1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều KỲ THÚ trong TOÁN HỌC !!!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi dukenukem, 14/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BlueStorm

    BlueStorm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cái bài cân đĩa thì có gì là khó. Lấy từ chồng 1 ra 1 đĩa, chồng 2 ra 2 đĩa, cứ như thế. Rồi cân tất cả lên, sau đó nhìn vào trọng lượng hụt đi bao nhiêu gam là biết ở chồng nào.
  2. Treize

    Treize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Có thể giải thích rõ hơn không?
    size=10]
    20 tuổi hồn quay trong bão tố
    [/size=10]
  3. Treize

    Treize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Có thể giải thích rõ hơn không?
    Bài toán không nõi chồng đĩa nhẹ hơn có khối lượng nhẹ hơn là bao nhiêu g.
    Giả sử nhẹ hơn 1 g thì biết ở chồng nào. Ví dụ như mỗi chiếc đĩa ở chồng đĩa nhẹ hơn nhẹ hơn đĩa bình thường là 0,1 g => chồng 10 là chồng đĩa nhẹ hơn. Nhưng mỗi chiếc ở chồng đĩa nhẹ hơn nhẹ hơn đĩa bình thường là 0,2g => chồng 5 là chồng đĩa nhẹ hơn.
    Làm ơn giải thích rõ hơn
    size=10]
    20 tuổi hồn quay trong bão tố
    [/size=10]
  4. Chien_binh_sa_mac

    Chien_binh_sa_mac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn góp vui với mọi người
    Có 2 điểm A và B ở 2 phía 1con sông rộng 3km . Làm thế nào để có thể bắc một cây cầu qua sông để có thể đi từ A --> B ngắn nhất
    Bài toán của em chỉ là sưu tầm thôi xincác bác đừng cười nhé
  5. Chien_binh_sa_mac

    Chien_binh_sa_mac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Có một cây gậy thẳng dài đúng 1 mét bắc ngang trên hai cái ghế. Bây giờ ta bốc một nhúm kiến đen (số lượng đúng 100 con) và thả lên trên cây gậy. Vị trí ban đầu của từng con khi đáp lên cây gậy là ngẫu nhiên (nhưng không con nào đạp lên con nào cả). Bây giờ mỗi con kiến bắt đầu hướng về một đầu cây gậy (hoặc trái hoặc phải tùy theo lựa chọn ngẫu nhiên của nó) và đi với vận tốc không đổi là 1 mét/giây. Trường hợp hai con kiến đụng đầu nhau, cả hai sẽ quay đầu đi theo hướng ngược lại. Con kiến nào đi đến cuối cây gậy thì sẽ rơi xuống ghế.
     
    Bài toán này cuả bác làm sao đáp số là 1s được . Nếu 2 con kiến đụng đầu nhau thì chúng sẽ quay lại hướng ngược lại nhưng nếu chúng lại gặp những con khác đi ngược chiều thì sao ??? Vì thế phải cho thêm dữ kiện bài này là 2 con kiến chỉ đụng nhau 1 lần thôi .Em nói thế các bác nghĩ sao ???
     
  6. namekh1

    namekh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Ý tưởng bài con kiến củng đơn giản thôi bác ạ ,
    Nếu giả sử có 2 con kiến A , B đụng nhau :
    A --> <---B
    thì
    <----A B----->
    tuy nhiên vận tốc của chúng là như nhau ,nên có thể xem kiến A là B và nguợc lại .Như vậy khi 2 con kiến gặp nhau ,thì coi như chúng vẫn đi thẳng ---> Số lần đụng nhau sẻ không ảnh hưởng gì cả ->kq:1s
  7. VNmaths

    VNmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chín hành tinh lớn trong hệ mặt trời, mỗi một phát hiện ra chúng hầu như đầu bao hàm những câu chuyện rất cảm động về việc không ngừng thăm dò của các nhà khoa học.
    Thời cổ đại con người bằng mắt thường đã tìm ra được các sao Thủy, Kim, Mộc, Thổ và Hỏa trong vô vàn các vì sao. Năm 1781, Will Hulxin, nhà thiên văn học của Anh đã dựa vào ống kính thiên văn có độ phóng đại cao do ông sáng chế đã quan sát và phát hiện ra một vì sao mới trong hệ mặt trời, đó là sao Thiên Vương. Sự phát hiện ra ngôi sao này đã đặt cơ sở chắc chắn cho việc phát hiện ra sao Hải Vương sau đó. Điều thú vị là sao Hải Vương không phải do quan trắc phát hiện ra mà do hai nhà thiên văn học dùng phương pháp toán học tính toán mà ra.
    Từ sau khi Will Hulxin dùng kính viễn vọng ngẫu nhiên phát hiện ra sao Thiên Vương, vì sao này đã mang lại cho các nhà thiên văn học rất nhiều điều lý thú và đầy bí ẩn, bởi vì con người ngày càng cảm thấy vì sao này ngày càng "vượt quỹ đạo" một cách nghiêm trọng. Sao Thiên Vương giống như một kẻ say rượu đi lại, luôn lắc la lắc lư, hết va vàp cái này lại va vào cái khác.
    Năm 1845 sau khi nghe được tin này, nhà thiên văn học người Pháp Leverrive nghiên cứu rất cẩn thận lại toàn bộ những tư liệu đã quan trắc được và căn cứ vào số liệu của nhiều lần quan trắc được đã xây dựng nên một phương trình 9 điều kiện và cuối cùng, ngày 31/8/1846 bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu đã tính ra được các tham số quỹ đạo của một hành tinh chưa được biết đến cùng với khối lượng và vị trí của nó. Về sau, kết luận này đã được phó giám đốc đài thiên văn Berlin chú ý tới và phát hiện ra sao Hải Vương.
    Thực ra người tính toán ra sao Hải Vương sớm nhất không phải là Leverrive mà là Adams của Anh. Ngay từ thang 9/1845 đến tháng 10 cùng năm ông đã dùng phương pháp tiếp cận ngược chiều và Toán học - Vật lý học rồi thông qua tính toán dự đoán ra ngôi sao chưa biết này. Ông đã lần lượt kêu gọi đài thiên văn trường đại học Cambridge và đài thiên văn Greenwich cùng tham gia tìm kiếm ngôi sao mới này. Nhưng lúc đó, giới thiên văn học vẫn làm thinh, do vậy, những phát hiện của ông chưa đủ để mọi người coi trọng.
    Về sau, cuộc tranh chấp về việc ai trong hai nước Anh và Pháp phát hiện ra ngôi sao này vẫn dai dẳng không ngừng. Nhưng hai ông Leverrive và Adams đã thoát ra khỏi cuộc cãi vã đó và trở thành đôi bạn thân thiết.
    Sự thực về việc dùng toán học để tìm ra sao Hải Vương một lần nữa đã kiểm chứng được sức mạnh của Toán học.
    --------------------
    Forum: http://toanhoc.2ya.com
    Được VNMaths sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 23/01/2004
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    thế nếu thằng thứ hai nó cắt ra một miếng bé tẹo thì thiệt thằng đầu tiên à. Thằng thứ ba lại cắt một miếng bé con con thế là chú thứ hai khóc cùng tên đầu tiên rồi
    Cách chia bánh tốt nhất có lẽ là gắp thăm xếp thứ tự. Người nào có số n thì phải chia bánh, sau đấy thì theo thứ tự mà ăn. Thằng thứ n muốn ăn 1/n cái bánh thì cố gắng mà chia cho đều thôi. (Tội nghiệp tên nào số đen gắp phải số n).
  9. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    ờ, hôm nay mới đọc được cái topic này, có mấy bài đầu hay phết. Mai kiếm cái bài chứng minh 2x2=5 lên cho bà con xem, không biết đã có ai post bài đó chưa nhỉ ?
  10. hydrogen

    hydrogen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng !
    toàn cao thủ toán ở đây mà không giải nổi bài tập lớp 3 này thì tệ nhỉ ?

    [/QUOTE]
    Có thể các bác hiểu nhầm thâm ý rồi . 6 chữ số chứ không phải 6 số . Vậy có thể cô giáo nói tới trường hợp như sau :
    11+1+1+1+1=15

Chia sẻ trang này