống bình yên, chị cảm thấy được an ủi đôi phần.

    Anh Vinh ra đi khi mới 32 tuổi nhưng anh đã sống cuộc đời đầy ý nghĩa của người lính phi công, luôn sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ và hết mực thương yêu gia đình. “Hoài niệm về anh Vinh trở thành “bạn đồng hành” của tôi trong suốt 22 năm qua và sẽ theo tôi suốt quãng đời còn lại... Tôi mãi mãi yêu người phi công ấy - anh Nguyễn Quang Vinh!” - chị Lan chia sẻ.
    Hồng Nhung
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/cau-chu...hia-sau-vu-may-bay-roi-o-khanh-hoa-849935.htm

    ------------------------------------
    Tổ bay trên chuyến bay cứu hộ gặp nạn gồm 7 người:

    - Cơ trưởng Nguyễn Quang Vinh

    - Nguyễn Viết Nga

    - Nguyễn Xuân Lập

    - Nguyễn Văn Hùng

    - 1 bác sĩ

    - 2 thợ máy


  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hành trình tìm kiếm chiếc máy bay rơi ở Khánh Hòa 22 năm trước

    (Dân trí) - “Từ trên đỉnh Ô Kha, tôi cắt từng đường một kéo dọc xuống và đến đường thứ 3 thì tôi phát hiện một khu rừng không bình thường. Ở chỗ đó, tôi thấy cánh rừng bị héo hắt và có một đám cháy rất rộng. Tôi nghi đây là chỗ máy bay rơi”...

    Trong khi cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích đến nay chưa có hồi kết, chúng ta lại cùng hồi tưởng lại câu chuyện máy bay Việt Nam rơi trên một ngọn núi cao ở Khánh Hòa cách đây 22 năm. Câu chuyện tai nạn thương tâm đó sẽ chẳng ám ảnh đến hơn 2 thập kỷ nếu không có sự kiện xảy ra ngay sau đó: Chiếc trực thăng cùng 7 người tham gia tìm kiếm cứu hộ máy bay cũng bị rơi ngay gần đó.

    Chiếc máy bay đầu tiên được xác định rơi trên địa bàn huyện miền núi Khánh Sơn, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Khánh Hòa. Đó là chuyến bay VN-474 của Vietnam Airlines được thực hiện bởi chiếc Yak-40, rơi vào ngày 14/11/1992 sau khi va vào núi Ô Kha (xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn) khiến 30 người thiệt mạng.

    Theo thông tin có được khi đó, chiếc Yak-40 bay từ TPHCM đi Đà Lạt, nhưng không thể đáp xuống Đà Lạt vì trời sương mù nên chuyển hướng bay về Nha Trang thì gặp nạn.

    Lực lượng tìm kiếm nghi máy bay có thể gặp sự cố ở vùng ven biển Nha Trang, Diên Khánh và huy động lực lượng tìm kiếm cả trên núi, đồng bằng và trên biển nhưng đều vô vọng… Và cuối cùng họ mở rộng vùng tìm kiếm lên huyện miền núi Khánh Sơn.

    [​IMG]

    Bản đồ với dấu mũi tên đỏ là vị trí may bay rơi, cách thị trấn Tô Hạp (Khánh Sơn) về hướng Bắc hơn 10 km. (Ảnh tư liệu)

    Cuộc tìm kiếm xuyên… ngày đêm

    Trong hành trình ngược về quá khứ cách đây hơn 20 năm, PV Dân trí may mắn gặp được ông Nguyễn Thành Chung, nguyên Phó Chỉ huy tham mưu trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn. Thời kỳ đó, ông Nguyễn Thành Chung là chỉ huy trực tiếp lực lượng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

    Ông Chung kể: Lúc bấy giờ huyện miền núi Khánh Sơn đang mùa mưa, trời âm u và sương mù rất dày đặc. Chiếc Yak-40 khi bay qua vùng trời của huyện đã bất ngờ va vào sườn núi Ô Kha nằm giữa 2 huyện Khánh Sơn và Cam Ranh rồi rơi xuống thung lũng này.

    Thời điểm máy bay rơi, một vài người dân sống quanh thung lũng có nghe tiếng nổ rất to nhưng họ không đoán định được cái gì phát nổ và vị trí nổ ở đâu. Một ngày sau, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã thông báo vụ việc với lãnh huyện Khánh Sơn và đề nghị được hỗ trợ tìm kiếm.

    Vụ việc được báo cáo lên tỉnh và sau đó Ban chỉ đạo tìm kiếm máy bay bị nạn được thành lập, đặt tại thị trấn Tô Hạp (Khánh Sơn) và Ban Chỉ huy tìm kiếm đặt tại xã Sơn Trung mà tôi là Chỉ huy trực tiếp.

    Sau nhiều ngày tìm kiếm không có kết quả vì phạm vi tìm kiếm trải rộng, khả năng quan sát rất hạn chế vì thời tiết thì mưa gió, sương mù dày đặc. Sau đó việc tìm kiếm được giao lại hoàn toàn cho Ban chỉ huy quân sự huyện nên tôi đã chỉ đạo anh em rút về vùng núi xã Sơn Trung và tập trung tìm kiếm ở quanh núi Ô Kha, ngọn núi cao hơn 1.000 mét, bởi người dân báo lên là nghe tiếng nổ lớn mấy ngày trước ở khu vực phía Đông Bắc của xã này.


    [​IMG]

    Ông Nguyễn Thành Chung kể lại vụ việc từ 22 năm trước với PV Dân trí.

    Tôi chia lực lượng tìm kiếm thành 5 tổ, mỗi tổ từ 7 đến 12 người rồi mang theo bạt, võng, nhu yếu phẩm… tiến sâu vào thung lũng Ô Kha. Trong đó, 2 tổ đi theo hướng Bắc, 2 tổ đi theo hướng Nam và tổ còn lại tiến thẳng đỉnh núi Ô Kha. Về phần tôi, sáng sớm ngày thứ 4 sau khi máy bay gặp nạn, tôi trực tiếp đi lên đồi tranh của dãy núi Mò O thuộc xã Sơn Trung với một đồng chí liên lạc để tìm kiếm. Dãy núi rất dốc, cao và âm u suốt ngày đêm. Khi lên đến nơi, chúng tôi ngồi chờ đến khoảng 10h trưa cho trời hửng nắng thì cầm ống nhòm lên quan sát.

    Chúng tôi quan sát theo từng dãy hàng dọc, từ trên đỉnh Ô Kha cắt từng đường một kéo dọc xuống và đến đường thứ 3 thì phát hiện một khu rừng không bình thường. Ở chỗ đó, chúng tôi thấy cánh rừng bị héo hắt và có một đám cháy rất rộng. Tôi nghi đây là chỗ máy bay rơi.

    Tiếng khóc rên của cô gái hơn 20 tuổi

    Nhưng lúc đó, trời mây và sương đặc quánh, tôi ráng đợi cho đám mây bay qua, khi ánh nắng mặt trời rọi lên chỗ cánh rừng thì chúng tôi lại đưa ống nhòm lên quan sát một lần nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi kết luận ngay đó là chỗ máy may rơi vì cây gãy đổ, cháy rất nhiều.

    Tôi lập tức cho liên lạc báo với anh Đỉnh (Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia tìm kiếm máy bay bị nạn). Khi anh Đỉnh lên tới nơi, tôi chỉ dấu vết khả nghi chiếc máy bay bị rơi vừa phát hiện cho anh. Sau khi quan sát một lúc lâu, anh Đỉnh về cơ bản nhất trí với tôi là vị trí chiếc máy bay đã rơi ở chỗ đó. Tối hôm đó, chúng tôi trở về Sở Chỉ huy (đặt tại thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn) báo cáo kết quả quan sát cho lãnh đạo huyện, tỉnh và triển khai kế hoạch tìm kiếm.

    Tôi là chỉ huy trực tiếp nên tôi giao nhiệm vụ ở Sở chỉ huy cho một tổ dân quân cơ động do đồng chí xã đội trưởng xã Sơn Trung là Mấu Quốc Tân phụ trách và chỉ rõ tọa độ máy báy rơi cho họ. Từ xã Trung Sơn, mấy anh em cắt rừng, leo núi, băng suối… hơn 6 giờ đồng hồ mới tới nơi.

    Khi đến nơi, anh em báo về xác nhận là đúng vị trí máy bay rơi. Ngay sau đó, tôi lệnh cho anh em chốt giữ hiện trường. Sau đó một ngày, lực lượng tìm kiếm khoảng 20 đến 30 người tiếp tục hành quân lên Ô Kha. Khi lên đến nơi trời tối nên mọi công việc buộc phải dừng lại.

    Hôm sau, chúng tôi kiểm tra hiện trường thì thấy cái đuôi máy bay và đám cháy rất to, chứ không thấy xác máy bay ở đâu nên nghĩ rằng có thể cái xác đã bị cháy rụi. Chúng tôi mở rộng hơn 100 mét tìm kiếm và bất chợt nghe tiếng người khóc rên rỉ yếu ớt giữa thung lũng âm u. Mọi người như nín thở rồi lần theo nơi có tiếng khóc thì thấy một cô gái hơn 20 tuổi tinh thần hoảng loạn nằm bên cạnh cái xác máy bay. Ngay lập tức, cô gái liền được lực lượng tìm kiếm băng bó, sơ cứu tại chỗ và đưa lên cáng rồi khiêng ra bệnh viện huyện cấp cứu.

    Ngay bên cạnh vị trí cô gái nằm, tính từ cánh cửa của xác máy bay có 4 đến 5 thi thể người nằm sõng soài từ trong ra ngoài. Chúng tôi đoán rằng có thể khi máy bay vừa rơi xuống thung lũng Ô Kha, những người này chỉ bị thương nhẹ nên họ cố gắng bò ra ngoài với hi vọng sẽ có người cứu. Tuy nhiên, giữa thung lũng hoang vu không một bóng người, những người này đã chết trước lúc chúng tôi kịp tới vì đói, khát và lạnh trong nhiều ngày liền.

    Chúng tôi nhìn vào bên trong cái xác máy bay thì một khung cảnh hết sức thảm thương. Hàng chục người không ai sống sống sót, các nạn nhân nằm chồng chất lên nhau và bị đè dưới đống đổ nát. Sau khi phát hiện xác máy bay, một tiểu đoàn bộ binh được điều lên Ô Kha phát quang hiện trường và tiến hành khoan thân máy bay, đưa xác nạn nhân ra ngoài.

    (Còn nữa)

    Viết Hảo(ghi theo lời kể của nhân vật)
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/hanh-tr...y-bay-roi-o-khanh-hoa-22-nam-truoc-850060.htm
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chuyện người duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay tại VN năm 1992

    (Dân trí) - Cô Annette Herfkens, người Hà Lan là người duy nhất sống sót trên chuyến bay gặp nạn năm 1992 tại Việt Nam. 22 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, Annette Herfkens đã viết cuốn sách kể lại 8 ngày chiến đấu với tử thần của mình...

    Trên chuyến bay năm 1992, cất cánh từ TPHCM tới Nha Trang, có hai hành khách - họ là một cặp tình nhân - đang tận hưởng kỳ nghỉ lãng mạn. Đôi trẻ không biết rằng định mệnh sắp chia lìa họ vĩnh viễn.

    Chiếc máy bay đã bất ngờ đâm vào núi và rơi xuống một khu rừng. Cô gái là hành khách duy nhất sống sót, một mình cô mắc kẹt giữa rừng già hoang vắng, bên cạnh là vị hôn phu đã tử nạn. Kiệt sức, bị thương, cô đối diện với tử thần cận kề trong suốt 8 ngày, vật lộn giữa sự sống và cái chết. Những gì xảy ra sau đó là một câu chuyện kỳ diệu về cuộc đời cô gái…

    [​IMG]
    Cô Annette Herfkens

    [​IMG]
    Cô Annette Herfkens bên bạn trai

    [​IMG]
    Cuộc hành trình trở lại núi Ô Kha
    Cô là Annette Herfkens, khi xảy ra vụ tai nạn, Herfkens 31 tuổi. Cô là người duy nhất sống sót trên chuyến bay gặp nạn năm 1992 tại Việt Nam. Vụ tai nạn hàng không này đã lấy đi mạng sống của phi hành đoàn (6 người) và tất cả các hành khách khác (24 người), trong đó có cả vị hôn phu của cô - anh Willem van der Pas.
    Anh Willem van der Pas là người bạn học thân thiết, là người bạn tri kỷ tri âm và chỉ còn một thời gian ngắn nữa anh sẽ trở thành chồng của Herfkens.

    Khi chuyến bay mang số hiệu 474 của hãng hàng không Vietnam Airlines gặp nạn ngày 4/11/1992 ở thung lũng Ô Kha, gần Nha Trang, chỉ có mình Herfkens sống sót.

    Trong suốt 8 ngày sau đó, trước khi được giải cứu, cô Herfkens đã ở một mình trong rừng, trên người đầy thương tích, xung quanh cô là những hành khách đã thiệt mạng. Cô Herfkens duy trì sự sống của mình bằng việc uống nước mưa.

    Herfkens sinh ra ở Venezuela, bố mẹ cô đều là người Hà Lan. Cô công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tại, đã là một phụ nữ 53 tuổi, bà Herfkens đang sống hạnh phúc bên gia đình ở thành phố New York (Mỹ).

    Sau khi trải qua tai nạn hàng không kinh hoàng và may mắn là người duy nhất sống sót, bà Herfkens đã phải mất nhiều năm để có thể quay về với nhịp sống bình thường, trong suốt thời gian đó, bà đã từ chối mọi sự liên hệ phỏng vấn của giới truyền thông trên khắp thế giới.

    Sau 22 năm, khi mọi chuyện đã lắng xuống, giờ đây, bà Herfkens mới viết một cuốn sách có tựa đề “Turbulence: A Survival Story” (tạm dịch: Bất an - Câu chuyện về sự sinh tồn). Cuốn sách vừa được xuất bản vào tháng 1 vừa qua. Trong cuốn tự truyện này, bà kể lại chi tiết về vụ rơi máy bay năm 1992.

    Là một nhân viên ngân hàng cấp cao làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, bà Herfkens phải tuân thủ một luật bất thành văn của công ty, đó là không tiết lộ thông tin cá nhân một cách rộng rãi. Tuy vậy, bà đã quyết định “phá luật” và viết ra cuốn sách này như một cách để vượt lên trên những giới hạn của bản thân mình.

    Cuốn “Turbulence” được đánh giá là mang nhiều chất văn học, chứa đựng cả những tình cảm, suy nghĩ sâu xa, lẫn sự lạc quan, tin tưởng của người viết. Cuốn sách ca ngợi tình yêu, sự sống và chia sẻ những nỗ lực của bà Herfkens để có thể vượt qua bi kịch, để chấp nhận sống chung với những ký ức không thể thay đổi.

    Trên trang web giới thiệu về cuốn sách mới xuất bản, bà viết rằng: “Nếu bạn nghĩ sống sót sau một vụ tai nạn máy bay nghĩa là định mệnh đã trao cho bạn tấm vé may mắn trong suốt phần đời sau đó, có lẽ bạn nên nghĩ lại…”

    Cuốn sách được viết theo tiến trình thời gian, đầu tiên, Herfkens chia sẻ việc làm thế nào mà bà có thể sống sót một mình trong rừng suốt 8 ngày giữa hoàn cảnh khó khăn như vậy. Herfkens cho biết trong 8 ngày đó, bà đã có một cuộc hành trình trong tâm tưởng, một trải nghiệm độc nhất vô nhị trong suốt cuộc đời, khi đó, bà đã ở rất gần cái chết.

    Tuy sự thật rất khắc nghiệt nhưng những trải nghiệm kinh hoàng này khi được miêu tả lại trong cuốn sách đã không còn mang vẻ rùng rợn, chết chóc mà được Herfkens sử dụng những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp để tránh cho người đọc cảm giác “dựng tóc gáy”.

    Phần còn lại của cuốn sách kể về những trải nghiệm của Herfkens sau khi đã an toàn sống sót trở về nước. Đứng trước bi kịch cuộc đời, Herfkens luôn cố gắng giữ cho mình lạc quan. Bà tin rằng việc mình được giải cứu và sống sót thần kỳ như vậy nhất định phải có ý nghĩa.

    Bà quyết định phải xây dựng lại cuộc đời, phải tiếp tục sự nghiệp và tìm thấy tình yêu trong cuộc sống bởi sự sống của bà từ đây không được phép trở nên vô nghĩa.

    [​IMG]
    Bà Annette Herfkens trong một lần xuất hiện trên truyền hình Mỹ để chia sẻ về trải nghiệm của người duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay.

    Thực tế, Herfkens đã từng quay trở lại Việt Nam để có thể tự mình trèo lên ngọn núi Ô Kha - nơi bà từng đối diện với tử thần. Chuyến hành trình trở lại này đã giúp bà nhìn lại quá khứ một cách bình thản hơn. Đối với Herfkens, bà tin rằng cuộc sống trong thực tế hoàn toàn có thể kỳ lạ và kỳ diệu hơn cả những cuốn tiểu thuyết.

    Trong “Turbulence”, Herfkens chia sẻ nhiều bài học cuộc đời mà bà rút ra sau tai nạn hồi năm 1992. Sau này, cuộc đời bà còn gặp nhiều khó khăn khác, con trai bà là một cậu bé tự kỷ. Làm mẹ của một đứa trẻ đặc biệt không bao giờ là một trải nghiệm dễ dàng nhưng đã kinh qua những chuyện khủng khiếp trong đời, bà có đủ sức mạnh tinh thần để học cách sống hạnh phúc trong bất cứ hoàn cảnh nào và trao đi yêu thương vô điều kiện.

    Đối với Herfkens bà tin rằng cái được luôn đi cùng cái mất. Trải nghiệm trong khu rừng ở Việt Nam năm 1992 khiến bà hiểu rằng muốn sống hạnh phúc, cần phải nhìn vào cái được, đừng chỉ xoáy sâu vào cái mất.

    Cuốn sách bà vừa xuất bản được đánh giá là một “cẩm nang sống”, trong đó, nhân vật nữ chính đã vượt qua nhiều giới hạn. Những gì mà bà Herfkens viết trong sách thể hiện bà có cách nhìn thấu đáo, nhân hậu.

    Bà thực sự khao khát được chia sẻ chân thành với độc giả về câu chuyện đời mình, những câu chuyện về sự mất mát, tình yêu thương, sự hồi phục và quan trọng nhất là tinh thần lạc quan trước những bi kịch khủng khiếp nhất. “Hãy để mình có được cái nhìn vừa thực tế nhưng cũng vừa đẹp đẽ về cuộc sống này”.


    [​IMG]
    “Turbulence” thực sự đưa người đọc bước vào thế giới nội tâm của một trong những người sống sót kỳ diệu.

    “Turbulence” được giới phê bình đánh giá là một cuốn hồi ký kỳ diệu về lòng dũng cảm và tình yêu thương. Herfkens - một cây bút nghiệp dư - đã viết lại những trải nghiệm của mình một cách chân thực và đầy trí tuệ.

    Câu chuyện cuộc đời bà chắc chắn sẽ khơi nguồn cảm hứng cho độc giả bởi suốt cuộc đời, Herfkens luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách, trong cả sự nghiệp và cuộc sống riêng, nhưng bà đã vượt qua tất cả để có được một cái kết có hậu.


    Bích NgọcTổng hợp


    http://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen...au-tai-nan-may-bay-tai-vn-nam-1992-849188.htm
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Khánh Hòa: Ngày định mệnh của chiếc trực thăng cứu hộ máy bay Yak-40 rơi
    Xác trực thăng Mi-8 đã bị cháy rụi hoàn toàn và nằm dưới thung lũng. Vị trí chiếc Mi-8 bị rơi cách vị trí của chiếc Yak-40 khoảng 5km và 7 người ngồi trên trực thăng không ai sống sót.
    Trong câu chuyện máy bay rơi ở Khánh Hòa hơn 20 năm trước, PV Dân trí gặp thêm nhiều nhân chứng ở huyện miền núi Khánh Sơn và dường như ký ức thảm nạn hàng không ngày ấy với họ chưa thể xóa nhòa.


    Trong khi việc tìm kiếm cứu nạn chiếc Yak-40 chở 31 người bị rơi dưới thung lũng đang gặp nhiều khó khăn thì ít ngày sauchiếc trực thăng Mi-8 của quân đội chở theo 7 người đi cứu hộ lại tiếp tục rơi ở gần đó. Vụ việc hết sức đau lòng này đã khiến nhiều người ám ảnh gần như suốt đời bởi số ngườitử nạnquá nhiều...


    [​IMG]

    Ông Cao Văn Nhiến, nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn kể lại vụ máy bay rơi từ 22 năm trước

    Bò, lết khi đưa nạn nhân xuống


    Ông Cao Văn Nhiến, nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn nhớ lại: Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy xác của chiếc máy bay Yak-40 sau 7 ngày rơi xuống thung lũng. Trong chuyến bay này, chỉ duy nhất cô gái người Hà Lan sống sót một cách kỳ diệu khi bên cạnh cô là 30 thi thể nằm trong xác máy bay và quanh vị trí cô nằm.


    Cô gái lập tức được sơ cứu, băng bó tại chỗ và được cáng ra khỏi cánh rừng để tới bệnh viện huyện cấp cứu. "Toàn thân cô gái cứng ngắc, da dẻ nhợt nhạt và dường như chỉ còn mỗi hơi thở. Cô gái phải chịu đói, chịu khát và cảm lạnh nhiều ngày liền sau khi máy bay rơi xuống thung lũng", nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn hồi tưởng.


    Sau khi cơ quan chức năng kết thúc khám nghiệm tử thi, ngoài lực lượng vũ trang thì hàng trăm dân công được huy động để đưa 30 thi thể xấu số rời thung lũng. Những người tham gia mang vác xác nạn nhân khi đó đã sử dụng võng cáng… để vận chuyển.
    Dưới cơn mưa rả rích, lực lượng cứu nạn vừa băng rừng vừa mở đường và họ phải mất đến 6 giờđồng hồ mới ra đến nơi gần nhất là trung tâm xã Sơn Trung. Nhớ lại thời điểm đó, nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn ông Cao Văn Nhiến vẫn chưa hết rùng mình: "Đi lên thì đỡ hơn vì mình vào bám cây, còn đi xuống thì dốc đá rất đứng mà trên vai lại khiêng nạn nhân nên chủ yếu là bò và lết".

    Trực thăng chở 7 người đi cứu hộ lại… bị rơi


    Sau khi lực lượng tìm kiếm tiếp cận hiện trường xác máy bay Yak-40 chưa lâu thì ngày 22/11/1992 chiếc trực thăng Mi-8 của quân đội chở theo 7 người xuất phát từ sân bay Nha Trang mang nhu yếu phẩm, thuốc men, tiền bạc và bác sỹ bay lên Khánh Sơn tiếp tế, bất ngờ rơi gần thung lũng Ô Kha, nơi chiếc Yak-40 gặp nạn.


    Ông Nhiến kể, trước lúc bị rơi và cháy rụi hoàn toàn ở gần thung lũng Ô Kha, chiếc trực thăng Mi-8 từng chở ông và bộ phận hàng không dân dụng thị sát quanh thung lũng Ô Kha vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi chiếc Yak-40 mất tích. "Chúng tôi ngồi trên chiếc Mi-8 thị sát 4 lần và Mi-8 từng bay vòng quanh núi Ô Kha nhưng không dám bay vào giữa thung lũng, thế mà cũng bị kéo xuống 300 đến 400m như muốn rơi", nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn nói.


    [​IMG]

    Ông Nguyễn Thành Chung, nguyên Phó Chỉ huy tham mưu trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn

    Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Chung, nguyên Phó Chỉ huy tham mưu trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn nhớ lại: "Ngày hôm đó, sau khi trực thăng rời sân bay Nha Trang và bộ phận ở dưới đó điện lên hỏi chúng tôi: Chiếc trực thăng đã lên đến Khánh Sơn chưa?. Sau khoảng 15 phút vẫn không thấy trực thăng lên tiếp tế, chúng tôi thông báo về Nha Trang và dưới đó khẳng định là trực thăng có bay qua Cam Ranh, lên đỉnh dốc Khánh Sơn. Khi đó chúng tôi linh cảm chiếc trực thăng đã có chuyện".


    Theo ông Chung, sau đó rất đông người dân và bộ đội "đổ" vào rừng tìm kiếm 3 ngày nhưng không thấy. Lực lượng tìm kiếm xác định chiếc trực thăng đã rơi đâu đó ở vùng núi Khánh Sơn và công tác tìm kiếm buộc phải dừng lại để tập trung cứu hộ chiếc Yak-40.


    Ít nhất nửa tháng sau, chiếc trực thăng Mi-8 đã được Anh hùng LLVT thời kỳ chống Mỹ - Bo Bo Tới (xã Sơn Trung, Khánh Sơn) cùng với ba người dân địa phương tìm thấy sau nhiều ngày băng rừng, lội suối…


    [​IMG]

    Ông Mấu Quốc Điện (xã Sơn Trung), một trong ba người đi tìm chiếc trực thăng Mi-8 với Anh hùng LLVT Bo Bo Tới

    Xác trực thăng cháy rụi dưới "thung lũng tử thần"


    Khi người dân tiếp cận hiện trường thì xác trực thăng Mi-8 đã bị cháy rụi hoàn toàn và nằm dưới thung lũng. Người dân cho biết vị trí chiếc Mi-8 bị rơi cách vị trí của chiếc Yak-40 khoảng 5km (về phía Đông) và 7 người ngồi trên trực thăng không một ai sống sót.


    "Sau này tôi có nghe kể rằng, chiếc trực thăng đã va vào núi đá khi đang trên đường gần đến Khánh Sơn để hạ cánh xuống sân bay dã chiến Tô Hạp", nguyên Phó Chỉ huy tham mưu trưởng Cơ quan Quân sự Khánh Sơn cho hay.


    Ông Mấu Quốc Điện (xã Sơn Trung), một trong ba người đi tìm chiếc trực thăng Mi-8 với Anh hùng LLVT Bo Bo Tới, kể lại: "Khi chúng tôi tới, chiếc trực thăng bị cháy rụi cùng một số người ngồi bên trong. Một hoặc hai người nằm bên gốc cây, bị cháy ít hơn. Một thùng xăng bị mắc trên cây và vài tờ tiền mệnh giá 5.000 đồng bị cháy nằm vương vãi quanh đó".


    [​IMG]

    Ông Tro Thanh Duyễn, nguyên Đại đội phó Quân sự xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) nhân chứng tìm kiếm chiếc Mi-8

    Trong khi đó, ông Tro Thanh Duyễn, nguyên Đại đội phó Quân sự xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) cho biết: sau khi nhận được tin báo, một lực lượng khá đông gồm 20-30 dân quân tự vệ của xã cùng bộ đội lên đường vào vị trí chiếc trực thăng bị cháy.


    "Lực lượng dân quân xã và bộ đội khởi hành từ xã Ba Cụm Bắc lúc 5h sáng và đến 12h trưa mới tới nơi...", ông Duyễn nghẹn ngào nhớ lại.


    Theo Viết Hảo - Dân trí

Chia sẻ trang này