1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều lý thú của nhạc lý ...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi KASHMIR, 10/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KASHMIR

    KASHMIR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Những điều lý thú của nhạc lý ...

    Bàn luận một chút về nhạc lý , em sẽ chỉ đưa ra một số điều thú vị của nhạc lý mà có thể mọi người ít để ý ,khi đi sâu vào nhạc lý mới thấy rằng Âm nhạc cũng là một môn khoa học rất chính xác ,ai cũng cứ tưởng âm nhạc là phóng túng , là ngẫu hứng nhưng thực tình thì nó cũng tuân theo những qui định rất chặt chẽ .Đối với ai chưa biết nhiều về nhạc lý cũng không sao ,các bạn chỉ cần nhớ cho em là đô, rê ,mi, fa ,son ,la ,xi ,đố lần lượt được kí hiệu là C ,D, E ,F , G ,A ,B ,C'' là được ,như thế là có thể hiểu .Em sẽ cố nói cho đơn giản . Em xin nêu ra một vài điều hơi lạ tai ở trong nhạc lý .

    1- Tại Sao người ta lại chọn 4 dây của Violin lần lượt là G , D , A , E ( son , rê , la , mi )


    [Đây là cây violin có tên Stradivari ''''Milanollo'' ]

    Có thể có người sẽ cho rằng có thể người đầu tiên làm ra cây đàn violin thích như vậy nhưng không phải .Nếu nói thật kĩ ra thì đúng là phải mất cả mấy trang về điều này mất nhưng em nói ngắn gọn mà sao vẫn dễ hiểu là thế này .
    Trong âm nhạc quãng 5 là một thứ rất quan trọng ,có thể nói là chỉ sau quãng 8 ,với quãng 8 thì chắc ai cũng biết rồi ,bắt đầu là một nốt bất kì ( ví dụ C thì ta sẽ được cung C trưởng mà ta quen thuộc là Đồ rê mi fa son la xi đố) .Quy tắc lập quãng 8 là theo thứ tự tăng cao độ là chia làm bộ tứ các nốt thì khoảng giữa các nốt đều là 1 cung ,1 cung ,nửa cung ..cụ thể là C lên D 1 cung ,D lên E nửa cung ,E lên F nửa cung ...tiếp tục 4 nốt sau cung thế : G lên A 1 cung ,A lên B 1 cung ,B lên C 1 cung .
    Quay trở lại với quãng 5 , cây đàn violin có 4 dây được chọn như vậy là để thích hợp với quãng 5 ,quãng 5 là gì ,để đơn giản các bác chỉ cần đếm từ nốt đó đến nốt thứ 5 thì chính là hết 1 quãng 5 ,Ví dụ : đối với quãng 5 nốt C sẽ lên nốt G vì chúng ta bắt đầu đếm C ,D , E , F ,G ..nốt thứ 5 chính là nốt G .Với cây violin thì bắt đầu từ G , ta tiếp tục sử dụng quãng 5 : G , A ,B ,C ,D ...như vậy nốt tiếp theo sẽ là D ,dây thứ 2 của violin được chọn chính là vì thế .Tiếp tục 1 quãng 5 nữa , D ,E ,F ,G ,A ,như vậy dây tiếp theo chính là A ,tiếp tục , A ,B,C ,D ,E , cuối cùng là dây cuối theo quãng 5 chính là dây E , 4 dây của violin đã được tạo lập . Quãng 5 rất quan trọng vì nó có sự dàn trải giữa các hoạ âm .
    P.S : Để nhớ 4 dây của violin ,các bác có thể nhớ câu nói "Chó ngon thì đắt tiền" ( Good Dog Are Expensive , 4 chữ cái đầu chính là 4 dây của đàn violin)


    2- Các cung ví dụ Đô trưởng , Mi thứ ,Si giáng thứ , Son thăng trưởng ... khác nhau như thế nào ???

    Nhiều người khi nghe tên một bản nhạc giao hưởng nào đó ,thấy người ta nói là viết ở cung đô trưởng hay cung song thăng thứ ..thì chưa hiểu nó khác nhau như thế nào .Để giải thích thì hết sức đơn giản , đó là nói về quãng 8 , như quen thuộc thì chúng ta chỉ quen quãng 8 là đô ,rê ,mi , fa ,son ,la ,xi ,đố .Nhưng còn nhiều quãng tám khác chỉ cần cấu tạo đúng với quy tắc ở trên em đã nói đó là làm thế nào khi chia 8 nốt mình chọn sao cho nếu chia làm 2 nhóm lần lượt ,mỗi nhóm 4 nốt thì ,khoảng giữa các nốt đối với 2 nhóm tương ứng đều là 1 cung ,1 cung ,nửa cung .Như vậy khi chọn nốt bắt đầu khác nhau là ta sẽ có những cung khác nhau ,ví dụ ta chọn cung Si trưởng chẳng hạn ...thì quãng 8 đó sẽ lần lượt là B ,lên 1 cung sẽ là C# (tức là đô thăng ) (vì là B lên C nửa cung ,lên nửa cung nữa sẽ là C# ) , C# lên 1 cung là D# ,D# lên nửa cung là E ,4 nốt tiếp theo thì là tiếp tục Gb (G giáng ) lên 1 cung là Ab (A giáng ) ,Ab lên 1 cung là B giáng ,rồi cuối cung Bb lên nửa cung lại quay về với B nhưng ở độ cao gấp đôi so với B cũ .Như vậy cấu tạo chả khác gì cái đô rê mi ...như vậy các nốt cơ bản trong cung Si truởng khác so với cung Đô trưởng mà ta quen thuộc ,sự khác nhau giữa các cung là do điều đó .


    3- Quãng 5 ,sự khó hiểu và sai số Pytago .( 12 quãng 5 =7 quãng 8 ???)


    Cây pianô English Steck Pianola

    Ở câu hỏi này ,ta nên đến với cây đàn pianô ,tại sao lại vậy ???Vì câu hỏi này đã làm những người làm đàn pianô lúc đầu phải suy nghĩ .Nói về đàn pianô ,mới nhìn thì cứ thấy chằng chịt phím đen với cả trắng .Nhưng để í kĩ thì sẽ thấy nó rât có trật tự ,các nốt màu đen được xếp thành các nhóm 2 nốt xen kẽ với nhóm 3 nốt đen , phân ra làm 7 quãng 8 ,bắt đầu ở phía bên trái là nốt C , nhận biết nốt C bằng cách ,đó là nốt trắng ở ngay phía tay trái của một nốt đen của chùm 2 nốt đen phía tay trái .


    Cây Steinway Model ''''''''''''''''''''''''''''''''O'''''''''''''''''''''''''''''''' sản xuất năm 1914


    (một cây Steck khác)


    Như vậy một cây đàn pianô thường chia làm 7 quãng 8 ,mỗi quãng 8 lại lặp lại nhau ,giống nhau là các nốt trắng lần lượt là đô rê mi fa son la xi đố , khi tính theo quãng 5 ,cây đàn pianô sẽ có 12 quãng 5 nhưng tại sao độ lớn của 7 quãng 8 trên thực tế lại nhỏ hơn độ lớn của 12 quãng 5 , đó là đo cách chia quãng 5 quá cứng nhắc ,trên thực tế thì khi tiến lên 1 quãng 5 theo qui tắc trên thì nó bị lệch so với tần số của nốt đó một tẹo , để giải quyết vấn đề này ...họ đã rút ngắn độ lớn của 1 nốt khi nhảy lên quãng 5 một tẹo ,đáng lẽ là khi nhảy lên quãng 5 cao độ nốt đó tăng 1.5 lần ,nhưng người ta đã rút nó xuống còn 1.4983 ( căn 12 của 2 mũ 7 hay là căn 12 của 128 , là do họ áp dụng công thức (x) mũ 12 = 2 mũ 7) ...Và sau khi sửa đổi ,12 quãng 5 trên cây pianô lại trùng với 7 quãng 8 , và sự sai số đó được người ta gọi là sai số Pytago (vì Pytago là người đầu tiên lập lên tính toán theo phương pháp của ông , khi nhảy lên 1 quãng 5 thì cao độ tăng 1.5 lần ,nhưng điều này chỉ gần chính xác )


    (Tượng Pitago ...Sinh 569 trước công nguyên ,mất khoảng 475 trước công nguyên)




    Được KASHMIR sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 10/09/2003

    Được KASHMIR sửa chữa / chuyển vào 01:51 ngày 10/09/2003
  2. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nói chung thì vấn đề này quá dài và phức tạp để mà viết trên này, hơn nữa nó đã được nghiên cứu nhiều bởi những người chuyên sâu rồi nên thực ra chúng ta cũng hầu như nói lại những gì người ta truyền đạt cho chúng ta. Những người nào quan tâm đến lĩnh vực âm học này xin hãy đọc các sách chuyên về vật lí phần tương ứng [chẳng hạn SGK chuyên vật lí lớp 12 tập 1 hoặc trong bộ Cơ sở vật lí] và sách Nhạc lí cơ bản của GS.TS. Vũ Tự Lân để biết thêm.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  3. KASHMIR

    KASHMIR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Em là dân chuyên lý Tổng hợp đây ạ ,em cũng phải nghiền cái quyển tài liệu chuyên kia và cả bộ Cơ Sở vật lý của nhóm tác giả đứng đầu là David Haliday rồi ,em coi bộ Cơ Sở Vật lý gần như là tài liệu chính để em học hồi cấp 3 .Em xin bổ xung là những cái em bàn ở đây không hề có trong quyển đó và cả quyển nhạc lý cơ bản của giáo sư Vũ Tự Lân đâu ạ ...Ở đây em học một môn là Science of Music ,gắn âm nhạc với Vật Lý thành một thể .Nhiều cái rất mới mẻ mà ngay đến những người chuyên nghiệp về âm nhạc cũng không để ý mà chỉ thấy ở tư duy của những nhà vật lý ...Dĩ nhiên những vấn đề đó không thể gói gọn trong các bài viết được nhưng mong rằng cũng giúp ích được phần nào cho những thắc mắc khi học về nhạc .


    Singapore - khuya mà vẫn đông người
    Con sông chảy có hình em soi bóng
    Anh bước vội , còn đêm thì bước chậm
    Em thành vì sao rọi sáng lối anh về ...

    Được KASHMIR sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 12/09/2003
  4. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau có thời gian, mình sẽ viết bài trả lời bạn về vấn đề này.
    Trong bài của bạn, có vài diểm mà theo mình thì không thoả đáng, hay chưa được chính xác lắm, một số chỗ còn chưa tổng quát ( nhất là khi bạn muốn viết cho MỌI NGƯỜI đều hiểu được ).
    Bạn đừng nổi nóng vội, khi nào tớ viết bải gửi lên, bạn đọc xong thì hãy trả lời cũng không muộn!
    Duo_bt[​IMG]
  5. aivoges

    aivoges Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, bài viết của KAS rất lý thú! Bạn tiếp tục đi nhé. Những điều này không phải ai cũng biết, vấn đề ở đây không phải chỉ là khía cạnh vật lý - âm học đơn thuần như TuMinhTran, cũng chẳng có gì phức tạp quá mà không thể thể hiểu nổi cả. Những điều mà KAS nói không phải ai cũng biết, nhất là những người không chuyên về âm nhạc.
    ---------------------------------------------
    Gieo hành động, gặt một thói quen.
    Gieo thói quen, gặt một tính cách.
    Gieo tính cách, gặt một số phận.

Chia sẻ trang này