1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điệu hát của người dân tộc - Liệu rồi có mất?

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi vietfonevn, 24/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Những điệu hát của người dân tộc - Liệu rồi có mất?

    Hôm nọ đi Tây Bắc có dịp được nghe hát then của người Tày.

    Loại hình Hát then này hình như cũng có chức năng giống giống như hát chầu văn hầu đồng. Họ cũng vừa hát vừa cúng bái, nhảy múa. Điệu hát then với cây đàn tính nghe rất lạ tai và trong chính không gian văn hoá đó, tôi cũng thấy thích thích loại nhạc này cho dù thú thực nếu đang ở HN, mở TV lên mà thấy loại nhạc này thì mình chuyển kênh gấp.

    Sau đó thì lên Sa Pa. Chợ tình. Một anh chàng người H''mông đang say sưa thổi khèn bài "Ội tình yêu". Tự nhiên thấy buồn ghê gớm.

    Không hiểu những bài hát dân tộc như điệu hát then, hát slí, hát lượn có còn không khi mà những CD Kiếp đỏ đen, Kiếp bán độ, Kiếp đạo tặc, Kiếp mất gốc, Kiếp quên nòi đang được hát ông ổng ở khắp nơi!!!!
  2. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hát Then - Một loại hình nghệ thuật độc đáo

    Nghệ thuật hát then và gảy đàn tính được nhiều người coi là một trong những ?ođặc sản? tinh thần của hai dân tộc Tày và Nùng vùng Đông Bắc. Nghe then và nghe đàn tính, người ta có thể cảm nhận được từ tiếng suối chảy róc rách, những hình ảnh trong cuộc sống đời thường của người Tày, người Nùng đến những mong ước trong thế giới tâm linh. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp bao gồm cả văn học, âm nhạc, hội hoạ, múa và trò diễn. Một số người còn đặt nghệ thuật then ngang hàng với nhã nhạc cung đình Huế.
    Có một thời kỳ, thứ ?ođặc sản? này đã được xem như một thứ văn hoá độc hại, mê tín dị đoan. Lúc ấy, các hoạt động liên quan đến thể loại hát then đều bị hạn chế, cấm đoán. Khi then được nhìn nhận, đánh giá lại thì then cũng giống như các môn nghệ thuật truyền thống khác lại rơi vào xu hướng bị xem nhẹ. Tuy nhiên, do tính đặc sắc của loại hình nghệ thuật này nên nó vẫn âm thầm tồn tại trong một bộ phận dân cư nhỏ vùng Đông Bắc. Không chỉ vậy mà nó còn theo bà con Tày, Nùng vào phía Nam và then còn phát triển thành những làn điệu mới. Chỉ có điều đáng tiếc là những người còn biết hát then và đặc biệt là những làn điệu then cổ hiện nay lại rơi vào những người cao tuổi. Như vậy, nghệ thuật then vẫn tồn tại với vai trò là một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu đối với một bộ phận dân cư, nhưng then cũng lại đang rơi vào tình trạng bị mai một dần nếu không có được những sự quan tâm kịp thời.
    Trong năm 2005, Bộ Văn hoá Thông tin đã tổ chức Liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ nhất khiến bà con dân tộc Đông Bắc và đặc biệt là những người còn yêu thích hoặc đang tham gia vào nghệ thuật then hết sức phấn khởi. Qua Liên hoan, có khoảng trên 200 diễn viên chuyên và không chuyên được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là nghệ nhân của nghệ thụât hát then. Trong số này có nhiều nghệ nhân là các diễn viên chuyên nghiệp từ các đoàn nghệ thuật tới. Điều này đã thể hiện số nghệ nhân hát then trong các bản làng ngày càng ít đi. Con số các nghệ nhân tuy ít ỏi, nhưng qua việc tổ chức Liên hoan đã cho thấy được giá trị của nghệ thuật hát then, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để bảo tồn và phát huy được nghệ thuật hát then bởi không đơn thuần chỉ cần tạo được sân diễn cho bà con mà nó còn phải gắn liền với nhiều yếu tố khác.
    Hiện nay mới chỉ có Trường Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc thực hiện việc đào tạo nghệ thuật hát then cho học sinh. Tuy việc đào tạo này còn rất nhiều bất cập. Bộ môn đàn và hát then được đưa vào chương trình chính khoá như một môn học bắt buộc với học sinh dân tộc thiểu số, nhưng lại chưa có chương trình đào tạo thống nhất. Trong khi đó các giảng viên của bộ môn này lại chỉ biết đàn và hát một số làn điệu cải biên do học được từ một vài nghệ nhân hát then là những diễn viên của các đoàn văn công khu vực. Mặt khác, nội dung giảng dạy tại đây cũng chưa được thống nhất, các giảng viên thường giảng bài theo kiểu hiểu đến đâu thì nói đến đó. Chính vì vậy chất lượng giảng dạy đối với bộ môn này còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc đào tạo ở trường này cũng chỉ đào tạo cho một số lượng học sinh ít ỏi, các em học sinh sau khi ra trường thường trở thành những diễn viên vì vậy nếu có biết hát một vài làn điệu then mới thì cũng không thể đưa then đi vào cuộc sống của bà con.
    Ngoài Trường Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc, hiện không có nơi nào đào tạo hát then một cách bài bản chính thống. Những người trẻ biết hát then hiện nay hầu như không có ai biết hát những làn điệu then cổ mà thường hát những làn điệu then mới phục vụ cho các hội diễn văn nghệ. Bên cạnh đó, việc sưu tầm, thu thập các làn điệu then cổ cũng chưa được chú trọng và đặc biệt hiện nay chưa có những công trình khoa học hay những tài liệu mang tính chất hệ thống, đầy đủ về lĩnh vực này.
    Trong một số cuộc hội thảo về nghệ thuật hát then diễn ra gần đây, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, muốn bảo tồn được then trước hết phải xuất phát từ sự quan tâm từ các cấp trung ương tới địa phương. Cần có sự đầu tư, phối hợp giữa các cơ quan trung ương với những địa phương có hát then để tiến hành điều tra, thống kê và sưu tầm, lưu giữ đầy đủ, cụ thể các làn điệu then. Sau đó, các địa phương nên thành lập các câu lạc bộ hát then, thường xuyên tổ chức biểu diễn giao lưu để động viên, cổ vũ các nghệ nhân hát then đồng thời thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng thêm yêu quý nghệ thuật hát then. Ngoài ra, ngành văn hoá cũng cần khẩn trương tiến hành nghiên cứu, biên soạn chương trình hát then một cách có hệ thống vào kịp thời đưa vào công tác giảng dạy tại các trường văn hoá nghệ thuật của ngành văn hoá ở các tỉnh Việt Bắc và Tây Bắc để tạo được nguồn diễn viên chuyên nghiệp về hát then. Có được sự đầu tư, quan tâm sát sao như vậy thì nghệ thuật hát then mới có thể lưu truyền lâu dài và mãi là biểu trưng văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng. Đó cũng là vấn đề cần được xã hội, các ngành liên quan hết sức quan tâm để góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
  3. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hát then
    Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Có thể xem hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.
    Các bản trường ca thường gồm nhiều chương đoạn với độ dài ngắn và nội dung chi tiết ít nhiều khác biệt. Bản dài nhất đã sưu tầm được dài tới 4949 câu với 35 chương đoạn.
    Hát then là một hình thức diễn xướng tổng hợp bao gồm cả ca nhạc, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Trong cuộc lễ, ngoài nhiệm vụ thực hiện các nghi thức cúng, then hoặc giàng đồng thời phải đảm nhiệm chức năng của một diễn viên tổng hợp. Họ vừa hát, tự đệm, vừa múa và diễn để thể hiện nội dung các câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng gươm...
    Âm nhạc luôn luôn là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài bản, làn điệu. Nhạc cụ đệm đơn giản song ở đây có thể gặp những đoạn hát hai ba bè lý thú.
    Người Tày, Nùng bất kể tuổi tác, giới tính, những người mê tín cũng như không mê tín rất thích nghe hát then. Một vài tộc khác như Mông, Việt ở trong vùng cũng tiếp nhận thể loại hát này trong đời sống tinh thần của mình.
    www.quehuong.org

Chia sẻ trang này