1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều kỳ thú

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi holetri, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. holetri

    holetri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Những điều kỳ thú

    Chào các bạn,
    Mình đề nghị là chúng ta lập 1 topic nói về những điều ngộ nghĩnh, kỳ thú, kỳ quặc ...nhưng có thật trong đời sống. Các bạn nào biết, thì lần lượt post lên cho mọi người cùng đọc, để thư giãn, vui vẻ, và biết thêm kiến thức.

    Mình xin bắt đầu với câu chuyện về Giải Oscar

    Những điều kỳ thú về giải Oscar

    Năm 1927, tại Mỹ, Louis Mayer chủ hãng MGM gợi ý thành lập Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học điện ảnh (Academy of Motion, Picture Arts and Sciences) tập hợp các nhà sản xuất phim để đáp ứng đòi hỏi của diễn viên và kỹ thuật viên và thay đổi bộ mặt của ngành điện ảnh. Sau đó nảy ra ý kiến thành lập các giải thưởng, Cedric Gibbons vẽ một người đàn ông khoả thân luồn thanh kiếm vào trong một cuộn phim, kết hợp một maket của George Stanley làm thành một pho tượng bằng hợp kim đồng và thiếc mạ vàng. Trước năm 1931 pho tượng không có tên, chỉ gọi chung là tượng của Viện Hàn lâm điện ảnh. Theo một truyền thuyết phổ biến của Hollywood (kinh đô điện ảnh Mỹ) thì cô thư ký Margaret Herrick một hôm nhìn pho tượng làm giải thưởng đã thốt lên: Trông giống chú Oscar của tôi quá. Còn có chuyện một người chuyên viết tin vặt trên các báo ở Hollywood tên là Sydney Skolsky một hôm nhìn pho tượng nói một câu đùa: Anh có điếu xì gà nào không, Oscar? Một người thứ ba là Bette Davis, ngôi sao điện ảnh Mỹ có chồng là Harmon Oscar cũng rất giống pho tượng. Từ đó người ta đã lấy tên Oscar đặt cho pho tượng.

    Oscar có 23 giải, có thể có giải phụ. Đầu tiên do thành viên của Viện Hàn lâm (2000 người) tiến cử trong các lĩnh vực sản xuất, đạo diễn, diễn xuất, kịch bản, quay phim, sáng tác nhạc. Trải qua nhiều cấp trong Viện lựa chọn, cuối cùng dựa trên một danh sách 5 người tiêu biểu cho mỗi ngành, Hội đồng giám khảo bỏ phiếu kín.

    Cho tới nay hàng năm đã có 27 giải Oscarr đã được trao. Đáng chú ý có: Charlie Chaplin đạo diễn phim Lime light (Đèn xì) trình chiếu năm 1952 nhưng hai mươi năm sau, năm 1972, ông mới được trao giải Oscar.
    Marlon Brando được giải Oscar về phim Le parrain (Người cha đỡ đầu) nhưng ông đã khước từ, uỷ cho một nữ thanh niên da đỏ đọc một bài phát biểu trong lễ trao giải lên án các hành động đối xử tàn bạo với người da đỏ được miêu tả trong phim ảnh. Năm 1986, nữ diễn viên Marle Marlin 21 tuổi, câm và điếc đã nhận giải Oscar lần thứ nhất từ tay người bạn diễn của cô là William Hurt. Có nhiều trường hợp anh em trai, chị em gái, cha và con cùng được trao giải Oscar trong cùng một năm như: Năm 1930 Douglas Shearer nhận giải âm thanh hay nhất trong phim Big House (Ngôi nhà lớn) đồng thời em gái anh là Norma Shearer lĩnh giải diễn viên nữ hay nhất trong phim The Divorcee (Ly dị chồng). Năm 1943 hai anh em ****** và Philip G.Estein cùng được giải kịch bản phim hay nhất là phim Casablanca. Cũng năm đó, Walter Hudson nhận giải diễn xuất hay nhất trong phim Le Trésor de la Sierra Madre (Kho báu ở Sierra Madre) trong lúc con ông là John Hudson nhận giải về đạo diễn hay nhất. Năm 1964, hai anh em Richard Ma. và Robert B. Sherman đều được giải bài hát hay nhất trong phim Mary Poppins. Năm 1974 về phim Le Parrain II (Người cha đỡ đầu - phần 2) Carmine (bố) lĩnh giải về âm nhạc hay nhất, đồng thời con là Francis Coppola nhận giải đạo diễn hay nhất. Năm 1989, hai anh em Christophe và Wolfgang Lauenstein đều được giải kịch bản phim hay nhất trong phim ngắn - hoạt hình Balance (Cái cân). Năm 1996 hai anh em Ethan và Joel Coen cùng được giải kịch bản phim hay nhất trong phim Fargo. (Tg:Thanh Huyền)

    (Nguồn Internet)


    <MARQUEE LOOP="infinite" >Thích cái đẹp (cái gì đẹp thì thích)</MARQUEE>
  2. holetri

    holetri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Xuất xứ cái tên con Kangaroo ???
    Captain Cook , 1 nhà thám hiểm người Anh, là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển phía Đông Australia. Khi con tàu của ông ta đang đậu ngoài khơi Australia, những thủy thủ đã mang 1 con vật lạ lên tàu. Cook muốn biết tên của loài sinh vật kỳ lạ này, nên ông ta đã cử người của ông lên bờ để hỏi những thổ dân địa phương. Khi người thổ dân được hỏi (tất nhiên là bằng ngôn ngữ tay chân, mà ta hay gọi la "body languge"), họ trả lời : "Kangaroo". Những thủy thủ, vì thế cứ chắc mẫm rằng "Kangaroo" là tên của loài vật đó. Những năm về sau, người ta phát hiện ra sự thật rằng, "Kangaroo" có nghĩa là "What did you say ?" (tiếng thổ dân). Nhưng ngày nay, loài vật này vẫn được gọi bằng tiếng Anh là "Kangaroo".
    Thích cái đẹp (cái gì đẹp thì thích)
  3. holetri

    holetri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Vài điều về định luật Murphy
    Sợ đi làm muộn, bạn vội vàng lôi ngăn kéo nhưng không kiếm được hai chiếc tất cùng đôi. Trong nhà bếp, lát bánh mỳ trượt khỏi đĩa xuống sàn - đáng buồn nhất là mặt phết bơ úp xuống đất. Tới bến xe, bạn xếp ở hàng ít người nhất để cuối cùng nhận ra rằng, hàng bên cạnh đã được mua vé trong khi vị khách đứng trước bạn vẫn lúng túng xếp đặt một chuyến đi?
    Đó chỉ là ngẫu nhiên hay đó là cách vận hành của vũ trụ? Có thể ngạc nhiên nhưng bạn cần làm quen với một sự thật không vui là, vũ trụ luôn chống lại con người. Quan niệm này đã được biết từ lâu, thậm chí có hẳn tên gọi là Định luật Murphy: Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng như thế. Ở một số nước phương Đông, cũng thấy quan niệm tương tự, dù cách diễn giải hơi khác: phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí.
    Trong khi hầu hết mọi người thừa nhận quy luật này thì giới khoa học thường xem đó là kết quả của ?oký ức chọn lọc?, do những sự việc đáng buồn luôn ăn sâu trong tâm trí. Tuy nhiên, một số nhà khoa học, như Robert Matthews của Đại học Aston tại Birmingham (Anh), đã dùng kiến thức của nhiều ngành khoa học để khám phá và nhận thấy, nhiều ví dụ nổi tiếng của định luật Murphy là có cơ sở.
    Định luật Murphy xuất hiện năm 1949, có nguồn gốc từ một nghiên cứu của không quân Mỹ về tác dụng của quá trình giảm tốc nhanh trên các phi công. Người tình nguyện bị buộc trong xe trượt tuyết gắn động cơ phản lực, và phản ứng của họ khi xe dừng đột ngột sẽ được ghi lại nhờ hệ thống điện cực gắn khít vào bộ ghế ngồi do đại úy Edward A. Murphy thiết kế. Tuy nhiên, Murphy đã không ghi được số liệu nào sau một thử nghiệm tưởng chừng không có sai sót. Thì ra, một điện cực bị mắc sai. Sai lầm hy hữu này khiến Murphy phải thốt lên: ?oNếu trong nhiều cách có một cách sai - sẽ có người thực hiện cách sai đó?. Tại một cuộc họp báo, quan sát của Murphy được các kỹ sư dự án trình bày như một giả thuyết làm việc tuyệt vời trong các kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn cao nhất.
    Nhưng không phải đến Murphy người ta mới nhận ra tính bướng bỉnh của các sự biến. Nhiều phiên bản của định luật đã có từ những thế kỷ trước. Chẳng hạn, nó được nhà thơ Scotland Robert Burns phát biểu từ 1786: ?oTôi chưa từng có một mẩu bánh/Đủ dài và đủ lớn/Nhưng khi rơi xuống nền cát/Mặt phết bơ luôn rơi xuống trước?.
    Vũ trụ luôn chống lại con người?
    Năm 1994, xuất hiện một thông báo về hiện tượng sách rơi từ trên bàn xuống đất. Một bạn đọc tuyên bố cuốn sách nằm ngửa trên bàn khi bị trượt và rơi xuống đất sẽ luôn bị úp sấp, và thắc mắc, hiện tượng đó có gì chung với lát bánh mì phết bơ không.
    Phản ứng ban đầu của giới khoa học là, khả năng sách rơi sấp hay ngửa đều như nhau và bạn không lặp lại thí nghiệm đủ nhiều để các quy luật thống kê lên tiếng. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng nhận ra rằng, hiện tượng sách rơi khác xa sự ngẫu nhiên. Kết luận cuối cùng được đưa ra là, tốc độ quay của cuốn sách quá nhỏ để nó có thể quay trọn một vòng - điều kiện để nó có thể nằm ngửa như khi trên mặt bàn. Đó là do lực xoắn của trường hấp dẫn trái đất tác động lên các vật hàng ngày như sách, lát bánh mỳ? khá nhỏ, nên tốc độ quay không đủ nhanh.
    Những nghiên cứu của Matthews dẫn tới sự ngạc nhiên thực sự: có một mối liên hệ sâu xa giữa ?ohành động? của lát bánh mỳ và các hằng số cơ bản của vũ trụ. Rõ ràng là mặt phết bơ của lát bánh mỳ sẽ không úp đất nếu chiếc bàn đủ cao (để lát bánh quay trọn một vòng). Nhưng tại sao bàn không đủ cao? Vì nó phải phù hợp với chiều cao con người. Vậy tại sao chúng ta lại có chiều cao đang có? Giáo sư vật lý thiên văn William H. Press của Đại học Harvard chỉ ra rằng, chúng ta là loài động vật có xương sống đứng bằng hai chân nên rất dễ ngã. Nếu quá cao, chúng ta sẽ bị chấn thương sọ não mỗi khi ngã. Và loài người sẽ diệt vong vì một nguyên nhân khá tầm thường là bị ngã! Để tránh thảm họa tuyệt chủng đó, chúng ta không được cao quá một giới hạn nào đó, và giới hạn chiều cao con người được quy định bằng độ lớn tương đối giữa các liên kết hóa học và vật lý của hộp sọ đối với lực hấp dẫn của trái đất.
    Đến lượt mình, các liên kết của hộp sọ lại là kết quả của các hằng số cơ bản khác, chẳng hạn điện tích của điện tử. Mà giá trị của mười mấy hằng số cơ bản trong vũ trụ thì được cố định tại thời điểm vũ trụ bùng nổ (Big Bang) 15 tỷ năm trước. Từ các giá trị đó, Matthews tính được rằng, chiều cao cực đại của con người chỉ vào khoảng 3 mét, thấp hơn nhiều giá trị cần thiết để mặt phết bơ của lát bánh mỳ không úp xuống đất. Nói một cách khoa học, mặt phết bơ úp xuống đất vì vũ trụ ?omong muốn? như vậy!
    Kết luận trên được đăng trên Tạp chí vật lý châu Âu và thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng
    Người ta đề nghị Matthews giải thích các ví dụ khác của định luật Murphy: Tại sao thời tiết thường xấu vào ngày nghỉ, còn ôtô thường hỏng trên đường tới một cuộc họp quan trọng? Trong khi mau chóng chỉ ra rằng, đó chỉ là kết quả của ?oký ức chọn lọc?, Matthews cũng thấy nhiều trường hợp khẳng định hiệu lực của định luật Murphy.
    Ví dụ điển hình là Quy luật bản đồ: ?oNếu địa điểm bạn tìm có thể nằm ở những vị trí không thuận lợi trên bản đồ, nó sẽ nằm ở đó?. Căn nguyên của quy luật là sự kết hợp lý thú giữa xác suất và ảo giác quang học. Hãy giả định bản đồ hình vuông, khi đó ?ovùng Murphy? gồm các phần nằm ở rìa và phía dưới bản đồ, nơi hệ thống đường sá dẫn tới chúng phần lớn là bất tiện.
    Hình học trực quan cho thấy, nếu độ rộng vùng Murphy chỉ bằng 1/10 độ rộng tấm bản đồ thì nó đã chiếm hơn phân nửa diện tích cả bản đồ. Như vậy, một điểm bất kỳ cũng có xác suất rơi vào vùng Murphy lớn hơn 50%. Ngoài ra là ảo giác quang học: cho dù vùng Murphy khá hẹp, ranh giới của nó được kẻ trên phần lớn tấm bản đồ, khiến ta tưởng nó chiếm một diện tích lớn.
    Một ví dụ khác là Quy luật xếp hàng: ?oHàng bên cạnh thường kết thúc trước?. Tất nhiên nếu bạn xếp sau một gia đình đông người đi mua sắm đồ cuối năm, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu các hàng khác kết thúc trước. Nhưng nếu bạn đứng ở một hàng cùng độ dài và thành phần như các hàng khác thì sao? Bạn có thoát khỏi sức ám ảnh kỳ lạ của quy luật Murphy hay không?
    Rất đáng tiếc là không. Lấy trung bình thì mọi hàng đều kết thúc như nhau, nhưng các sự biến ngẫu nhiên luôn có thể xảy ra: máy tính tiền hỏng, người thu ngân bấm nhầm, vị khách hàng muốn kiểm tra hóa đơn? Nhưng khi xếp hàng trong siêu thị, ta không quan tâm tới các giá trị trung bình, ta chỉ muốn kết thúc sớm. Và xác suất chọn đúng hàng để xếp là 1/N, với N là tổng số hàng trong siêu thị.
    Trong trường hợp này, thậm chí chỉ so sánh với hai hàng kế bên, cơ may của ta cũng chỉ là một phần ba. Nói cách khác, ta thường thua vì trong hai phần ba trường hợp, ta chọn phải hàng sai!
    Xác suất và lý thuyết tổ hợp giữ vai trò chìa khóa trong một quy luật Murphy khác: ?oNếu tất có thể không cùng đôi, nó sẽ không cùng đôi?. Nếu ban đầu bạn có 10 đôi tất, sau một thời gian bạn mất một nửa, thì khả năng bạn có một ngăn kéo toàn tất cọc cạch nhiều gấp 4 lần khả năng bạn có hai chiếc cùng đôi. Chính vì vậy, khó tìm được một đôi tất hoàn chỉnh trong lúc vội đi làm là lẽ đương nhiên.
    Lý thuyết xác suất cũng giải thích được Quy luật mang ô: ?oMang ô khi có dự báo mưa khiến mưa ít xảy ra?. Với khả năng dự báo thời tiết đạt tới độ chính xác 80%, dường như việc mang ô theo lời khuyên của nha khí tượng sẽ đúng 4 trong số 5 trường hợp. Thế nhưng, lập luận có vẻ chính xác này lại tỏ ra không thích hợp với vùng hiếm mưa. Ở những nơi đó, 80% các dự báo mưa lại có kết quả là trời không mưa. Vì thế mà có chuyện vui về bà vợ vị giám đốc nha khí tượng với chiếc áo mưa luôn luôn mới (vì chẳng khi nào dùng): bà mang áo mưa khi chồng báo mưa (mà trời lại nắng) và để áo mưa ở nhà mỗi khi trời mưa!
    Để quyết định có mang ô hay không, cần tính đến xác suất có mưa trong khoảng thời gian bạn đi đường (chẳng hạn 1 giờ đồng hồ). Nó có giá trị đủ nhỏ trên toàn thế giới. Ví dụ xác suất mưa là 0,1 có nghĩa là khả năng bạn không dính mưa lớn gấp 10 lần khả năng dính mưa. Trong trường hợp ấy, lý thuyết xác suất chỉ ra rằng, ngay cả tỷ lệ dự báo mưa chính xác tới 80%, thì khả năng mắc sai lầm của dự báo cũng nhiều gấp hai lần khả năng không mắc, khiến việc mang ô của bạn trở nên vô ích. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ, khả năng dự báo cao cũng chưa đủ để tiên lượng các sự biến ít xảy ra.
    Đại úy Murphy có thể không hài lòng vì xu hướng tầm thường hóa các nguyên lý rất có giá trị của ông trong các kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn tối cao. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, các phiên bản "bình dân" của quy luật này không hề thiếu sức sống và tiện ích. Bài học quan trọng nhất từ Định luật Murphy là các hiện tượng tầm thường chưa chắc đã có cách giải thích tầm thường
    (Theo www.smeclub.biz)
    Thích cái đẹp (cái gì đẹp thì thích)
  4. holetri

    holetri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Những con số kỳ lạ liên quan tới vụ khủng bố ngày 11/09/2001 tại Hoa Kỳ.

    Ngày bọn khủng bố tấn công là ngày 11/09 : 1 + 1 + 9 = 11
    Ngày 11 /09 là ngày thứ 254 trong năm 2001 : 2 + 5 + 4 = 11
    Sau ngày 11/09 còn lại 111 ngày nữa là hết năm 2001
    119 là số diện thoại quốc gia của Iraq và Iran : 1 + 1+ 9 = 11
    Hai tháp cao của Tòa Nhà Tháp Ðôi (Twin Towers) đứng bên nhau tựa như con số 11
    Chiếc máy bay thứ nhất tấn công vào Tòa Nhà Tháp Ðôi mang số Flight 11
    Tiểu Bang New York là tiểu bang thứ 11
    New York City = tổng cộng gồm 11 chữ cái
    Afghanistan = tổng cộng gồm 11 chữ cái
    The Pentagon = tổng cộng gồm 11 chữ cái
    Rami Yousef (kẻ bị kết án là tổ chức tấn công World Trade Center vào năm 1993) = tổng cộng gồm 11 chữ cái
    Chuyến Bay đâm vào tháp phía bắc của Tòa Nhà Tháp đôi là chuyến bay số 11 của hãng American Airline gồm 92 người = 9 + 2 = 11
    Chuyến Bay đâm vào tháp phía nam của Tòa Nhà Tháp đôi là chuyến bay số 175 của hãng United Airline gồm 65 người = 6 + 5 = 11

    Những con số kỷ lục liên quan đến vụ khủng bố tại Hoa Kỳ
    NEW YORK (Time) Tuần báo Time số đề ngày 01 /10/ 2001 liệt kê những con số mà tạp chí này gọi là những con số kỷ lục liên quan đến vụ khủng bố ở New York và Washington vào ngày 11/09/2001.
    6,333 : Số người bị coi là mất tích taiai toà nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tính đến ngày 22/09/2001
    2,593 : Số người ngoại quốc thuộc 65 quốc gia bi coi là chết hay mất tích tại hai toà nhà nói trên.
    1,968 : Tổng số người bị chết trong 10 vụ khủng bố được coi là thê thảm nhất trên toàn thế giới trước ngày 11/09
    7,000 : Số nhân viên FBI và các nhân viên yểm trợ tham gia vào công cuộc điều tra vụ khủng bố. Ðây là số nhân viên nhiều nhất từ xưa đến giờ tham gia vào một vụ điều tra.
    5,131 Số lính trừ bị thuộc hai ngành không quân và vệ binh quốc gia bị gọi nhập ngũ.
    4 tỷ Mỹ kim : Số tiền các hãng bảo hiểm nhân thọ dự trù phải trả vì vụ khủng bố.
    151,635 Mỹ kim: Số tiền mà Liên Bang sẽ trợ cấp cho mỗi gia đình cảnh sát và lính cứu hỏa đã tử thương trong vụ hai toà nhà bi sập.
    44 : Tuổi của Osama bin Laden, nghi can chính trong đường dây khủng bố.
    47 : Số tuổi thọ trung bình của người dân Afghanistan.
    43% : Trị giá cổ phiếu của hãng UAL bị giảm trong một ngày. Hãng UAL là hãng mẹ của hãng máy bay United Airlines đã có chuyến bay bị không tặc cướp trong vụ khủng bố.
    11% : Trị giá cổ phiếu gia tăng trong cùng ngày của hãng chế tạo súng cá nhân Sturm, Ruger & Co.
    3,695,000 : Số người Afghanistan đi tỵ nạn tính đến ngày 10/09/2001.
    15,000 : Số người Afghanistan vượt biên giới sang Pakistan tỵ nạn.
    25 triệu Mỹ kim : Tiền thưởng cho ai bắt được Osama bin Laden.
    800 Mỹ kim : Lợi tức trung bình hàng năm của một người dân Afghanistan
    15,000 : Số sách có tựa đề Vũ Khí Sinh Học và Chiến Tranh Bí Mật Của Hoa Kỳ được đưa ra bán trong ngày 11/09/2001 và nội trong ngày đó, sách in lần thứ nhất đã bán hết.
    100,000 : Nội trong ngày 11/09/2001, số sách có tựa đề nói trên được dân chúng đặt mua cho kỳ xuất bản lần thứ hai.
    1.2 Triệu thước khối cát đá dùng để xây hai toà cao ốc.
    90,937 tấn vật liệu đổ nát đã được đem đi đổ.
    256 : Số thi thể tìm thấy trong đống đổ nát.
    15 : Số xe lính cứu hoả có trang bị thang dài bị chôn vùi trong đống đổ nát nay đã thấy.
    300,000 : Số người gọi điện thoại trong 15 phút đầu hứa ủng hộ tài chánh trong chương trình văn nghệ Vinh Danh Các Vị Anh Hùng, nhằm gây quỹ yểm trợ nạn nhân vụ khủng bố.
    79,390 : Số công nhân các hãng máy bay bị cho nghỉ việc sau vụ khủng bố.
    15 tỷ Mỹ kim : Ngân khoản quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận để cứu giúp các hãng máy bay.
    ( Theo http://www.catholic.org.tw/)
    Thích cái đẹp (cái gì đẹp thì thích)

Chia sẻ trang này