1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những điều nhỏ nhoi trong cuồc sống

Chủ đề trong 'Văn học' bởi donkichot18, 28/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donkichot18

    donkichot18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    những điều nhỏ nhoi trong cuồc sống

    Ai "chở" mùa hè của em đi đâu?

    "Con thích ban ngày đi đánh giày còn ban đêm thì đi học. Nhưng con thích học nhiều hơn!" - Nguyễn Thanh Yên, 13 tuổi, quê Quảng Ngãi, theo cha mẹ cùng một người anh, một đứa em vào thành phố thuê nhà ở tại phường 10, quận Tân Bình từ 3 năm nay. Với em, đã từ nhiều năm rồi không còn khái niệm "nghỉ hè", "đi chơi hè"... Mưa cũng như nắng, hàng ngày từ sáng sớm Yên đã phải thức dậy, với chiếc thùng gỗ nhỏ, lân la khắp các quán cà phê, quán ăn để xin được đánh giày cho khách. Còn người anh của Yên - Nguyễn Thanh Bình, 15 tuổi thì cũng lê la khắp nơi với xấp vé số trên tay. Hai anh em kiếm được mỗi ngày trên dưới 50.000 đồng, mang về phụ cha mẹ (mua bán ve chai) trả tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống, nuôi em...

    Thương lắm, những mảnh đời trẻ thơ...

    Bãi tắm Vũng Tàu, một buổi chiều cuối tháng sáu. Một nhóm khoảng hơn mười đứa trẻ cùng độ tuổi 14, 15 reo hò, chạy nhảy cùng đủ trò chơi trên cát. Và cũng ngay lúc ấy, nhiều đứa bé khác với những thúng mẹt ôm bên mình, các em lần dò đến bên những người khách để chào mời từng lon đậu phộng, từng chùm nhãn, chôm chôm hoặc "chú ơi, chú mua giùm con một trái thanh long đi. Hồi sáng tới giờ con bán được có một trái!?, ?obác ơi, giúp giùm con một chén đậu hũ đi. Đậu hũ ngon lắm bác nè!"... Tôi chú ý đến cô bé bán đậu phộng, không chỉ vì em có giọng nói miền Trung, mà chính vì những người-lớn-đồng-nghiệp của em, ai đi ngang chỗ em cũng hỏi thăm: ?oChưa hết hả!?, ?oSao còn nhiều vậy cưng?". Tôi hỏi: "Những người đó quen cháu hả, có bà con gì không?". Em lắc đầu: ?oDạ mấy cô mấy dì chỉ đi bán rồi biết cháu thôi, không phải bà con". Em tên Ngô Thị Bích Nhụy, niên khóa vừa qua em học lớp 8; vừa nghỉ hè là em theo mẹ rời quê (xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, Bình Định) để vào Vũng Tàu kiếm tiền phụ cha mẹ. Tôi không biết chỗ mà hai mẹ con em thuê để ở tạm trong mấy tháng hè như thế nào, nhưng với giá thuê 50.000 đồng mỗi tháng, thì chắc chỉ là một khoảnh nhỏ đủ để trải chiếc chiếu đôi.

    Cũng giống như thế - sự "tương phản" giữa những đứa trẻ trong một không gian - vào sáng thứ bảy ngày 11-8-2001; khi những cầu thủ... nhí của các đội bóng đang thi thố tài năng trên sân thi đấu để giành vào vòng chung kết giải bóng đá cúp Pepsi 2001, thì tôi đã không khỏi xót xa khi bắt gặp hai đứa bé đang chăm chú đứng dán mắt vào chiếc tivi đang trực tiếp truyền hình cuộc thi đấu trên, ở trước một quán cà phê trên đường Bàu Cát. Vừa hết trận Thanh Hóa gặp đội TPHCM, với tỷ số 4-2 thuộc về đội chủ nhà, đứa lớn nhảy cẫng lên: "Quá đẹp! Thắng rồi, hoan hô TPHCM!...?. Nhưng khi nó vừa dợm bước đi thì tiếp liền hai đội đội Hà Giang - Bình Thuận ra sân, thế là nó đứng lại. Trong khi đó, đứa bé lại dường như sốt ruột, cứ níu tay đứa lớn kéo đi: ?oĐi thôi, đứng coi hoài vậy! Muốn ăn đòn nữa hả!?". Câu nói của đứa bé giống như một ?olời cảnh báo?, khiến đứa lớn ?otỉnh? ngay, nó xoay lưng lại và bước đi, dường như chẳng mảy may luyến tiếc gì về trận đấu vừa mới ?ohớp hồn? nó. Hai cái bao trên vai, tôi đoán chúng đang phải hoàn thành một "chỉ tiêu" nào đó, cho ai đó? nếu không thì cả hai lại phải gánh lấy những trận đòn(!).

    Thường ở các tiệm ăn, quán nước... lề đường; từ sáng tinh mơ cho đến tận chiều mờ, chỉ cần ngồi trong vòng 15 phút, khách sẽ phải "tiếp" không ít vị khách của "Đội quân? vé số, đánh giày, báo, kẹo cao su, móc tai-chìa khóa, ăn xin... mà trong đó, những đứa trẻ chiếm không dưới 1/2 của ?otoàn lực lượng". Có người bực mình vì câu chuyện bị cắt ngang, đã phải lớn tiếng quát: "Đi chỗ khác!?. Nhưng cũng có người thương tình mua cho vài tấm vé số (mà có khi vài ba tháng vẫn chẳng nhớ để dò), một cây kẹo hoặc phải chìa ra đôi giày vẫn còn bóng nước xi.

    Trẻ lang thang kiếm sống - cần lắm những tấm lòng!

    Bị cha mẹ bỏ rơi, từ 8 năm trước - lúc đứa út mới biết bò, ba anh em Phong, Đại, Tài sống với bà nội và gia đình chú thím. Thằng Phong, anh cả, năm nay 14 tuổi - chú bé đánh giày mà tôi gặp vào sáng chủ nhật 12-8-2001 tại một quán cà phê, đã kể: "Hồi đó con và thằng Đại đi bán vé số, còn thằng Tài còn nhỏ nên được ở nhà. Hồi giữa năm ngoái tụi con đi bán bị người ta lừa lấy hết mười mấy vé. Về bị chú đánh và đuổi ra khỏi nhà"ứ. Thế là từ đó, ba anh em dắt díu nhau đi bụi đời. Từ đường Âu Dương Lân, quận 8 chúng cứ lang thang, mãi đến khi ra tới bến xe miền Tây thì được chủ quán cơm Ngọc Trâm thương tình cho ở lại. Dĩ nhiên, những đứa bé ấy phải ?otay làm" thì "hàm mới được nhai? - hàng ngày Phong và Đại phải bưng bê cơm ra cho khách, phải lau bàn, quét dọn... Được khoảng 5 tháng, trong một buổi tối, hết việc ba anh em rủ nhau đi chơi lang thang ở bến xe, thì: "Tụi con gặp "người ta" hỏi thăm và dẫn về nhà mở Nhị Xuân cho tới nay. Con đi đánh giày, có ngày được ba chục ngàn, có ngày ít hơn. Trưa và tối tụi con về nhà mở ăn cơm không phải tốn tiền. Buổi tối tụi con được thầy Dũng và thầy Mùi dạy văn hóa. Hồi trước con không biết chữ, nhưng bây giờ con học tới lớp hai rồi. Mỗi ngày tụi con đưa tiền cho thầy để gởi vô tiết kiệm...? - thằng Phong kể rành mạch từng chi tiết, rồi bỗng dưng nó nói: "Nhưng nửa tháng nay thằng Đại bỏ nhà mở để ra bến xe miền Tây trở lại rồi!?. Tôi hỏi: ?oTại sao nó lại bỏ đi? Sao cháu biết nó ra bến xe miền Tây? Hôm bữa tới giờ cháu có gặp lại nó không??. Thằng bé lắc đầu: ?oTại nó còn nhỏ quá không đi đánh giày được. Nó nói là ở nhà mở cả ngày nó buồn. Con không gặp lại nó từ khi nó bỏ đi, nhưng con đoán như vậy, vì nó chỉ biết quán cơm đó thôi chớ có biết chỗ nào khác đâu?.

    Vừa nói chuyện với tôi, thằng Phong vừa đưa tay ngoắt một đứa lớn hơn, đang ôm thùng đánh giày đứng ở quán cà phê gần đó. Tôi hỏi ai, nó giải thích: ?oDạ đó là anh ở chung nhà mở với con". Thằng bé ấy chỉ lớn hơn thằng Phong một tuổi nhưng lại cao lớn hơn - nó tên Trần Bá Tín, 15 tuổi, quê ở Bình Định, bỏ nhà vô thành phố được 6 tháng nay. Tín kể: ?oLúc mới vô bến xe con gặp một anh bán hủ tiếu gõ. ảnh nói con về ở chung nhà thuê với ảnh, rồi cùng đi bán hủ tiếu, ảnh sẽ cho tiền. Hàng ngày con đi bán với ảnh từ 2 giờ chiều đến 2 giờ sáng; nhưng khi con xin tiền ảnh để mua bộ đồ thì ảnh nói không có tiền. Nói với con là không có tiền, vậy mà ảnh lại có tiền để mua xe Dream. Con tức quá bỏ đi, tính tìm việc khác. Cách đây một tháng lúc con ngủ ở ga Sài Gòn thì mấy thầy cô ở nhà mở đến dắt con về. Con đánh giày được hơn nửa tháng nay, đã gởi tiết kiệm được hơn một trăm ngàn rồi".

    Mong muốn của một đứa bé

    Đã hơn chín giờ tối, cái nóng oi nồng đến khó chịu còn sót lại sau những tháng không có một giọt mưa, tôi ghé vào một quán nước. Một đứa bé gái bước đến, chìa ra một hộp kẹo chewinggum còn 3 thỏi. Đôi bím tóc lắc lư bên khuôn mặt trắng hồng, cùng chiếc áo trắng còn bảng tên trường, tên lớp... mà em mặc, khiến tôi chú ý đến em ngay. ?oCon còn đi học không??, ?oDạ còn". "Con học tới lớp mấy rồi?", "Dạ năm rồi con học lớp ba, hè này con học lớp bốn". "Tại sao con phải đi bán như vầy? Ba mẹ con đâu ??. Cô bé chỉ ra ngoài đường: ?oMẹ con chờ ở ngoài kia. Mẹ con chở con đi bán. Con đi bán để kiếm tiền mai mốt đóng tiền học?. Sợ cô bé đứng lâu, tôi không hỏi nữa và đưa cho em tờ giấy bạc hai chục ngàn đồng: ?oChú cho cháu, chú không lấy kẹo đâu?. Tưởng đâu đứa bé sẽ vui, không ngờ nó lại lắc đầu: ?oChú mua giùm con đi, chú không lấy kẹo, mẹ lại bắt con đi bán nữa. Con đi với mẹ từ trưa tới giờ, con mệt quá, con buồn ngủ lắm!?. Tôi nghe xong mà nước mắt chực trào. Như bị mộng du, tôi chìa tay đón từ tay em ba thỏi kẹo... tới chừng tôi bước ra đường, thì em đã vừa mất hút ở phía ngã tư cùng người mẹ trên chiếc xe đạp.


    anh

Chia sẻ trang này