1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều nên biết khi đi nghe hòa nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Apomethe, 12/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Những điều nên biết khi đi nghe hòa nhạc

    Với nhiều người ở VN thì bước vào phòng hòa nhạc là một khái niệm có phần xa xỉ, bởi vậy khi có cơ hội đi nghe hòa nhạc thì nhiều người lúng túng không biết phải chuẩn bị và làm những gì.

    Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải đến đúng giờ, vì người ta sẽ không mở cửa cho bạn vào khi buổi diễn đã bắt đầu cho đến khi kết thúc một tác phẩm vì làm vậy có thể làm nghệ sĩ mất tập trung. Nếu chẳng may đến muộn thì bạn phải đứng ngoài chờ cho đến khi kết thúc tác phẩm trong chương trình. Tuy nhiên có thể bạn gặp một bảo vệ dễ tính vẫn có thể mở cửa cho bạn vào, nếu bạn gặp may mắn như vậy thì đừng quên phải hết sức nhẹ nhàng và giữ trật tự. Nếu bạn đi giày cao gót và tạo ra những tiếng "cộp cộp" giữa các bậc thang thì sẽ phải chịu những cái nhìn khó chịu từ những người khác.

    Nhiều người thắc mắc về việc mặc quần áo có nhất thiết phải lịch sự không, vì họ cho rằng nhạc cổ điển là dòng nhạc hàn lâm bác học nên không thể ăn mặc xuề xòa được. Sự thật là nhạc cổ điển là thể loại âm nhạc dành cho đại chúng và không có quy định nào về việc ăn mặc khi vào phòng hòa nhạc nên bạn có thể mặc bất cứ bộ quần áo nào bạn thích, miễn là không gây phản cảm với người khác.

    Một điều hết sức quan trọng khác cần phải lưu ý là vỗ tay, thật không có gì xấu hổ bằng việc chỉ một mình bạn vỗ tay trong khi nghệ sĩ vẫn tiếp tục chơi. Một mẹo nhỏ là nếu không biết thì bạn hãy chờ cho đến khi mọi người vỗ tay rồi vỗ tay theo, nếu chẳng may sai thì cũng không phải xấu hổ lắm vì mọi người cũng thế mà . Thật ra việc vỗ tay trong các buổi hòa nhạc không phải lúc nào cũng được tuân thủ một cách đúng đắn kể cả tại các nước Châu Âu nơi âm nhạc cổ điển phát triển nhất. Quy ước cho một buổi hòa nhạc truyền thống là chỉ vỗ tay tại cuối một tác phẩm (tuy nhiên vỗ tay sau mỗi aria của một vở opera được coi là chuẩn). Không khó hiểu khi nghệ sĩ hay cảm thấy phiền mỗi khi bị ngắt quãng vì nó làm mất tập trung và gián đoạn cảm hứng của họ, bởi vậy bạn chỉ vỗ tay vào cuối một bản concerto hoặc giao hưởng mà thôi. Một số tác phẩm như St Matthew Passion của Bach được ghi ngay trong tác phẩm là không vỗ tay cho đến cuối bản nhạc nhưng thường vẫn có ai đó chết vì vỗ tay vẫn bỏ qua việc này. Một số nghệ sĩ sau khi bị làm phiền giữa chương 1 và chương 2 thường chơi luôn các chương liền nhau mà không nghỉ để không ai có thể vỗ tay giữa các chương được nữa. Và thỉnh thoảng các nhạc sĩ cũng tìm ra cách tốt hơn để truyền đạt thông điệp của mình. Khi pianist Steven Osborne biểu diễn Vingt Regards sur l''enfant Jésus của Messiaens, ông đã nói chuyện thân mật với khán giả từ bục biểu diễn và yêu cầu mọi người đừng vỗ tay cho đến khi kết thúc. Điều này đã được tôn trọng, và sự giao tiếp nồng hậu ông tạo ra với người nghe đã hâm nóng bầu không khí của buổi diễn.

    Bạn cũng không được phép đem theo máy ảnh hoặc camera vào phòng hòa nhạc, điều này ở một số nơi được làm khá gắt gao, tuy nhiên nếu bạn đem được máy ảnh vào thì cũng không nên chụp lúc nghệ sĩ chơi mà để flash vì ánh đèn sẽ làm người chơi bị chói mắt và mất tập trung, bạn nên chụp trước hoặc sau khi tác phẩm kết thúc. Nếu muốn chụp lúc nghệ sĩ đang thể hiện tác phẩm thì phải tắt đèn flash đi.

    Và một điều khác bạn phải luôn ghi nhớ và không được phép vi phạm là phải tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ câm và tuyệt đối giữ yên lặng trong suốt buổi diễn, bạn vẫn có thể nói chuyện với người ở kế bạn những phải đảm bảo là những người khác sẽ không nghe thấy được. Điều khiến những khán giả và những người thu âm trực tiếp buổi diễn khó chịu nhất là những tiếng ho trong khán phòng, bởi vậy nếu bị ốm thì bạn cũng nên đem theo thuốc bên mình và cố hết sức để không gây ra tiếng động. Giữ yên lặng cũng là điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ và thực hiện đúng để thể hiện được "văn hóa khán giả" của mình.

    Chúc các bạn có được những buổi hòa nhạc vui vẻ

    04/2006
    Apomethe
  2. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hehe cái lỗi vỗ tay giữa chương thì ở đâu chẳng có. Chẳng ai bảo ai cứ đến lúc chương 1 kết thúc thì cả khán phòng...nín thở. Em ở Mĩ, 2 lần đi xem concert thì cả 2 lần đều có người clap clap sau 1 chương, được cái sau đó thì ai cũng hiểu là mình sai và ngoan ngoãn tuân thủ.
  3. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Tối thứ 6 hôm kia vừa đi nghe concert ở Chicago xong. Kể chuyện cho các bác một chút. Bị cái em thì đi concert rất ngoan ngoãn chứ không biết quay phim với chụp ảnh lén như bác Apo. Quê quá, đã đến tận nơi xem rồi mà vẫn cứ phải lên google tìm ảnh để minh hoạ cho các bác.
    Chương trình:
    Phần 1:
    Finlandia-Sibelius
    Biến tấu Haydn-Brahms
    Moldau-Smetana
    Phần 2:
    Giao hưởng Từ thế giới mới-Dvorak
    Dàn nhạc giao hưởng Chicago
    Chỉ huy: Paavo Jarvi (con trai nhạc trưởng lừng danh Neeme Jarvi)
    [​IMG]
    Cảm giác đầu tiên của em là phòng hoà nhạc này to và hoành tráng dã man. Ghế của em ở tầng...6 nên phải lên thang máy vì bọn em lúc đến nơi thì cũng gần bắt đầu rồi.
    Chỗ em ngồi như minh hoạ. Các bác cứ tưởng tượng nhà hát lớn nhà mình úp thêm 2 tầng lên trên và xếp 1 hàng ra phía sau sân khấu, bậc thang dựng đứng lên (lúc đầu vào chóng cả mặt vì rộng quá đâm ra bậc thang trông rất dốc dù nó khá thoải).
    Tờ nội quy được phát, ngoài các điều luật như bác Apo đã nói còn có thêm 1 số khoản nổi bật nhất là: "nên dùng nước hoa rất nhẹ trong tình huống có người bị dị ứng" và "nếu dị ứng vì không khí ngột ngạt thì có thể xin 1...mặt nạ cacbon hoạt tính.
    Một giọng nói vang lên yêu cầu mọi người tắt các thiết bị điện tử. Thay vì một giọng nói chuẩn , ngữ điệu hay, lần này là...một giọng khàn khàn, phát âm khá buồn cười. Các bác đoán xem-đó là cậu Lang Lang đấy. Cậu này mới ra album mới đang nổi đình nổi đám người ta ghi âm cậu này đọc nội quy và phát trong nhà hát. Một số người nhận ra, hứng thú và vỗ tay nhiệt liệt. Còn nhiều vị cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán khi nghe cu cậu ngẫu hứng: "please turn of your cell phone because if they make a noise in the performance then Beethoven and...some people like that will get angry." Công nghiệp. Công nghiệp.
    Buổi diễn bắt đầu. Toàn bài thời ở nhà em nghe mãi, lâu không nghe tự nhiên nghe lại thấy nhớ nhà kinh khủng, nhất là Finlandia và Moldau. Phần 1 khá ấn tượng, bộ phận kèn đồng đặc biệt xuất sắc, cực mạnh mẽ trong Finlandia. Bản Moldau hôm đó diễn không hay lắm, phần dây hơi yếu, giai điệu chính xì-mi-fa-sol-la-si kéo không mấy ấn tượng. Đưọc cái tiếp đất rất tốt, phần kết thúc rất chuẩn. Phòng hoà nhạc này accoustics đã thật, chưa bao giờ em nghe brass đã như thế. Paavo Jarvi chỉ huy trong rất thú vị, nói tóm lại là tác phong nghiêm túc nhưng ông ấy có động tác múa ngón tay trong rất nhắng mà cũng rất nghệ sĩ.
    [​IMG]
    Nghỉ giải lao. Phòng hoà nhạc này hoành tráng trong sảnh chính thì lại rất khiêm tốn về...WC. Đi gần 1 vòng quanh nhà hát mới đến nơi, còn phải xếp hàng dài nữa chứ. Đây các bác xem bản đồ tầng 6 sẽ thấy. Sức chứa nhà hát này ghê gớm, tan cuộc mà như ong vỡ tổ. Hôm đó đặc kín, khổ nỗi em là người không có khả năng ước lượng nên không biết là có độ bao nhiêu người. Em thấy ít nhất thì gấp độ 5 lần nhà hát lớn.
    [​IMG]
    Phần 2, giao hưởng thế giới mới. Thêm 1 bản nữa em nghe mòn tai ở nhà nhưng phải nói thật là tối hôm đó dàn nhạc biểu diễn rất hay, nhiều lúc thú vị như mới nghe lần đầu. Không ai vỗ tay giữa chương 1 phần do cả bản này ai cũng biết. Tay chơi cor anglais ở chương Largo chơi hay thật, chưa bao giờ em nghe chương này cor anglais chơi rõ và nổi bật như thế. Cuối chương 2, khán giả mắc 1 lỗi nghiêm trọng. Không phải vỗ tay. Nhưng cuối chương 2 cả dàn nhạc thì đang smorzando và ritenuto rất nhiều mà có một bác tự nhiên...ho sặc sụa. Mọi người rất khó chịu, tự nhiên hỏng cả cái kết chương 2. Nhưng ông kia thì vẫn chưa ho xong, chương 2 kết thúc ít nhất 1/3 khán phòng tự nhiên tiếp tục hưởng ứng sù sụ, mọi người phải bật cười.
    Chẳng biết có phải vì thế mà Jarvi cho mở đầu chương 3 dõng dạc một cách kì lạ. Em nhận thấy ngay là chương 3 này dàn nhạc diễn nhanh đáng sợ, ít nhất nhanh hơn 25% so với những bản khác mà em nghe. Nhưng lại rất hợp lí, như vậy lại đúng với dấu ghi "Molto Vivace" của Dvorak. Chương 4 vang lên. Phải nói là em chưa hề nghe một biểu diễn nào của bản này có bộ đồng mạnh mẽ đến như thế. Đoạn coda trên các ghi âm em thấy thường bộ đồng thường hơi giảm đi một chút, còn ở đây brass càng về cuối càng mãnh liệt, át hẳn bộ dây. Âm thanh phòng hoà nhạc này thật tuyệt, nhiều lúc nghe dựng tóc gáy vì nó huy hoàng quá. Vậy là sau gần nửa năm không được đi nghe live cuối cùng cũng đuợc nghe 1 buổi diễn đã đời. Những bản này tự nhiên làm em nhớ nhà kinh khủng.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 04:27 ngày 17/04/2006
  4. jessamine

    jessamine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chuyện đem hay không đêm máy recorder hoặc camera vào phòng hoà nhạc còn tuỳ thuộc vào mỗi nơi nữa.
    Mà thực ra giới xem nhạc giao hưởng thì cũng có nhiều thành phần,trong đó , những sinh viên học music hay major là music thì việc đi xem hoà nhạc đối với họ là bắt buộc. Nếu không đem máy recorder để thâu lén thì khi về lấy đâu mà nhớ để làm music report cho giáo sư .
    Ở Việt Nam thì vé xem hoà nhạc thuộc hàng xa xỉ, nhạc giao hưởng đối với người dân Việt thì mang tính : quý tộc, những người đi xem hoà nhạc thì đối với quan niệm của hầu hết những người khác đều là : trí thức đẳng cấp cao.
    Tuy nhiên có một số người vẫn muốn chứng tỏ mình là người :"Trí Thức đẳng cấp cao", đi xem , nhưng lúc đi vào thì nhai kẹo gum ,thổi bốp bốp. Trong khi không gian đòi hỏi sự tĩnh lặng và tập trung cao độ với âm nhạc
    Được jessamine sửa chữa / chuyển vào 04:53 ngày 17/04/2006
  5. elibron

    elibron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    ôi! chuyện văn hoá nghe nhạc ở nhà hát lớn nhà mình có mà nói mãi ko hết! box mình sau mỗi buổi đi xem xong, ngồi lại với nhau thì lại có cả đống chuyện để cười!
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cái việc ho thì không tránh được, người ta thường nghỉ giữa các chương để cho mấy ông bà già ho với lại các chị em sửa sang lại quần áo, mọi người chỉnh lại chỗ ngồi. Mà cái ho này cũng giống như bệnh di truyền, chỉ cần một người ho thì coi như mọi người thay phiên nhau ho, nhiều người không bị sao cũng tranh thủ ho luôn.
    Quay lại việc vỗ tay giữa các chương, mặc dù quy định chuẩn mực là không vỗ tay cho đến tận cuối tác phẩm nhưng nhiều nghệ sĩ vẫn tán thành với việc vỗ tay này. Nhạc trưởng Eiji Oue đã trả lời về việc này và kể ra 2 câu chuyện như sau: "Tôi nghĩ điều này thật tuyệt. Nếu thính giả bị thu hút thật sự và tiếng vỗ tay bật ra, nó rất tốt. Tôi nghĩ rằng nếu cảm xúc chân thật tạo ra tiếng vỗ tay đấy, thì tại sao không.
    Có hai câu chuyện minh họa cho việc này:
    Cách đây vài năm, một nhạc trưởng biểu diễn bản giao hưởng số 7 của Beethoven, và khán giả rất say mê. Họ vỗ tay nồng nhiệt sau chương một, nhưng ông ta cảm thấy rất khó chịu và quay ra dừng họ lại. Sau chương hai, có một vài tiếng vỗ tay nhỏ; ông quay ra và dừng họ lại lần nữa. Sau chương ba, mọi người rất ngập ngừng. Và cuối cùng, sau buổi biểu diễn tuyệt vời, đoạn kết đầy kích động của chương cuối, kết thúc bản giao hưởng, không ai vỗ tay cả - một khi họ mất cơ hội để bắt đầu vỗ tay, họ sẽ không thể nào lấy lại được cảm giác đó. Nhạc trưởng buộc phải đi ra ngoài sân khấu trong sự im lặng
    Mozart trong một lần viết thư cho bố sau một buổi biểu diễn Paris Symphony của ông. Ông kể lại một cách tự hào rằng, mọi người đã vỗ tay sau chủ đề hai của chương đầu - và ông cảm thấy vô cùng phần khích. Nếu nó đủ tốt cho Mozart, nó cũng hoàn toàn đủ tốt cho tôi."
    Nhạc trưởng Grant Cooper cùng quan điểm như vậy:
    "Thật ra tôi cho rằng có những đoạn nhạc (nhưng kết thúc chương đầu của bản piano concerto số 1 của Tchaikovsh) rất khó cho những ai đam mê âm nhạc mà không cảm thấy phấn khích khi nó được biểu diễn một cách cuốn hút. Không khó hiểu với tôi về việc sự nhiệt tình vỗ tay của khán giả là một cảm xúc chân thật. Thực ra, vỗ tay giữa các chương nhạc từng là một phần quy tắc của buổi hòa nhạc. Khi tôi có cơ hội, thỉnh thoảng tôi có nói với thính giả rằng không có gì xảy ra nếu họ vỗ tay giữa các chương - không hề có việc dọa nạt cho họ sợ".
    Tô không cảm thất thất vọng khi thính giả vỗ tay trước khi một bản nhạc kết thúc. Tôi hoàn toàn vui khi họ ở đây, và đó là bằng chứng của tôi rrằng thính giả vẫn còn thức, rằng họ đang sống, nghĩ và thưởng thức. Sự thưởng thức là tuyệt vời."
    Nhạc trưởng Christian Gansch cũng cho rằng vỗ tay là việc hay ho: "Điều này không thực sự làm phiền tôi. Thỉnh thoảng nó cũng quấy rầy một ít, nhưng không hề gì - nó hoàn toàn tốt khi mọi người đến buổi hòa nhạc. Sau tất cả, trong buổi diễn opera, thậm chí tại Vienna, nó là điểm chung của các thính giả khi vỗ tay cuối mỗi aria."
    Tuy nhiên không hẳn nghệ sĩ nào cũng cho rằng việc vỗ tay là tốt. Nữ nghệ sĩ piano Natalie Zhu (partner của Hilary Hahn) cho rằng: " Tôi nghĩ tốt hơn khi không có vỗ tay giữa các chương, bởi vì nó phá vỡ cấu trúc của tác phẩm và làm sao lãng người biểu diễn. Nếu mọi người không biết thì dù sao nó cũng phải là điều hết sức tồi tệ - Tôi vui khi họ đánh giá cao cuộc biểu diễn. Tuy nhiên nó dễ tập trung hơn nếu việc vỗ tay dành cho cuối tác phẩm."
    Để hiểu hơn về việc này, mọi người đọc thêm một số bài viết sau:
    The Rest Is Noise trong blog của Alex Ross (Alex Ross là một nhà phê bình âm nhạc của tờ The New Yorker).
    http://maroney.blogs.com/sounds_like_new/2005/02/clapping_music.html
    http://www.artsjournal.com/aboutlastnight/archives20031012.shtml#56559
  7. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    hehe, chả biết có đúng k0, nhưng hình như đọc ở đâu là trong opera,để hoan hô các ca sĩ opera khi kết thúc vở: đối với các ca sĩ nữ chính người ta dùng: brava!!!, đối với ca sĩ nam chính là: bravo, còn cả nam và nữ thì sẽ là: Bravi (theo tiếng Ý). Nhưng mờ bây h , hình như người ta dùng bravo hết hay sao ấy.
    Về quy tắc vỗ tay ở các nhà hát opera và các nước cũng khác nhau. Như Apo nói, có thể vỗ tay sau aria, đặc biệt ở Met, nhưng nếu ở Conven garden, người ta chỉ vỗ tay khi kết thúc vở hoặc màn. Đấy chính là lí do vì sao, khi Callas hát xong aria Casta diva (Norma) ở đây, bà đã rất ngạc nhiên khi k0 thấy ai vỗ tay, bà đã hỏi người phụ trách sân khấu là: "tôi hát có vấn đề gì k0, sao k0 thấy khán giả ... vỗ tay " (tự tin quá , hé hé), và ông ta trả lời : "Ở Anh người ta k0 vỗ tay sau mỗi aria". Phải chăng đây là do tính phớt tỉnh ăng lê vỗn có của dân Anh. Thế nhưng có vẻ cái thói quen này cũng chẳng giữ đc lâu, vì nếu để ý trong DVD Lucrezia Borgia (bản thu tại Convent garden thập niên 80), khi Sutherland (vai L.Borgia) vừa xuất hiện, khán giả đã hoan hô ầm trời lên(giống y chang khi Callas xuất hiện trong Poliuto vậy). K0 biết là do dân Anh hết phớt rồi, hay vì Sutherland là gà nhà (Su vốn trưỏng thành từ Conven Garden) mà đêm đấy thấy khán giả vẫn vỗ tay rất nồng nhiệt sau mỗi aria. Chưa vào nhà hát đó bao h , nên k0 dám chắc, bác nào đi rồi thử kể lại em nghe với.
    Còn thú thật , với tớ, tớ rất ghét khi ca sĩ vừa dứt hơi là khán gải đã vỗ tay, trong khi dàn nhạc chưa chơi xong. Chẹp
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 24/04/2006
  8. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hehe YIH đã về rồi đấy à? Ueo căm bách. Đã ở tận Huế?
  9. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời, hôm nay em mới vào nghía topic của bác Apotheme, thấy xấu hổ quá đi mất vì hôm trước đi vào nhà hát lớn xem concert, em đã nói chuyện hơi nhiều < thông cảm vì mang tiếng ở HN nhưng đó mới là lần thứ 2 em vào ạ > và khi mà cả dàn nhạc đang biểu diễn, em chụp hình có chế độ đèn flash, ui, vô duyên quá đi mất...
  10. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    em thì phản đối vỗ tay giữa các chuơng !
    hôm nọ đi xem ông cellist ở BSO qua diễn chung với Hồ Đắc Thuỷ Hoằng, có thằng Tây kia cứ tới hết chuơng là vỗ tay ầm trời lên, làm bà con ngơ ngác cũng vỗ tay theo, nó cười mỉm, đểu thế chứ ! Thế là nó "mồi" chứ còn gì nữa !

Chia sẻ trang này